Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦUCác chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp luôn có mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Tất nhiên họ còn quan tấm đến nhiều mục đích khác nhau như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường . Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Chính vì vậy đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào việc quản lý và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Bởi vì vốn là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụngvốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất.Trước kia trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đại bộ phận các doanh nghiệp quốc doanh ra đời và hoạt động trong điều kiện nhà nước giao vốn, bao cấp về giá, sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù . do đó doanh nghiệp chẳng mấy quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí có doanh nghiệp "lỗ giả lãi thật" để được nhà nước bù lỗ chênh lệch, chạy đua thành tích. Tình trạng doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả so với các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác biểu hiện rất rõ rệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay khi mà đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN "các DNNN không còn được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí, nộp thuế đầy đủ và có lãi ." Theo tinh thần đó nhà nước tạo hành lang pháp lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN1 Chuyên đề thực tập gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và về vốn. Bởi vậy một vấn đề nổi lên trong nền kinh tế là phải khai thác được vốn, bảo toàn và phát triển đồng vốn. Do đó tất cả các quyết định sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp phải được phân tích trên cơ sở hiệu quả đồng vốn bỏ ra.Công ty Nạo vét Đường biển I là một trong những Công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành nạo vét theo hướng phát triển kinh tế đất nước, cung ứng ra thị trường dịch vụ nạo vét, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới và các dịch vụ hàng hải khác với chất lượng cao. Với nhiệm vụ nặng nề như vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trở thành vấn đề thường liên của ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Nếu chúng ta không đề ra những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì Công ty sẽ khó đứng vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Với tất cả những lý do trên minh chứng cho tính bức thiết của đề tài: "Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I"Hướng nghiên cứu là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Từ việc khảo sát tình hình thực tế của Công ty qua các năm, kết hợp với lý luận kinh tế mà cụ thể là lý luận về vốn, về cạnh tranh . để tiến hành phân tích tình hình thực tế của Công ty. Và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển IVới những lý do đó và phương hướng như vậy, luận văn gồm 3 phần như sau:Ch ương I: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp sản xuấtCh ương II: Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển ICh ương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN2 Chuyên đề thực tập Công ty Nạo vét Đường biển I.Trước sự thay đổi về chất trong hoạt động của các công ty Việt Nam, cùng với việc áp dụng đầy đủ chế độ kế toán mới ở doanh nghiệp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã thay đổi sâu sắc cả về phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá. Do đó, tạo nên khó khăn rất lớn trong quá trình nghiên cứu đề tài và mắc những sai sót không tránh khỏi. Vì vậy rất mong sự đóng góp của các thầy, cô giáo.Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo -TS.Phan Thị Nhiệm và các cô chú cán bộ Công ty Nạo vét Đường biển I giúp em hoàn thành bài luận văn này.Sinh viên thực hiện: Hồ Thái SơnHồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN3 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG ISỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤTI. Vốn và vai trò của vốn trong kinh doanh 1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh:Bất cứ một doanh nghiệp nào lúc đầu cũng phải có một lượng tiền vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho việc xây dựng và khởi động doanh nghiệp. Vốn là yếu tố vật chất cần thiết nhất và cần được sử dụng có hiệu quả. Doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ vật tư, để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, để chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện ở nhiều hình thái vật chất khác nhau. Do có sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động thì hàng hoá và dịch vụ được tạo ra nhằm tiêu thụ trên thị trường. Sau cùng các hình thái vật chất khác nhau sẽ lại được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình trao đổi đó đảm bảo cho sự ra đời, vận hành và phát triển của doanh nghiệp có thể diễn tả như sau: Tài sản thực tếTiền Tài sản thực tế - Tài sản có tài chính Tiền Tài sản có tài chínhSự thay đổi trên làm thay đổi số dư ban đầu (đầu kỳ) của ngân quỹ và sẽ dẫn đến số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ - tạo ra giá trị thặng dư. Điều đó có nghĩa là số tiền thu được do tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí và có lãi. Như vậy số tiền đã ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo tồn mà còn được tăng thêm do hoạt động kinh doanh đem lại. Toàn bộ giá trị ứng ra cho sản xuất kinh doanh đó được gọi là vốn. Tuy nhiên giá trị ứng trước đó không đơn thuần là vật chất hữu hình, Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN4 Chuyên đề thực tập mà một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng nó chứa đựng một giá trị đầu tư nhất định như: tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, lợi thế thương mại, đặc quyền kinh doanh . cũng có giá trị như vốn. Những phân tích khái quát trên đây cho ta quan điểm toàn diện về vốn: "Vốn là một phạm trù kinh tế cơ bản. Trong doanh nghiệp vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư".Như vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội.2. Vốn cố định:Có nhiều giác độ khác nhau để xem xét vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đôi khi nó được khắc hoạ trong luật kinh tế như là vốn pháp định và vốn điều lệ. Một số khác theo nhu cầu nghiên cứu đứng trên giác độ hình thành vốn lại thể hiện vốn gồm có vốn đầu tư ban đầu, vốn bổ sung, vốn liên doanh và vốn đi vay. Sở dĩ tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau là xuất phát từ sự khác nhau về triển vọng hay quan điểm sử dụng. Với bài luận văn này, chúng ta sử dụng quan điểm làm quyết định về vốn qua con mắt quản trị vốn ở công ty sản xuất. Với quan điểm đó, vốn được xem xét trên giác độ chu chuyển. Quan tâm đến vấn đề này chúng ta cần chú ý đến vốn cố định và vốn lưu động.2.1. Khái niệm và đặc điểm vốn cố định:Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, đó chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất. Để là tài sản cố định phải đạt được cả hai tiêu chuẩn. Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định (ví dụ hiện nay giá trị của nó phải lớn hơn hoặc bằng 5.000.000đồng). Hai là, thời gian sử dụng phải từ trên 1 năm trở lên. Với những tiêu chuẩn như vậy thì hoàn toàn bình thường với đặc điểm hình Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN5 Chuyên đề thực tập thái vật chất của tài sản cố định giữ nguyên trong thời gian dài. Tài sản cố định thường được sử dụng nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm. Qua quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần dưới hai dạng là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ khoa học công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định và các điều kiện ảnh hưởng tới độ bền lâu của tài sản cố định như chế độ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, điều kiện môi trường . Những chỉ dẫn trên đưa ra tới một góc nhìn về đặc tính chuyển đổi thành tiền chậm chạp của tài sản cố định. Tuy thế, các tài sản cố định có giá trị cao có thể có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn.2.2. Cơ cấu vốn cố định:Cơ cấu vốn cố định là tỉ lệ phần trăm của từng nhóm vốn cố định chiếm trong tổng số vốn cố định. nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có một ý nghĩa quan trọng là cho phép đánh giá việc đầu tư có đúng đắn hay không và cho phép xác định hướng đầu tư vốn cố định trong thời gian tới. Để đạt được ý nghĩa đúng đắn đó, khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai giác độ: nội dung cấu thành và mối quan hệ tỉ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu này phải là xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, để các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ trọng trong cơ cấu vốn là chỉ tiêu động. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi để có được cơ cấu tối ưu.Theo chế độ hiện hành VCĐ của doanh nghiệp được biểu hiện thành hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đây đang dùng trong quá trình sản xuất:Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN6 Chuyên đề thực tập 1) Nhà cửa được xây dựng cho các phân xưởng sản xuất và quản lý2) Vật kiến trúc để phục vụ sản xuất và quản lý3) Thiết bị động lực4) Hệ thống truyền dẫn5) Máy móc, thiết bị sản xuất 6) Dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm7) Thiết bị và phương tiện vận tải8) Dụng cụ quản lý9) Tài sản cố định khác dùng vào sản xuất công nghiệpTrên cơ sở các hình thái giá trị của tài sản cố định như trên chỉ ra rõ ràng cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Quan tâm nhất là đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, sự tiến bộ kỹ thuật, mức độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bổ sản xuất. Vì vậy khi nghiên cứu để xây dựng và cải tiến cơ cấu VCĐ hợp lý cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này. Trong kết quả của sự phân tích, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ phận VCĐ được biểu hiện bằng máy móc thiết bị và bộ phận VCĐ được biểu hiện bằng nhà xưởng vật kiến trúc phục vụ sản xuất.2.3. Nguồn vốn cố địnhMỗi khoản vốn cố định hay tài sản cố định trong doanh nghiệp không tự nhiên mà có, nó nhất thiết phải được hình thành từ một nguồn đầu tư nhất định. Nguồn vốn cố định chính là nguồn gốc tạo dựng, đầu tư để hình thành nên các tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, VCĐ dùng để hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ các nguồn sau:Nguồn vốn pháp định: gồm vốn cố định do ngân sách, do cấp trên cấp phát cho doanh nghiệp, vốn cổ phần do xã viên hợp tác xã và các cổ đông Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN7 Chuyên đề thực tập đóng góp bằng tài sản cố định, hoặc vốn pháp định do chủ xí nghiệp bỏ ra ban đầu khi thành lập xí nghiệp tư nhân.Nguồn vốn tự bổ xung: gồm vốn cố định của những tài sản cố định đã được đầu tư hoặc mua sắm bằng quỹ công ty.Nguồn vốn liên doanh: gồm các khoản vốn do các đơn vị tham gia liên kết gặp bằng tài sản cố định và bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành.3. Vốn lưu động:3.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu độngVốn lưu động và biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Đó là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Hoàn toàn khách quan không như vốn cố định, VLĐ tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, quá trình vận động của VLĐ thể hiện dưới hai hình thái:- Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.- Hình thái giá trị: là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông.Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của VLĐ ở các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung:T - H - SX - H' - T'Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN8 Chuyên đề thực tập Trong quá trình vận động, đầu tiên VLĐ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ các kết quả đó giúp ta sáng taọ ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.3.2. Cơ cấu vốn lưu độngXác định cơ cấu VLĐ hợp lý có ý nghĩa tích cực trong công tác sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm hợp lý VLĐ. Trên cơ sở đó đáp ứng được phần nào yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xuất.Cơ cấu VLĐ là quan hệ tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó so với toàn bộ giá trị VLĐ. Tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm trong toàn bộ VLĐ hợp lý thì chỉ hợp lý tại mỗi thời điểm naò đó và tính hợp lý chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy trong quản lý phải thường xuyên nghiên cứu xây dựng một cơ cấu hợp lý đảm bảo độ "khoẻ mạnh" đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ. Để thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng cơ cấu vốn như thế, người ta thường có sự phân loại theo các quan điểm tiếp cận khác nhau:- Tiếp cận theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển, VLĐ chia thành 3 loại: + Vốn trong dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự trữ . chuẩn bị đưa vào sản xuất.+ Vốn trong sản xuất: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí phân bổ, bán thành phẩm, tự chế tự dùng.Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN9 Chuyên đề thực tập + Vốn trong lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như tiền mặt, thành phẩm.- Tiếp cận về mặt kế hoạch hoá, VLĐ được chia thành VLĐ không định mức và VLĐ định mức.+ VLĐ định mức là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hoá và vốn phi hàng hoá.+ VLĐ không định mức là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh và trong sản xuất, dịch vụ phụ thuộc nhưng không đủ căn cứ để tính toán được.3.3. Nguồn vốn lưu động:Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp gồm có vốn tự có, vốn coi như tự có và vốn đi vay. Từ các nguồn vốn khác nhau này doanh nghiệp có phương cách huy động trên nhiều nguồn, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo cho yêu cầu của doanh nghiệp.- Vốn tự có bao gồm:+ Nguồn vốn pháp định: chính là vốn lưu động do ngân sách hoặc cấp trên cấp cho đơn vị thuộc khối nhà nước; nguồn vốn cổ phần nghĩa vụ do xã viên hợp tác xã và các cổ đông đóng góp hoặc vốn pháp định của chủ doanh nghiệp tư nhân.+ Nguồn vốn tự bổ sung: Nguồn này hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và các khoản chênh lệch hàng hoá tồn kho theo cơ chế bảo toàn giá trị vốn.+ Nguồn vốn lưu động liên doanh: gồm có các khoản vốn của các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ v.v .Hồ Thái Sơn Lớp: KTPT 47A_QN10 [...]... DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY NẠO VÉT ĐƯỜNG BIỂN I I Tổng quan về Công ty 1 Giơ i thiệu về công ty Công ty nạo vét đường biển I được thành lập năm 1982 tách ra từ Ty Bảo đảm Hàng H i được mang tên “Xí nghiệp Nạo vét đường biển I thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét sông biển Tr i qua 20 năm thành lập, trưởng thành và phát triển giờ đây năm 2002 Công ty Nạo vét đường biển I như một chàng trai 20 tu i xuân... vốn và nguồn vốn về phương diện giá trị đầu tư như sau: Giá trị TSCĐ + Giá trị TSLĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ ph i trả II.N i dung của hoạt động quản lý vốn trong kinh doanh 1 N i dung hoạt động quản lý vốn cố định: Quản lý VCĐ nghĩa là ph i i đến các quyết định Giống như việc quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, việc quản lý VCĐ ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn t i và hiệu quả sử dụng vốn Quản... nảy sinh vấn đề là ph i xem xét lựa chọn cách nào để đạt được hiệu quả lớn nhất Chính vì thế khi đánh giá hoạt động kinh tế ngư i ta thường sử dụng hiệu quả kinh tế cùng v i các chỉ tiêu của nó Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực xã h i để đạt được kết quả cao nhất v i chi phí nguồn lực thấp nhất Hiệu quả kinh tế có thể tính theo công thức sau: Kết quả đầu... Hồ Chí Minh, Chi nhánh Cty nạo vét đường biển I t i Tp Đà Nẵng 1 Chức năng: - Là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng, đ i diện theo sự uỷ quyền của Công ty nạo vét biển I, được phép mở t i khoản t i ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng để hoạt động 2 Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ của chi nhánh: Thực hiện công tác thị trường, phục vụ công tác sản xuất của Công ty t i khu vực mình quản lý... lo i kh i sản xuất kinh doanh trước khi hết niên hạn sử dụng, không sử dụng vốn cố định sai mục đích hoặc i mua bán l i TSCĐ tạo chênh lệnh giá để ăn chia vào vốn, ph i duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Hồ Th i Sơn 17 Lớp: KTPT 47A_QN Chuyên đề thực tập Về mặt vô hình: đ i h i công ty ph i có tỉ lệ khấu hao hợp lý bảo đảm cho t i sản xuất TSCĐ m i Tuy vậy, chúng ta cần ph i xác định được số vốn. .. tiện thủy ph i tuân thủ đầy đủ các quy định của i u lệ, chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam, luật hàng h i - Đoàn tầu khi hoạt động trên vùng biển, cảng biển Việt Nam ph i tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật hàng h i, quy định của cảng vụ n i thi công - Có trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả, an toà t i sản, thiết bị, nhân lực của công ty giao cho - Trực tiếp cùng công ty tham gia công. .. vào Hiệu quả kinh tế = Yếu tố đầu ra Xuất phát từ những nguyên lý chung như vậy, trong lĩnh vực vốn kinh doanh định ra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh, hay cụ thể là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh và toàn bộ chi phí của quá trình kinh doanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn. .. sức sống Qua 20 năm công ty nạo vét đường biểu I tr i qua những khó khăn ban dầu V i đường l i mở cửa của Đảng và Nhà nướcm, Công ty đã tìm cách thoát ra kh i vòng cương toả của cơ chế quan liên bao cấp, xây dựng và phát triển ngày càng mạnh mẽ * Từ ngày thành lập Công ty đã tr i qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1982 - 1991 là th i kỳ thành lập và thực hiện nhiệm vụ v i tên g i “Xí nghiệp nạo vét đường. .. T i khoản của các Chi nhánh chỉ là t i khoản chuyên chi, m i khoản thu đề ph i thu về t i khoản của Công ty Công ty sẽ giao khoán mức chi tiêu quản lý thường xuyên t i Chi nhánh, các khoản chi khác căn cứ thực tế yêu cầu Các chi nhánh sẽ lập dự toán Công ty sẽ duyệt cấp - Chi nhánh thực hiện báo cáo trực tiếp m i hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh v i Giám đốc Cty - Chi nhánh có trách nhiệm... không chỉ thể hiện đơn thuần ở kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mà còn thể hiện ở nhiều chỉ tiêu liên quan khác 1 Một số chỉ tiêu chung về tình hình sử dụng vốn: 1.1 Cơ cấu vốn Sức mạnh tiềm ẩn của một doanh nghiệp nhiều khi được thể hiện thông qua cơ cấu vốn Chứng minh cho luận i m này chúng ta thấy rằng trình độ sử dụng vốn của ban lãnh đạo doanh nghiệp và tình hình sản xuất kinh doanh là . V i tất cả những lý do trên minh chứng cho tính bức thiết của đề t i: " ;Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I& quot;Hướng. Một số gi i pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Hồ Th i Sơn Lớp: KTPT 47A_QN2 Chuyên đề thực tập Công ty Nạo vét Đường biển I. Trước sự thay đ i về