Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I (Trang 65 - 102)

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh

4. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động – tiền lương

4.1. Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương

4.1.1. Kế hoạch lao động .

* Vai trò vị trí của người lao động trong doanh nghiệp.

Lao động là tài sản, là nguồn vốn sống của doanh nghiệp làm ra của cải vật chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có kế hoạch sử dụng lao động hàng năm sao cho đảm bảo đời sống việc làm ổn định cho người lao động, người lao động yên tâm sản xuất,sản xuất đảm bảo

có năng suất lao động

Kế hoạch lao động hàng năm phải cân đối với nhiệm vụ sản xuất sao cho đảm bảo với mục tiêu trên.

* Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.

Lao động làm việc trong doanh nghiệp bao gồm 2 lực lượng lao động chính sau:

- Lao động trực tiếp sản xuất.

Lao động trực tiếp sản xuất là lao động trực tiếp làm ra sản phẩm của doanh nghiệp. Lao động trực tiếp được phân ra:

+ Lao động chính (lao động trong công nghệ).

+ Lao động phụ, hỗ trợ cho lao động sản xuất chính hoàn thành nhiệm vụ.

- Lao động quản lý.

Lao động quản lý là những người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động quản lý bao gồm cả các chức danh trong hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị). Nhiệm vụ của lao động quản lý: Đề ra nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quản lý các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu kỹ thuật, quản lý hành chính.. sao cho doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề ra hàng năm.

- Lao động hoạt động chuyên trách Đảng , Đoàn.

Loại lao động này được hình thành do yêu cầu lãnh đạo tổ chức bộ máy chuyên trách Đảng , Đoàn thể hưởng lương theo chuyên trách.

* Xác định kế hoạch lao động.

K T T L KH LV KH bq × =

- Số lượng sản phẩm hoặc tổng doanh thu.

- Định mức lao động tổng hợp cho từng loại sản phẩm.

- Đối với doanh nghiệp không có định mức lao động thanh tra tổng hợp hoặc không thể xây dựng được định mức lao động thì căn cứ vào định kiến lao động xác định cho các bộ phận trong doanh nghiệp.

a. Kế hoạch lao động của doanh nghiệp có định mức lao động tổng hợp cho từng sản phẩm.

Ta có công thức.

Trong đó: TKH : Tổng số giờ công lao động năm kế hoạch. TKH

i : Định mức lao động tổng hợp của sản phẩm thứ i. Pi : Số lượng sản phẩm thứ i.

Xác định số lượng lao động bình quân năm kế hoạch.

TLVKH = 365 (ngày nghỉ chế độ)

Trong đó: Lbq: Số lao động bình quân năm kế hoạch.

TLVKH : Thời gian ngày giờ làm việc theo kế hoạch trong năm bình quân cho một người lao động .

K: Hệ số tăng năng suất lao động so với định mức lao động tổng hợp.

Hệ số tăng năng suất lao động tổng được xác định căn cứ vào các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức thi công, cải tiến sáng kiến.

i n i TH i KH T P T = 1∑→ +

b. Kế hoạch lao động của doanh nghiệp không có định mức lao động, xác định theo định biên lao động

LKH = Lyc+ Lpv+ Lbs+ Lql

Trong đó: LKH: Lao động định biên bình quân năm kế hoạch. Lyc : Lao động trực tiếp sản xuất.

Lpv : Lao động phục vụ.

Lbs : Lao động bổ sung để thực hiện những ngày nghỉ chế độ theo pháp lệnh lao động.

Lql : Lao động định biên của bộ máy quản lý doanh nghiệp . + Xác định được bước lao động Lql, áp dụng phương pháp xác định lao động kế hoạch mức định biên dùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi không xây dựng được định mức lao động tổng hợp cho từng sản phẩm. Khi xác định lao động theo phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động hợp lý của từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp , định biên các phòng ban trong doanh nghiệp. Muốn cố định biên hợp lý doanh nghiệp phải xây dựng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận sản xuất rà soát kỹ chức năng của từng chức danh, nhiệm vụ của từng chức danh, sự phân phối các chức danh trong các bộ phận sản xuất , trên sơ sở đó xác định định biên và giao nhiệm vụ cho các chức danh của các bộ phận bảo đảm bố trí đủ lao động nhưng phải tình và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, đúng chức năng không chồng chéo..Trên sơ sở đó doanh nghiệp định biên (Lyc) cho từng bộ phận doanh nghiệp.

+ Lpv được xác định theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất , Lpv được xác định theo % của lao động .

*Doanh nghiệp không phải làm việc vào ngày lễ, chủ nhật tính công thức sau

n: Số ngày nghỉ theo chế độ quy định.

*Doanh nghiệp phải làm việc cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

4.1.2. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương. a, Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Sản phẩm kế hoạch doanh nghiệp là số lượng sản phẩm ứng với kế hoạch của doanh nghiệp đề ra đã được doanh nghiệp thông qua hội nghị CNVC hàng năm. Từ số lượng sản phẩm kế hoạch có thể (quy thành 1 sản phẩm quy đổi).

Đơn gíá tiền lương cho một đơn vị hiện vật. Vdg=Vgiờ× Tsp

Trong đó:: Vdg: đơn giá tiền (đơn vị = đồng/ 1 đơn vị hiện vật)

Vgiờ: tiền lương giờ: Trên cơ sở lương cấp bậc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp .

Trong đó: Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc.

Hpc: Hệ số phụ cấp lương bình quân. VKH= ΣVdg × P (P: số lượng sản phẩm) 60 365 ) ( − × + = l L n Lbs yc pv 60 365 ) ( − × + = l L n Lbs yc pv Số lao động định biên làm công việc đòi hỏi phải làm việc × 8 26 ) ( min × + × = cb pv giê H H T V

Tmindn: Là mức lương tối thiểu doanh nghiệp được phép chọn để xác định đơn giá tiền lương .

Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so xới mức lương tối thiểu giá nhà nước công bố làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương .

Khi áp dụng hệ số tăng thêm này phải bảo đảm nguyên tắc không làm giảm các khoản nộp ngân sách nhà nước, đặc biệt không làm giảm lợi nhuận so với năm trước đã thực hiện.

Tmindn = Tmin× (1 + Kdc )

Trong đó: Kdc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với lương tối thiểu. b, Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu.

Chỉ tiêu kế hoạch của sản xuất kinh doanh được chọn là doanh thu(hoặc doanh số).

Vdg: Đơn giá tiền lương.

ΣVKH: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn giá Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức

ΣVKH = [Ldb× Tmindn× (Hcb + Hpc ) +Vqc] × 12 tháng Trong đó: Ldb Lao động kế hoạch định biên.

Tmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.

Hpc: Hệ số phụ cấp tiền lương bình quân được tính trong đơn giá.

Vqc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiến mà số lao động này chưa tính vào định mức lao động

∑ ∑ = DT V Vdg KH

c, Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.

Trong đó: ΣVKH: Quỹ lương quý. ΣTKH: Tổng doanh thu. ΣCKH: Tổng chi phí. ∑ ∑− ∑ = KH KH KH dg C T V V (Không có lương)

d,Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận

Trong đó: ΣVKH: Quỹ lương kế hoạch.

ΣPKH: Tổng lợi nhuận năm kế hoạch được trên cơ sở kế hoạch và tình hình lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề. S

e,Xác định tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.

Kế hoạch chỉ tiêu lương năm kế hoạch của mộ doanh nghiệp gồm có: - Quỹ phụ cấp và các chỉ số khác cũng được tính vào đơn giá như ( phụ cấp thợ lặn, ăn định lượng.. ) Quỹ này tính cho ố lao động bình quân được hưởng chế độ trên.

- Quỹ lương bổ sung trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương (nếu chưa tính vào định mức lao động hay chưa tính vào lao động định biên kế hoạch).

- Quỹ tiền lương làm thêm giờ (quỹ tiền lương theo giờ doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch làm thêm giờ trong năm kế hoạch nhưng không vượt quá số giờ làm trên quy định).

Vậy kế hoạch chỉ tiêu lương tính theo công thức: ΣVc = ΣVKH + Vpc +Vbs + Vtg

Trong đó: ΣVKH: Quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn giá tiền lương. Vpc: Quỹ phụ cấp không tính vào đơn giá lương.

Vbs: Quỹ lương bổ sung chưa đưa vào định mức (thời gián tiếp công nghỉ có lương).

Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ. ∑ ∑ = KH LKH dg P V V

Vth = (Vdg× Csxkd ) + Vpc + Vpc + Vtg f,Xác định quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo công thức sau:

Trong đó: - Vth : Quỹ tiền lương thực hiện trong năm, quỹ tiền lương này dùng để quyết toán.

- Vdg: Đơn giá tiền lương năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Csxkd: Tổng khối lượng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu (doanh số thực hiện) hoặc tổng thu – tổng chi (chưa có tiền lương ) hoặc thực hiện lợi nhuận

Csxkd :ứng với chỉ tiêu giao đơn giá tiền lương.

- Vpc :Quỹ các khoản phụ cấp và các chế độ khác ( nếu có ) không được tính trong đơn giá tiền lương .

- Vpc:Quỹ tiền lương bổ sung chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp giao đơn giá sản phẩm ( quỹ thời gian gián tiếp cũng chưa tính vào định mức lao động ).

- Vtg:Quỹ tiền lương thêm giờ thực tế làm thêm, nhưng số giờ làm thêm không vượt quá số giờ quy định của bộ luật lao động .

Chỉ tiêu tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương phải đảm bảo đúng nguyên tắc. Doanh nghiệp không được sử dụng quỹ tiền lương vào mục đích khác ngoài việc chi trả tiền lương, tiền công gắn với kết quả lao động.

Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên sơ sở đó, tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động theo trình độ sau.

- Mức biến động tuyệt đối.

100% 2 1 × = T T

Mức chênh lệch tuyệt đối: ∆T = T2- T1

Trong đó: T1, T1 là số lượng lao động năm trước và năm sau.

Kết quả phân tích trên phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động năm trước so với năm sau tăng lên hay giảm đi, chưa nêu được doanh

nghiệp sử dụng số lượng loa động tiết kiệm hay lãng phí. Vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động; lao động gắn liền với sản xuất.

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động

Tình hình thực hiện lao động tiền lương của công ty nạo vét Đường biển I Qua bảng phân tích kết quả ta thấy:

- Về số lượng lao động, qua hai năm đã tăng lên 21 người tức tăng 3,2 %. Trong đó số lao động trực tiếp đã giảm đi 12 người ( giảm 2,16%) nhưng số lao động gián tiếp lai tăng lên 33 người tức là tăng 32,67%. Như vậy cơ cấu lao động đã có sự thay đổi, có sự chuyển từ lao động trực tiếp sang lao động gián tiếp. Đây là sự tăng cường về công tác cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, nhằm quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả sản xuất cao của công ty.

Vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, ta đi xem xét đã sử dụng lao động tiết kiệm hay lãng phí.

+ Mức biến động tương đối.

100% 1 2 1 3 × × = Q Q T T

+ Mức biến động tuyệt đối.

∆T = T2 – T1.Q2/Q1

Trong đó: Q1, Q2 là số lượng sản phẩm năm trước và năm sau. ∆T= 678 – 726,38 =-48 (ng).

Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch về số lượng nạo vét bằng 110,89% năm trước thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được số lượng lao động là 48 người tương ứng giảm 6,67%...

- Về năng suất lao động: So với năm 2006 sang năm 2007 năng suất lao động của công ty đã tăng từ 2545,42 lên 2935.81 m3/ng đạt mức tăng tương đối là 15,35% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 390,39

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động

m3/ng.. Nguyên nhân của sự tăng năng suất lao động này là do tăng cường công tác quản lý của cán bộ lãnh đạo công ty, cũng như trong việc tìm kiếm các công trình làm tăng khối lượng nạo vét cho công ty. Như vậy số m3 nạo vét ở mỗi phương tiện tăng lên cho nên tính theo năng suất lao động bình quân từng người tăng.

- Về tổng quỹ tiền lương: Ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 ở mức tương đối là 23,7% và ở mức tuyệt đối là 986 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu tăng lên dẫn đến tiền lương tăng vì tỷ lệ trích tiền lương tương ứng với tỷ lệ trích doanh thu. Bên cạnh đó một mặt do chính sách của nhà nước có sự thay đổi về mức lương tối thiểu cho từng đối tượng lao động.

- Xét tiền lương bình quân: Lương bình quân của công ty tăng từ 1.146.000 đồng/người - 1 tháng lên 1.325.000 đồng/người - 1 tháng tăng ở mức tương đối là 13,63% và tăng ở mức tuyệt đối là 161.000 đồng/người- 1 tháng so với năm 2006. Mức lương bình quân tăng là do tổng quỹ tiền lương tăng và năng suất lao động tăng. Trong đó mức lương trực tiếp tăng là 12,38% và mức lương bình quân gián tiếp tăng là 10,47%.

Đá

nh giá.

Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động - tiền lương ta thấy năm qua nhìn chung công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt chú ý đến người lao động. Đời sống của người lao động đã được tăng lên thể hiện qua thu nhập (lương) của người lao động được tăng lên. Để có được kết quả trên đã có sự quan tâm từ các cấp các ngành và sự cố gắng phấn đấu nỗ lực từ cán bộ đến công nhân. Công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để tăng năng suất lao động, tổ chức lao động khoa học. Có được

như vậy là do công tác chuẩn bị về kỹ thuật bảo quản phương tiện để tăng số ngày hoạt động của phương tiện.

C h ên h lệch 21 - 12 33 390,39 986 838 148 161 124 133 % S

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Nạo vét Đường biển I (Trang 65 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w