1. Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Công ty.
Điều dám khẳng định đầu tiên là vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sản xuất kinh doanh, không có vốn thì công ty không thể hoạt động nhưng
quan trọng hơn cả khi đã liên kết hình thành công ty là vấn đề điều hoà vốn. Điều hoà vốn là yêu cầu hết sức khách quan, trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh luôn phải bố trí sắp xếp điều chỉnh lại tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, tiền vốn, lao động... giữa các đơn vị thành viên của công ty cho phù hợp với tình hình ở trong từng thời điểm cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ đặt ra cho công ty.Toàn bộ quá trình sắp xếp nêu trên suy cho cùnglà sắp xếp về vốn. Như vậy muốn điều chỉnh máy móc thiết bị, hay lao động vật tư từ đơn vị này sang đơn vị khác thì cơ chế vốn phải cho phép điều hoà thì kế hoạch điều phối tài sản, vật tư, lao động mới có thể thực hiện được. Muốn vậy, công ty phải thực hiện vai trò điều hoà vốn, không có cơ chế điều hoà vốn thì vai trò quan trọng trước hết nêu trên của công ty sẽ trở lên vô hiệu.
Như thế, nếu công ty không phát huy vai trò điều hoà vốn của mình, không giúp đỡ được các đơn vị thành viên và chính mình thì sẽ đi ngược lại logic tự nhiên. Rõ ràng là công ty nhận vốn của Nhà nước, do đó công ty phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn. Trong trường hợp quản lý và sử dụng vốn kém hiệu quả, hoặc bị mất mát hao hụt thì người phải giải thích trước nhà nước về vấn đề này, đầu tiên phải là công ty chứ không phải là các công ty thành viên. Công ty không thể nói: xin hãy làm việc với các đơn vị thành viên còn công ty chỉ chịu trách nhiệm liên đới một phần.Công ty đứng ra nhận vốn của nhà nước, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân công, phân cấp cụ thể trong công tác quản lý vốn được giao là chuyện nội bộ của công ty, do công ty quyết định. Trong việc phân cấp quản lý này, mức độ phân cấp cho các đơn vị thành viên nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể. Tuy nhiên công ty phải giữ quyền quyết định những vấn đề then chốt. Do vậy, nếu công ty chỉ thực hiện vay quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên mà thôi (tức là phải trả cả gốc và lãi) chứ không thực hiện điều hoà, không phát huy vai trò điều hoà thì công ty cần xem xét lại, bởi lẽ xét đến cùng quỹ phát
triển sản xuất của các đơn vị thành viên chính là bộ phận tích luỹ chung mới được làm ra của công ty, tại sao công ty "Hội đồng quản trị và ban giám đốc" lại không phải là người trước hết trong công ty có quyền quyết định sử dụng số tích lũy này vào những việc gì. Do vậy giải pháp hợp lý ở đây là: các doanh nghiệp thành viên chỉ được giữ laị một số phần quỹ phát triển sản xuất, một phần phải đựơc tập trung về công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương phân định rõ ranh giới giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ nhiều năm nay.
Một vấn đề khác liên quan đến điều hoà vốn là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong Công ty Nạo vét Đường biển I phải khác so vói doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình. Một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình chỉ hoạt động theo điều lệ của công ty đó, còn một doanh nghiệp trong tổ chức công ty không những hoạt động theo điều lệ của công ty mà còn tuân thủ theo điều lệ của công ty mà nó là thành viên. Mọi sự coi trọng quá mức đến tính độc lập của đơn vị thành viên như một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình đều dẫn đến xem nhẹ vai trò của công ty, mà đã là doanh nghiệp thành viên của công ty thì không còn được hoạt động theo cơ chế như một doanh nghiệp hạch toán độc lập nữa. Có xác định rõ ràng như vậy thì việc thực hiện vai trò điều hoà vốn giữa các công ty thành viên của công ty mới được phát huy.
2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định
Như chúng ta đã biết những năm qua công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỉ lệ quy định của Nhà nước. Với tỉ lệ này công ty phải mất một thời gian dài mới thực hiện khấu hao hết tài sản cố định và thực hiện đổi mới tài sản cố định. Làm như vậy là không thích hợp, nhất là trong gian đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều máy móc mới ra đời, tài sản cố định không những dễ bị hao mòn mà còn hao mòn rất nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo có quỹ khấu hao đủ để thực hiện tái đầu
tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật vào sản xuất thì trong trích khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như: khoa học kỹ thuật, giá cả, xu hướng thị trường thì công ty nên theo "phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần..." .
2.1. Cơ sở của phương pháp
Phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở : khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị). Nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trên thị trường giá cả luôn biến động, tài sản của công ty cũng chịu sự biến động này và đó chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của tài sản cố định. Do vậy cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời cũng phù hợp với thực tế là công suất làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian.
2.2. Nội dung của phương pháp
Theo phương pháp này, trích khấu hao hàng năm dựa vào tỉ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần so với nguyên giá tài sản cố định.
Tỉ lệ khấu hao giảm dần đựơc xác định theo công thức: 2 (T - t + 1)
T(T + 1)
Trong đó: TKt : tỉ lệ khấu hao năm t
T: Tổng thời gian hoạt động máy móc t: Số năm trích khấu hao (t = 1:T)
Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng công thức trên ta có tỉ lệ trích và mức trích khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:
Năm thứ nhất T = 6 , t = 1 , thay vào công thức ta có
2 ( 6 - 1 + 1) 6
6 ( 6 + 1) 21
Mức trích khấu hao : = x 421.000.000 = 12.000.000 VNĐ
Các năm còn lại được thể hiện qua biểu đồ dưới:
Biểu 10: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước
Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 12.00 0 10.00 0 8.000 6.000 4.000 2.000 42.000
2.3. Ap dụng phương pháp này cho công ty
Do việc mua sắm tài sản cố định của công tại các thời điểm khác nhau có nhiều loại khác nhau, vì thế công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao tỉ lệ giảm dần tính cho từng loại tài sản cố định hoặc tài sản cố định mua cùng một đợt có chức năng tương tự nhau.
áp dụng phương pháp này để trích khấu hao cho một chiếc tàu do công ty mua năm 2003.
Nguyên giá của chiếc tàu: 48.036 triệu VNĐ
Theo công thức trên thì mức khấu hao trong các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 của chiếc tàu này:
= TK1 =
6 21
Biểu 11: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ giảm dần Đơn vị : 1.000.000 VNĐ Số năm trích 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 13.72 5 11.43 7 9.150 6.863 4.575 2.286 48.036
Như vậy, nếu tính theo cách tính của công ty đang áp dụng, mức trích khấu hao là 4. 323 triệu VNĐ thì công ty cần 11 năm mới thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Với phương pháp tính mới, sau 6 năm sử dụng công ty đã có thể thu hồi được vốn đầu tư cho chiếc tàu trên. Điều này hạn chế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả tới vốn cố định.
Tuy nhiên phương pháp này đã đội chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm tăng hơn so với phương pháp cũ trong năm đầu tiên là=13.725-4.323=9.402 (triệuVNĐ) làm ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá. Song theo phương pháp này công ty có điều kiện thu hồi sớm vốn đầu tư ban đầu, có điều kiện đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ và do vậy có thể cạnh tranh tốt hơn với các hãng tầu nước ngoài.
3. Thanh lý, bán bớt một số tàu quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Đổi mới để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng luôn là vấn đề thường xuyên đối với đội ngũ tàu của công ty. Trong khi đó, ngoài những chiếc tàu mà công ty đã vay mua, thuê mua trong 3 năm hoạt động vừa qua thì còn lại là các tàu cao tuổi (có những chiếc tuổi tàu đã vượt quá 27, trong thiết bị lạc hậu, khả năng chuyên dùng thấp, không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Tổng quan ra thì bản thân đội tàu của công ty không có đủ năng lực cạnh tranh cần thiết, đặc biệt mà khi đội tàu này đang bị gần 30
hãng tàu nước ngoài thường xuyên hoạt động trên các tuyến vận tải đến Việt Nam, trong đó có khoảng 17 hãng được cấp giấy phép hoạt động trên tuyến liner cạnh tranh quyết liệt, kể cả trên các tuyến nội địa Việt Nam mà xưa nay vốn là vị trí độc tôn của các hãng tàu trong nước.Tình trạng như vậy xuất pháp từ nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là trong nhiều năm qua chưa xây dựng được một quy hoạch phát triển đội tàu hợp lý ở phạm vi quốc gia, đầu tư manh mún trên một diện rộng và không kịp chủ động thay đổi cơ cấu đội tàu cho phù hợp với xu thế phát triển công nghệ vận tải theo các phương thức mới trên thế giới mà suy cho cùng là xu thế yêu cầu thực tế của khách hàng.
Khắc phục tình trạng đó, bước đi chiến lược cơ bản của công ty là tập trung xây dựng phát triển đội tàu theo hướng đi thẳng lên hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước giành lại và tăng thêm thị phần, tiến tới chia sẻ thị phần của khu vực.Tuy nhiên, việc cụ thể cần làm ngay là phải thanh lý, bán bớt một số tàu đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Điều này tự bản thân nó có lý do của nó:
Một là, đối với những tàu quá cũ thì chi phí cho hoạt động cao, năng suất lại kém, chi phí sửa chữa cũng quá cao (bình quân một tàu hàng năm chi phí sửa chữa là 1 tỉ đến 1,5 tỉ VNĐ), không đảm bảo an toàn trong qúa trình thi công, dẫn đến giá thành cao và giá cước cũng tăng theo. Đây là một điều mà tự bản thân những chiếc tàu thấy cần phải loại bỏ.
Hai là, đối với những tàu không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng thì rất khó xác định được nguồn hàng hoặc nguồn hàng không đều khi có khi không. Nếu không bán, thanh lý chúng đi để đầu tư tàu mới thì đồng nghĩa với việc trì trệ trong kinh doanh, dẫn tới tự đào mồ chôn mình.
Ba là, việc thanh lý, bán bớt các tàu sẽ làm giảm đáng kể chi phí, đồng thời công ty có thể tập trung vốn đầu tư nâng cấp các tàu còn lại phù hợp với yêu cầu hiện nay, thuê mua các tàu khác.
Tuy nhiên khi thực hiện công việc này, vấn đề về người lao động dôi dư ra từ đó tàu đó sẽ trở thành gánh nặng đối với công việc vận tải biển. Trong số lao động này có: Số lượng lao động dôi dư do tuổi tác, số lượng lao động dôi dư do trình độ chuyên môn không phù hợp với công nghệ mới nhưng lại có nhiều năm cống hiến không nhỏ. Do vậy công ty có thể giải quyết vấn đề này theo hướng sau: Với những người tuổi tác không phù hợp thì bố trí nghỉ hưu hoặc là bố trí công việc khác. Với những người trình độ chuyên môn tuy không phù hợp nhưng còn trong độ tuổi phù hợp thì cho đi đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Những công nhân đã đào tạo lại có thể cho đơn vị khác thuê hoặc xuất khẩu lao động. Làm như vậy công ty vừa đảm bảo việc làm cho người lao động, vừa có những khoản thu từ việc cho thuê này.
4. Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn
Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong tình hình chung đó, số vốn bị chiếm dụng của công chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số vốn lưu động, thể hiện trong năm 2007 như sau:
Đầu năm : 272. 139 VNĐ Cuối năm: 284.093 VNĐ
Lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế vốn bị chiếm dụng trong khâu lưu thông.
Thứ nhất: Trước khi ký hợp đồng, công ty cần nắm tình hình tín dụng
- Báo cáo tài chính: Công ty có thể đề nghị khách hàng cung cấp thông tin tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, một số tỉ lệ như lợi nhuận vốn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
- Báo cáo tín dụng về tình hình thanh toán của khách hàng với các doanh nghiệp khác để xem xét lịch sử thanh toán của doanh nghiệp với các khách hàng khác, trả tiền đúng hạn hay không, bao nhiêu lần gây rắc rối trong việc trả tiền...
- Quan hệ tín dụng với các ngân hàng của doanh nghiệp
Thứ hai: là khi ký kết hợp đồng, công ty cần thoả thuận trong hợp
đồng có phần phạt hành chính nếu khách hàng trả tiền chậm tuỳ vào giá trị công trình. Làm như vậy sẽ đảm bảo cả hai bên đều có trách nhiệm hơn nữa trong vấn đề thanh toán của mình.
Thứ ba: Là khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, cả công ty và khách
hàng cần phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm không để xảy ra tình trạng chi phí cho việc giải quyết tranh chấp lớn hơn cả giá trị hợp đồng hoặc dễ gây tình trạng ứ đọng vốn lâu, mất uy tín của công ty với khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu cả hai phía không giải quyết được thì có thể đưa ra toà và chi phí này do hai bên chịu. Mặt khác, phía công ty phải luôn sẵn sàng tạo các điều kiện cần thiết để khi khách hàng yêu cầu đáp ứng ngay và đúng tiến độ trong hợp đồng đã ký kết. Nên chăng công ty cũng cần mạnh dạn chi phí để khuyến khích khách hàng thực hiện đúng thời hạn trong hợp đồng, nhằm tăng tốc độ tiêu thụ và thu hút khách hàng ngày càng đông.
Thứ tư, là mục tiêu kinh doanh của công ty cũng như tất cả các doanh
nghiệp khác là lợi nhuận, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có nhiệm vụ là bảo đảm công ăn việc làm cho một số lao động tương đối lớn. Do đó trong những năm qua, đôi lúc công ty đã phải ký kết những hợp đồng không mấy đem lại hiệu quả kinh tế,