Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thịtrường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu Hệ thống doanhnghiệp không ngừng được đổi mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loạihình doanh nghiệp, loại hình công ty và hình thức sở hữu Với trên 30 năm xâydựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Viglacera đã trở thành một Tổng công tyhàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầngcông nghiệp và dân dụng Các sản phẩm của Viglacera không những nổi tiếng ởtrong nước mà đã đi đến nhiều Quốc gia trên thế giới Viglacera còn được biết đến
là một Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khucông nghiệp và khu đô thị
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội là một trong 31 đơn vị thành viên củaTổng công ty Viglacera, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, gạchtrang trí Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm hụt vốn,các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao
Để đảm bảo cho sự ra đời, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có các yếu
tố cơ bản cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh Các yếu tố chínhcủa các hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Vốn, lao động và tài nguyên Trongđó: Vốn là yếu tố quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển doanhnghiệp Khi một doanh nghiệp hạn chế về vốn sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực công nghệ…và sẽ dẫn đếnhạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việc gia nhập nền kinh tế thị trường
đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp
Trang 2Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tăng
cường huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội” làm nội dung nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận vốn, nguồn vốn và phương thức huy động vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
- Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn của Công ty những năm qua, làm
rõ những thành công và hạn chế hoạt động huy động vốn của Công ty cổ phầnViglacera Hà Nội
- Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn của Công ty cổ phầnViglacera Hà Nội
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn,nguồn vốn, phương thức huy động và thực trạng huy động vốn của công ty cổ phầnViglacera Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phầnViglacera
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, điều tra, phân tíchđánh giá tổng hợp, hệ thống hóa để đánh giá thực trạng huy động vốn tại Công ty cổphần Viglacera Hà Nội
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luậnvăn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp
Trang 3Chương 2: Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera HàNội
Trang 4Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn trong
doanh nghiệp
1.1 Vốn trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được hiểu là một tổ chức kinh tế,
có đủ tư cách pháp nhân được tổ chức ra để thực hiện kinh doanh trên một lĩnh vựcnhất định với mục đích công ích hoặc thu lợi nhuận
Để đảm bảo cho sự ra đời, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có các yếu
tố cơ bản cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh Các yếu tố chính của cáchoạt động kinh doanh đó là: Vốn, lao động và tài nguyên Trong đó, vốn là yếu tốquan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Vốn luôn
là yếu tố cơ bản, cần thiết, không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn phải đối mặtvới các câu hỏi về nguồn tài trợ lấy từ đâu, cách thức huy động như thế nào, chi phíphải trả bao nhiêu…Vốn được coi là nhân tố đầu tiên khởi động toàn bộ quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là điều kiện không thể thiếu được để mộtdoanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh
Vốn trong doanh nghiệp có thể được hiểu chính là biểu hiện bằng giá trị củacác tài sản trong doanh nghiệp và các tài sản đó phải được sử dụng nhằm mục đíchtạo ra lợi nhuận
1.1.2 Đặc trưng nguồn vốn trong doanh nghiệp
Một là, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản (nguyên liệu, máy móc thiết
bị, chất xám, thông tin…) Tài sản ở tạng thái tĩnh chỉ là vốn tiềm năng, tài sản hoạtđộng mới là vốn kinh doanh, điều này có nghĩa là: Vốn là một bộ phận của tài sản,
Trang 5nhưng không phải toàn bộ tài sản là vốn Nói cách khác vốn chính là biểu hiện vềmặt giá trị của những tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Hai là, vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng được Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpphải cần vốn nhưng vốn phải được tích tụ, huy động đủ đảm bảo cho yêu cầu sảnxuất kinh doanh, đặc biệt vốn lớn sẽ thực hiện được các chiến lược phát triển sâurộng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Ba là, vốn phải được gắn với chủ sở hữu nhất định Nghĩa là vốn phải có chủ
mới đảm bảo quản lý và chi tiêu hợp lý, có hiệu quả Việc phân định rõ chủ sở hữuthực sự về vốn đang là vấn đề quan tâm nhằm tăng cường thu hút vốn nhàn rỗi từdân cư, các tổ chức trong và ngoài nước vào các hoạt động đầu tư
Bốn là, vốn được quan niệm là hàng hóa đặc biệt, tức là có giá trị và giá trị
sử dụng Giá trị của hàng hóa vốn chính là giá trị của bản thân nó, còn giá trị sửdụng của nó là thông qua mua bán trên thị trường mà thực chất là mua quyền sửdụng vốn, sau quá trình sử dụng hàng hóa vốn sẽ tạo ra một giá trị sử dụng lớn hơn
Năm là, vốn phải được vận động sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền,
nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đóphải được vận động sinh lời Đồng tiền sau quá trình chuyển hóa vận động trở vềnơi xuất phát sẽ mang lại giá trị lớn hơn Đó là nguyên lý của đầu tư, sử dụng vàbảo toàn vốn Vì vậy, đồng tiền bị ứ đọng, tài nguyên, sức lao động, tài sản cấtgiữ…không được sử dụng thì chỉ là những đồng vốn “chết” Nhận thức được vấn đềnày các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cho đồng vốn sinh lời và tránh ứ đọng
Sáu là, vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường vốn gắn
với những thời gian nhất định, sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác nhaucũng sẽ khác nhau
Trang 6Tóm lại, việc hiểu đúng vấn đề về vốn trong nền kinh tế thị trường thông quamột số đặc trưng cơ bản về vốn giúp cho các doanh nghiệp khai thác triệt để, quản
lý và sử dụng có hiệu quả vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trên
cơ sở đó bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao lợi ích tối đa hóa lợi nhuận
1.1.3 Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
Dựa vào những tiêu thức phân loại khác nhau, nguồn vốn trong doanh nghiệpđược phân chia thành các bộ phận khác nhau, một số cách phân loại phổ biến hiệnnay gồm:
Căn cứ vào thời gian sử dụng: nguồn vốn được chia thành nguồn vốnngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
- Vốn ngắn hạn: là vốn có thòi hạn dưới 1 năm Bao gồm tín dụngthương mại, các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiến thuế, tín dụng ngắn hạn ngânhàng và các khoản phải trả khác,
- Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn trên 1 năm Bao gồm tín dụng ngânhàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh, bổ sung
từ lợi nhuận không chia,
Căn cứ theo tính chất luân chuyển vốn: Vốn cố định, vốn lưu động
- Vốn cố định: là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản cố định của doanhnghiệp Đây là các tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnsuất kinh doanh, thường có giá trị lớn
- Vốn lưu động: là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản lưu động củadoanh nghiệp Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, thườngtham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và có giá trị nhỏ
Căn cứ vào quyền sở hữu đối với khoản vốn sử dụng: nguồn vốn đượcchia thành vốn chủ sở hữu và nợ
Trang 7- Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp.Gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới,
- Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế trong quá trình kinhdoanh bao gồm các khoản chiếm dụng và nợ vay
1.2 Các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp
Cách phân loại phổ biến hiện nay là chia nguồn vốn thành vốn chủ sở hữu và
nợ Vì nó cho phép doanh nghiệp xác định được cơ cấu vốn của mình đồng thờithuận lợi hơn trong xây dựng và lựa chọn phương thức huy động vốn và sử dụngvốn hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu đề ra
Các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp:
1.2.1 Phương thức huy động nguồn vốn chủ sở hữu
1.2.1.1 Tăng vốn góp
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ cũng có một số vốn nhất định Tùythuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có những hình thức khai thác làm tăng nguồnvốn góp ban đầu Đối với DNNN, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của Nhà nước.Đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hìnhthành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn trên giá trị số cở phần mà họ nắm giữ Tuy nhiên, có nhiều dạng công ty cổphần nên cách thức huy động vốn cũng khác nhau Trong loại hình các doanhnghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp từnước ngoài các nguồn vốn góp cũng bao gồm: vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, vốn
do các bên tham gia, các đối tác góp…Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên thamgia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm ngành nghề kinhdoanh, cơ cấu liên doanh giữa các bên…
Trang 81.2.1.2 Tăng nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn hoạt động.Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng táiđầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một phương thứctạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanhnghiệp giảm được chi phí, giảm được sự phụ thuộc bên ngoài Để có nguồn vốn nàythì các doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu có một khối lượng lợi nhuận đủ lớn để bùđắp chi phí đã bỏ ra, từ đó mới tự đáp ứng được nhu cầu vốn tự bổ sung của doanhnghiệp
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu nhưdoanh nghiệp đã, đang hoạt động có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư Với cácdoanh nghiệp Nhà nước, việc tái đầu tư phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanhnghiệp và chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước Đối với các công ty cổphần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm Khi doanhnghiệp quyết định để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, có nghĩadoanh nghiệp không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông khôngđược nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng thay vào đó, họ có quyền sở hữu số vốn
cổ phần tăng lên của công ty Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lêncùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ Điều này khuyến khích cổ đông giữ
cổ phiếu lâu dài, nhưng về trước mắt dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu do cổđông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc sốlãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm
1.2.1.3 Tăng vốn góp bằng phát hành cổ phiếu mới
Trang 9Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tăngvốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc búttoán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn của tổchức phát hành Việc phát hành cổ phiếu được thực hiện ở các công ty cổ phần.Phát hành cổ phiếu là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm có pháthành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Doanh nghiệp có thể lựa chọn một tronghai công cụ trên hoặc phối hợp cả hai để đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanhnghiệp.
1.2.2 Phương thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp
Ngoài việc tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể sử dụng
nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu,huy động vốn từ thị trường tài chính,
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Để huyđộng được vốn từ các thị trường này, doanh nghiệp cần thông qua các trung gian tàichính
1.2.2.1 Phương thức huy động vốn từ các trung gian tài chính
Trung gian tài chính đảm nhiệm chức năng trung chuyển tư bản giữa các chủthể tiết kiệm và những người sử dụng vốn Các trung gian tài chính không chỉ phục
vụ như những người hỗ trợ giữa các chủ thể tiết kiệm và những người sử dụng vốn
mà còn tập trung những khoản tiết kiệm của nhiều người, nhiều doanh nghiệp vànhiều tổ chức trong nền kinh tế, tạo thành những nguồn tài chính có quy mô lớn.Đây là một trong những nguồn huy động vốn cơ bản của doanh nghiệp
Các trung gian tài chính có thể được phân chia thành một số loại như sau:
Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là loại định chế tài chínhlớn nhất trong các trung gian tài chính Các ngân hàng thương mại là nơi nhận tiềngửi thông qua việc mở các tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,
Trang 10thực hiện các nghiệp vụ tài trợ, bảo lãnh, thanh toán phục vụ các doanh nghiệp và
cá nhân Ngân hàng sử dụng phần lớn lượng tiền huy động được để đầu tư vào cácloại chứng khoán có tính thanh khoản cao như công trái quốc gia, trái phiếu khobạc, trái phiếu công ty,…Duy trì một lượng tiền mặt ở mức đủ để bảo đảm thanhkhoản, thực hiện các giao dịch cho các doanh nghiệp và cá nhân vay
Có một thực tế là để huy động vốn từ việc vay ngân hàng, doanh nghiệp cầnphải có tài sản hoặc các loại giấy tờ có giá trị khác để thế chấp Điều này sẽ gây khókhăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thêm vào đó,việc huy động vốn từ ngân hàng cũng không linh hoạt bằng một số định chế tàichính khác như các công ty đầu tư mạo hiểm, hoặc các công ty cho thuê tài chính
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay: Là loại trung gian tài chính chuyên thuhút tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân để cho vay dài hạn nhằm tài trợ mua nhà ở,bất động sản hoặc các loại hàng hóa tiêu dùng lâu bền Tuy nhiên, các hoạt động tàitrợ của hiệp hội này thường được cho vay dưới hình thức cầm cố
Chính hình thức cho vay này sẽ gây ra một số khó khăn cho các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các doanh nghiệp này thườngkhông có nhiều tài sản để thế chấp
Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ: Là loại trung gian tài chính có rất nhiềuđặc điểm tương đồng với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay Ngân hàng thu hút tiềngửi của công chúng và chủ yếu cho các doanh nghiệp, các cá nhân vay để mua nhà
và các loại bất động sản
Hiệp hội tín dụng: Là một tổ chức hợp tác xã tín dụng, tổ chức liên kếtcác thành viên là những người trong cùng tổ chức nghề nghiệp hay tín ngưỡng.Nguồn ngân quỹ chủ yếu là tiền gửi của các thành viên, nguồn ngân quỹ này được
sử dụng để cho vay trong nội bộ nhằm tài trợ mua xe, nhà ở và nhiều loại tài sản
Trang 11khác Do đặc điểm của hiệp hội là chỉ cho vay trong nội bộ nên các doanh nghiệpngoài hiệp hội sẽ khó có cơ hội tiếp cận với nguồn vay này.
Quỹ trợ cấp và hưu bổng: Được thành lập để tạo nguồn thu nhập chonhững người về hưu và không còn khả năng làm việc Các quỹ này nhận tiền đónggóp của công nhân, của chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ này đầu tưvào các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc hay trái phiếu đô thị, đầu tưvào cổ phần, trái phiếu của các doanh nghiệp Như vậy, doanh nghiệp có thể huyđộng vốn từ quỹ này bằng việc phát hành trái phiếu
Công ty tài chính: Công ty tài chính phát hành các loại trái phiếu, cổphiếu và vay tiền của các ngân hàng thương mại để tài trợ cho các doanh nghiệp và
cá nhân vay Những khoản cho vay của các công ty tài chính thường chủ yếu dànhcho những khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, mà các ngân hàng thương mạithường từ chối cho vay Để bù đắp cho mức độ rủi ro cao, lãi suất tài trợ của công
ty tài chính thường cao hơn các định chế khác
Ưu điểm của công ty tài chính là các doanh nghiệp có phương án kinh doanhvới mức độ rủi ro cao vẫn có khả năng tiếp cận với nguồn vốn này trong khi cácngân hàng thương mại đã từ chối cho vay Chính ở đặc điểm này đã khiến cho mứclãi suất khi huy động từ công ty tài chính cao hơn các định chế tài chính khác
Quỹ hỗ tương: Là loại định chế tài chính chuyên tập hợp nguồn tài chínhcủa những người tiết kiệm nhỏ và đầu tư vào các loại chứng khoán tùy theo mụctiêu và chính sách do quỹ đặt ra
Một số quỹ có chính sách đầu tư vào những loại cổ phần của những công ty
có mức tăng trưởng cao, song mức chia lợi tức hàng năm thấp nhưng đổi lại các chủđầu tư hy vọng giá trị cổ phần của họ sẽ tăng nhanh chóng Ngược lại, một số quỹđầu tư vào những cổ phần được chia lợi tức cao, nhưng có mức lợi nhuận tiềm năng
từ giá cổ phần tăng lên thấp Nhiều quỹ đầu tư vào những cổ phần nước ngoài và
Trang 12nhiều quỹ phân tán danh mục đầu tư của họ vào các loại trái phiếu công ty, cổ phầncông ty và công trái quốc gia.
Một đặc điểm của các quỹ hỗ tương là các quỹ này thường nắm giữ một phầngiá trị của danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt Có hai lý do cho sự tồn tại tiền mặt
ở các quỹ này: Thứ nhất, quỹ luôn cần tiền mặt để bảo đảm khả năng thanh toáncho các chứng khoán do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ Thứ hai, là tiền thuđược từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ có thể chưa được đầu tư kịpthời Đây cũng là một trong những lợi thế của các quỹ này khi các doanh nghiệpquyết định vay vốn từ loại hình này
Công ty bảo hiểm: Có thể chia các công ty bảo hiểm thành hai loại: Bảohiểm nhân thọ và bảo hiểm trách nhiệm và tài sản
- Các công ty bảo hiểm nhân thọ thu phí bảo hiểm hàng năm của nhữngngười được bảo hiểm và đầu tư vào những khoản tiền này vào các loại trái phiếu, cổphiếu công ty, cho vay thế chấp tài sản hay tài sản hay tài trợ tín dụng tiêu dùng vàthực hiện nhiều nhiệm vụ tài chính khác
- Các công ty bảo hiểm trách nhiệm và tài sản thu phí bảo hiểm củanhững người được bảo hiểm và những chủ sở hữu các loại tài sản được bảo hiểm.Một phần phí bảo hiểm được công ty đầu tư vào các loại chứng khoán công ty vàtrái phiếu do Chính phủ phát hành
Một khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn này là cũng cầnphải có tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị để thế chấp
Công ty thuê mua: Là loại định chế tài chính chuyên huy động cácnguồn ngân quỹ trung – dài hạn từ công chúng đầu tư, từ các chủ thể tiết kiệm khác
và từ các ngân hàng để tài trợ cho các hợp đồng thuê mua máy móc thiết bị của cácdoanh nghiệp
Trang 13Nguyên nhân chính thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động cho thuêtài chính là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giaodịch Thêm vào đó, việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòihỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận hìnhthức cấp tín dụng mới, giải tỏa được áp lực về tài sản bảo đảm nếu phải vay ở ngânhàng, hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vayvốn ngân hàng.
1.2.2.2 Phương thức huy động vốn từ thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là thị trường sử dụng các thông tin dữ liệu có liênquan đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như một chuẩn mực đầu tư, là cơ chếchuyên giao dịch các loại chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, để huy động vốn doanh nghiệp có thể pháthành trái phiếu và cổ phiếu
có lãi đều có quyền phát hành trái phiếu Chính vì vậy, việc ban hành Nghị định đãkhuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường đểphục vụ mục tiêu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, kể cả mục tiêu tăng quy môvốn tự có
Trang 14Nghị định này cũng quy định, riêng đối với các trái phiếu bổ sung vốn tự có
do các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước và trái phiếu của các DNNN,phương án phát hành phải được Bộ Tài chính chấp nhận, còn lại chỉ cần các tổ chức
và cá nhân có thẩm quyền thông qua và công bố công khai cho các nhà đầu tư biết
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịutrách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay Số tiền thu được từ phát hành trái phiếuđược sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư; cơ cấu lại các khoản vay trung và dàihạn
Để tăng sức hấp dẫn của đợt phát hành hoặc để giảm bớt gánh nặng trả nợhàng năm của doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp phát hành cũng có thể ấn địnhmức lãi suất cuống phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi
Khi quyết định phát hành cổ phiếu ra công chúng, các doanh nghiệp cũng cầntính đến nhu cầu trên thị trường chứng khoán, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạngtăng cung nhưng cầu về cổ phiếu không tăng sẽ dễ dẫn đến giá cổ phiếu giảm
Ngoài ra, vấn đề chống thôn tính, bảo vệ công ty trước sự xâm thực bằng cổphiếu của các công ty khác cũng là một khía cạnh đặc biệt Huy động vốn qua pháthành cổ phiếu phải xét đến nguy cơ bị thôn tính Do đó, phải tính đến tỷ lệ cổ phầntối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát của công ty
1.2.2.3 Phương thức huy động vốn thông qua thị trường bất động sản
Trang 15Một nguồn huy động vốn khác mà doanh nghiệp doanh nghiệp có thể khaithác để huy động vốn là thông qua thị trường bất động sản.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch mua bán, cho thuê, thế chấpgóp vốn bằng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất vào các dự án liên doanh để huyđộng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trườngbất động sản Việt Nam có đến 70% các giao dịch không đăng ký với các cơ quanquản lý Nhà nước, nên tác động của việc huy động vốn bằng hình thức này vẫn cònnhiều hạn chế
1.2.2.4 Phương thức huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính quốc tế
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính chuyên về hỗ trợ khu vực kinh tế
tư nhân, trong đó được biết đến nhiều nhất là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là bộ phận phụ trách khu vực tư nhân thuộc nhómNgân hàng Thế giới Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tạicác nước đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.IFC cấp vốn cho các dự án đầu tư bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thịtrường tài chính quốc tế IFC cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho chínhphủ và doanh nghiệp
Điểm đặc biệt trong hoạt động của IFC là bản thân tổ chức này khôngtạo ra các dự án mới, mà IFC chỉ đầu tư vào hoặc hỗ trợ cho các dự án, công ty hiện
có trên thị trường Để thực hiện chương trình tài trợ vốn, IFC sẽ xem xét, tìm kiếmcác công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, tư vấn ,sau
đó hỗ trợ tài chính dưới hai hình thức: Một là sử dụng các ngân hàng như là khâutrung gian trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân; hai là hỗ trợ
kỹ thuật cho các công ty trên các mặt quản lý hoạt động tài chính, quản lý rủi ro,tăng cường vốn IFC hiện cũng đang xem xét việc thành lập một quỹ đầu tư hoặc
Trang 16trực tiếp cấp vốn cho các dự án do các công ty tư nhân thực hiện hoặc có thể đứng
ra làm trung gian kêu gọi các tổ chức tài chính khác
Ở Việt Nam, Công ty Tài chính Quốc tế IFC trợ giúp phát triển khu vực tưnhân thông qua tài chính của dự án, bằng việc huy động vốn trên các thị trường tàichính quốc tế, và thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp và Chính phủ
1.3 Một số nhân tố chủ yếu tác động tới việc huy động vốn của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế
Bất cứ một quốc gia nào nếu chính trị không ổn định sẽ có tác động trực tiếphay gián tiếp tới mọi hoạt động của quốc gia đó Nếu chính trị ổn định, ít có xungđột xảy ra thì các đường lối chính sách của Nhà nước đề ra nhất là chính sách mởcửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài sẽ có tác động tích cực, tạo sự hấp dẫn, yên tâm chocác nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là các dự
án chung và dài hạn, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong nước thu hút đượcnhiều nguồn vốn qua nhiều kênh huy động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu kinhdoanh
Bên cạnh những yếu tố ổn định chính trị thì tăng trưởng kinh tế có ý nghĩacực kỳ quan trọng trong việc tăng thu nhập quốc dân, mở rộng các quan hệ kinh tế,ngân sách Nhà nước tăng Từ đó, Nhà nước có thể đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạtầng, các dịch vụ công cộng…nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp pháttriển
Đồng thời tăng trưởng kinh tế phản ánh thu nhập bình quân tính trên đầungười tăng tạo ra nguồn tích lũy, tiết kiệm từ các doanh nghiệp và dân cư Cùng vớichính sách tiết kiệm chi tiêu, tiêu dùng hợp lý để có và tăng tiết kiệm, từ đó mà cácdoanh nghiệp có thể huy động vốn thuận lợi từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chínhtín dụng, dân cư, Nhà nước…được thuận lợi
Trang 171.3.1.2 Nhân tố lạm phát
Với chính sách kiềm chế lạm phát ở mức “vừa phải” sẽ tác động tới ổn định
và kích thích tăng trưởng kinh tế Nếu lạm phát cao hơn nhiều so với tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế (tốc độ tăng GDP) sẽ làm cho đồng tiền mất giá, điều nàykhông tạo ra sự tin tưởng của các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.Đồng thời, các doanh nghiệp không có một thước đo ổn định bằng đồng tiền, nêncác dự án đầu tư khi thực thi sẽ phản ánh không chính xác từ đó hiệu quả kinh tếthấp, các nguồn đầu tư sẽ bị hạn chế
1.3.1.3 Chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá của Nhà nước
Chính sách thuế
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngânsách Nhà nước, đồng thời thuế góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội,điều tiết và kích thích phát triển sản xuất kinh doanh Hiện nay Nhà nước ta thựchiện chính sách thuế để khuyến khích đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu kinh doanh củacác ngành nghề với chính sách ưu đãi, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước giúpcho các doanh nghiệp có điều kiện thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới, dài hạn và có điểm tựa để đảm bảo sự côngbằng giúp cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển
Chính sách lãi suất
Bất kỳ một tổ chức nào từ doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính khác,dân chúng…đều rất coi trọng và quan tâm đến vấn đề lãi suất Lãi suất là mục tiêukinh doanh cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, là cơ sở cho việc giảmcác chi phí cho các tổ chức này Chính sách lãi suất hợp lý sẽ tạo điều kiện trướchết là thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, sẵn sàng cung cấp chonhu cầu đầu tư kinh doanh Đối với các doanh nghiệp vốn cho kinh daonh chủ yếu
Trang 18là huy động từ vốn vay Chính vì thế mà lãi suất quyết định tới chi phí vốn huyđộng, tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và có thể làm thay đổi cơcấu nguồn vốn trong doanh nghiệp Đồng thời lãi suất (lãi suất tái chiết khấu) nếuthay đổi đến một mức độ nào đó sẽ tác động đến tỷ giá ngoại tệ, từ đó mà có thểlàm tăng hoặc giảm các nguồn tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước hoặc chảy ranước ngoài làm ảnh hưởng đến ổn định và phát triển kinh tế, tác động đến đầu tưkinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là Nhà nước xây dựng chính sách lãisuất như thế nào vận dụng cho mỗi giai đoạn để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trongcác tổ chức tài chính tín dụng, thu hút được nhiều tiền nhàn rỗi trong dân và cácdoanh nghiệp có thể vay chịu đựng được lãi suất để kinh doanh có hiệu quả, tránhtình trạng các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng thì thừa vốn mà các doanhnghiệp thì thiếu vốn nhưng không dám đi vay hoặc không vay được gây mất cân đốigiữa cung và cầu về vốn, đẩy các doanh nghiệp các tổ chức tài chính tín dụng ắchtắc trong huy động vốn cho kinh danh.
Chính sách tỷ giá
Tỷ giá thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng nội tệ, ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến lạm phát, ổn định hay tăngtrưởng kinh tế, Tuy nhiên, ổn định về kinh tế thì tất yếu sẽ ổn định về tỷ giá, ngượclại ổn định tỷ giá chưa hẳn làm ổn định được kinh tế hoặc biến động về tỷ giá chưachắc kinh tế mất ổn định Tuy vậy, về cơ bản lâu dài quan hệ này tác động hữa cơlẫn nhau Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước đều có 3 luồng quan điểm về tỷgiá đó là: Thả nổi – Cấm tuyệt đối – Hạn chế tự do lưu thông Tỷ giá hiện naychúng ta áp dụng theo quan điểm hạn chế lưu thông: Các cửa hàng, siêu thị, sânbay…Nhà nước có quy định một số hàng được lưu thông thu ngoại tệ và Nhà nước
có quy định một số hàng hóa bán cho người nước ngoài được thanh toán bằng ngoại
tệ, còn lại ngăn cấm
Trang 19Các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư từ ngoại tệ ngoài việc phải chịu lãisuất (đi vay) còn chịu sự trượt giá của đồng ngoại tệ Đặc biệt trong giai đoạn vừaqua chủ yếu là trượt giá tăng làm cho chi phí vốn tăng, đây là yếu tố rủi ro mangtính khách quan mà doanh nghiệp phải gánh chịu; yếu tố này ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh và các dự án đầu tư nếu không lường hết được yếu tố trượtgiá, không có dự phòng về biến động tỷ giá khi huy động bằng ngoại tệ sẽ mang lạihậu quả thua lỗ khó lường.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh
Ngay từ khi mới ra đời cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh doanh nghiệp bao giờ cũng phải xây dựng cho mình kế hoạch về sản xuấtkinh doanh Trên cơ sở đánh giá những mặt hoạt động của giai đoạn đã qua, xây
Trang 20dựng một chiến lược kinh doanh trước mắt là hàng năm và dài hạn có thể là 10 nămtrong tương lai Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thực tế là việc đề ra cácmục tiêu về quản lý kinh doanh, đầu tư kinh doanh, mở rộng và lựa chọn thị trường,tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực…và những phương hướng cơ bản để doanhnghiệp có thể tiếp cận được các mục tiêu đó.
Các chính sách cụ thể của chiến lược kinh doanh:
Chính sách về khai thác thị trường kinh doanh
Đây là mục tiêu nhằm tìm kiếm thị trường, xâm nhập và khai thác công việckinh doanh cho doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ rất cần của doanh nghiệp bởi vì:doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn hoạtđộng sản xuất kinh doanh phải tìm kiếm được công việc để kinh doanh và muốn cócông việc để kinh doanh thì phải khai thác tìm kiếm thị trường có thể tạo ra việclàm Đồng thời thông qua chính sách về thị trường doanh nghiệp có thể khuyếchtrương và tôn tạo uy tín rộng khắp Việc khai thác thị trường cũng phải xác địnhđược đâu là thị trường tiềm năng phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình và đâu
là thị trường mới để có chính sách đầu tư hợp lý nhằm đa dạng hóa loại hình kinhdoanh nhưng phải đảm bảo có hiệu quả
Chính sách về tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực
Trang 21Nhằm phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; phù hợp với yêu cầuphát triển kinh doanh của doanh nghiệp, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiệnnay các doanh nghiệp phải lựa chọn và đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Đi đôi với việc tuyển chọn, đào tạo thì việc quản lý sử dụng con người và trả côngngười lao động cũng phải phù hợp nếu không dẫn tới tình trạng “chảy máu chấtxám” trong doanh nghiệp
Chính sách về tài chính và quản lý kinh doanh
Trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đề ra phải có chính sách tài chính phùhợp Mặt khác quản lý kinh doanh cũng phải thường xuyên đổi mới đáp ứng và phùhợp với nhiệm vụ kinh doanh, có như vậy các mục tiêu của chiến lược kinh doanhmới có tính khả thi
Tóm lại: Với mỗi giai đoạn phát triển doanh nghiệp đều có một chiến lượckinh doanh phù hợp Xuất phát từ chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp xác địnhnhu cầu về vốn cũng phải tương ứng, các giai đoạn kinh doanh khác nhau thì nhucầu về vốn cũng khác nhau và phương thức để huy động vốn cũng khác nhau Khi
mà doanh nghiệp chưa có điều kiện để phát triển hay cơ hội kinh doanh chưa tới thìvốn kinh doanh cũng không cần nhiều, ngược lại khi kinh doanh phát triển cơ hộiđến đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn cho kinh doanh Trên cơ sở nhucầu vốn, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn và khai thác triệt để các phương thứchuy động vốn hay nói cách khác chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát để doanhnghiệp vạch ra chính sách huy động vốn
1.3.2.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không nó phản ánh
“sức khỏe” của doanh nghiệp Xem xét tình hình tài chính của một doanh nghiệp cóthể xem xét ở một số chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận
Trang 22- Tỷ suất lợi nhuận/vốn (doanh lợi vốn): là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuậnđạt được so với vốn sử dụng bình quân trong kỳ Tỷ suất này cho biết hiệu quả củaviệc đầu tư phát triển kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn (tài sản, vật tư) trong doanhnghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ sovới doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánhkết quả kinh doanh, xem xét mức độ lợi nhuận đạt được so với khối lượng sảnphẩm hoàn thành đã tiêu thụ
Bố trí về cơ cấu vốn
- Tài sản cố định / Tổng số tài sản (%)
- Tài sản lưu động / Tổng tài sản (%)
Các chỉ tiêu này phản ánh tính chất kinh doanh của doanh nghiệp nặng về cácnăng lực thiết bị thi công, nhà xưởng hay kinh doanh mang tính thương mại chủ yếu
là vốn lưu động
Đánh giá về khả năng thanh toán
- Tỷ lệ nợ / tổng tài sản: tính bằng cách chia tổng số nợ cho tổng tài sản
tỷ lệ này phản ánh nghĩa vụ cũng như khả năng của doanh nghiệp đối với việc thanhtoán cho các chủ nợ, nếu tỷ lệ này mà quá cao tức là doanh nghiệp dể bị rơi vào tìnhtrang mất khả năng thanh toán từ đó phản ánh xấu về tình hình tài chính của doanhnghiệp
- Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng có thểthanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn đến hạn trả
- Xem xét mức độ thanh toán nhanh: Tiền hiện có/Nợ ngắn hạn
Trang 23Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mà doanh nghiệp có thể thanh toán nhanhnhất các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn đến hạn phải trả, nếu chỉ tiêu nàythấp thì doanh nghiệp có thể sẽ không thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn.
- Xem xét khả năng thanh toán lãi vay: Được tính bằng cách chia lợinhuận trước thuế và lãi vay cho lãi vay Chỉ tiêu này cho biết khả năng lợi nhuậnđảm bảo chi trả lãi vay hàng năm, xem xét chỉ tiêu này để thấy được khả năng kinhdoanh của doanh nghiệp khi huy động các nguồn vốn phải trả lãi vay có đảm bảohay không Từ đó doanh nghiệp có thể vay tiếp hoặc hạn chế nhằm sử dụng triệt đểnguồn vốn chủ sở hữu
Như vậy, thông qua việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó
có các phương hướng kinh doanh mở rộng, liên doanh liên kết hay thu hẹp…chophù hợp với điều kiện hiện tại Mặt khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp đượccông bố công khai là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét lựa chọn có đầu tư, cho vayvốn đối với doanh nghiệp hay không
1.3.2.3 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn trong doanh nghiệp thể hiện bằng bảng cân đối kế toán bao gồm:Các khoản nợ như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, trái phiếu phát hành (nếu có), các khoản
nợ khác Vốn chủ sở hữu có thể bao gồm cả cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và lợinhuận không chia Tỷ trọng các nguồn đó trong tổng nguồn vốn tạo nên cơ cấu vốncủa doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh đòi hỏi phải
có một cơ cấu vốn hợp lý trong mối quan hệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể thay đổi theo những điều kiện tác động
từ bên ngoài, nhưng tuỳ theo mục đích kinh doanh và yêu cầu của nhà quản lýdoanh nghiệp mà tại những thời điểm nhất định doanh nghiệp phải lựa chọn chomình một cơ cấu vốn phù hợp Việc thay đổi cơ cấu vốn có thể làm cho doanhnghiệp lựa chọn các hình thức huy động vốn khác nhau, chẳng hạn: khi tỷ lệ vốn
Trang 24vay cao hơn tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tối ưu mà doanh nghiệp đã dự tính thì lúc nàydoanh nghiệp có thể mở rộng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới; ngượclại khi tỷ lệ vốn vay thấp hơn tỷ lệ nợ tối ưu dự tính thì doanh nghiệp có thể chuyểnhướng mở rộng vốn bằng cách vay thêm nợ hoặc phát hành trái phiếu.
Khi doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ phải dự tính được mức lợi tức củavốn huy động và mức thay đổi lợi tức khi tỷ lệ huy động thay đổi bởi vì: Nếu doanhnghiệp sử dụng nợ nhiều tất nhiên có thể sẽ làm tăng rủi ro đối với tài chính (trườnghợp này thường xảy ra với các nhà quản lý doanh nghiệp thích ưa mạo hiểm, chấpnhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp) Tuy nhiên, tỷ lệ
nợ cao cũng có thể đem lại mức độ lợi nhuận cao hơn cho vốn chủ sở hữu Chính vìthế mà doanh nghiệp phải tính toán làm sao để hướng tới sự cân bằng giữa khả năngrủi ro và mức lợi tức dự tính để từ đó có được cơ cấu vốn hợp lý
Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước không ngừng tăng cường mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trong khi đó Nhà nước gần như đã không còn bao cấp vềvốn cho các doanh nghiệp, do đó nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cóthể nói là chủ yếu là vốn huy động và nguồn huy động nhiều nhất là vay thông quahoạt động vay tín dụng Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm quanằm trong tình trạng mất cân đối lớn về kết cấu vốn Do vậy, muốn có tình hình tàichính lành mạnh thì về lâu dài phải hướng đến cơ cấu vốn hợp lý và mọi quyết địnhhuy động vốn phải phù hợp với những mục tiêu của cơ cấu vốn để xác định
1.3.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn
Sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thểđem lại hiệu quả (lợi nhuận đạt được), hoặc rủi ro (thua lỗ), về cơ bản thuộc nhân tốchủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp Nhân tố này xuất phát ngay từ việc tìmkiếm thị trường, lựa chọn đối tác kinh doanh, tính toán một cách chặt chẽ (có dựphòng các khoản rủi ro do yếu tố bên ngoài) lên phương án, xác định nguồn vốn từ
Trang 25đó có biện pháp để huy động vốn cho kinh doanh Trong quá trình kinh doanh khi
đã huy động được vốn, vấn đề còn lại mang tính quyết định đó là việc quản lý và sửdụng vốn như thế nào cho đúng mục đích, phù hợp với phương án kinh doanh đã đè
ra, đồng thời phải tăng cường quay vòng vốn nhanh để tiết kiệm chi phí sử dụngvốn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh, hiệu quả thiết thực của việc huy động vốn
Vốn cho kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết Tuy vậy, không phảibất cứ lúc nào việc huy động được nhiều nguồn vốn (đặc biệt là vốn vay) cũng làtốt, đôi khi nó là gánh nặng đè lên tình hình tài chính mất cân đối của doanh nghiệp.Huy động vốn phải đảm bảo sử dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn vốn huyđông, việc sử dụng tốt các nguồn vốn sẵn có cũng là một biện pháp huy động vốntích cực Như vậy, có thể nói sử dụng vốn có hiệu quả hay không phản ánh quátrình huy động vốn có mang lại lợi ích thiết thực hay là nhân tố gây nên sự bất lợicho doanh nghiệp
Kết luận:
Qua việc xem xét, đánh giá những vấn đề cơ bản có tính chất lý luận về vốn,nguồn vốn kinh doanh và một số phương thức huy động vốn cho các doanh nghiệptrong điều kiện nền kinh tế thị trường cho thấy: vốn là yếu tố cơ bản nhất cho việc
ra đời, hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp; trong nền kinh tế thị trườnghiện nay nguồn vốn cũng như các phương thức huy động vốn rất đa dạng phongphú mà một doanh nghiệp có thể khai thác lựa chọn thu hút vốn đáp ứng các yêucầu kinh doanh của mình Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp,trong mỗi thời kỳ nhất định, để có thể sử dụng các phương thức huy động vốn thíchhợp, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanhluôn là vấn đề quan tâm bức xúc của doanh nghiệp
Những vấn đề lý luận được đề cập ở trên sẽ là cơ sở để tiến hành xem xét,đánh giá thực trạng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
Trang 26Viglacera Hà Nội cũng như một số giải pháp tăng cường huy động vốn, các kiếnnghị thực hiện giải pháp của tổng công ty sẽ được trình bày ở chương 2 và 3 ở luậnvăn.
Trang 27Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ
phần Viglacera Hà Nội
2.1 Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Khái quát chung về Tổng công ty Viglacera
Tổng công ty Viglacera được thành lập năm 1974, với 35 năm xây dựng, pháttriển và trưởng thành, đến nay Viglacera đã trở thành một Tổng công ty hàng đầutrong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp
và dân dụng Cơ sở ban đầu là các nhà máy sản xuất gạch công nghệ lạc hậu, giờđây Viglacera đã đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch ceramic, granite, sứ vệsinh, kính xây dựng, vật liệu chịu lửa, gạch ngói cao cấp…Hiện nay Viglacerađược biết đến là một Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinhdoanh hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị Một số khu công nghiệp lớn như khucông nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, khu Hải Yên –Móng Cái – Quảng Ninh; khu đô thị lớn như khu Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội…Trong những năm qua, Viglacera liên tục đầu tư mở rộng quy mô, từ chỗ chỉ có vàinhà máy sản xuất, đến nay Tổng công ty đã có 36 đơn vị thành viên hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau
Tổng công ty đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước,
là đối tác tin cậy của nhiều nhà đầu tư, là môi trường làm việc tốt cho những người
có trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình Những lĩnh vực hoạt động chính củaTổng công ty Viglacera hiện nay là:
Sản xuất, kinh doanh Kính xây dựng và các sản phẩm sau kính, các sản phẩmbông sợi thủy tinh Thi công lắp đặt kết cấu kính
Sản xuất, kinh doanh Sứ vệ sinh và phụ kiện
Sản xuất, kinh doanh Gạch ốp lát Granite và Ceramic
Trang 28Sản xuất, kinh doanh Vật liệu chịu lửa
Sản xuất, kinh doanh Gạch ngói đất sét nung cao cấp
Khai thác, chế biến Nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh và gốm xâydựng
Xây dựng, kinh doanh kinh doanh bất động sản, siêu thị, hạ tầng đô thị và hạtầng khu công nghiệp
Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu và kinh doanh các sản phẩmvật liệu xây dựng ở thị trường trong nước và xuất khẩu
Thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Đầu tư và chuyểngiao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng
Đào tạo công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ quản lý trong lĩnh vực côngnghiệp vật liệu xây dựng
Xuất khẩu chuyên gia và lao động
Trong quá trình phát triển, Viglacera luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu
và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy sáng kiến cảitiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao Chínhchiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đã giúp Viglacera không ngừng tăngtrưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành ở Việt Nam vàtrong khu vực
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Tên công ty: Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Tên giao dịch: Viglacera Hanoi Joint stock company
Tên viết tắt: VIH
Trang 29Với bề dày 15 năm hình thành và phát triển Viglacera Hà Nội đang trở thànhthương hiệu lớn trong sản phẩm gạch ốp lát ceramic Để có được vị thế hiện nay,Công ty đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến đổi cả về tên gọi,quy mô và hình thức hoạt động.
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp gạch ngói HữuHưng, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Thủy tinh và Gốm xây dựng – Bộ Xâydựng được thành lập theo quyết địng số 094A/BXD-TCLĐ ngày 24 tháng 3 năm
1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Xí nghiệp Gạch ngói Hữu Hưng được đổi tênthành Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốmxây dựng theo Quyết định số 483/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Ngày 19 tháng 5 năm 1998, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số280/QĐ-BXD đổi tên Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thành Công ty gạch ốp lát
Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Tháng 9 năm 2002 Công
ty tiếp nhận Nhà máy Gạch Hải Dương theo quyết định số 3790/QĐ - UB của Uỷban Nhân dân tỉnh Hải Dương Đến thời điểm này, Công ty gạch ốp lát Hà Nội cóhai Nhà máy: Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội, Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương và đầu
tư nâng công xuất lên 5.500.000 m2/năm Theo sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dânThành phố Hà Nội về quy hoạch Đô thị, tháng 2 năm 2006 Công ty di chuyển Nhàmáy gạch ốp lát Hà Nội đến khu Công nghiệp Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, ngày
18 tháng 4 năm 2008 Bộ Xây dựng có Quyết định số 588/QĐ-BXD chuyển đổiCông ty gạch ốp lát Viglacera Hà Nội thành Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội vớivốn điều lệ là 28 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 51%
2.1.3 Tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Trang 30i Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm gạch ốp lát ceramic và các loại vật liệu xâydựng khác;
+ Hoàn thiện và trang trí các công trình công nghiệp và dân dụng;
+ Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng;
+ Khai thác và chế biến khoáng sản;
+ Kinh doanh máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng;+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa;
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng;
+ Đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước;
+ Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chứng khoán và bất độngsản
ii Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý
Tổ chức nhân sự:
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuấtgạch ốp lát với nhiều nhà máy hoạt động nên số lượng cán bộ công nhân viên củacông ty tương đối lớn
Trang 31Sơ đồ: Mụ hỡnh bộ mỏy quản lý của cụng ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
ốp lát Hải D
ơng
Phòng
kế hoạch
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
kế toán tài vụ
Phòng sản xuất
Phòng kinh doanh
Trang 32Đến cuối năm 2008, tổng số lượng lao động bình quân của Công ty là 669người, trong đó, số lượng công nhân sản xuất là khoảng 500 người, còn lại là cán
bộ quản lý Số lượng công nhân đều có trình độ trung học phổ thông hoặc đã quacác trường lớp đào tạo nghề, một số còn được cử đi đào tạo chuyên sâu về máymóc thiết bị nên rất lành nghề và có kinh nghiệm Các cán bộ quản lý hầu hết đều
có trình độ cao đẳng và đại học trở lên nên khả năng quản lý tương đối tốt, là điềukiện tương đối tốt để tổ chức hoạt động sản xuất cho Công ty ngày càng hiệu quả
Bộ máy quản lý:
+ Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơquan có quyền quyết định cao nhất của Công ty Đại hội cổ đông thông qua cácquyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ýkiến bằng văn bản
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan điều hành cao nhất của Công ty, có toàn quyềnnhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi củaCông ty Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công
ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụhọp đại hội cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chếquản lý nội bộ của Công ty Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểuquyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác Mỗi thànhviên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết
+ Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc do Hội đồng quản trịCông ty bổ nhiệm Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của Công
ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, các kếhoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty
Trang 33+ Ban Kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính trungthực, hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Giámđốc.
Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương
Chi nhánh Miền Trung
Chi nhánh Miền Nam
iii Tổ chức sản xuất
Với mô hình tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh hiện nay của Công ty là
có hiệu quả và cơ bản đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường Phươnghướng tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới là bám sátyêu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nhằmtối đa hóa lợi nhuận, nâng cao quyền lợi của các cổ đông, không ngừng nâng caothu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên