MỤC LỤC
Nghị định này có ưu điểm là tất cả các doanh nghiệp chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi đều có quyền phát hành trái phiếu. Nghị định này cũng quy định, riêng đối với các trái phiếu bổ sung vốn tự có do các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước và trái phiếu của các DNNN, phương án phát hành phải được Bộ Tài chính chấp nhận, còn lại chỉ cần các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thông qua và công bố công khai cho các nhà đầu tư biết.
Để tăng sức hấp dẫn của đợt phát hành hoặc để giảm bớt gánh nặng trả nợ hàng năm của doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp phát hành cũng có thể ấn định mức lãi suất cuống phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi. Khi quyết định phát hành cổ phiếu ra công chúng, các doanh nghiệp cũng cần tính đến nhu cầu trên thị trường chứng khoán, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng tăng cung nhưng cầu về cổ phiếu không tăng sẽ dễ dẫn đến giá cổ phiếu giảm.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường bất động sản Việt Nam có đến 70% các giao dịch không đăng ký với các cơ quan quản lý Nhà nước, nên tác động của việc huy động vốn bằng hình thức này vẫn còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam, Công ty Tài chính Quốc tế IFC trợ giúp phát triển khu vực tư nhân thông qua tài chính của dự án, bằng việc huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế, và thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp và Chính phủ.
Vấn đề đặt ra là Nhà nước xây dựng chính sách lãi suất như thế nào vận dụng cho mỗi giai đoạn để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong các tổ chức tài chính tín dụng, thu hút được nhiều tiền nhàn rỗi trong dân và các doanh nghiệp có thể vay chịu đựng được lãi suất để kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng thì thừa vốn mà các doanh nghiệp thì thiếu vốn nhưng không dám đi vay hoặc không vay được gây mất cân đối giữa cung và cầu về vốn, đẩy các doanh nghiệp các tổ chức tài chính tín dụng ắch tắc trong huy động vốn cho kinh danh. Qua việc xem xét, đánh giá những vấn đề cơ bản có tính chất lý luận về vốn, nguồn vốn kinh doanh và một số phương thức huy động vốn cho các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường cho thấy: vốn là yếu tố cơ bản nhất cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp; trong nền kinh tế thị trường hiện nay nguồn vốn cũng như các phương thức huy động vốn rất đa dạng phong phú mà một doanh nghiệp có thể khai thác lựa chọn thu hút vốn đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của mình.
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Thủy tinh và Gốm xây dựng – Bộ Xây dựng được thành lập theo quyết địng số 094A/BXD-TCLĐ ngày 24 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, ngày 18 tháng 4 năm 2008 Bộ Xây dựng có Quyết định số 588/QĐ-BXD chuyển đổi Công ty gạch ốp lát Viglacera Hà Nội thành Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội với vốn điều lệ là 28 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 51%. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
Phương hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới là bám sát yêu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao quyền lợi của các cổ đông, không ngừng nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Các sản phẩm của Công ty luôn được cải tiến mẫu mã, kích thước và giá cả cho phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, do đó luôn duy trì được thị trường tiêu thụ của mình và củng cố lòng tin đối với khách hàng và các nhà cung cấp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đẩy mạnh doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên trước sụ phát triển của thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường gạch ốp lát nói riêng Công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành như Prime Group, Thạch Bàn, Đồng Tâm,…Thực tế này đòi hỏi Công ty phải luôn có sự tìm tòi, sáng tạo, đi sâu vào nghiên cứu thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, giá cả sản phẩm hợp lý,…để có được vị thế nhất định trên thị trường.
Cơ chế thị trường ngoài những tác động tích cực thì cũng nảy sinh hàng loạt các khó khăn khi hệ thống chưa đồng bộ: Cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp…phần nào tác động xấu đến hoạt động sản xuất của Công ty. Như vậy, có thể nhận xét về hoạt động năm 2008 ngoại trừ các yếu tố khách quan thì: Công ty đã tiết giảm chi phí rất lớn trong sản xuất và kinh doanh mặc dù giá vật tư đầu vào tăng rất lớn (tổng chi phí đầu vào tăng do biến động giá so với năm 2007 là 43 tỷ đồng) mặt khác Công ty đã đẩy được giá bán bình quân 9.810 đ/m2 qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế mà Công ty có được tuy lớn nhưng không phải là kết quả từ hoạt động kinh doanh mà là từ khoản thu nhập khác trong đó chủ yếu là khoản thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp, làm lợi nhuận của doanh nghiệp là 22.418 triệu đồng.
Việc Công ty giảm nợ dài hạn cũng góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.Tuy nhiên trả nợ dài hạn lại làm cho vốn lưu động ròng của Công ty bị âm, điều này làm cho việc thanh toán nợ ngắn hạn trở nên căng thẳng, tiềm ẩn rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đạt được vẫn còn chưa cao mặt khác khả năng tự tài trợ bằng nguồn này thường có giới hạn nên trong thời gian tới Công ty cần khai thác các nguồn lực từ bên trong khác để có thể nâng cao hơn nữa tỷ trọng vốn chủ, tránh những rủi ro tài chính tiềm tàng. Bên cạnh đó, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần với số vốn huy động được là trên 28 tỷ đồng, là một nguồn tài trợ quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với chi phí sử dụng vốn thấp.
Sang năm 2008, sau khi được cổ phần hóa, toàn bộ lũy kế được xóa, Công ty huy động được nguồn vốn chủ sở hữu lớn thông qua việc bán cổ phần, đồng thời việc hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có lãi nên ROE cũng có nhiều sự thay đổi theo. Trong những năm gần tiếp theo, Công ty cần có các định hướng và biện pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác tổ chức và quản lý vốn tạo tiều đề phát triển vững chắc, xứng đáng với lòng tin của người tiêu dùng. Nói tóm lại, tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội trong năm qua có nhiều biến động chủ yếu là do Công ty chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, hoạt động độc lập với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera Hà Nội trong công tác huy động vốn.
Điều này đặt ra thách thức mới cho Công ty trong công tác huy động vốn cũng như việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất để từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu của Công ty, góp phần huy động thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu.