ISO 9000 đã đưa ra các chuẩn mực một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày n
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM ISO 4
I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG DỰA TRÊN TIÊU CHUẨN ISO 9000 5
1 ISO 9000 LÀ GÌ? 5
2 CÁC PHIÊN BẢN CỦA ISO 9000 5
2.1 Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000 5
2.2 Phân biệt giữa các phiên bản ISO 6
3 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000 11
4 CẤU TRÚC VÀ NỘI DỤNG CƠ BẢN CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 PHIÊN BẢN 2008 13
5 CÁC YÊU CẦU CẦN KIỂM SOÁT CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 16
6 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000 17
7 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 18
8 Ý NGHĨA CỦA BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9000 19
II QUY TRÌNH ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 19
1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ISO 19
2 THỦ TỤC ÁP DỤNG 21
3 CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 22
3.1 Hướng vào khách hàng 22
3.2 Sự lãnh đạo 23
3.3 Sự tham gia của mọi người 23
3.4 Cách tiếp cận theo quá trình 23
3.5 Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý 24
3.6 Cải tiến liên tục 24
3.7 Quyết định dựa trên sự kiện 24
3.8 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng 24
4 CHU TRÌNH PCDA 24
III ÁP DỤNG ISO VÀO CÔNG TY BIBICA 27
1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 27
2 PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA ISO VÀO CÔNG TY BIBICA 28
2.1 Quản lý chất lượng về sản phẩm của công ty 29
Trang 22.3 Kết quả đạt được nhờ việc áp dụng hệ thống ISO 34
3 ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM, GIẢI PHÁP 34
3.1 Ưu điểm đối với công ty 34
3.2 Nhược điểm đối với công ty 35
3.3 Giải pháp cho công ty 35
4 SO SÁNH TIÊU CHUẨN ISO VỚI TIÊU CHUẨN SQC 36
5 HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG ISO 36
KẾT LUẬN 39
Trang 3MỞ ĐẦU
Để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cácdoanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của ở nước đang phát triển như Việt Nam Nói đúnghơn là các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn “chất lượng hay là chết” trongsân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt, khôngkhoan nhượng với mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường Chính vì thế đòi hỏi các doanhnghiệp phải nổ lực nhiều hơn và áp dụng khôn ngoan những kinh nghiệm của các nước pháttriển để ngày càng tiến bộ và cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu
Vì thế việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượngmới, phù hợp với các doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách, là hướng đi tất yếu để tồn tại.Nhận thức được điều đó, những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường áp dụngcác hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mà phổ biến nhất hiện nay chính là hệ thống quản lýchất lượng ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vựcquản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cungcấp (nhà sản xuất), đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng, ápdụng hệ thống xây dựng và đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện
để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định củachất lượng trước khi ký hợp đồng ISO 9000 đã đưa ra các chuẩn mực một hệ thống chất lượng
và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày nội dung chính về cơ sở lý luậncủa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và việc áp dụng ISO 9000 ở một số doanh nghiệp ởViệt Nam cùng với những thành công mà hệ thống này đã mang lại
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM ISO
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
- Thuyết trình
- Làm Prezi
- Quy trình QMS
- 8 nguyên tắc cơ bản
- 8 nguyên tắc cơ bản
- So sánh các phiên bản ISO
- Làm phần công ty áp dụng
- 8 nguyên tắc cơ bản
Trang 5I Tổng quan về hệ thống chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000
1 ISO 9000 là gì?
Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for standardization) ISOđược thành lập năm 1947, có trụ sở chính tại Geneve, Thụy Sĩ ISO có khoảng hơn 200 ban kỹthuật có nhiệm vụ biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn Cho đến nay ban hành hơn 13.600tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn quản lý Tiêu chuẩn ISO do ban
kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi ba lần vào năm 1994, 2000,
2008 Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng hơn 180 nước trong đó Việt Nam là thành viên chínhthức năm 1977
ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về quản lý chất lượng do tổchức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống chất lượng
và có thể áp dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn quy định
kỹ thuật về sản phẩm
2 Các phiên bản của ISO 9000.
2.1 Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000
Phiên bản năm
1994
Phiên bản năm
ISO 9001: 1994 ISO 9001: 2000
(gồm ISO9001 /9002/ 9003)
Trang 610011:1990/1
môi trường
2.2 Phân biệt giữa các phiên bản ISO
2.2.1 Những thay đổi chủ yếu của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004
Cấu trúc được định hướng theo quá trình và dãy nội dung được sắp xếp logic hơn.Quá trình cải tiến liên tục được coi là một bước quan trọng để nâng cao hệ thống quảntrị chất lượng
Nhấn mạnh hơn đến vai trò của lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả sự cam kết đối với việcxây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, xem xét các yêu cầu chế định và pháp luật,
và lập các mục tiêu đo được tại các bộ phận chức năng và các cấp thích hợp
Việc thực hiện phương pháp “các ngoại lệ được phép” đối với cá tiêu chuẩn đã đáp ứngđược một diện rộng các tổ chức và hoạt động
Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức phải theo dõi thông tin về sự thỏa mãn hay không thỏa mãncủa khách hàng Thông tin này được xem là một chất lượng của hoạt động của hệ thống
Giảm đáng kể số lượng thủ tục đòi hỏi
Thay đổi các thuật ngữ cho dể hiểu
Tương thích cao với hệ thống quản lý môi trường (Bộ ISO 14000)
Áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Chú ý đến các nhu cầu và quyền lợi của các bên quan tâm
Trang 72.2.2 Giữa ISO 9000 phiên bản 2000 và ISO 9000 phiên bản 1994
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 ban hành để khắc phục một số hạn chế của phiên bảnISO 9000: 1994 như: còn nhiều tiêu chuẩn cồng kềnh, thiếu nhất quán, áp dụng chủ yếu chosản xuất mà chưa đề cập đến các lĩnh vực khác, vấn đề cải tiến chất lượng không được cải tiếnliên tục, cấu trúc chưa thực sự phù hợp,
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 đã nhấn mạnh tới nhu cầu phải theo dõi sựthỏa mãn của khách hàng, theo sát các nguyên tắc của quản lý chất lượng, gần gũi hơn vớingười sử dụng với ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng Bộ tiêu chuẩn mới đảm bảo sự nhất quán giữatiêu chuẩn và hướng dẫn
Một số thay đổi của ISO 9000:2000 so với ISO 9000: 1994.
ISO 9000:2000, thay thế ISO 8402:1994, mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chấtlượng và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000, quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng khi một
tổ chức cần chứng tỏ năng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầucủa khách hàng và các yêu cầu chế định có thể áp dụng và nhằm nâng cao sự thỏa mãn củakhách hàng ISO 9001: 2000 đưa ra để thay thế cho ISO 9001/2/3:1994 do đó nó bao gồmnhững vấn đề chung nhất về quản lý chất lượng và nó có thể áp dụng được cho mọi loại hìnhdoanh nghiệp, mọi tổ chức, bám sát hơn với thực tế, với nền văn hoá chất lượng trong doanhnghiệp
Trong ISO 9001: 2000 hầu hết các tiêu chuẩn của ISO 9001/2/3:1994 đều được đưa vào
và đưa thêm một số yêu cầu mới được xác định rõ ràng hơn:
Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng
Cải tiến liên tục
Tăng cường tập chung vào các nguồn lực có sẵn
Trang 8Mở rộng khả năng đánh giá đối với hệ thống các quá trình và sản phẩm (bao gồm cảdịch vụ).
Phân tích dữ liệu đã được thu thập trong quá trình hoạt động của hệ thống quản lý chấtlượng
ISO 9004:2000, thay thế ISO 9004-1:1994, cung cấp các hướng dẫn xem xét cả tínhhiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng Mục đích của tiêu chuẩn này là cải tiếnkết quả thực hiện của một tổ chức và thỏa mãn khách hàng và các bên có liên quan khác
ISO 19011:2001, thay thế ISO 10011-1/2/3 cung cấp hướng dẫn về đánh giá các hệthống quản lý chất lượng và môi trường
2.2.3 Giữa ISO 9000 phiên bản 2008 và ISO 9000 phiên bản 2000
Phiên bản ISO 9001:2008 đã được tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO - ban hành vàongày 14/11/2008 Tiêu chuẩn mới, về cơ bản, không bao gồm yêu cầu mới nào so với tiêuchuẩn ISO 9001:2000, mà chỉ có một số chỉnh sửa về mặt từ ngữ, câu chữ và bổ sung chúthích để làm rõ hơn một số yêu cầu của tiêu chuẩn
Mục đích của việc rà xét tiêu chuẩn ISO 9001 là định rõ, làm sáng tỏ và cải thiện một
số điều của phiên bản 2000, gia tăng sự tương hợp với tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trườngISO 14001 (phiên bản 2004) và để dễ dàng tích hợp với những tiêu chuẩn ISO về hệ thốngquản lý (MSS, Management System Standard) khác
Phiên bản 2008 không đặt thêm đòi hỏi mới Nguyên tắc quản lý của tiêu chuẩn ISO
9000 (phiên bản 2005), cấu trúc và tiêu đề được giữ nguyên
Về hình thức, những thay đổi chính liên quan đến việc xác nhận quan điểm quá trình vàviệc gia tăng sự tương hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 (phiên bản 2004)
Về nội dung, phiên bản 2008 bao gồm:
Định rõ “những đòi hỏi của khách hàng, của luật lệ và riêng của xí nghiệp” là những
“đòi hỏi mà sản phẩm phải thỏa mãn”
Trang 9Khái niệm “sản phẩm” được nới rộng thành “sản phẩm dành cho khách hàng hay dokhách hàng đòi hỏi”
Cụm từ “chất lượng sản phẩm” được thay thế bằng cụm từ “sự tương hợp với mọi đòihỏi liên quan đến sản phẩm”
Thêm khái niệm “quy trình ngoại hóa” (externalized process) và những đòi hỏi về quản
lý quy trình đó
Khi lấy quyết định về quản lý chất lượng, ban lãnh đạo không thể chỉ “ước lượng ảnhhưởng đến sự tương hợp với những đòi hỏi” mà còn phải định giá “độ rủi ro” những tác động
“Người đại diện về chất lượng của ban giám đốc” phải là “cán bộ của doanh nghiệp”
2.2.4 Tiêu chuẩn ISO 9004
Tiểu ban TC 176 của ISO nhận thấy rằng tiêu chuẩn ISO 9004 (phiên bản 2000) ít đượcbiết đến và khi áp dụng thì nhiều xí nghiệp và cơ quan kiểm định cho rằng tiêu chuẩn đó là vănbản hướng dẫn áp dụng ISO 9001 chứ không phải là những “đường lối chỉ đạo cải thiện hiệusuất” (guidelines for perfomance inprovements) Ngoài ra, phiên bản 2000 không còn phù hợpvới xu hướng tư duy hiện đại về quản lý rủi ro, sự sáp nhập những hệ thống quản lý phát triểnbền vững và quản lý toàn bộ
Khi rà lại tiêu chuẩn ISO 9004, ISO quyết định cắt đứt mọi liên hệ với ISO 9001
Áp dụng quyết định đó, tựa của tiêu chuẩn sẽ được đổi thành “Quản lý để một tổ chứcthành công bền vững - Đường lối tiếp cận bằng quản lý chất lượng” (Managing for thesustained success of an organization - A quality management approach) Cấu trúc và tiểu đềcủa ISO 9004 sẽ khác hẳn với cấu trúc và tiểu đề của ISO 9001
Về nội dung, Tiểu ban TC 176 khẳng định tiêu chuẩn ISO 9004 không có tính cách đòihỏi để dùng làm quy luật, hợp đồng hay chứng thực Như vậy, phiên bản 2009 sẽ không phải
là một tài liệu hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, một hệ quy chiếu mới về quản lý chấtlượng toàn bộ hay một bản hướng dẫn đường lối tiếp cận những phương pháp chưa qua thử
Trang 10lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược kết hợp với các cán bộ điều hành và giúp họ quản lý chấtlượng để thành công bền vững.
ISO 9004:2009 cung cấp hướng dẫn để cải tiến thường xuyên hiệu lực, hiệu quả và kếtquả hoạt động toàn diện của một tổ chức dựa trên phương pháp tiếp cận quá trình Tiêu chuẩntập trung vào việc đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên liên quankhác trong một thời gian một cách hài hòa, cân bằng
So với ISO 9001:2008, tiêu chuẩn nhằm đảm bảo quản lý chất lượng của sản phẩm vàdịch vụ cùng với việc tăng sự hài lòng của khách hàng, thì ISO 9004:2009 đưa ra ra một tầmnhìn rộng hơn về quản lý chất lượng, đặc biệt đối với việc cải tiến kết quả hoạt động Tiêuchuẩn sẽ rất hữu dụng đối với các tổ chức mà lãnh đạo cao nhất mong muốn vượt lên trênnhững gì có được từ ISO 9001, không ngừng cải tiến, cuối cùng là để đạt được sự hài lòng củakhách hàng và các cổ đông khác
ISO 9004:2009 giúp cho các tổ chức tăng chất lượng của sản phẩm và cung cấp dịch vụđến khách hàng của mình qua việc đẩy mạnh hoạt động tự đánh giá và xem đó như là mộtcông cụ quan trọng để tổ chức có thể:
So sánh đối chuẩn (benchmark) về mức độ hoàn thiện của mình, bao gồm sự lãnh đạo,chiến lược, hệ thống quản lý, nguồn lực và các quá trình
Nhận biết được các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
Nhận biết được các cơ hội để thực hiện cả cải tiến hoặc đổi mới, hoặc cả hai
Công cụ tự đánh giá có thể trở thành một yếu tố cốt lõi trong quá trình hoạch định chiếnlược ở bất cứ tổ chức nào
Jose Dominguez, một trưởng nhóm chịu trách nhiệm về ISO 9001 nhận xét: "Các mụctiêu về sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm được mở rộng trong ISO9004:2009 để đưa vào cả sự hài lòng của cả các bên quan tâm và kết quả hoạt động của tổchức Sự kết hợp của ISO 9001 và ISO 9004 sẽ cho phép bạn thu được nhiều lợi ích nhất từchính hệ thống chất lượng của bạn"
Trang 11ISO 9004:2009 thay thế cho ISO 9004:2000 Tiêu chuẩn mới đã có thay đổi đáng kể vềcấu trúc và nội dung so với phiên bản trước đó, dựa trên kinh nghiệm có được từ 8 năm thựchiện tiêu chuẩn trên toàn cầu và bổ sung thêm những thay đổi hướng vào việc cải thiện tínhnhất quán với ISO 9001 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác Một ví dụ về sự thay đổi(có thể xem là sự thay đổi quan trọng nhất) trong cấu trúc của ISO 9004 là, phần "thân" củatiêu chuẩn bắt đầu bằng một chương nhằm cung cấp hướng dẫn cách thức quản lý một tổ chứchướng đến sự thành công bền vững chứ không phải là để xây dựng một hệ thống quản lý chấtlượng.
Mặc dù ISO 9004:2009 bổ sung cho ISO 9001:2008 (và ngược lại), nó có thể được sửdụng độc lập lẫn nhau Tiêu chuẩn này không nhắm đến việc chứng nhận của bên thứ ba, yêucầu luật định, hoặc nhằm mục đích hợp đồng, cũng không phải là để hướng dẫn thực hiện ISO9001:2008 Để giúp cho người sử dụng có được điều tốt nhất từ việc sử dụng tiêu chuẩn, mộtphụ lục sẽ cung cấp sự tương quan đối chiếu từng điều khoản của ISO 9001:2008 và ISO9004:2009
3 Các bước áp dụng ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước: Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng Bước đầu tiên khi bắt tay
vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phải thấy được
ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướngcho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợcho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000:2000 Việc áp dụng ISO 9000 có
thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho cóhiệu quả Nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo vàđại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9000 Cần bổ nhiệm đại diện củalãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000
và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng
Trang 12Bước 3: Ðánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn Ðây là bước
thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trongtiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức
đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạchchi tiết để thực hiện
Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổsung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000 Thực hiện những
thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợpvới tiêu chuẩn ISO 9000 Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví
dụ như:
Xây dựng sổ tay chất lượng
Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan
Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Bước 5: Đào tạo nhận thức ISO 9000 cho lãnh đạo và cán bộ nhân viên.
Bước 6: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000.
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệuquả của hệ thống Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã đượcviết ra
Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ
mà thủ tục đã mô tả
Trang 13Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt độngkhắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 7: Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận Việc chuẩn bị cho đánh
giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
Ðánh giá trước chứng nhận: Ðánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thốngchất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệuquả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục Việc đánh giá trước chứng nhận cóthể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện
Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổchức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêuchuẩn phù hợp ISO 9000 Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhaukhông phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào đểđánh giá và cấp chứng chỉ
Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa
chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty
Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận Ở giai đoạn này cần tiến hành
khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện, đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạtđộng theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng củacông ty
4 Cấu trúc và nội dụng cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2008
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tập hợp các Tiêu chuẩn quốc tế chính thức (InternationalStandards), các Quy định kỹ thuật (Technical Specifications), các Báo cáo kỹ thuật (TechnicalReports), các sổ tay thực hành (Handbooks) và các tài liệu dựa trên nền tảng thông tin trênwebsite về quản lý chất lượng
Trang 14Ủy ban Kỹ thuật số 176 của tổ chức ISO (ISO/TC 176) và các Tiểu ban thuộc TC 176
có trách nhiệm phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Quá trình phát triển bộ tiêu chuẩn dựa trênnền tảng là sự đồng thuận của các chuyên gia công nghiệp và chất lượng được chỉ định bởi các
cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, và đại diện cho nhiều bên liên quan khác nhau
Dưới đây là các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:
Để đạt được giá trị mong đợi, tổ chức cần sử dụng các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêuchuẩn ISO 9000 theo cách thức tích hợp tối đa Đầu tiên, đối tượng sử dụng cần tham khảotiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) để trở nên quen thuộc với các khái niệm vàngôn ngữ được sử dụng, trước khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để đạt được kết quả hoạtđộng cao nhất Tiếp đó, các phương pháp thực hành được nêu trong ISO 9004:2009 có thểđược vận dụng để làm cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trở nên hiệu lực và hiệuquả hơn trong việc đạt được các mục đích và mục tiêu kinh doanh
Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) là tiêu chuẩn cung cấp các cơ sở, nềntảng và từ vựng được sử dụng trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000, giúp người
sử dụng tiêu chuẩn có thể hiểu được các yếu tố cơ bản của quản lý chất lượng được mô tảtrong các tiêu chuẩn khác nhau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 9000:2005 cũng giới thiệu về
8 Nguyên tắc của quản lý chất lượng, và nhấn mạnh đến việc áp dụng phương pháp tiếp cậntheo quá trình để đạt được sự cải tiến liên tục
Trang 15Các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hoàn toàn tương thích nhau, có thể được sử dụngriêng rẽ hoặc kết hợp nhau để đáp ứng hoặc vượt sự mong đợi của khách hàng và các bên quantâm Cả hai tiêu chuẩn áp dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình Các quá trình được nhậnbiết khi chúng bao gồm một hoặc nhiều hoạt động đòi hỏi cần có các nguồn lực và phải đượcquản lý để đạt được các kết quả đầu ra mong đợi Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp trởthành đầu vào của quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của cả một hệthống các quá trình Bên cạnh đó, hai tiêu chuẩn này còn được xây dựng nhằm cho phép tổchức có thể liên kết chúng với các hệ thống quản lý khác (ví dụ: quản lý môi trường), hoặc vớicác yêu cầu cụ thể theo từng lĩnh vực (như ISO/TS 16949 trong lĩnh vực ô tô) và hỗ trợ cho tổchức đạt được sự thừa nhận qua các chương trình giải thưởng ở quy mô quốc gia hoặc khuvực.
ISO 9004:2009 đưa ra các hướng dẫn nhằm đạt được các mục tiêu của một hệ thốngquản lý chất lượng rộng hơn so với các mục tiêu từ việc thực hiện ISO 9001, đặc biệt trongviệc quản lý nhằm đạt được sự thành công bền vững của một tổ chức ISO 9004:2009 đượcxem như là hướng dẫn đối với các tổ chức, ở đó lãnh đạo cao nhất mong muốn mở rộng các lợiích có được từ ISO 9001 bằng cách theo đuổi sự cải tiến liên tục một cách có hệ thống các kếtquả hoạt động tổng thể của tổ chức Tuy nhiên, ISO 9004:2009 không nhằm đến mục đíchchứng nhận hoặc hợp đồng
Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 đề cập đến việc đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng
và hệ thống quản lý môi trường Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chương trình đánhgiá, việc thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ hoặc đánh giá chứng nhận, và thông tin về yêucầu năng lực đối với chuyên gia đánh giá ISO 19011 đưa ra thông tin tổng quan về việc mộtchương trình đánh giá sẽ được triển khai ra sao, và các cuộc đánh giá hệ thống quản lý sẽ diễn
ra như thế nào Các cuộc đánh giá có hiệu quả sẽ đảm bảo rằng một hệ thống quản lý chấtlượng/ môi trường đang được thực hiện sẽ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001/ISO 14001
Trang 165 Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ:
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty
Trách nhiệm của lãnh đạo:
Cam kết của lãnh đạo
Định hướng bởi khách hàng
Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh
Tiến hành xem xét của lãnh đạo
Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
Kiểm soát thiết kế
Kiểm soát mua hàng
Trang 17Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Kiểm soát thiết bị đo lường
Đo lường phân tích và cải tiến.
Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
Đánh giá nội bộ
Theo dõi và đo lường các quá trình
Theo dõi và đo lường sản phẩm
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Phân tích dữ liệu
Hành động khắc phục
Hành động phòng ngừa
6 Những điều kiện áp dụng thành công ISO 9000
Lãnh đạo doanh nghiệp: cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chấtlượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thànhcông trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000
Yếu tố con người: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công tyđối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định
Trình độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò quantrọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có thể áp dụngcho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bịcông nghệ Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thìviệc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn
Trang 18Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việcphải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.
Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đây không phải là một điều kiện bắtbuộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các tổ chức, công ty
7 Lợi ích của việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Cải thiện uy tín của doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng củadoanh nghiệp
Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu củakhách hàng của doanh nghiệp
Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả
Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và cácphản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống
Các nhân viên được đào tạo tốt hơn
Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạothích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo
Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại
ít hơn
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
Được sự đảm bảo của bên thứ ba
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá
Trang 198 Ý nghĩa của bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công bố năm
1987 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt động tiêuchuẩn và chất lượng trên thế giới nhờ nội dung thiết thực của nó và ở sự hưởng ứng rộng rãi,nhanh chóng của nhiều nước, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp Trong lịch sử phát triển
50 năm của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì bộ tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn quốc tế
có tốc độ phổ biến áp dụng cao nhất, đạt được kết quả chung rộng lớn nhất
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảmbảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sảnsuất) Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệthống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện mà bên mua có thể căn
cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượngsản phẩm trước khi ký hợp đồng ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chấtlượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và dịch vụ ISO
9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thíchhợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn
II Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000
1 Cơ cấu tổ chức của ISO.
Đại Hội đồng: họp toàn thể mỗi năm một lần
Hội đồng ISO: gồm 18 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra
Ban Thư ký Trung tâm: thực hiện chức năng Thư ký vụ cho Đại Hội đồng và Hội đồngtrong việc quản lý kỹ thuật, theo dõi các vấn đề thành viên, hỗ trợ kỹ thuật cho các Ban kỹthuật và Tiểu ban kỹ thuật, chịu trách nhiệm về xuất bản, thông tin, quảng bá và chương trìnhcho các nước đang phát triển
Các Ban chính sách phát triển gồm có: Ban Đánh giá sự phù hợp - CASCO; Ban Pháttriển - DEVCO; Ban Thông tin - INFCO; Ban Chất chuẩn - REMCO; Ban Chính sách người
Trang 20Hội đồng Quản lý Kỹ thuật (TMB): tổ chức và quản lý hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêuchuẩn.
Các Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn: hiện nay, ISO có 2859 cơ quan kỹ thuật bao gồm 186 Ban
Kỹ thuật, 576 Tiểu ban Kỹ thuật, 2057 Nhóm Công tác và 40 Nhóm Nghiên cứu (số liệu năm1999) để tiến hành nghiên cứu và soạn thảo các tiêu chuẩn và các hướng dẫn của ISO
Các Ban cố vấn
Hiện có khoảng 30.000 các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà quản lý, cơ quan chính phủ,các nhà công nghiệp, người tiêu dùng, đại diện cho các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia thànhviên tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các chính sách phát triển của ISO
Hiện có trên 500 tổ chức quốc tế có quan hệ với các cơ quan kỹ thuật của ISO
Tính đến hết năm 2000, ISO đã ban hành được trên 12000 tiêu chuẩn quốc tế ISO vàcác xuất bản phẩm khác (hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, v.v )
Việt Nam tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này Đếnnay, Việt Nam là thành viên P (thành viên tham gia) của 5 Ban Kỹ thuật và thành viên O