Đối với cơ quan quản lý bảo hiểm

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

3.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật hiện tại về KDBH để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này theo hướng đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục hành chính, phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; đảm bảo sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường; nâng cao các yêu cầu về năng lực tài chính và quản trị điều hành của DNBH .

Bổ sung, xây dựng các quy định mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm cũng như yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định còn chồng chéo giữa hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác (Bộ Luật dân sự, Luật cạnh tranh, Luật xây dựng, Luật hàng hải...) để hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cho đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản luật.

Nghiên cứu, xây dựng các chính sách về thuế đối với hoạt động KDBH (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...) phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cạnh tranh với doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài

Cơ quan quản lý cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế ưu đãi về đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH, trong đó đặc biệt chú trọng tới các cơ chế tạo điều kiện kết nối, liên thông hoạt động đầu tư của các DNBH với thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác.

Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chế độ liên quan đến các loại hình bảo hiểm được Nhà nước khuyến khích phát triển vì mục đích an sinh xã hội (bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm cho các đối

tượng có thu nhập thấp...) trên cơ sở tổng kết, đánh giá các chương trình thực hiện thí điểm.

Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các chế độ bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách. Đồng thời, mọi quy định pháp lý về bảo hiểm bắt buộc nên được quy định rõ ràng trong một số văn bản pháp luật nhất định đảm bảo tính dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn và việc thi hành luật được chặt chẽ hơn.

Tiếp tục nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính.

Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự để các DNBH có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường.

3.4.1.2. Phát triển thị trường

Chính phủ cần có những nghiên cứu kỹ thêm, xây dựng các dự án thí điểm, tạo cơ chế chính sách phù hợp với sự hỗ trợ của nhà nước để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bảo hiểm cho người nghèo, đảm bảo mọi người dân đều được đáp ứng nhu cầu bảo hiểm. Về hệ thống kênh phân phối, cho phép các DNBH xây dựng và hoàn thiện hệ thống các kênh phân phối phù hợp với từng mức độ phức tạp của sản phẩm bảo hiểm, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân đồng thời tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm:

Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, chuẩn hoá các thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm của toàn ngành.

3.4.1.3. Tăng cường năng lực giám sát của cơ quan quản lý nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tổ chức và cơ chế tài chính của cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm trên cơ sở tự chủ về tài chính (thu phí giám sát, thu phí đào tạo…) để tổ chức, phát triển một bộ máy quản lý nhà nước hiệu quả.

Tăng cường phương thức quản lý thông qua các chỉ tiêu về hoạt động của doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật:

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý, giám sát:

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát TTBH 3.4.1.4. Hoàn thiện thị trường tài chính

Trong bối cảnh phát triển này, sự cải thiện của thị trường chứng khoán, việc cải thiện các quy định pháp lý, nỗ lực của các công ty bảo hiểm cần phải được tiến hành đồng thời.

3.4.1.5. Đào tạo nhân lực cho thị trường bảo hiểm

Chuẩn hoá công tác đào tạo ngay tại các trường đại học là cần thiết, giúp cho khoảng cách giữa kiến thức sinh viên học được ở trường và công việc thực tế giảm xuống.

Cần phải có việc đào tạo của toàn ngành bảo hiểm, từ cán bộ của cơ quan quản lý, đội ngũ lãnh đạo của các DNBH, đại lý, môi giới, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của ngành là một nhu cầu cần cấp thiết.

Chuyên biệt hoá các loại chứng chỉ đại lý.

3.4.1.6. Xây dựng hệ thống thống kê bảo hiểm và cơ chế cung cấp thông tin cho các DNBH để cơ quan quản lý có thể hỗ trợ DNBH một cách hiệu quả nhất, cơ quan quản lý cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

Nghiên cứu khả năng áp dụng phương thức quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro thông qua các yếu tố cảnh báo sớm, các chỉ tiêu, tiêu chí xếp hạng hoặc phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro là một yêu cầu cần thiết.

3.4.1.7. Nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm thông qua những hoạt động phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng để từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)