Khuyến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)

- Tích cực vận động các DNBH tăng cường phối hợp trong công tác khai thác bảo hiểm và sử dụng đại lý bảo hiểm, nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Tăng cường phạm vi hợp tác theo chiều rộng lẫn chiều sâu giữa các DNBH

- Xem xét, sửa đổi bổ sung Điều lệ của HHBH theo hướng khuyến khích các DNBH tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các DNBH với Hiệp hội; xây dựng cơ chế xử phạt các thành viên không tuân thủ đúng nghĩa vụ và trách nhiệm quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về KDBH, các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm và các chính sách bảo hiểm của nhà nước.

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan quản lý nhà nước về KDBH và các DNBH để tháo gỡ khó khăn của các DNBH, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong hoạt động KDBH phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệp hội cần chuyên môn hoá sâu cán bộ của mình nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng nhanh của thị trường đồng thời hướng tới tách thành hai Hiệp hội riêng biệt nhân thọ và phi nhân thọ.

- Tiến hành các cuộc khảo sát thực tế cũng như các hội thảo làm diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi ý kiến, và từ đó có những phản biện chính xác với cơ quản quản lý. Đồng thời tích cực phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và các DNBH để xây dựng cơ chế chính sách trong hoạt động KDBH.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế, ngành bảo hiểm đã đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP (từ từ chỗ 1,45% GDP năm 2003 lên 1,94% GDP năm 2010) và góp phần to lớn vào ổn định tài chính cho các tổ chức, cá nhân, tăng cường huy động vốn tiết kiệm cho đầu tư, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm vẫn còn rất hạn chế. Trên cơ sở mô hình lý thuyết về năng cực cạnh tranh của Micheal Porter, kết hợp giữa phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và điều tra khảo sát, luận văn đã làm rõ một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, tổng quát những nhóm yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm để làm khung khổ phân tích cho trường hợp ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, từ thực tiễn phát triển ngành bảo hiểm của Trung Quốc và Ấn Độ, luận văn cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm.

Thứ hai, luận văn đã đánh giá được tác động tích cực của ngành bảo hiểm Việt Nam đối với nền kinh tế và xã hội thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm, số lượng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế...Đặc biệt, thông qua tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi tại một số quận huyện trong thành phố Hà Nội, cùng với phương pháp đánh giá đã được đưa ra ở phần lý thuyết, luận văn đã trình bày được những vấn đề cơ bản về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm.

Thứ ba, trước những cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cùng với những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của ngành bảo hiểm.

Luận văn được trình bày với hy vọng đóng góp phần nào vào việc đưa ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cùa ngành bảo hiểm Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, quá trình điều tra bằng bảng hỏi chỉ được thực hiện ở một số khu vực hạn chế trong thành phố Hà Nội, do vậy, kết quả tiến hành bằng bảng hỏi mới chỉ đáp ứng một phần tiêu chí để đánh giá. Đây là những

hạn chế của luận văn, đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu hơn và cũng gợi mở cho tác giả hướng nghiên cứu tiếp để hoàn chỉnh đề tài này.

References Tiếng Việt

1. Bộ Công thương, (2000), Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ.

2. Bộ Tài chính, (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Thị trường bảo hiểm Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Các quy ước quốc tế trong ngành bảo hiểm mà Việt Nam tham gia (IAIS, Diễn đàn cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN)

4. Cục quản lý giám sát bảo hiểm, (2008, 2009, 2010), Bộ Tài chính, Bản tin bảo hiểm toàn cầu, Nxb Tài chính, Hà Nội

5. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược Cạnh tranh theo Lý thuyết của Michael Porter, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

6. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong WTO.

7. Hoàng Mạnh Cử (2007), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

9. Michael Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh - Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, Nxb Trẻ, Hà Nội.

10. Michael Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, Hà Nội.

11. Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Lan Hương (2008), Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam, Diễn đàn kinh tế và tài chính.

12. Nguyễn Hải Đường (2007), Một số giải pháp phát triển thị trường Bảo hiểm Nhân thọ ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội

14. Nguyễn Như Tiến, (2005), Thị trựờng bảo hiểm và các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

15. Nguyễn Tiến Hùng, Võ Đình Trí, (2003), Báo cáo tình hình thị trường bảo hiểm Châu Mỹ La tinh và những kinh nghiệm có thể ứng dụng cho Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Thái Bá Cẩn và cộng sự (năm 2005), Báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh:

17. Sathe, A. (2009), General Insurance Industry in Iindia, Deloitte.

18. AU Hoi Ying, Andrea (2009), Investors’ diversity, diversification strategy and firm performance, an empirical test in China; Hong Kong Baptist, Hong Kong.

19. Giuseppe DE FEO1 and Jean HINDRIKS (10/2009), Harmful competition in the insurance market; the University Of St. Gallen Germany.

20. Harold D. Skipper, (2001), “Insurance in the General Agreement on Trade in services”, American Enterprise Institute for Public Policy Research.

21. Harold D. Skipper, C.V. Starr, J. Mark. Robinson, (2000), “Liberation of Insurance market: Issues and Concerns”, OECD. market: Issues and Concerns”, OECD.

22. John A Cooke, Harold D. Skipper, (2008), “An Evaluation of US Insurance Regulation in a Competitive Word Insurance Market, International Finance Services London (IFSL).

23. Michael Luhnen (2009), “Efficiency and Competition in Insurance Markets”,

24. Tapen Sinha, (2005), “An Analysis of the Evolution of Insurance in India”, Centre for Risk and Insurance Studies (CRIS), University of Nottingham, England.

25. Tapen Sinha, (2005), “The India Insurance Industry: Challenges and Prospects ”, University of Nottingham, England.

Internet

26. Brief History Of China's Insurance Industry (2010),

http://www.economywatch.com/insurance/china-insurance-industry.html

27. China Insurance Market Review (2008),

28. http://www.asiaing.com/china-insurance-market-review-major-changes-rapid- growth.html

29. Insurance Company (2011),

http://business.mapsofindia.com/insurance/.

30. Nguyễn Vân Anh (2011), Phát triển lành mạnh và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam,

http://www.mof.go...n/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_preview?p_page_url =http%3A%2F%2Fwww.of.go...n%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Fmof_vn%2F15397 81&p_itemid=36862571&p_siteid=33&p_persid=2177014&p_language=vi

31. Song Hà (2011), Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều tiềm năng, http://www.webbaohiem.net/th%E1%BB%8B-tr/5653-thi-truong-bao-hiem- nhan-tho-viet-nam-con-nhieu-tiem-nang.html

32. Phùng Khắc Lộc (2007), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí phát triển kinh tế (213).

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/27/3695/

33. Vũ Hoàng (2010), Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm 2010,

http://www.baohiem.vn/index.php/vi/tin-tuc/tin-tuc-bao-hiem/171-canh-tranh- khoc-liet-tren-thi-truong-bao-hiem-2010?layout=detail

34. Vũ Quốc Bình, Nguyễn Thế Hùng (2005), Khả năng Cạnh tranh của Dịch vụ bảo hiểm tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp,

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)