1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Đối Thoại Trong Quá Trình Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Từ Thực Tiễn Tại Tỉnh Vĩnh Long.doc

70 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Thoại Trong Quá Trình Giải Quyết Vụ Án Hành Chính - Từ Thực Tiễn Tỉnh Vĩnh Long
Tác giả Nguyễn Văn Điều
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
Trường học Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,87 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 6 (12)
    • 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (12)
      • 1.1.1 Khái niệm đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (12)
      • 1.1.2 Đặc điểm của đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (15)
      • 1.1.3 Ý nghĩa của đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (20)
    • 1.2 Đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam (22)
      • 1.2.1 Các trường hợp Toà án tổ chức đối thoại (22)
      • 1.2.2 Thời điểm tổ chức đối thoại (23)
      • 1.2.3 Nguyên tắc đối thoại (24)
      • 1.2.4 Thành phần tham gia đối thoại (25)
      • 1.2.5 Trình tự tiến hành đối thoại (26)
      • 1.2.6 Kết quả của đối thoại và xử lý kết quả đối thoại (27)
  • CHƯƠNG 2............................................................................................................ 26 (32)
    • 2.1 Thực tiễn đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long 26 (32)
      • 2.1.1 Những kết quả đạt được của thực tiễn đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long (32)
      • 2.1.2 Những hạn chế của thực tiễn đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính tại tỉnh Vĩnh Long (35)
      • 2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính về đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (52)
      • 2.2.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long (55)

Nội dung

6

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

1.1.1 Khái niệm đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước có thể ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính mang tính đơn phương nhưng có tính chất bắt buộc thi hành đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan Việc sử dụng quyền lực nhà nước, áp đặt ý chí nhà nước của chủ thể quản lý luôn chứa đựng khả năng xuất hiện sự phản kháng của đối tượng quản lý Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm từ các quyết định hành chính, hành vi hành chính, đối tượng bị quản lý có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ đó làm phát sinh vụ án hành chính và quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Toà án.

“Vụ án” theo Từ điển tiếng Việt là “việc, sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết” 1 Theo Từ điển Luật học, vụ án là “một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra Toà án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết” 2 VAHC là vụ việc phát sinh từ tranh chấp hành chính giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về tính hợp pháp của các hình thức quản lý nhà nước Đó là tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động hành chính nhà nước 3 Dưới góc độ lý luận, VAHC là “vụ việc

1Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.1130.

2Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr.860.

3Nguyễn Ngọc Hoà – Chủ biên, Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học

Luật Hành chính, Luật TTHC, Luật uốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 124-125. tranh chấp hành chính được Toà án có thẩm quyền thụ lý theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” 4 hoặc là “vụ việc tranh chấp hành chính được

Toà án có thẩm quyền giải quyết theo yêu cầu khởi kiện hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính” 5 Bên cạnh đó, VAHC còn được hiểu là “vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri theo quy định của pháp luật và được Toà án thụ lý giải quyết” 6 Qua các khái niệm này có thể nhận thấy, VAHC là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện VAHC yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và được Toà án thụ lý giải quyết.

Theo Từ điển tiếng Việt, “giải quyết” là làm cho không còn thành vấn đề nữa 7 Vì thế, giải quyết VAHC là hoạt động nhằm đưa ra kết quả về tính có căn cứ trong các yêu cầu khởi kiện và tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện Quá trình giải quyết VAHC có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, tuy nhiên, là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, hoạt động giải quyết vụ án phải do Toà án thực hiện.

Do đó giải quyết VAHC là việc Toà án theo thủ tục tố tụng hành chính xem xét và phán quyết về tính có căn cứ trong các yêu cầu khởi kiện và tính hợp pháp của các đối tượng khởi kiện VAHC theo quy định của pháp luật Xét về phương diện hình thức, giải quyết VAHC được thể hiện thông qua các giai đoạn của tố tụng hành chính bao gồm: khởi kiện VAHC, thụ lý, xét xử VAHC.

4Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật TTHC Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.217.

5Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giáo trình Luật TTHC Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.250.

6Lê Thị Mơ (2014), Người khởi kiện trong VAHC, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.8.

7Viện ngôn ngữ học (2008), Tlđd (1), tr.388.

“Đối thoại” theo Từ điển tiếng Việt, là việc nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau hoặc là việc bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết các vấn đề tranh chấp 8 Như vậy, trong quá trình giải quyết VAHC, đối thoại là việc gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các bên đương sự, đặc biệt là giữa người khởi kiện và người bị kiện để hiểu rõ và thống nhất xác định sự thật khách quan của vụ việc tranh chấp, biết được quan điểm của nhau về vụ việc và cùng tìm ra một giải pháp để giải quyết tranh chấp đó Về mặt lý luận, khái niệm đối thoại trong quá trình giải quyết VAHC đã được một số công trình nghiên cứu tiếp cận ở những khía cạnh và nội dung khác nhau Dưới góc độ là một hoạt động, đối thoại là hoạt động do Toà án tiến hành trong giải quyết VAHC, giúp các đương sự gặp gỡ, trao đổi với nhau về nội dung tranh chấp, yêu cầu của các bên tranh chấp nhằm xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, từ đó các bên tranh chấp có thể tìm kiếm một giải pháp để giải quyết tranh chấp, kết quả đối thoại không có giá trị bắt buộc đối với bên nào 9 Tiếp cận trên phương diện mục đích của đối thoại, đối thoại được hiểu là việc gặp gỡ, trao đổi thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau giữa các bên trong đó bao gồm chủ thể chịu sự quản lý hành chính nhà nước, chủ thể quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và những chủ thể khác có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp để các bên hiểu rõ và thống nhất xác định sự thật khách quan của vụ việc tranh chấp, biết được quan điểm của nhau về vụ việc và cùng tìm ra một giải pháp để giải quyết tranh chấp đó 10 Các khái niệm trên đã thể hiện cụ thể mục đích, nội dung của đối thoại trong tố tụng hành chính Tuy nhiên, mục đích của đối thoại không nhằm xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện từ đó giúp các bên tìm kiếm một giải pháp để giải quyết tranh chấp hành

8Viện ngôn ngữ học (2008), Tlđd (1), tr 338.

9Nguyễn Thị Hồng Trang (2013), Đối thoại trong tố tụng hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr 12.

10 Trần Sỹ Dương (2016), Đối thoại trong giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 16-17. chính Đối thoại là để các bên đương sự hiểu rõ hơn về nội dung tranh chấp, về quan điểm, lý lẽ của các bên và nếu họ tự nhận ra sai lầm, thiếu sót và rút đơn khởi kiện hoặc tự động khắc phục, sửa chữa thì hiệu quả hơn là cần một phán quyết và bị cưỡng chế thực hiện 11 Theo quy định của pháp luật TTHC hiện hành, đối thoại được xác định là một thủ tục bắt buộc Toà án phải tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm Nếu các bên đối thoại thành công, Toà án sẽ ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ việc giải quyết VAHC.

Như vậy, đối thoại là một thủ tục trong quá trình giải quyết VAHC do Toà án tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật TTHC quy định nhằm giúp cho các bên đương sự nắm bắt, hiểu rõ về yêu cầu khởi kiện, đối tượng khởi kiện, lập luận, lý lẽ của nhau từ đó đưa ra các cách thức xử lý về việc giải quyết VAHC theo quy định của pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm của đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính Thứ nhất, đối thoại là một thủ tục trong tố tụng hành chính

Quá trình giải quyết VAHC trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với những thủ tục tương ứng Trong đó, chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC là giai đoạn quan trọng để các chủ thể tố tụng chuẩn bị những điều kiện cần thiết đưa vụ án ra xét xử công khai tại phiên toà sơ thẩm Trong giai đoạn này, Toà án có trách nhiệm tổ chức phiên họp đối thoại để các bên đương sự thống nhất về việc giải quyết VAHC Đó là một thủ tục bắt buộc trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật. Đối thoại trong tố tụng hành chính có nội dung, tính chất khác nhau qua các văn bản pháp luật TTHC các thời kỳ Trong đó, theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VAHC 12 , “trong quá trình giải quyết VAHC, Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” Đến Luật

TTHC năm 2010, chế định “đối thoại” được chính thức ghi nhận Theo Điều 12 của

11 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật TTHC, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.71.

12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VAHC năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006.

Luật TTHC năm 2010, “trong quá trình giải quyết VAHC, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án” Việc thay thế thuật ngữ “thoả thuận” bằng “đối thoại” là nhằm đảm bảo cho quy định này phù hợp với bản chất của quan hệ pháp luật hành chính 13 Tuy nhiên, do không được quy định rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về đối thoại theo quy định của Luật TTHC năm 2010 Có một số quan điểm cho rằng đối thoại mang tính chất tuỳ nghi, không là thủ tục bắt buộc Toà án có trách nhiệm thực hiện trong quá trình giải quyết VAHC 14 Trong khi đó, có quan điểm cho rằng đối thoại là hoạt động bắt buộc các bên trong VAHC phải tiến hành trong quá trình Toà án giải quyết VAHC 15 Khắc phục hạn chế này, Luật TTHC năm 2015 đã quy định cụ thể về đối thoại trong tố tụng hành chính Theo Điều 20 của Luật TTHC năm 2015, Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này Nội dung này được cụ thể hoá tại Chương X của Luật TTHC về thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử Vì thế, theo quy định hiện hành, đối thoại được khẳng định là một thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử VAHC trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án về khiếu kiện danh sách cử tri và vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn.

Thứ hai, đối thoại trong quá trình giải quyết VAHC do Toà án tiến hành đối với hầu hết các VAHC. Đối thoại được xem là một trong các nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính Là cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong đó, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Việc tổ chức đối thoại trong

13 Trần Thị Tố Thu (2012), “Đối thoại trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 01, tr. 9.

14 Phạm Văn Giòn (2013), “Những vấn đề rút ra từ công tác kiểm sát việc giải quyết VAHC trong lĩnh vực thuế và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính”, Tạp chí Kiểm sát, số 8, tr.39; Trần Dương Công (2013), “Một số vấn đề cần trao đổi về cơ chế đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính”,

Tạp chí Kiểm sát, số 16, tr 13;

15 Lê Thu Hằng (2011), “Đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính”, Tạp chí Nghề luật, số 4, tr.25. giai đoạn này là trách nhiệm của Toà án nhằm bảo đảm thủ tục đối thoại được thực hiện đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và tính pháp lý của đối thoại Toà án chủ động triệu tập các đương sự tham gia đối thoại trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Cuộc họp đối thoại sẽ do Thẩm phán chủ trì. Trong quá trình đối thoại, Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Kết quả đối thoại do Toà án tiến hành là văn bản tố tụng có tính chất pháp lý ràng buộc đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.

Đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam

Đối thoại là nội dung quan trọng được pháp luật TTHC ghi nhận Qua quá trình phát triển của pháp luật TTHC Việt Nam, các quy định về đối thoại không ngừng được hoàn thiện Theo quy định của Luật TTHC năm 2015, đối thoại trong giải quyết VAHC bao gồm các nội dung sau đây:

1.2.1 Các trường hợp Toà án tổ chức đối thoại

Theo quy định tại Điều 20 của Luật TTHC năm 2015, Toà án có trách nhiệm tổ chức đối thoại Vì thế, trong quá trình giải quyết VAHC, Toà án phải tổ chức đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào Toà án cũng có trách nhiệm tổ chức đối thoại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật TTHC, Toà án sẽ không tiến hành thủ tục đối thoại đối với những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.

Tham gia đối thoại để thống nhất về việc giải quyết VAHC là quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng hành chính Nếu vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà các bên đương sự không thể tham gia đối thoại hoặc không có nhu cầu đối thoại, Toà án sẽ không có trách nhiệm tiến hành đối thoại Vì thế, theo quy định tại Điều 135 của Luật TTHC trong trường hợp người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, Toà án sẽ không tổ chức đối thoại Ngoài ra, đối với trường hợp đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng hoặc các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại là những vụ án không tiến hành đối thoại được Trong những trường hợp này Toà án sẽ không có trách nhiệm tổ chức đối thoại Bên cạnh đó, do thời gian giải quyết rất ngắn, Luật TTHC quy định Toà án không tổ chức đối thoại đối với khiếu kiện danh sách cử tri.

Như vậy, theo quy định của pháp luật TTHC hiện hành, Toà án có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi giải quyết các VAHC, trừ vụ án không tiến hành đối thoại được và vụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri Đây là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết các VAHC phải tiến hành đối thoại.

1.2.2 Thời điểm tổ chức đối thoại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật TTHC năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Theo khoản 4 Điều 138 của Luật TTHC năm

2015, phiên họp đối thoại được tổ chức sau khi tiến hành xong việc kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Quy định này nhằm giúp các bên nắm bắt được các tình tiết, tài liệu, chứng của vụ án, từ đó có các quyết định phù hợp tại phiên họp đối thoại Ngoài ra, việc quy định thời điểm tổ chức đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là hoàn toàn hợp lý Đây là giai đoạn các chủ thể của tố tụng hành chính chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc đưa vụ án ra xét xử công khai tại phiên toà Trong giai đoạn này, nếu các bên đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án sẽ làm vụ án kết thúc nhanh chóng, triệt để, qua đó tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các bên Như vậy, Toà án có trách nhiệm tổ chức đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được.

Trong trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn, nhằm rút ngắn về thời gian và đơn giản về thủ tục so với thủ tục thông thường, đối thoại không được tổ chức trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 của Luật TTHC, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 của Luật TTHC Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.

Bên cạnh trách nhiệm tổ chức đối thoại trong các trường hợp được pháp luật quy định, theo Điều 20 của Luật TTHC, Toà án còn tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật TTHC.

Vì thế, điểm đ khoản 1 Điều 187 của Luật TTHC, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên toà trong trường hợp các bên đương sự đề nghị tạm ngừng để các bên đương sự tự đối thoại Tại phiên toà phúc thẩm, theo Điều 238 của Luật TTHC, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng có quyền tạm ngừng phiên toà khi có căn cứ này.

Như vậy, Toà án có trách nhiệm tổ chức đối thoại trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri Đối với vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, thủ tục đối thoại được tiến hành tại phiên toà sơ thẩm Ngoài ra, đương sự có quyền tự đối thoại trong quá trình giải quyết VAHC theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm Trong các trường hợp này, Toà án phải tạo điều kiện để các đương sự tự đối thoại.

Thủ tục đối thoại được tiến hành tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 134 của Luật TTHC như sau:

Thứ nhất, bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự

Là thủ tục để các bên đương sự có cơ hội được gặp gỡ, trình bày, hiểu rõ về nội dung vụ việc, vì thế, thủ tục đối thoại phải được tiến hành công khai với sự tham gia của các đương sự Toà án phải có trách nhiệm triệu tập các đương sự tham gia phiên họp Ngoài ra, trong quá trình đối thoại các bên đương sự đều có quyền đưa ra quan điểm của mình, đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện Các bên đương sự không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Các bên đương sự phải lắng nghe ý kiến, đề xuất của bên cùng đối thoại để đưa ra các quyết định phù hợp Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các đương sự và những người tham gia tố tụng, Thẩm phán đưa ra kết luận đối thoại khách quan, đúng đắn.

Thứ hai, không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết

VAHC trái với ý chí của họ

Khi tham gia đối thoại, các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng Các bên bình đẳng trong việc đưa ra các quan điểm, đánh giá, đề nghị trong quá trình đối thoại Ngoài ra, đối thoại nhằm giúp cho các đương sự đi đến thống nhất với nhau về việc giải quyết VAHC trên cơ sở sự tự định đoạt của các đương sự Vì thế, trong quá trình tổ chức đối thoại, Thẩm phán chủ trì phiên họp đóng vai trò là người điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ các bên có sự nhận thức đúng đắn về đối tượng khởi kiện, yêu cầu khởi kiện Việc lựa chọn cách thức xử sự như thế nào phụ thuộc vào ý chí của các đương sự Không có bất cứ chủ nào được quyền ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết VAHC trái với ý chí của họ.

Thứ ba, nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Là thủ tục thể hiện sự tự do, ý chí của các bên đương sự về việc giải quyết VAHC, vì thế, nội dung đối thoại và kết quả đối thoại thành không trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội Để bảo đảm nguyên tắc này đòi h i các bên đương sự, đặc biệt là người khởi kiện phải có sự am hiểu quy định pháp luật để có thể đưa ra những nội dung thống nhất đúng quy định Ngoài ra, Thẩm phán cần giải thích đầy đủ, rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các đương sự, hậu quả pháp lý của đối thoại, các quy định khác có liên quan để các bên đương sự nắm bắt, đưa ra các quyết định phù hợp.

1.2.4 Thành phần tham gia đối thoại

Theo khoản 1 Điều 137 của Luật TTHC, thành phần tham gia phiên họp đối thoại gồm có Thẩm phán chủ trì phiên họp Thông thường, đó là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án Ngoài ra, phiên họp còn có Thư ký phiên họp với vai trò ghi biên bản phiên họp Phiên họp có sự tham gia của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự Trong trường hợp có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia phiên họp Đối với đương sự không sử dụng được tiếng Việt hoặc là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn bắt buộc phải có người phiên dịch tại phiên họp đối thoại Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp Như vậy, phiên họp đối thoại không có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân. Quy định này phù hợp với mục đích của đối thoại trong tố tụng hành chính Đó là việc gặp gỡ, trao đổi giữa các đương sự nhằm làm rõ tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện và yêu cầu khởi kiện.

Nhằm bảo đảm hiệu quả của đối thoại, các đương sự phải có mặt khi được Toà án triệu tập tham gia đối thoại Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật TTHC, trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.

1.2.5 Trình tự tiến hành đối thoại

26

Thực tiễn đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long 26

2.1.1 Những kết quả đạt được của thực tiễn đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giáp với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường) 18

Vĩnh Long là tỉnh có nền kinh tế, xã hội đang dần phát triển với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các tranh chấp trên các lĩnh vực có chiều hướng gia tăng, trong đó có các tranh chấp hành chính Trong thời gian qua, hoạt động giải quyết vụ án hành chính luôn nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị của tỉnh Vĩnh Long Hoạt động xét xử vụ án hành chính nói chung và hoạt động đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính nói riêng ngày càng hoàn thiện đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Trong thời gian qua, Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long luôn nỗ lực phấn đấu, tổ chức thực hiện tốt công tác xét xử.

Về công tác xét xử các VAHC, từ năm 2016 đến nay (đến ngày 31/10/2021), Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý 339 VAHC Trong đó đã giải quyết được

227 vụ án, chiếm tỷ lệ 66,96% 19 Cụ thể như sau:

18 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long (2019), Báo cáo tổng hợp kết quả dự án điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu tỉnh Vĩnh Long, tr 25.

19 Theo Báo cáo Công tác xét xử và phương hướng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long từ năm 2016-2021.

Bảng 2.1 Thống kê tình hình xét xử VAHC của Toà án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

NĂM CẤP TOÀ ÁN SỐ THỤ LÝ ĐÃ GIẢI QUYẾT

Hoạt động xét xử các VAHC đã góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia. Để các bên đương sự gặp gỡ, thống nhất về việc giải quyết VAHC, Toà án các cấp đều tổ chức đối thoại theo quy định của pháp Luật TTHC Nếu như trong năm 2018, có 2 vụ án được Toà án tổ chức đối thoại, đến năm 2019, số vụ án được tổ chức đối thoại là 35 vụ, năm 2020 là 29 vụ và năm 2021 là 8 vụ án 20 Trong đó, một số vụ án đã được đối thoại thành, giúp giải quyết tranh chấp hành chính một cách nhanh chóng, triệt để, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Bảng 2.2 Thống kê số VAHC đƣợc tổ chức đối thoại và kết quả đối thoại thành của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long từ năm 2018-2021

NĂM SỐ VAHC TỔ CHỨC KẾT QUẢ ĐỐI ĐỐI THOẠI THOẠI THÀNH

Trong quá trình tổ chức đối thoại, Thẩm phán thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật TTHC về trình tự, thủ tục tiến hành đối thoại như phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ

20 Theo Thống kê thụ lý và giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm ở Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long từ năm 2018-2021. án, để các đương sự liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Ngoài ra Thẩm phán còn giải thích quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 hướng dẫn chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, nhiều VAHC, qua đối thoại các bên đã thống nhất với nhau về việc giải quyết VAHC và thực hiện cam kết theo đúng quy định của pháp luật, từ đó Toà án đã ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ việc giải quyết vụ án Trong đó, điển hình như vụ án thụ lý số 06/2021/TLST-HC ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về “Khiếu kiện hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” giữa người khởi kiện là bà Cao NCL và người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện B, tỉnh Vĩnh Long Qua đối thoại, các đương sự đã thống nhất với nhau với các nội dung như sau: Bà L phải gửi đơn khiếu nại và Chủ tịch UBND huyện B phải thụ lý giải quyết khiếu nại theo quyết định của bản án số 346/2018/HC-PT ngày 29/8/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và quy định của Luật Khiếu nại Ngay sau khi nhận Thông báo thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện B, bà L sẽ rút đơn khởi kiện.

Ngày 05 tháng 7năm 2021 và ngày 25 tháng 8 năm 2021 Chủ tịch UBND huyện B và người khởi kiện đã thực hiện nội dung làm việc theo thoả thuận tại biên bản đối thoại ngày 01 tháng 7 năm 2021 Đã hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc người bị kiện đã thực hiện nội dung đối thoại thành và người khởi kiện đã nộp cho Toà án văn bản rút đơn khởi kiện, không có đương sự nào có ý kiến phản đối Vì thế, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra Quyết định số 07/2021/QĐST-HC công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án 21

2.1.2 Những hạn chế của thực tiễn đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Vĩnh Long

21 Quyết định số 07/2021/QĐST-HC ngày ngày 30 tháng 9 năm 2021 Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn đối thoại trong quá trình giải quyết VAHC ở tỉnh Vĩnh Long còn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể như:

Thứ nhất, số lượng VAHC tổ chức đối thoại còn tương đối thấp so với số lượng VAHC được Toà án các cấp thụ lý

Theo quy định hiện hành, đối thoại là thủ tục bắt buộc trong tố tụng hành chính trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được và khiếu kiện danh sách cử tri Theo số liệu thống kê tình hình xét xử hành chính và số VAHC có đối thoại ở Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Long cho thấy số vụ án được tổ chức đối thoại là khá ít Trong đó, năm 2018 Toà án các cấp thụ lý 68 VAHC nhưng chỉ có 2 vụ án tổ chức đối thoại Năm 2019 con số này lần lượt là 52 và 35 vụ án Năm 2020 Toà án thụ lý 47 vụ và đối thoại 29 vụ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ VAHC đối thoại thành còn tương đối thấp Trong đó, năm

2018, không có vụ án nào đối thoại thành công Năm 2019, VAHC đối thoại thành là 7/35 vụ, chiếm tỷ lệ là 20% Con số này trong năm 2020 là 2/29 vụ, chiếm tỷ lệ 6,9% và năm 2021 là 2/8 vụ, chiếm tỷ lệ 25% Trong những vụ án đối thoại thành, hầu hết là trường hợp người khởi kiện thông qua đối thoại đã tự nguyện rút đơn khởi kiện Từ năm 2018 đến nay, trong tổng số 13 vụ án đối thoại thành, chỉ có 3 vụ án các bên đương sự cùng cam kết và thực hiện cam kết được Toà án ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án.

Thứ hai, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành chưa phù hợp với quy định của pháp luật

Thông qua đối thoại, có các bên đương sự có thể thống nhất với nhau về việc giải quyết VAHC Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 140 của Luật TTHC năm 2015, trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung,thay thế, hủy b quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án. Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp Như vậy, Toà án chỉ có thể ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết VAHC khi người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy b quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện, sau đó cả người khởi kiện và người bị kiện cùng thực hiện cam kết trên Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số trường hợp Toà án ban hành quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án chưa đúng với quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Trần Sỹ Dương (2016), Đối thoại trong giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại trong giải quyết tranh chấp hành chínhở Việt Nam
Tác giả: Trần Sỹ Dương
Năm: 2016
16. Nguyễn Thị Hà (2017), Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Năm: 2017
17. Lê Thu Hằng (2011), “Đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính”, Tạp chí Nghề luật, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính”, "Tạp chí Nghề luật
Tác giả: Lê Thu Hằng
Năm: 2011
18. Nguyễn Thuý Hiền (2018), “Đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại tronggiải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính”, "Tạp chí Toà ánnhân dân
Tác giả: Nguyễn Thuý Hiền
Năm: 2018
19. Nguyễn Ngọc Hoà – Chủ bie n, Truờng Đại học Luạt Hà Nọi (1999), Từ điển giải thích thuạt ngữ luạt học – Luạt Hành chính, Luạt TTHC, Luạtuốc tế, Nxb Cong an nhan dan, Hà Nọi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển giải thích thuạt ngữ luạt học – Luạt Hành chính, Luạt TTHC, Luạt"uốc tế
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà – Chủ bie n, Truờng Đại học Luạt Hà Nọi
Nhà XB: Nxb Cong an nhan dan
Năm: 1999
20. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam
Tác giả: Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
21. Lê Thị Mơ (2014), Người khởi kiện trong vụ án hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người khởi kiện trong vụ án hành chính
Tác giả: Lê Thị Mơ
Năm: 2014
22. Nguyễn Thành Nhân (2016), “Thủ tục đối thoại trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục đối thoại trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015”, "Tạp chí Toà án nhân dân
Tác giả: Nguyễn Thành Nhân
Năm: 2016
23. Lê Việt Sơn, Vũ Thị Minh Thuý (2016), “Thủ tục đối thoại theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục đối thoại theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Lê Việt Sơn, Vũ Thị Minh Thuý
Năm: 2016
24. Trần Thị Tố Thu (2012), “Đối thoại trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại trong tố tụng hành chính
Tác giả: Trần Thị Tố Thu
Năm: 2012
25. Nguyễn Thị Hồng Trang (2016), Đối thoại trong tố tụng hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại trong tố tụng hành chính, Luậnvăn thạc sĩ luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Trang
Năm: 2016
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2014
28. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Tốtụng hành chính Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
Năm: 2019
29. Viẹn Ngon ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Viẹt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Viẹt
Tác giả: Viẹn Ngon ngữ học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2008
30. Viẹn Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luạt học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tu pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luạt học
Tác giả: Viẹn Khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tu pháp
Năm: 2006
31. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 225-228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cửu Việt
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
32. Nguyễn Hoàng Yến (2018), “Xử lý kết quả đối thoại trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12.C. Các Báo cáo, quyết định của Toà án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý kết quả đối thoại trong tố tụng hànhchính”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Hoàng Yến
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w