Trong quá trình thực hiện, để việc ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi vàhiệu quả đòi hỏi chủ thể ký kết hợp động nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRƯƠNG PHẠM DUY TIÊN
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI
TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
UẬN V N THẠC S UẬT HỌC
• • • •
Trang 2TP HỒ CH MINH N M 2019
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRƯƠNG PHẠM DUY TIÊN
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA
ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quyđịnh của Trường đại học Kinh tế - Luật Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghịTrường đại học Kinh tế - Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thànhcảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trương Phạm Duy Tiên
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Số vụ án về tranh chấp HĐMBHH so với các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại khác qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018
Trang 7MỤC ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP Ý DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP UẬT VIỆT NAM 6
1 1 Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1 1 1 Vai trò của nghĩa vụ trả tiền 6
1 1 2 Các hình thức trả tiền 6
1 1 3 Giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1 2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 9
1 2 1 Bu c th c hiện đ ng hợp đồng 9
1 2 2 Phạt vi phạm 10
1 2.3 Buộ c bồi thường thiệt hại 11
Kết luận Chương 1 14
CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 16
2 1 Tình hình th c hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại tỉnh Bến Tre 1
6 2 2 Các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và th c tiễn giải quyết tại Tòa án 18
2.2.1 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán liên quan đến chủ thể không có quyền giao kết hợp đồng 18
2.2.2 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán do các bên thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán không rõ ràng 28
Kết luận Chương 2 41
KẾT LUẬN 43
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam, không chỉ giới hạn trong các hoạt động mua bán hàng hóa mà cònchuyển sang các lĩnh vực khác như xúc tiến thương mại, đầu tư, cung ứng dịch vụ vàcác hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thànhviên của Tổ chức Thương mại Thế giới và tham gia các hiệp định thương mại tự do thìcàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nhiềulĩnh vực khác nhau phát triển, như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thươngmại liên quan đến sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác, tuy nhiên cũng đặt ra không ít khókhăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực, trình độ quản lý, am hiểu
về quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế nhằm tham gia “sân chơi” chung là thươngmại hàng hóa toàn cầu
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, đó là sự thỏathuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ muabán Trong quá trình thực hiện, để việc ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi vàhiệu quả đòi hỏi chủ thể ký kết hợp động nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật
về mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế Tuy nhiên, mộtthực tế là khá nhiều thương nhân khi tham gia hoạt động thương mại, nhất là hoạt độngthương mại hàng hóa, tỏ ra lúng túng khi thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, từ
đó dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc xảy ra trong quan hệ mua bán hàng hoá Việcxảy ra tranh chấp không có lợi cho các bên, cũng không phải là mục đích các bên hướngđến trong giao kết hợp đồng vì mục đích của việc giao kết hợp đồng là nhằm tìm kiếmlợi nhuận, ngoài ra tranh chấp còn làm phát sinh chi phí cho xã hội: tốn kém thời gian,tiền bạc để giải quyết các tranh chấp tại Tòa án Do đó, việc tìm hiểu về tranh chấp chủyếu và nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, quy định của pháp luật về thực hiện hợpđồng còn những vấn đề gì chưa hoàn thiện khi áp dụng vào thực tế trên địa bàn tỉnh Bến
Trang 92 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu theo những khía cạnhkhác nhau đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam vềthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Cụ thể như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường: “Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại Việt Nam” do TS Phan Huy Hồng làm chủ nhiệm đề tài, Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, đề tài đã nhận các vấn đề pháp lý cơ bản củahợp đồng mua bán hàng hóa được chia làm 08 nhóm, đặc biệt là các vấn đề còn có các ý
kiến học thuật cũng như quan điểm xét x chưa thống nhất Luận văn “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước: Lý luận và thực tiễn” của Phan Trần Bảo Khiêm,
Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, năm 2011, đề tài đã khái quát chung về mua bán hànghóa, hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, phân tích một
số vấn đề thực tiễn và đưa ra hướng hoàn thiện Luận văn “Hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex” của Vũ Phương
Huyền, Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2012, đề tài tập trung phântích thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu m nhờn tại Công ty cổ phần
hóa dầu Petrolimex và đưa ra một số khuyến nghị Luận văn Thạc sĩ luật học “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam” của Ngô Thị Kiều Trang,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014, đề tài đã khái quát được về hợp đồngmua bán hàng hóa cũng như việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và đưa ra một
số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao việc ký kết và thực thi hợp đồng mua bán hànghóa
Trang 10Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàndiện các vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá gắn với việc thực tiễnthi hành pháp luật và thực tiễn qua công tác xét x tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnhBến Tre để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc ký kết cũngnhư thực thi hợp đồng mua bán hàng hóa Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra trong tiến trìnhhội nhập nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng
Như vậy việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là cần thiết cả về vấn đề lý luận, thực tiễn Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa về việc
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại tỉnh Bến Tre
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ quy định về nghĩa vụ trả tiền và hậu quả pháp lý do vi phạmhợp đồng theo pháp luật Việt Nam và qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợpđồng mua bán hàng hóa tại Tòa án, từ đó phát hiện những hạn chế, bất cập, vướng mắc,tồn tại và đưa ra một số kiến nghị để thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề nàygóp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc đặt ra trong việc thực hiện các quy định
về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta hiện nay từ thực tế trên địa bàn tỉnhBến Tre
và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 114 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật về thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn giải quyết các vụ án có liên quan đến hợpđồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các nội dung cụ thể sau :
- Các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các vănbản hướng dẫn thi hành
- Pháp luật hiện hành quy định về thực hiện hợp đồng Tác giả lựa chọn nghiêncứu thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là một khía cạnh của chế định hợp đồngthường hay xảy ra tranh chấp trong thực tế vì lý do nào đó một trong các bên khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi thực hiệnhợp đồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung khái quát các vấn đề lý luận và đisâu vào thực trạng giải quyết tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, việc giảiquyết tranh chấp tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Chế định hợp đồng và thương mại hàng hóa được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự,Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, trong khuôn khổ củamột luận văn thạc sĩ luật kinh tế theo hướng ứng dụng, tác giả chỉ khái quát các quyđịnh về hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thờitập trung nghiên cứu thực trạng giải quyết các tranh chấp của Tòa án nhằm tìm hiểudạng tranh chấp, nguyên nhân, bất cập của quy định của pháp luật trong quá trình thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa và đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn s dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của ngành luật học như:
Trang 12- Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích luậtđược s dụng nhiều ở Chương 2 khi nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án tại Tòa ánnhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
6 Địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ các dạng tranh chấp chủ yếu và việc giải quyết cáctranh chấp liên quan đến thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóatại Tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp hoàn thiện phápluật, hạn chế các tranh chấp xảy ra trong tương lai, giúp cho việc giải quyết tranh chấptại Tòa án, đảm bảo sự thống nhất và chính xác
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm phần nội dung và danh mục tài liệu thamkhảo
Trong phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau :
Chương 1 : Khái quát chung về nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hànghóa và trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Chương 2 : Thực hiện nghĩa vụ trả tiền qua thực tiễn giải quyết các tranh chấptại Tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất, kiến nghị
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP Ý DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP UẬT VIỆT NAM
1 1 Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa
BLDS năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản, có quy định nghĩa vụ
Trang 131 1 1 Vai trò của nghĩa vụ trả tiền
Trả tiền hay thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệHĐMBHH Bên mua và bên bán có thể thỏa thuận những biện pháp ràng buộc nhằmđảm bảo việc thanh toán được thực hiện đầy đủ và đúng hạn Bên mua có nghĩa vụthanh toán cho bên bán và thực hiện đúng những nội dung theo thỏa thuận của hợpđồng; tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủtục đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về thanh toán
Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến việc gánh chịu tráchnhiệm vật chất, cụ thể: Nếu bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lýkhác thì bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợquá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số tiền chậmtrả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác 3
1 1 2 Các hình thức trả tiền
+ Trả ngay: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi bên bán hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng hoặc bên mua hoàn thành thủ tục nhận hàng tuỳ theo thoả thuậntrong hợp đồng Kiểu thanh toán này có ưu điểm là nhanh gọn, thuận tiện cho cả ngườimua lẫn người bán Ở Việt Nam còn tồn tại thói quen s dụng tiền mặt trong mua bánhàng hóa, tiêu dùng nên phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyểntiền qua tài khoản được s dụng phổ biến hơn các phương thức khác
1Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2Điều 50 Luật Thương mại năm 2005.
3Điều 306 Luật Thương mại năm 2005.
Trang 14+ Trả bằng nhiều đợt: Theo cách này bên mua nhận hàng và quyền sở hữu hànghoá và thanh toán tiền hàng theo nhiều đợt Phương thức thanh toán này phù hợp vớinhững trường hợp bên mua chưa có đủ tiền để thanh toán hết ngay một lúc cho bên bán.Đặc biệt đối với các mặt hàng kinh doanh có giá cao, cần một lượng vốn lớn Do đó,phương thức thanh toán này không những tạo điều kiện tốt hơn mà còn khuyến khíchngười mua Tuy nhiên, người mua phải có một sự bảo đảm cho việc thanh toán vì đôikhi rủi ro vẫn có thể xảy đối với bên bán
+ Trả trước: Bên mua thanh toán trước cho bên bán một phần hoặc toàn bộ sốtiền hàng sau khi hợp đồng ký kết nhưng trước khi nhận hàng Cách này không phổ biếnlắm vì rủi ro dễ xảy ra đối với bên mua Tuy nhiên, với cách này thì bên bán có thể yêntâm sản xuất hay đặt hàng từ bên khác mà không lo bên mua chạy làng Số tiền bên muatrả trước phải đủ để ràng buộc bên mua thực hiện đúng như đồng mà đã ký kết
+ Trả chậm: Mua trả chậm là trường hợp bên mua đã nhận tài sản mua bán vàchỉ trả tiền mua sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận với bên bán Theo quy địnhcủa BLDS 2015 thì trong hợp đồng mua bán tài sản, các bên có thể thỏa thuận về việcbên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua.Trong trường hợp này thì bên được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đếnkhi bên mua trả đủ tiền Bên mua có quyền s dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phảichịu rủi ro trong thời gian s dụng (Điều 453 BLDS 2015)
Mua trả chậm, trả dần khác với mua chịu (mua nợ) trên thực tế Mua chịu ápdụng với cả vật tiêu hao và vật không tiêu hao; Trong khi đó, mua trả chậm chỉ khảdụng với vật không tiêu hao Ngoài ra, người mua chịu được quyền sở hữu tài sản muabán kể từ khi nhận chuyển giao tài sản Còn người mua trả chậm chỉ trở thành chỉ sởhữu từ thời điểm trả đủ tiền cho bên bán tài sản4
Phương thức này chủ yếu xảy ra đối với những đối tác đã có quan hệ làm ăn lâudài, tin tưởng lẫn nhau và có uy tín Bên mua chưa đủ tiền thanh toán ngay và bên bán
4Lê Thị Giang, 2017, ‘Điều 453.Mua trả chậm, trả dần ’, trong Bình luận khoa học BLDS 2015, Nguyễn Văn Cừ
- Trần Thị Huệ đồng chủ biên, Nhà xuất bản công an nhân dân, tr 678 -679.
Trang 15cũng chưa cần thiết phải thu hồi vốn ngay Phương thức này cũng có thể có rủi ro đốivới bên bán, nhất là khi bên mua rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Do đó, hợpđồng mua bán trả chậm phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn và phương thức thanhtoán
1 1 3 Giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều khoản giá cả là điều khoản gắn liền với các điều khoản đối tượng hợpđồng Giá trong hợp đồng và phương pháp xác định giá thường do hai bên thỏa thuậntrong điều khoản hợp đồng, trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không cóthoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác vềgiá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiệntương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý,phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá5 Theo Công ướcViên 1980 về HĐMB hàng hóa quốc tế thì các điều khoản đối tượng, giá cả, số lượnghàng hóa được coi là điều khoản chủ yếu, bắt buộc của HĐMB hàng hóa, ngoài ra cácbên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những điều khoản khác6 Đối vớiHĐMBHHQT, giá cả cần phải được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ điềukiện giao hàng Theo nguyên tắc giá cả cần phải được quy định rõ, đúng và chính xác.Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người bán ghi giá ít hơn giá thực tế để trốnthuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại để tránh việc kiểm soát ngoại tệ của nướcmình, người mua cũng có thể yêu cầu người bán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyểnphần chênh lệch vào tài khoản người mua ở nước ngoài Mặc dù, pháp luật Việt Namchưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạ thấp hay nâng cao giá ghi trong hợpđồng so với giá thực tế được các bên thỏa thuận, tuy nhiên trong thực tiễn thương mạiquốc tế, việc hợp đồng ghi không đúng giá thực tế thường dẫn đến việc hợp đồng không
5Điều 52 Luật Thương mại năm 2005.
6Đào Thanh Huyền (2018), ‘Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội’, luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội - Vi ện hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam, tr10.
Trang 16có hiệu lực pháp lý
1 2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
1 2 1 Bu c th c hiện đ ng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài theo đó bên vi phạm nghĩa
vụ HĐMBHH phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên vi phạm Căn cứ để
áp dụng chế tài này là phải có hành vi vi phạm và có lỗi của bên vi phạm
Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việcbên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện phápkhác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Chế tàinày được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa.Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc hàng hóa không đúng hợp đồng thì phảigiao đủ và đúng theo thoả thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hànghoá kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết điểm của hàng hoá hoặc giao hàng khácthay thế theo đúng hợp đồng để thay thế nếu không được sự chấp nhận của bên bị viphạm Trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận được với nhau về việc giahạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác,không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợpđồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạmphải chịu chi phí phát sinh7 Trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu thực hiệnđúng hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác theo đúng loạihàng hóa ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch giá; hoặc bên bị viphạm tự s a chữa khuyết tật hàng hóa và yêu cầu bên vi phạm phải tra các chi phí hợplý
1 2 2 Phạt vi phạm
Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm
7Điều 297 Luật Thương mại năm 2005.
Trang 17hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc
do các bên thỏa thuận Hình thức chế tài này được áp dụng một cách phổ biến đối vớicác vi phạm hợp đồng, vì mục đích chủ yếu của chế tài phạt hợp đồng là trừng phạthành vi vi phạm hợp đồng, đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa viphạm hợp đồng Để xác định có phạt hợp đồng hay không thì trước hết cần phải xácđịnh có hành vi vi phạm hợp đồng hay không, căn cứ để xác định hành vi vi phạm hợpđồng bao gồm:
- Thỏa thuận ghi nhận tại các điều khoản của hợp đồng
- Quy định của pháp luật (trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặcthỏa thuận của các bên trái với quy định của luật)
Ngoài các hành vi vi phạm thông thường, pháp luật Việt Nam có quy định về
“vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng và coi đây là căn cứ có thể áp dụng các chế tài hủyhợp đồng hay đình chỉ thực hiện hợp đồng LTM 2005 quy định: “Vi phạm cơ bản là sự
vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kiakhông đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”8 Khái niệm vi phạm cơ bản hợpđồng cũng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “một sự vi phạm hợpđồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệthại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờđợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và mộtngười có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnhtương tự”9
Chế tài phạt chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoảnphạt hợp đồng10 Căn cứ để áp dụng hình thức chế tài này cũng giống như hình thứcbuộc thực hiện hợp đồng đó là: Có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm
8Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
9Hoàng Thị Thu Thủy (2017), „Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam’, luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam, tr12.
Trang 18hợp đồng
Mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức cho phép củapháp luật quy định Theo quy định mức phạt do vi phạm hợp đồng hoặc tổng mức phạtđối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 08% giá trịphần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm11
1 2.3 Buộ c bồi thường thiệt hại
Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồnggây ra cho bên bị vi phạm; giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế,trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp màbên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Bồi thường thiệt hạiđược áp dụng nhằm khôi phục, bồi đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạmHĐMBHH Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất dohành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởngnếu không có hành vi vi phạm Khi xảy vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệthại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoảnlợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu không áp dụngcác biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị thiệt hạibằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: Có hành vi vi phạm hợp đồng;
có thiệt hại thực tế xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây rathiệt hại; có lỗi của bên vi phạm - không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật12
về bản chất, các bên có quyền thỏa thuận về các hình thức chế tài phù hợp theoquy định của pháp luật Các bên có thể thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng màkhông phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng và
Trang 19vừa phải bồi thường thiệt hại Trong trường hợp các bên của HĐMBHH không có thỏathuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trườnghợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tàiphạt vi phạm hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại13
Chế định trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐMBHH ngoài các quy định về căn
cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm còn quy định về các trường hợpmiễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHH Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHH làviệc bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không phải chịu các hình thức trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng, không phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do bị áp dụng các hìnhthức chế tài thương mại Điều 294 LTM 2005 quy định cụ thể các trường hợp miễntrách nhiệm đối với hành vi vi phạm như: Do các bên thỏa thuận, xảy ra sự kiện bất khảkháng và các trường hợp khác Trong đó, trường hợp “xảy ra sự kiện bất khả kháng”tương tự như điều khoản hoàn cảnh thay đổi (hardship) được quy định tại Điều 420BLDS 2015 Tuy nhiên, khái niệm trở ngại khách quan không đủ làm cơ sở cho việcgiải quyết các tranh chấp liên quan đến sự thay đổi của hoàn cảnh làm mất cân bằng lợiích các bên trong hợp đồng14 Bởi vì, khái niệm “trở ngại khách quan” rất chung và mơ
hồ, là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động mà thiếu đi các dấu hiệu phụtrợ khác như xảy ra sau khi xác lập hợp đồng, các bên không thể tính đến vào lúc kýhợp đồng, không phải là rủi ro mà một bên phải gánh chịu hợp lý
Tiến sĩ Lê Minh Hùng cho rằng: Hardship là điều khoản quy định cho phép mộtbên trong hợp đồng có quyền đàm phán lại hợp đồng yêu cầu bên còn lại điều chỉnh hợpđồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnhhưởng đặc biệt xấu đến khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể là làm cho việcthực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém15 Hay nói một cách dễ hiểu
2015 dưới góc nhìn so sánh với pháp luật quốc tế’, Tạp chí Kiểm sát, số 18, 59.
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr157.
Trang 20hơn: điều khoản hardship là điều khoản khó khăn trở ngại, được hiểu là điều khoản vềnhững trường hợp mà khi xảy ra làm thay đổi một cách căn bản về tính cân bằng củahợp đồng đã được các bên thỏa thuận quy định trước đó có trong hợp đồng Ví dụ: Đồngtiền được thỏa thuận khi mua bán bị mất giá, giá cả hàng hóa mua bán tăng lên hoặcgiảm xuống một cách đáng kể Khi những trường hợp này xảy ra bên bị thiệt hại cóquyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyềnchấm dứt hợp đồng nếu bên còn lại không chấp nhận đàm phán16
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn tráchnhiệm (Điều 294 LTM 2005) Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệmhợp đồng, bên vi phạm còn phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trườnghợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra Nếu bên vi phạm khôngthông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại Khixảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với những trường hợp mua bán có thời hạn cố định vềgiao hàng, các bên có quyền không thực hiện hợp đồng và không bị áp dụng các chế tài.Trường hợp HĐMHH có nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạn, các bêntrong HĐMBHH có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Nếucác bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khảkháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không được kéo dài quácác thời hạn: 05 tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng hóa được thỏa thuậnkhông quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; 08 tháng đối với hàng hóa mà thời hạngiao hàng được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng17
Tất nhiên việc chứng minh sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên viphạm hợp đồng, nhưng việc bên đó có được miễn trừ trách nhiệm trách nhiệm do viphạm hợp đồng hay không lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có
các điều khoản đặc biệt của hợp đồng’, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 9, tr68.
Trang 21chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay không Với một khái niệm còn quá khái quátnhư vậy thì đương nhiên việc tìm được tiếng nói chung giữa các bên là không hề dễdàng
Mặt khác, Điều 294 LTM 2005 chưa nêu bật được mối quan hệ nhân quả giữa
sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng Về bản chất, để có thể được miễntrách nhiệm, sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên ký hợp đồng và sự kiệnbất khả kháng phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả là bên vi phạm không thể thực hiệnđược theo đúng cam kết Rõ ràng ở đây chưa thể hiện được mối quan hệ đó
Kết luận Chương 1
Qua chương 1 luận văn đã phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc điểm cơ bản
về HĐMBHH, thực hiện HĐMBHH, các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa, đặc biệt về quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong HĐMBHH cũng nhưchế tài được áp dụng khi một trong các bên vi phạm hợp đồng Để HĐMBHH đượcthực hiện trên thực tế thì ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật cònđòi hỏi các bên trong HĐMBHH phải thực hiện một cách tự nguyện, trung thực, đầy đủcác nghĩa vụ đã được thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện HĐMBHH vìnhiều lý do mà một hoặc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khôngđầy đủ nghĩa vụ của mình, đặc biệt là nghĩa vụ trả tiền của bên mua dẫn đến phát sinhnhiều tranh chấp trong việc thực hiện HĐMBHH, làm cho mục đích giao kết hợp đồngkhông đạt được
Trang 22CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
2.1 Tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại tỉnh Bến Tre
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của Bến Tre đang trên đà phát triển, hoạtđộng kinh doanh, thương mại tăng trưởng mạnh mẽ Song hành cùng sự phát triển kinh
tế là các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các HĐMBHH gia tăngmột cách đáng kể
Theo Báo cáo năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, số doanh nghiệpđăng ký mới đạt 370 doanh nghiệp, lũy kế toàn tỉnh đến cuối năm 2016 có 3.150 doanhnghiệp18 Năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới đạt 500 doanh nghiệp, với tổng sốvốn đăng ký ban đầu là 4.091,7 tỷ đồng19 Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp của tỉnhBến Tre chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ, đa phần vẫn là hình thức hộ kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh vẫn chủyếu là chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ nông - ngư nghiệp Do đó, tranh chấp giữa cácdoanh nghiệp chủ yếu là tranh chấp hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp chế biếnthủy, hải sản, nông sản hoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn, thuốc trong lĩnhvực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.Trong đó nội dung tranh chấp là nghĩa vụtrả tiền chiếm phần lớn trong các tranh chấp kinh doanh thương mại yêu cầu Tòa án giảiquyết Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến tranh chấp trên là dongười dân còn thói quen thanh toán sau, tức là mua chuyến hàng sau mới trả tiền chuyếnhàng trước, đã tồn tại nhiều thế hệ tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, dẫn đếntrường hợp bên mua đã nhận hàng nhưng chậm hoặc không thanh toán tiền hàng dẫnđến tranh chấp, yêu cầu Tòa án buộc bên mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo như hợpđồng hoặc do trình độ am hiểu pháp luật của người người dân còn chưa cao nên khi
giải pháp thực hiện năm 2017.
giải pháp thực hiện năm 2018.
Trang 23tham gia giao kết hợp đồng mua bán không thỏa thuận cụ thể, rõ ràng các điều khoảnnên dễ xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp HĐMB hàng hoá được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn về quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng đó Những xung đột này có thể xảy ra ở bất
cứ giai đoạn nào trong toàn bộ quá trình diễn ra quan hệ HĐMB hàng hoá20 Số vụ tranhchấp về HĐMBHH có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây Điển hình là theo
số liệu thống kê của Ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2018
Cụ thể số vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa/ số vụ tranh chấp kinh doanhthương mại: Năm 2015 là 75 vụ/ 221 vụ (chiếm tỷ lệ 34%); Năm 2016 là 33 vụ/ 106 vụ(chiếm tỷ lệ 31,1%); Năm 2017 là 46 vụ/ 118 vụ (chiếm tỷ lệ 39%); Năm 2018 đếntháng 05 là 11 vụ/ 21 vụ (chiếm tỷ lệ 52,4%) Năm 2015, số vụ tranh chấp HĐMBHHchỉ chiếm 34% so với tổng số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại Năm 2016, tỷ lệnày tuy có giảm một ít còn 31,1%, trong giai đoạn này tranh chấp về tài chính, tín dụngchiếm phần lớn số vụ tranh chấp kinh doanh - thương mại Đến năm 2017 thì đã tăngđến 39% Năm 2018, chỉ mới tính đến tháng 5/2018, tỷ lệ này đã là 52,4%21
của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội’, luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội - Vi ện hàn lâm khoa
học Việt Nam, tr11.
thẩm của Ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2015, 2016, 2017, 2018.
Bảng 2.1: Số vụ án về tranh chấp HĐMBHH so với các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại khác qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018.
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được từ năm 2016-2018 số lượng vụ việc tranhchấp HĐMBHH ngày càng tăng, tỷ lệ tranh chấp HĐMBHH so với các tranh chấpKDTM vươn lên trở thành tranh chấp chủ yếu trong kinh doang thương mại
2 2 Các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng
F _> _ 1_ £ _ y 11 5 ? 2 ? ? rri 1 _ 2
mua bán hàng hóa và th c tiễn giải quyết tại Tòa án
2.2.1 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán liên quan đến chủ thể không có quyền giao kết hợp đồng
Trang 24Được thể hiện rõ qua bảng biểu sau:
nhượng quyền sử dụng thuí bao diđộng ngăy 05/5/2016 Nội dung hợp đồng thỏa thuận lă hợp đồng hòa mạng trả sau với giâ mua bốn sim níu trín lă 83.000.000 đồng, sau khi ký hợp đồng thì ông Tuấn đê trả cho ông Nghĩa số tiền 83.000.000 đồng, việc giao tiền hai bín có lăm biín nhận Trong hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng thuí bao di động ngăy 05/5/2016 có 02 lần bổ sung đều
lă do ông Tuấn viết, lần bổ sung thứ nhất không ghi ngăy, nhưng có ông Tuấn vă ông Nghĩa ký tín vă ghi họ tín, lần bổ sung thứ 2 văo ngăy 01/7/2016 chỉ có ông Nghĩa ký tín Hợp đồng năy do bín ông Tuấn đânh mây, ông Tuấn vă ông Nghĩa đều có ký tín, ghi họ tín Hai bín thỏa thuận đến ngăy 01/9/2016, ông Nghĩa phải giao cho ông Tuấn 4Sim níu trín Nhưng đến ngăy hẹn ông Nghĩa chỉ có giao cho ông Tuấn 01 Sim số
0888966888 vă còn lại 3 Sim ông Nghĩa không giao cho ông Tuấn như đê thỏa thuận
Ông Tuấn có nói với ông Nghĩa lă 03 Sim còn lại ông Tuấn đê bân cho ôngNguyễn Tấn Đạt (ở Bình Dương nhưng không biết rõ địa chỉ cụ thể) với giâ lă200.000.000 đồng, hai bín có lăm giấy mua bân nhưng hiện tại giấy năy do ông Đạt giữ.Ông Đạt đê bân lại 03 Sim năy cho ông Học (địa chỉ Hă Nội nhưng không biết rõ địa chỉ
cụ thể vă không biết họ, chữ lót, chỉ biết tín) với giâ lă 314.000.000 đồng, ông Đạt vẵng Học chỉ thỏa thuận miệng chứ không có lăm hợp đồng Do không có 03 Sim để giao
N i dung vụ ân:
Ông Trần Quang Tuấn lăm nghề mua bân Sim, qua bạn bỉ giới thiệu ông Tuấnđược biết ông Trần Minh Nghĩa lăm ở Vinaphone Bến Tre vă giữ chức vụ Tổ trưởng tổkhâch hăng trả sau doanh nghiệp nín liín hệ mua câc Sim số „0888509999,
0888538888, 0888818181, 08889666888 Ông Nghĩa đồng ý bân cho ông Tuấn vă lăm
Trang 25nên ông Nghĩa đồng ý bồi thường cho ông Tuấn số tiền là 314.000.000 đồng ÔngNghĩa nhờ ông Tuấn ứng dùm số tiền là 314.000.000 đồng để bồi thường cho ông Đạt.Ông Tuấn đã ứng tiền để đưa lại cho ông Đạt thay ông Nghĩa, để ông Đạt trả lại cho ôngHọc số tiền là 314.000.000 đồng nên ông Nghĩa mới viết giấy nợ là có mượn ông Tuấn
số tiền 314.000.000 đồng Sau đó, ông Nghĩa trả tiền cho ông Tuấn được 125.000.000đồng, còn 189.000.000 ông Nghĩa không trả nữa
Ngày 10/10/2016 ông Tuấn khởi kiện yêu cầu ông Nghĩa trả cho ông Tuấn sốtiền nợ còn lại là 189.000.000 đồng và tiền lãi theo mức lãi suất quá hạn của ngânhàng nhà nước quy định, thời gian tính lãi từ 30/7/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm.Tại phiên tòa ông Tuấn chỉ yêu cầu ông Nghĩa trả cho ông Tuấn số tiền nợ là
114.000.000 đồng, mức lãi suất là 1.125%/tháng, thời gian tính lãi từ ngày 30/7/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm: 114.000.000 đồng x 1.125%/tháng x 12 tháng 12 ngày = 15.903.000 đồng Tổng cộng là 129.903.000 đồng
Theo ông Trần Minh Nghĩa trình bày:
Ông Nghĩa thừa nhận có hứa làm 4 Sim số cho ông Tuấn nên ông Tuấn có đưacho ông Nghĩa số tiền là 83.000.000 đồng, hai bên có làm hợp đồng Phần phụ lục hợpđồng do bị ép buộc nên ông Nghĩa mới ký Sau khi nhận của ông Tuấn số tiền83.000.000 đồng, ông Nghĩa không giao được sim nào cho ông Tuấn Ông Nghĩa cóbiết mặt ông Đạt nhưng ông Nghĩa chưa có nói chuyện về việc mua bán Sim với ôngĐạt lần nào Ông Nghĩa cũng không biết ông Học mà ông Tuấn nói Hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng thuê bao di động ngày 05/5/2016 và giấy nợ ngày 01/7/2016đều do ông Tuấn giữ chứ ông Tuấn không có đưa cho ông Nghĩa
Ông Nghĩa không đồng ý với yêu cầu của ông Tuấn vì ông Nghĩa không cómượn tiền của ông Tuấn, ông Nghĩa có nhận của ông Tuấn 83.000.000 đồng, khikhông giao được bốn sim di động như thỏa thuận cho ông Tuấn thì ông Nghĩa đã trả lạicho ông Tuấn số tiền 125.000.000 đồng là có tính luôn cả số tiền phạt
* Quá trình giải quyết của Cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 26- Tòa án cấp sơ thẩm: Tại phiên tòa ông Nghĩa thừa nhận có ký hợp đồngchuyển nhượng thuê bao di động ngày 05/5/2016, có nhận của ông Tuấn số tiền83.000.000 đồng, có ký vào giấy mượn tiền ngày 05/5/2016 Nhưng ông Nghĩa cho rằngông đã trả lại cho ông Tuấn số tiền 125.000.000 đồng là đã có tính tiền chi phí bồithường trong đó rồi nên ông Nghĩa không đồng ý trả số tiền là 114.000.000 đồng và yêucầu tính lãi từ ngày 30/7/2016 đến ngày xét xừ sơ thẩm theo mức lãi suất 1.125%/thángnhư ông Tuấn yêu cầu Hội đồng xét xử xét thấy, Ông Nghĩa cho rằng việc ông Nghĩa
ký tên vào giấy mượn số tiền là 314.000.000 đồng vào ngày 01/7/2016 là do bị ôngTuấn ép buộc, đe dọa Tòa án đã thông báo cho ông Nghĩa cung cấp tài liệu, chứng cứ
để chứng minh cho lời trình bày của mình là có căn cứ và hợp pháp nhưng phía ôngNghĩa không cung cấp được
Tại công văn số 1314/TTKDBTre-THNS ngày 15/5/2017 của Trung tâm kinhdoanh Vinaphone - Bến Tre với nội dung: Vào thời điểm tháng 5/2016 ông Trần MinhNghĩa giữ chức vụ Tổ trường tổ bán hàng trả sau trực thuộc Phòng bán hàng thành phốBến Tre Với chức vụ này thì ông Nghĩa chỉ được phép tư vấn khách hàng hòa mạng,không có quyền tự làm hợp đồng chuyển nhượng thuê bao di động các sim số
0888509999, 0888538888, 0888818181 Riêng sim 08889666888 thì tại thời điểm trênkhông có trong kho của Trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre cung cấp Ông Nghĩacũng không được phân công quản lý các sim nêu trên, các sim trên thuộc thẩm quyềnquản lý của ban Lãnh đạo Trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre Đối tượng củakhách hàng được đăng ký sử dụng các sim trên gồm các doanh nghiệp có quy mô hoạtđộng lớn, lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, công ty vận tải, các sở, ban ngành trên địa bàntỉnh Bến Tre và kèm theo điều kiện là cam kết đóng đóng đầy đủ cước phí, thời gian sửdụng dịch vụ theo quy định
HĐXX nhận thấy: Ông Nghĩa là không có quyền chuyển nhượng cũng không
có quản lý các sim số trên nhưng ông Nghĩa với tư cách cá nhân đã tự ý ký hợp đồngchuyển nhượng thuê bao di động các sim nêu trên với ông Tuấn, không phải tư cách
Trang 27nhân viên trung tâm kinh doanh Vinaphone Bến Tre Việc hai bên ký hợp đồng là hoàntoàn tự nguyện, về hình thức không bắt buộc phải công chứng chứng thực nên được xem
là hợp pháp Sau khi ký hợp đồng thì hai bên còn ký thêm các thỏa thuận khác, phạt hợpđồng, giấy giao nhận tiền một các tự nguyện Ông Nghĩa đã vi phạm hợp đồng mà haibên đã ký nên phải chịu hậu quả của việc vi phạm này nên HĐXX chấp nhận toàn bộyêu cầu của nguyên đơn
- Tòa án cấp phúc thẩm: HĐXX nhận định nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhậnvào ngày 05/5/2016 có thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng thuê bao di động 04 Sim.Ngày 01/7/2016, ông Nghĩa ký tên vào giấy nợ thể hiện việc có mượn của ông Tuấn sốtiền 314.000.000 đồng Các bên thừa nhận thực tế không có việc ông Tuấn giao số tiềnnày cho ông Nghĩa mà ông Tuấn đã tự tính số tiền mà ông Tuấn bán Sim lại cho ôngĐạt, ông Đạt bán Sim lại cho ông Học thành số tiền cụ thể là 314.000.000 đồng, sau đólập biên nhận trên và ông Nghĩa ký tên Như vậy, có cơ sở nhận định ông Tuấn, ôngNghĩa đã xác định giá trị của 04 Sim là 314.000.000 đồng Tuy nhiên, các Sim trênkhông phải là tài sản của cá nhân ông Trần Minh Nghĩa Ông Nghĩa đã giao kết hợpđồng chuyển nhượng những tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình Do đó, có cơ
sở để xem xét hợp đồng vô hiệu Ông Tuấn biết ông Nghĩa không có quyền chuyểnnhượng các Sim, khi không giao được các Sim như thỏa thuận các bên không chấm dứthợp đồng mà tiếp tục ký các phần bổ sung và thỏa thuận giá trị hợp đồng là 314.000.000đồng Ông Nghĩa biết bản thân không có quyền chuyển nhượng Sim nhưng vẫn ký hợpđồng chuyển nhượng Sim với ông Tuấn Do đó, hai bên đều có lỗi trong việc hợp đồng
vô hiệu
Do hợp đồng vô hiệu và xác định hai bên đều có lỗi nên các bên hoàn trả nhaunhững gì đã nhận và chịu một phần thiệt hại Giá trị hợp đồng tại thời điểm ngày01/7/2016 là 314.000.000 đồng, sau khi trừ đi 83.000.000 đồng thì thiệt hại thực tế là231.000.000 đồng Do hai bên đều có lỗi như nhau nên mỗi bên phải chịu 115.500.000đồng Ông Nghĩa đã đưa cho ông Tuấn 125.000.000 đồng (bao gồm 83.000.000 đồng),
Trang 28vậy phần còn thừa là 42.000.000 đồng; khấu trừ vào phần ông Nghĩa phải chịu nên ôngNghĩa phải tiếp tục trả cho ông Tuấn số tiền 73.500.000 đồng.
Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy việc Tòa án nhân dân thànhphố Bến Tre chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là chưa đủ cơ sở, ảnhhưởng đến quyền lợi bị đơn Vì vậy, sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phầnyêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn và chấp nhận mộtphần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bến Tre buộc ông Nghĩa phảitiếp tục trả cho ông Tuấn số tiền là 73.500.000 đồng
* Phân tích, đánh giá
- Về thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ông Trần QuangTuấn khi ký kết hợp đồng không biết ông Nghĩa không có quyền ký kết hợp đồng mànghĩ rằng ông Nghĩa là trưởng phòng của Vinaphone Bến Tre nên có thể chuyển nhượngcác sim số đẹp này cho ông nên mới ký kết hợp đồng Thực tế thì ông Nghĩa là trưởngphòng tư vấn bán hàng của Vinaphone nên có thể thực hiện việc bán sim cho kháchhàng mua sim số có nhu cầu nhưng do các sim số mà ông Tuấn muốn mua được xem làsim số “đẹp” nên thẩm quyền chuyển nhượng các sim trên thuộc về Lãnh đạoVinaphone Bến Tre Khi giao kết hợp đồng, ông Nghĩa cũng không thông báo cho bênmua biết và đồng ý ký kết nên lỗi hoàn toàn thuộc về bên bán là ông Nghĩa
Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,buộc bị đơn bồi thường số tiền 314.000.000 đồng (trong đó có số tiền 83.000.000 đồng
là tiền ông Tuấn đã thanh toán cho ông Nghĩa để mua sim số) là chưa hợp lý Theo nhậnđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp này phần nghĩa vụ của ông Tuấn đã thựchiện xong, cụ thể ông Tuấn đã thanh toán tiền mua sim là 83.000.000 đồng cho ôngNghĩa trước Ông Nghĩa không thực hiện đúng hợp đồng nên phải trả lại 83.000.000đồng đã nhận, đồng thời phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho ông Tuấn, trong trườnghợp này ông Tuấn phải chứng minh thiệt hại của mình
- Cấp phúc thẩm nhận định: các bên thừa nhận thực tế không có việc ông Tuấn
Trang 29giao số tiền 314.000.000 đồng cho ông Nghĩa mă ông Tuấn tự tính số tiền mă ông Tuấnbân sim cho ông Đạt, ông Đạt bân sim cho ông Học thănh số tiền 314.000.000 đồng, sau
đó lập biín nhận vă ông Nghĩa ký tín Như vậy có cơ sở nhận định ông Tuấn, ôngNghĩa xâc định giâ trị 04 sim lă 314.000.000 đồng Giâ trị hợp đồng tại thời điểm ngăy01/7/2016 lă 314.000.000 đồng Như vậy, Tòa ân cấp phúc thẩm nhận định ông Tuấn vẵng Nghĩa thỏa thuận thống nhất với nhau giâ trị 04 sim lă 314.000.000 đồng bằng với
số tiền mă ông Tuấn bân sim lại cho ông Đạt, ông Đạt bân lại cho ông Học Tòa ân cấpphúc thẩm xem đđy lă trường hợp hai bín điều chỉnh giâ của hợp đồng Giâ của hợpđồng do câc bín tự thỏa thuận điều chỉnh, khâc với trường hợp “hợp đồng theo đơn giâđiều chỉnh” đối với loại hợp đồng xđy dựng được quy định trong Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngăy 22/04/2015 của Chính phủ vă Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngăy10/03/2016 của Bộ Xđy dựng hướng dẫn điều chỉnh giâ của hợp đồng xđy dựng, có câchình thức: giâ hợp đồng trọn gói, giâ hợp đồng theo đơn giâ cố định, giâ hợp đồng theođơn giâ điều chỉnh, giâ hợp đồng theo giâ thời gian vă giâ hợp đồng theo giâ kết hợp.Khoản 3 Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định: “Giâ hợp đồng theo đơn giâ điềuchỉnh được xâc định trín cơ sở đơn giâ đê điều chỉnh do trượt giâ theo câc thỏa thuậntrong hợp đồng nhđn với khối lượng công việc”
- Tình huống của bản ân trín, có thể thấy nếu Tòa ân cấp phúc thẩm nhận địnhgiâ trị hợp đồng tính đến ngăy 01/7/2016 lă 314.000.000 đồng thì ông Tuấn chỉ mớithực hiện một phần nghĩa vụ trả tiền của mình trong tổng số tiền 314.000.000 đồng, khithỏa thuận điều chỉnh giâ của hợp đồng thì ông Tuấn vă ông Nghĩa trong tiến hănh thỏathuận bổ sung câc điều khoản của hợp đồng để xâc định số tiền còn lại lă 231.000.000đồng ông Tuấn sẽ thanh toân cho ông Nghĩa khi năo (tiếp tục thanh toân trước hay saukhi nhận 04 sim mới thanh toân), hai bín có gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng haykhông để lăm cơ sở cho câc bín thực hiện phần nghĩa vụ của mình Việc nhận định giâtrị hợp đồng khâc nhau giữa hai cấp xĩt x dẫn đến có hai trường hợp xảy ra vă câch giảiquyết vụ ân cũng khâc nhau, cụ thể:
Trang 30+ Nếu giá trị hợp đồng là 83.000.000 đồng, ông Nghĩa ký hợp đồng với tư cách
cá nhân, không phải với tư cách nhân viên Vinaphone, ông Nghĩa vi phạm hợp đồng nênbuộc ông Nghĩa phải trả lại số tiền 83.000.000 đồng đã nhận, đồng thời chịu bồi thườngthiệt hại (nếu có) cho ông Tuấn Tòa án cấp sơ thẩm thừa nhận hợp đồng mua bán giữahai bên là có hiệu lực pháp luật, chấp nhận yêu cầu của của ông Tuấn là không có cơ sở
do ông Tuấn không chứng minh được có thiệt hại xảy ra Vì thực tế, ông Tuấn ký hợpđồng với ông Nghĩa vì tin tưởng ông Nghĩa là Trưởng phòng của công ty Vinaphone, cóthể giao kết hợp đồng nên mới ký kết
+ Nếu giá trị hợp đồng là 314.000.000 đồng, ông Nghĩa ký hợp đồng với tưcách nhân viên của công ty Vinaphone, ông Nghĩa bán hàng hóa không thuộc quyềnquản lý của mình, không có quyền làm hợp đồng chuyển nhượng nên hợp đồng vô hiệu.Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể ông Nghĩa phải trả lại cho ông Tuấn
số tiền 83.000.000 đồng, đồng thời chịu bồi thường thiệt hại (nếu có) cho ông Tuấn Tòa
án cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng vô hiệu là có cơ sở, tuy nhiên việc chia đôi thiệthại cho cả hai bên là không đúng vì như vậy vô tình lại thừa nhận hợp đồng có hiệu lực,
từ đó ông Tuấn bị thiệt hại do không chuyển nhượng được cho ông Đạt và ông Học Tòa
án nhận định ông Tuấn cũng có lỗi nên chia đôi thiệt hại cho ông Tuấn và ông Nghĩa.Nếu đúng, trường hợp nhận định như trên, Tòa án cấp phúc thẩm phải tuyên buộc ôngNghĩa trả lại cho ông Tuấn 83.000.000 đồng đã nhận
-Về lãi suất: Hai bên thỏa thuận thực hiện hợp đồng đến ngày 01/9/2016, ôngNghĩa phải giao sim cho ông Tuấn, đây là ngày hết hạn hợp đồng Tức sau ngày01/9/2016, ông Nghĩa phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm trả là 114.000.000 đồngnhưng ông Tuấn yêu cầu tính lãi từ ngày 30/7/2016 đến ngày xét x sơ thẩm là không cócăn cứ vì thời điểm 30/7/2016 chưa phải là thời điểm đến hạn của hợp đồng, Tòa án cấp
sơ thẩm chấp nhận yêu cầu tính lãi của ông Tuấn là không có cơ sở và không đúng quyđịnh của pháp luật (114.000.000 đồng x 1.125%/tháng x 12 tháng 12 ngày = 15.903.000đồng) Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm trường hợp của ông Nghĩa được xem là không
Trang 31thực hiện đúng hợp đồng và buộc phải hoàn trả số tiền đã nhận Nhưng câu hỏi đặt ra là
có phát sinh lãi từ số tiền chậm hoàn trả này hay không Tác giả qua quá trình thực tiễncông tác và nhận định thực tế có căn cứ xác định số tiền chậm hoàn trả này phải đượctính lãi qua Án lệ số 09/2016/AL Đây cũng là quan điểm của PGS TS Đỗ Văn Đại(2017) đã khẳng định: “Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 hợpđồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty HưngYên phải trả lại cho Công ty Việt Ý là đúng Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanhtoán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật Thương mạinăm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểmthanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàngNhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụngmức lãi quá hạn (là 10,5%/năm) là không đúng Trong trường hợp này, Tòa án cần lấymức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương ” Nội dungvừa nêu cho thấy, lãi chậm trả được áp dụng cho cả việc bên bán hoàn trả tiền hàng dobên mua không nhận được hàng như hợp đồng và việc tính lãi được áp dụng trên cơ sởĐiều 306 Luật Thương mại22
- Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Ông Tuấn có quyền yêu cầu ông Nghĩa bồithường thiệt hại, tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xem xét toàn diệnthiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại đó có phải do hành vi vi phạm của ông Nghĩa gây rakhông mà chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông Tuấn là không có cơ sở
* Kiến nghị, đề xuất
Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005: “Trường hợp bên vi phạm hợpđồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp
lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả
đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứngvới thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
22 Đỗ Văn Đại (2017), „Lãi chậm trả tiền trong án lệ năm 2016’, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.
Trang 32khác” Quy định trên đề cập tới lãi chậm trả và có phạm vi điều chỉnh là “chậm thanh
toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác” đối vớinhững quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại
Thực tế thường xuyên gặp trường hợp bên bán nhận tiền nhưng không giaohàng hóa đúng hợp đồng và phải hoàn trả khoản tiền đã nhận như trường hợp bản ántrên đây đã nêu Việc quy định như Án lệ số 09/2016/AL sẽ gây khó khăn trong việc ápdụng cho những người tiến hành tố tụng Cụ thể theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao, theo đó: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giảiquyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống
nhau phải được giải quyết như nhau ” Theo Công văn số 146/TANDTC-PC ngày
11/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Khi xét xử, giải quyết những vụviệc đã có án lệ thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để quyết định việcviện dẫn, áp dụng hoạc không áp dụng”, “Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm thấy rằng
án lệ và vụ việc mà Tòa án đang giải quyết không có tính chất tương tự thì việc không
áp dụng án lệ cũng phải được nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án”23
Qua đó có thể nhận thấy, việc áp dụng án lệ hay không còn tùy thuộc vào “nhậnđịnh” của Thẩm phán, Hội thẩm vụ việc đang giải quyết có những tình huống giống với
án lệ hay không Điều đó vô hình làm cho án lệ chỉ mang tính chất tham khảo để giảiquyết các vụ việc có sự kiện pháp lý giống nhau, nhưng theo quan điểm cá nhân tác giả,
số vụ việc tranh chấp “tương tự” như nhau thực tế là không nhiều, mỗi trường hợp đều
có những tình tiết đặc thù riêng, do đó việc nhận định và áp dụng của Thẩm phán ở mỗiTòa án là khác nhau
Bên cạnh đó, do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn hạn chế, nguyênđơn thường chỉ yêu cầu tính lãi đối với số tiền chậm trả của người có nghĩa vụ trả tiềnđược quy định Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 đối với hợp đồng mua bán hàng
23 Công văn số 146/TANDTC-PC ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử.
Trang 33hóa hoặc theo Điều 357 BLDS 2015 đối với hợp đồng mua bán tài sản Hầu như, chỉ cóngười áp dụng pháp luật hoặc người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như luật sư, luậtgia mới biết và am hiểu về án lệ, yêu cầu Tòa án áp dụng để tính lãi đối với phần tiềnbên bán đã nhận phải hoàn trả lại Đương sự trong các vụ tranh chấp hầu như không biết
để yêu cầu Tòa án áp dụng, buộc bên có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền và phần lãi phátsinh Để khắc phục hạn chế trên, kiến nghị cần luật hóa quy định của Án lệ số 09/2016/
AL như khoản 2 của Điều 306 LTM 2005: “Đối với số tiền mà bên bán đã nhận nhưngkhông giao hàng hóa đúng hợp đồng và phải hoàn trả thì còn phải chịu lãi suất chậm trảtheo Khoản 1 Điều này” Như vậy mới bảo đảm áp dụng thống nhất, tránh mỗi Tòa án
áp dụng khác nhau theo nhận định chủ quan của mình
2.2.2 Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán do các bên thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán không rõ ràng
và giá cả chi tiết cho công ty Việt Nga Sau khi kiểm tra thì Công ty Việt Nga ký xácnhận công nợ và chuyển về cho Công ty út Dưỡng Trước đây giữa Công ty Việt Nga vàCông ty út Dư ống đã nhiều lần giao dịch mua bán với nhau nhưng chỉ là hợp đồngmiệng Khoảng tháng 10/2016 thì Công ty Việt Nga đã nhiều lần không thanh toán cho
Trang 34Công ty út Dưỡng nên các bên mới ký kết hợp đồng với nhau Theo quy trình giao nhậnhàng thì Công ty út Dưỡng giao hàng, Công ty Việt Nga nhận và thanh toán sau đóCông ty út Dưỡng mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng Khi giao hàng thì chỉ xuất hóa đơnbán hàng thể hiện loại sản phẩm và giá sản phẩm chứ không xuất hóa đơn giá trị giatăng.
Sau khi kết thúc hợp đồng công ty út Dưỡng nhiều lần yêu cầu thanh toánnhưng Công ty Việt - Nga không thanh toán và cho rằng sản phẩm không đảm bảo chấtlượng mới yêu cầu kiểm nghiệm và nhận lại sản phẩm Sau khi xác nhận công nợ phíaCông ty Việt - Nga có trả cho Công ty út Dưỡng được 1.767.916.000 đồng, số tiền cònlại là 4.821.521.000 đồng Công ty Việt - Nga đến nay vẫn không thực hiện việc trả nợ
Do đó, công ty út Dư ỡng yêu cầu Tòa án buộc Công ty Việt - Nga trả số tiềncòn thiếu là 4.821.521.000 đồng và tính lãi chậm trả từ ngày 15/01/2017 đến ngày02/01/2018 với lãi suất 1% với số tiền 554.474.000 đồng Tổng số tiền yêu cầu là5.375.995.000 đồng Nếu Công ty Việt - Nga không trả được khoản nợ trên thì yêu cầu
xử lý tài sản bảo lãnh căn hộ B2-08-02 Tòa nhà Imperia phường An Phú, quận 2, Thànhphố Hồ Chí Minh của ông BOLMƯSOV EGOR để thanh toán nợ
Bị đơn là Công ty Việt - Nga không đồng ý với yêu cầu của công ty út Dư ỡng.Công ty út Dư ống lập các công nợ này lập không đúng quy định, khi lập các công nợkhông người phiên dịch cho ông EGOR biết nội dung tiếng Việt Khi yêu cầu ôngEGOR ký tên là ký xác nhận là đã nhận văn bản không phải là ký xác nhận nội dung vănbản Tại bảng đối chiếu công nợ không có xác nhận của ông EGOR, không có con dấucủa Công ty Việt - Nga cũng như của Công ty út Dưỡng nên bảng công nợ mà Công ty
út Dưỡng cung cấp cho Tòa là không có hiệu lực Công ty út Dưỡng không cung cấpphụ lục hợp đồng về giá của các hàng hóa Công ty Việt - Nga chỉ xem xét là loại sảnphẩm gì hoàn toàn không biết chất lượng sản phẩm có đạt không Sau một thời gian sửdụng thì Công ty Việt Nga phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng, thiếu hiệuquả nên yêu cầu Công ty út Dư ỡng cung cấp giấy tờ và cùng kiểm tra chất lượng sản
Trang 35phẩm nhưng Công ty út Dưỡng không đồng ý nhiều lần bỏ qua yêu cầu này Các kết quảkiểm nghiệm Công ty Việt Nga đã nộp thể hiện thành phần trong sản phẩm không giốngtrên bao bì Khi có kết quả kiểm nghiệm thì Công ty Việt Nga đã gửi cho Công ty út Dưỡng và yêu cầu Công ty út Dưỡng đến nhận lại các sản phẩm còn lại trong kho của Công
ty Việt Nga nhưng Công ty út Dưỡng không đến nhận cũng như không có ý kiến gì.Hiện tại trong kho của Công ty Việt Nga còn khoảng 20 sản phẩm mà Công ty út Dưống cung cấp Trong năm 2016 thì Công ty Việt Nga đã chuyển cho Công ty út Dưống
số tiền 9.870.000.000 đồng Sau ngày 21/12/2016 thì Công ty Việt Nga có chuyển choCông ty út Dư ống số tiền 1.767.916.000 đồng ngoài ra không còn chuyển số tiền nàonữa
Công ty Việt Nga đã chuyển cho Công ty út Dư ống số tiền 9.870.000.000 đồngđến nay Công ty út Dương chỉ xuất hóa đơn giá trị gia tăng số tiền 5.684.142.000 đồng,còn số tiền 4.185.858.000 đồng thì vẫn chưa xuất hóa đơn Khi Công ty út Dư ống giaohàng thì Công ty Việt Nga vẫn nhận mà không có hóa đơn Công ty Việt Nga căn cứtrên giá các sản phẩm trước đó và số lượng hàng hóa nhận được để thanh toán cho công
ty út Dưống và không biết công ty út Dưống đã giao sản phẩm mới Chưa đạt được thỏathuận chi tiết về giá cả từng mặt hàng vi phạm Điều 1 Hợp đồng Công ty Việt- Nga đãthanh toán xong các khoản tiền cho công ty út Dưống nên đề nghị Hội đồng xét xửkhông chấp nhận toàn bộ yêu câu khởi kiện của nguyên đơn Tòa án cấp sơ thẩm nhậnđịnh: Trong quá trình giải quyết vụ án các bên thống nhất giữa Công ty út Dưống vàViệt - Nga có hợp tác làm ăn từ trước nhưng đến ngày 01/12/2016 hai bên mới làm hợpđồng Theo nội dung hợp đồng thì ông EGOR có ký hợp đồng bảo lãnh số công nợ4.000.000.000 đồng bằng tài sản là căn hộ B2-08-02 Công ty út Dưống cho rằng saukhi chấm dút hợp đồng, Công ty Việt - Nga còn nợ số tiền 4.185.858.000 đồng Do đó,công ty út Dư ống yêu cầu Công ty Việt - Nga trả số tiền nói trên và tính lãi chậm trả từngày 15/01/2017 đến 02/01/2018, lãi suất 01% Tổng số tiền yêu cầu là 5.375.995.000đồng Công ty Việt - Nga cho rằng mình không còn nợ Công ty út Dưống nên không
Trang 36chấp nhận yêu cầu trả số tiền trên.
Công ty út Dưống căn cứ vào bảng tổng công nợ để yêu cầu công ty Việt - Ngatrả tiền Công ty Việt - Nga cho rằng việc ký bảng công nợ này không có giá trị do khi
ký ông EGOR không biết tiếng việt, khộng có người phiên dịch, ông EGOR ký để xácnhận là có nhận bảng công nợ không phải ký xác nhận công nợ của công ty Việt Nga.Tuy nhiên, phía công ty Việt - Nga không có chứng cứ gì chứng minh, khi ông EGOR
ký nhận thì phải có trách nhiệm biết được nội dung mà mình ký Bị đơn cho rằng ôngEGOR không biết nội dung nhưng vẫn ký nhận thì lỗi thuộc về ông EGOR và ông vẫnphải chịu trách nhiệm với xác nhận công nợ đã ký Đồng thời, tại Điều 3 của hợp đồngthể hiện “bản đối chiếu công nợ được gửi định kỳ vào cuối tháng để bên B (công ty Việt
- Nga) kiểm tra và ký xác nhận” Như vậy, theo thỏa thuận này thì khi ông EGOR đã kýxác nhận vào bản công nợ tức là đã kiểm tra đối chiếu số nợ còn lại với công ty útDương Công ty Việt - Nga cho ràng trong bản đối chiếu công nợ không có con dấu củacông ty Việt - Nga và công ty út Dương nhưng thoả thuận của hai bên không thể hiệnphải có xác nhận và đóng dấu công ty Các bên chỉ thoả thuận là ký xác nhận Tại bảnđối chiếu công nợ thi ông EGOR đã có ký xác nhận xem như đã thừa nhận còn nợ công
ty út Dương số tiền 6.589.437.000 đồng
Sau khi ký công nợ thì công ty Việt - Nga có trả số tiền 1.767.916.000 đồng sốtiền còn lại là 4.821.521.000 đồng Công ty Việt - Nga cho rằng đã chuyển cho công ty
út Dương tổng số tiền là 9.870.000.000 đồng đã nhiều hơn số tiền còn nợ nhưng Công ty
út Dương cho rằng số tiền này là thanh toán cho các hợp đồng trước đây không liênquan đến hợp đồng này Công ty Việt - Nga cũng không cung cấp được chứng cứ chứngminh số tiền trên được chuyển cho út Dương là để thanh toán số tiền 6.589.437.000đồng theo xác nhận của công nợ Tại biên bản hoà giải ngày 29/6/2018 thì đại diện công
ty Việt - Nga trình bày ngoài số tiền này thì công ty Việt - Nga không còn trả khoản tiềnnào cho công ty út Dưõng Do đó, có căn cứ cho rằng hiện nay công ty Việt - Nga còn
nợ công ty út Dương số tiền 4.821.521.000 đồng
Trang 37Công ty Việt - Nga còn cho rằng hợp đồng mua bán giữa các bên là không cóhiệu lực do không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, công ty út Dươngphải cung cấp phụ lục hợp đồng là bảng chi tiết về sản phẩm và giá cả của từng loại mặthàng nhưng công ty út Dương đã không cung cấp phụ lục này Tuy nhiên, do trước đâygiữa công ty Việt Nga và công ty út Dương đã hợp tác làm ăn với nhau nhiều lần, công
ty út Dưống đã cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng nên hình thành thói quen
và khi công ty út Dưỡng giao hàng thì công ty Việt - Nga vẫn nhận mà không có bảngbáo giá chi tiết trên Mặc dù trong thoả thuận có thể hiện công ty Út Dưỡng phải cungcấp bảng báo giá chi tiết từng loại sản phẩm là một phần không thể thiếu của hợp đồngnhưng công ty đã không cung cấp đây là lỗi của công ty út Dưỡng, nhưng công ty Việt -Nga đã thừa nhận mặc dù không có bảng báo giá nhưng công ty vẫn nhận hàng Công tyViệt - Nga biết việc không có bảng báo giá chi tiết nhưng hai bên chấp nhận việc giaonhận hàng mà không cần bảng báo giá theo hợp đồng đã ký kết
HĐXX nhận định:
Công ty Út Dưỡng căn cứ vào bảng tổng công nợ để yêu cầu Công ty Việt Nga trả tiền Đồng thời, tại Điều 3 của hợp đồng thể hiện “bản đối chiếu công nợ đượcgửi định kỳ vào cuối tháng để bên B (công ty Việt - Nga) kiểm tra và ký xác nhận” Nhưvậy, theo thỏa thuận này thì khi ông EGOR đã ký xác nhận vào bản công nợ tức là đãkiểm tra đối chiếu số nợ còn lại với công ty Út Dưỡng Sau khi ký công nợ thì công tyViệt - Nga có trả số tiền 1.767.916.000 đồng, số tiền còn lại là 4.821.521.000 đồng.Công ty Việt - Nga đã chuyển cho Công ty Út Dưỡng tổng số tiền là 9.870.000.000đồng là nhiều hơn số tiền còn nợ nhưng Công ty Út Dưỡng cho rằng số tiền này là thanhtoán cho các hợp đồng trước đây, không liên quan đến hợp đồng này Do đó, có căn cứcho rằng hiện nay công ty Việt - Nga còn nợ công ty Út Dưỡng số tiền 4.821.521.000đồng
-Căn cứ tại Điều 4 của hợp đồng thì “Tất cả các loại thuốc và hoá chất mớikhông có trong danh mục giá, bên bán phải báo giá cho bên mua và bên mua xác nhận
Trang 38đồng ý giá trước khi đưa xuống trại nuôi” Như vậy, theo thỏa thuận hợp đồng thì công
ty Việt - Nga phải có kiểm tra xác nhận giá cũng như hàng hoá mới trước khi đưa xuốngtrại nuôi Do đó, trình bày của Công ty Việt - Nga cho rằng khi nhận hàng hoá mớikhông biết là loại hàng hoá gì cũng như giá cả thế nào là không phù hợp
Trường hợp khi nhận hàng hoá mà không kiểm tra loại hàng hoá, chất lượng và giá sảnphẩm thì lỗi thuộc về bên nhận hàng
Công ty Việt - Nga cung cấp các kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, tuy nhiên cáckết quả kiểm nghiệm này là do công ty Việt - Nga tự yêu cầu kiểm nghiệm không có sựđồng ý của công ty út Dưỡng và mẫu yêu cầu xác nghiệm là do công ty Việt - Nga cungcấp Kết quả kiểm nghiệm công ty út Dưõng không nhận được cũng như không đồng ý.Đồng thời kết quả kiểm nghiệm không được đối chiếu với thành phần được ghi trên bao
bì sản phẩm để biết được kết quả kiểm nghiệm có đảm bảo được thành phần ghi trênbao bì hay không Công ty Việt - Nga chỉ dựa vào các kết quả kiểm nghiệm này chorằng sản phẩm của công ty út Dưỡng cung cấp thiếu hiệu quả, không đảm bảo chấtlượng là chưa đủ căn cứ
Đối với trình bày của bị đơn về việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng không đầy đủ
là không chứng minh được có việc chuyển giao hàng hóa Công ty Việt - Nga cho rằngcông ty út Dưỡng đã vi phạm Điều 3 của hợp đồng mua bán Theo trình bày của công tycông ty út Dư ỡng thì quy trình giao hàng cụ thể: Công ty út Dưỡng giao hàng, công tyViệt Nga nhận và thanh toán sau đó công ty út Dưỡng mới xuất hóa đơn giá trị gia tăng.Khi giao hàng thì chỉ xuất hóa đơn bán hàng thể hiện loại sản phẩm và giá sản phẩm chứkhông xuất hóa đơn giá trị gia tăng Điều này phù hợp với trình bày của đại diện công tyViệt - Nga và công ty út Dưỡng
Từ những phân tích trên có căn cứ cho rằng công ty Việt - Nga đã xác nhậncông nợ số tiền 4.821.521.000 đồng Công ty Việt - Nga đã vi phạm nghĩa vụ thanh toánnên phải chịu lãi suất chậm thanh toán đối với số tiền nêu trên Công ty út Dưỡng yêucầu tính lãi suất chậm thanh toán là 1%/ tháng là phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 39nên được chấp nhận Do đó, có căn cứ buộc công ty Việt - Nga phải có nghĩa vụ thanhtoán cho công ty út Dưỡng số tiền là 5.375.995.000 đồng, trong đó tiền gốc là4.821.521.000 đồng và tính lãi chậm trả từ ngày 15/01/2017 đến ngày 02/01/2018 vớilãi suất 1% với số tiền 554.474.000 đồng.
Đối với yêu cầu xử lý tài sản bảo lãnh của ông EGOR Theo quy định tại Điều
167 Luật đất đai 2013 và Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì hợp đồng bảo lãnh này phảiđược công chứng chứng thực tuy nhiên các bên ký kết đã không tiến hành công chứngchứng thực nên đã vi phạm về mặt hình thức Căn cứ Điều 134 Bộ luật dân sự 2005 thìtrường hợp luật quy định hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực củagiao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên Tòa
án quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thờihạn, nếu quá thời hạn không thực hiện thì giao dịch vô hiệu Hợp đồng bảo lãnh giữaông EGOR và công ty út Dưõng đã vi phạm về hình thức là điều kiện có hiệu lực củahợp đồng và phía nguyên đơn cũng không có yêu cầu Tòa án buộc các bên phải thựchiện quy định về hình thức của hợp đồng nên hợp đồng bảo lãnh giữa các bên là vôhiệu Yêu cầu xử lý tài sản bảo lãnh của nguyên đơn là không có căn cứ chấp nhận
Từ các phân tích trên, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công
ty út Dưỡng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Thuỷ sản Việt - Nga: Buộc công tytrách nhiệm hữu hạn Thuỷ sản Việt - Nga phải có nghĩa vụ hoàn trả cho công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên út Dưỡng số tiền 5.375.995.000 đồng trong đó, tiền gốc
là 4.821.521.000 đồng và lãi chậm trả từ ngày 15/01/2017 đến ngày 02/01/2018 số tiền554.474.000 đồng Kể từ ngày 31/7/2018 công ty trách nhiệm hữu hạn Thuỷ sản Việt -Nga phải tiếp tục chịu lãi suất chậm thanh toán đối với số tiền chưa thanh toán theo mứclãi suất trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán đến khi thi hành xong cáckhoản nợ
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty Út Dưỡng đối với về việc yêucầu xử lý tài sản bảo lãnh của ông BOLMƯSOV EGOR
Trang 40+ Bên bán (công ty út Dư ng) dựa vào bảng đối chiếu công nợ để xác định công
ty Việt - Nga còn nợ công ty út Dư ng số tiền 4.821.521.000 đồng Cần xem xét hiệu lựcpháp lý của bảng công nợ này, Công ty Việt - Nga cho rằng việc ký bảng công nợ nàykhông có giá trị do khi ký ông EGOR không biết tiếng Việt, không có người phiên dịch.Theo Điều 3 của Hợp đồng giữa công ty út Dư ng và Công ty Việt - Nga thì “bản đốichiếu công nợ được g i định kỳ cuối tháng để bên B (Công ty Việt - Nga) kiểm tra và kýxác nhận” Do hai bên thỏa thuận trong điều khoản hợp đồng không rõ ràng là kiểm tra
số lượng hàng hóa có tương ứng với hành hóa thực tế bên công ty út Dư ng đã giao hay
số lượng hàng hóa đó có tương ứng với số tiền mà công ty Việt - Nga nợ trong kỳ; kýxác nhận là xác nhận về việc nhận văn bản hay xác nhận công nợ tính đến thời điểmhiện tại; ai là người có quyền ký xác nhận công nợ này; khi ký xác nhận có phải đóng