1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình

101 902 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 677,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, sản xuất chủ yếu dựa vào cây lúa,nhưng không nên vì thế mà coi nhẹ ngành công nghiệp Nhất là trong thời đạingày nay ngành công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò của mình.Vì thế nếunhư bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình nênchú ý phát triển các ngành công nghiệp khai thác triệt để lợi thế về nguồn nhâncông sẵn có , cũng như làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản

Vấn đề là vốn đầu tư ở đâu ? Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đang diễn

ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả vềquy mô và chất lượng Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ góp phần vào thúcđẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa mà còn đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu thu ngoại tệ, dẫn nhập công nghệ hiện đại vào trong phát triển kinh tếgiúp nước sở tại có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến cũng như kinhnghiệm trong quản lý…Nó cũng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạoviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân…

Vì vậy FDI có thể nói là nguồn vốn mà cần Tỉnh cần hướng đến Nhưng làm thếnào để các nhà đầu tư bỏ vốn vào để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh? Đâychính là vấn đề mà bài viết của em hướng đến.Vì vậy em đã quyết định chọn đề

tài : "Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình”

Bài viết là cái nhìn tổng quan về tình hình thu hút FDI vào ngành côngnghiệp của của Tỉnh Thái Bình trong thời gian qua Chỉ ra những thành tựu trongviệc thu hút FDI mà Tỉnh đã đạt được, bên cạnh đó cũng chỉ ra những tồn tại vànguyên nhân gây ra những hạn chế đó.Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị vàgiải pháp của bản thân nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp củaTỉnh Thái Bình

Trang 2

Bố cục bài viêt gồm 3 phần chính:

ChươngI:Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương II:Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình.

Chương III:Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của Tỉnh Thái Bình.

Em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Nguyễn Ngọc Sơn và tập thể cán bộ tại

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành được chuyên

đề thực tập này

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

Trang 3

NƯỚC NGOÀI

I.Các vấn đề cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1 Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tồn tại từ ngay thời tiền tư bản vàsau chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự thay đổi hướng đầu tư của các nước pháttriển và hoạt động đầu tư này diễn ra thường xuyên hơn giữa các quốc gia Chủyếu là đầu tư từ nước phát triển sang các nước đang phát triển Ngày nay, FDI đãtrở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông.Không có một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bảnchủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác đểtừng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế Ngay cả những quốc gia có tiềm lựckinh tế mạnh như Mỹ, Nhật…dưới sự tác động của cách mạng khoa học côngnghệ như hiện nay cũng không thể tự mình giải quyết các vấn đề kinh tế xã hộiđặt ra Chỉ có con đường hợp tác với các quốc gia khác trong đó thông quanguồn vốn FDI là con đường có hiệu quả

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong

đó có thể do Chính phủ, doanh nghiệp (DN), tư nhân đứng ra đầu tư Đó là quátrình mang vốn, khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… vào nướctiếp nhận nguồn vốn này Nhà đầu tư trực tiếp quản lý, sở hữu và sử dụng nguồnvốn của mình do vậy không có quan hệ vay mượn giữa nhà đầu tư và nước tiếpnhận đầu tư Nhà đầu tư thu được lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư thì nó có tác dụnglớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế mới

Trang 4

phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên nó phụ thuộc vào cách thức huy động vốn, quản lý và sử dụng vốncủa nhà tiếp nhận đầu tư.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau đây

là một số quan niệm mà các nhà kinh tế thường dùng trong khi phân tích vềnguồn vốn đầu tư này:

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tưvới những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu

tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tếkhác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việcquản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra mộtdoanh nghiệp về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trựctiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nướcngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoàinhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhậptái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty

Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sởhữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó làmột khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để cóảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểmsoát trong thực thể kinh tế ấy

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên

Trang 5

doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ mộtdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tưcách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thườnghoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thựchiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải tất cả các QG nào đều sửdụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ

sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫnđược quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưngvẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếpnước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việcnhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốcgia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thểkinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữuhình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng vàgiấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinhnghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghinợ…) Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nướcngoài Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm viquốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sửdụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư

(Nguồn :Giáo trình kinh tế phát triển.)

1.2.Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận của đầu tư nước ngoài và nóchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước tiếp nhận đầu tư.Trong quá trình hoạt động các nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luậtcủa nước tiếp nhận đầu tư và nó mang các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện nhà đầu tư phải tuân thủ những quyđịnh pháp luật mà nước sở tại đề ra đối với các hoạt động đầu tư của mình Nếunhà đầu tư thực hiện không đúng theo yêu cầu của nước tiếp nhận đầu tư thìnước nhận đầu tư có quyền đình chỉ hoạt động của đối tác thông qua các quyđịnh giữa hai bên Nhưng khác với nguồn vốn viện trợ phát triển chính thứcODA thì FDI không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào về chính trị giữa các nướctham gia và nước sở tại Nó chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn đầu tư và thu lợinhuận của các nhà đầu tư Thông qua hoạt động kinh doanh của mình các nhàđầu tư thu lợi nhuận

Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn củaChính phủ hoặc doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoàitrực tiếp quản lý, sử dụng, quyết định lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay nóicách khác họ tự đứng ra thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra thìnhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Nguồn vốn hoạt động của các nhà đầu tư ngoài vốn phápđịnh còn bao hàm cả vốn vay trong quá trình thực hiện đầu tư Nó bao gồm cảviệc di chuyển tài sản hữu hình và vô hình như máy móc, công nghệ, laođộng, chất xám…

Thứ ba, tỷ lệ vốn góp sẽ quyết định quyền quản lý, lợi nhuận được hưởng

và chịu trách nhiệm khi dự án có rủi ro giữa các nhà đầu tư Đồng thời thông qua

tỷ lệ này ở một số lĩnh vực kinh doanh có thể giảm bớt được quyền hạn của nhà

Trang 7

đầu tư Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị khác.

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập chung vào những lĩnh vực có

tỷ suất lợi nhuận cao và có thời gian hoạt động tương đối dài vì mục tiêu của cácnhà đầu tư là lợi nhuận Vì vậy các nhà đầu tư thường đầu tư vào những lĩnh vựcmới tại nước sở tại để tìm kiếm thị trường mới hoặc dựa vào những lợi thế về chiphí rẻ của nước tiếp nhận đầu tư Các nhà đầu tư thường là những người am hiểuthị trường và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh Họ thường có tầm nhìn xa và

có kinh nghiệm trong quản lý…

Thứ năm, tồn tại hai chiều trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,nghĩa là một nước có thể nhận đầu tư trực tiếp từ nước khác đồng thời cũng cóthể đầu tư sang nước khác Nó khác với nguồn vốn viện trợ thường từ các nướcphát triển sang các nước đang phát triển, thì FDI cũng có thể từ nước phát triểnsang nước đang phát triển hoặc ngược lại từ nước đang phát triển sang các nướcphát triển Bởi vì ở các nước có kinh tế phát triển cũng không thể giải quyếtđược hết các vấn đề về kinh tế - xã hội Có nhiều lĩnh vực mà các nhà đầu tưtrong nước không muốn tham gia do tỷ suất lợi nhuận thấp, và nhiều vấn đề xãhội khác mà họ không muốn tham gia

2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc trưng cơ bản

của chúng.

2.1 Doanh nghiệp liên doanh.

Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc

tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệthốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng gópcủa các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũngnhư rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sảnxuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu

Trang 8

triển khai.

Đối với nước tiệp nhận đầu tư

-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổimới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc

và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài

-Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự

án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đốitác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lcú liên doanhphải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở cty mẹ có ảnh hưởngtới tương lai phát triển của liên doanh Đối với nhà dầu tư nước ngoài

-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại;được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạnchế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập đượcnhững thị trường truyền thống của nước chủ nhà Không mất thời gian và chi phícho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ Chia sẻ đượcchi phí và rủi ro đầu tư

-Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác;mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tàisản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước;không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinhdoanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá

2.2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh

có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư vànước sở tại

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý

Trang 9

của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môitrường kinh doanh của nước sở tại, đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn hoámức độ cạnh tranh…

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp

lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại Thành lập dưới dạng công tytrách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ;giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hútvốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khảu;tiếp cận được thị trường nước ngoài

-Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đênâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước

Đối với nhà đầu tư nước ngoài

-Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện đượcchiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủđộng tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chungcủa tập đoàn

-Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phínhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vàonhững lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ vớicác cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại

2.3 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không

Trang 10

thành lập pháp nhân mới.

Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thịtrường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièuhành dự án

-Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnhvực dễ sinh lời

Đối với nước đầu tư:

-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tạivào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trườngtruyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiêncứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khácbiệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư

-Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợptác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại

2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT.

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số

mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạtầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựngBOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một côngtrình mà thường do chính phủ thực hiện Công trình này có thể là nhà máy điện,sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽchuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ Ngoài hợp đồng BOT còn cóBTO, BT

Đối với nước chủ nhà:

-Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án co9ư sở hạ tầng đòi

Trang 11

hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thờinhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy cácnguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.

-Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình.Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư

Đối với đầu tư nước ngoài:

-Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành

và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảmbảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.-Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khókhăn tốn kém nhiều thời gian và công sức

2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company).

Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ởmức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việcgây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị

Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạnhoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sáthoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểmsoát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:-Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khácnhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ cáccông ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thunhập và các nghiệp vụ tài chính

-Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thốngnhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điềuphối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty

-Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh

Trang 12

mục đầu tư Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư chocác công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.-Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đốingoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…

2.6 Hình thức công ty cổ phần.

Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệptrong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổđông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhânvới số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tốithiểu Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán racông chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình chongười khác

Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị

và giám đốc Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổđông sở hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia gimá sát quản lýhoạt dộng của cty cổ phần Đại hôi cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểuquyết là co quan quyết định cao nhất của cty cổ phần

Ở một số nước khác, cty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài đượcthành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanhnghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mualại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hoá

2.7 Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài.

Hình thức này được phân biệt với hình thức cty con 100% vốn nước ngoài ởchỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi cty conthường là một pháp nhân độc lập Trách nhiệm của cty con thường giới hạn trong

Trang 13

phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiẹm của chi nhánh theo quy địnhcủa 1 ố nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà cònđược mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phíthành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của cty mẹ tại nước ngoài Ngoài rachi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí qunả lý của cty mẹ ở nướcngoài vào phàn thu nhập chịu thuế ở nước sở tại

Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công tycon Do không thành lập 1 pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh khôngphải tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông qua việcđăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà

2.8 Hình thức công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợpdanh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của cty; thành viên gópvốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong phạm vi số vốn đã gópvào cty Cty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào Cácthành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lsycông ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quyđịnh tại điều lệ cty nhưng không được tham gia quản lý cty và hoạt động kinhdoanh nhân danh cty

Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàihình thức đầu tư này mang đặc trưng của cty đối nhân tiền về thân nhân tráchnhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ Hình thức đầu tư này trước hết rất phùhợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rêt nên cũng được

Trang 14

các doanh nghiệp lớn quan tâm.

Việc cho ra đời hình thức cty hợp danh ở các nước nhằm tạo thêm cơ hộicho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của

họ Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám chữabệnh, thiết kế kiến trúc đã và đang phát triển nhanh chóng Đó là những dịch vụ

mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sửdụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khởe tính mạng và tài sản của người tiêudùng khi sử dụng Việc thành lập công ty hợp danh là hình thức thức đầu tư phùhợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu trên Trong đó nhữngngười có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạncòn các nhà chuyên môn là thàn viên hợp danh tổ chức điều hành, cung ứng dịch

vụ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của họ

2.9 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A).

Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vàocác lĩnh vự công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nướcphát triển

Mục đích chủ yếu :

-Khai thác lợi thế của thị trươg mới mà hoạt động thương mại quốc tế hayđầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi Hoạtđộng M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thịtrường nước ngoài

-Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhauhình thnàh một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công tykhác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khảnăng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn

-Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong

Trang 15

hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới

-Thông qua cong đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vựcnghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.-M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơcấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia

Hoạt động phân làm 3 loại:

-MA theo chiều ngang xảy ra khi 2 cty hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực sxkinh doanh muốn hình thành 1 cty lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộngthị trường của cùng 1 loại mặt mà trc đó 2 cty cùng sx

-MA theo chiều dọc diễn ra khi 2 cty hoạt động ở 2 lĩnh vự khác nhaunhưng cùng chịu sự chi phối của 1 cty mẹ, laọi hình MA này thwongf xảy ra ởcác cty xuyên quốc gia

-MA theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các ty lớn tiếnhành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại khi 1cty tự thâm nhập thị trường

So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư:-Về bổ

sung vốn đầu tư trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ ngày một lượng vốnFDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức MA chủ yếu chuyển sở hữu từcác doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài Tuynhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên ngoàicho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt độn của doanh nghiệp.-Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm chonước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc làmngay mà còn có thể làm tang thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng thấtnghiệp) cho nước chủ nhà Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể được cải

Trang 16

thiện khi các doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất.

-Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truền thống tác động trực tiếpdến thay dổi cơ cấu knh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới trongkhi đó M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn

-Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc đẩycạnh tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặtngắn hạn nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền Mặt khác,M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức đưtruyền thống vởi vì tài sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước ngoài.(Nguồn :Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư)

3.Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận 3.1.Đối với phát triển kinh tế.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội Thể hiện ở những điểm sau:

3.1.1 Giải quyết tình trạng thiếu vốn.

Khi nguồn vốn FDI “đổ vào” nước tiếp nhận đầu tư, nó giải quyết tình trạngthiếu vốn của các nước này cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội do tích luỹnội bộ thấp, không đủ đáp ứng các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội Thiếuvốn dẫn đến cản trở hoạt động đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoahọc – kỹ thuật thế giới phát triển mạnh Nhờ nguồn vốn này các nước tiếp nhận

có thể tiến hành các hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực mới và mở rộng hoạtđộng sản xuất đối với các lĩnh vực mà trước đây không có điều kiện phát triển

3.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế củanước tiếp nhận nguồn vốn này.Vì đa phần FDI đầu tư vào ngành công nghiệp-ngành tạo ra giá trị lớn, đóng góp quan trọng trong GDP của mỗi nước.Vì vậy

Trang 17

khi FDI chảy mạnh vào đó, nó sẽ tạo ra thế và lực cho ngành công nghiệp củanước tiếp nhận, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tỷ trọng trong GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng lên, còn tỷ trọngnông nghiệp giảm xuống.

3.1.3 Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ

Cùng với việc giải quyết tình trạng thiếu vốn và đóng góp vào tăng trưởngkinh tế thì FDI có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ từ nướcđầu tư sang nước nhận đầu tư Thông qua đó Việt Nam có thể tiếp nhận và họchỏi kinh nghiệm sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại, học hỏi kinh nghiệmquản lý từ các nước phát triển để áp dụng vào nền kinh tế trong nước Trongnhững năm gần đây có nhiều dự án đầu tư vào nước ta có nguồn vốn lớn vàthường sử dụng các công nghệ tiên tiến với đội ngũ cán bộ trình độ cao đây là

cơ hội tốt cho Việt Nam trên con đường trở thành nước công nghiệp và thựchiện tốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

3.1.4 Góp phần cải thiện cán cân thương mại.

FDI có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng xuất khẩu và cảithiện cán cân thanh toán Xuất khẩu là một biện pháp quan trọng trong tăngtrưởng kinh tế và tăng nguồn thu đối với mỗi quốc gia, đối với các nước đangphát triển thì cán cân xuất nhập khẩu luôn trong tình trạng thâm hụt FDI đã gópphần hạn chế tình trạng thâm hụt thông qua những đóng góp của mình vào tronghoạt động xuất khẩu

3.1.5 Tăng nguồn thu cho ngân sách.

Ngoài ra FDI còn góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thôngqua các khoản thu từ thuế Hàng năm FDI đóng góp tỷ lệ không nhỏ trong cáckhoản thu của Chính phủ Làm tăng thêm nguồn thu của Chính Phủ

3.2 Đối với phát triển các lĩnh vực xã hội.

Trang 18

Ngoài việc đóng góp vào phát triển kinh tế thì FDI cũng có vai trò quantrọng trong phát triển các lĩnh vực xã hội.

Thứ nhất, nó góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống người laođộng Từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời đã thu hút một khối lượnglớn người lao động vào làm việc cho thành phần kinh tế này.Thât nghiệp giảmđáng kể , thu nhập của người lao động tăng lên

Thứ hai, hiện nay đã có những dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực

y tế, giáo dục… với trang thiết bị hiện đại, có chất lượng góp phần đảm bảo nhucầu của người dân do tình trạng quá tải ở Việt Nam gây ra Như ta thấy ở ViệtNam số lượng người dân trên một bác sỹ là rất cao do đó không đáp ứng đượcyêu cầu của người dân, trong khi với điều kiện giới hạn của ngân sách không thểđáp ứng hết được các yêu câu này Vì vậy việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnhvực y tế và giáo dục là rất quan trọng

Thứ ba, thực hiện các yêu cầu về đảm bảo các vấn đề về môi trường Khithực hiện hoạt động đầu tư tại nước sở tại thì các nhà đầu tư thường mang nhữngcông nghệ cao sang để thực hiện hoạt động đầu tư Đây là yếu tố quan trọngtrong việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao đời sống của người dân Giúpgiảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường

Như vậy FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tếViệt Nam, đồng thời nó góp phần cải thiện các vấn đề xã hội

II.Các nhân tố ảnh hưởng đến viêc thu hút FDI

Nếu ta chỉ xét đến môi trường của nước sở tại thì có thể phân các nhân tốảnh hưởng đến việc thu hút FDI thành 2 nhóm:thứ nhất, nhóm các nhân tố

phần cứng Thứ 2, nhóm các nhân tố phần mềm

1.Các nhân tố phần cứng.

Trang 19

1.1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư.

Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút và sử dụng FDI, nóquyết định đến cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các nhà đầu

tư và cơ cấu nguồn vốn đối với từng thành phần kinh tế và số lượng ngành nghềsản xuất Nó bao gồm các yếu tố về tự nhiên, địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyênkhoáng sản…

Nếu quốc gia có vị trí thuận lợi, có nhiều tài nguyên khoáng sản thường thuhút FDI đầu tư vào các ngành khai thác khoáng sản hoặc phát triển các ngànhcông nghiệp chế biến khoáng sản Nếu quốc gia có khí hậu thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp thì FDI bị “hút” mạnh vào các ngành phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp và chế biến nông sản nhằm mục đích xuất khẩu Như vậy các quốcgia, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút được nhiều FDI vàcũng theo đó các ngành nghề có thế mạnh sẽ thu hút FDI vào nhiều hơn cácngành nghề khác

Tuy nhiên nếu một quốc gia gặp phải các vấn đề bất ổn về tự nhiên nhưđộng đất, sóng thần, lũ lụt có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn của các nhàđầu tư.Vì các nhà đầu tư là thu được nhiều lợi nhuận nên họ thường đầu tư vàonhững nơi có môi trường tự nhiên ổn định.Từ đó mới đảm bảo hoạt động sảnxuất của họ diễn ra một cách thường xuyên và ổn định Các yếu tố tự nhiên ảnhhưởng rất nhiều đến việc chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư

Như vậy việc thu hút FDI phụ thuộc vào lợi thế của mỗi quốc gia Cácnhà đầu tư dựa vào những lợi thế này để giảm những chi phí trong sản xuất,tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, mở rộng năng lực kinh doanh của doanhnghiệp thông qua việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các địa phương, nước khác Đối với các nước tiếp nhận đầu tư dựa trên những lợi thế của mình kêu gọi

Trang 20

các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực có thế mạnh đó.Trên cơ sở đó, xâydựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các nhà đầu tư khi họ tham giađầu tư vào những lĩnh vực đó.

Như vậy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến thu hút FDI của mỗiđịa phương cũng như cơ cấu hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô nước tiếp nhận đầu tư.

Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố sau : lạm phát, thất nghiệp,khủng hoảng…Quốc gia có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định không chỉ có tácđộng tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội mà lượng vốn đầu tư từ nướcngoài đổ vào cũng ổn định hơn, hiệu quả sản xuất cao hơn, mang lại nhiều lợi íchhơn cho các nhà đầu tư và cả nền kinh tế của nơi diễn ra hoạt động đầu tư đó.Nếu như một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ lạm phátthấp, môi trường pháp lý ổn định thì các dự án đầu tư nước ngoài vào thường làcác dự án có số lượng vốn lớn, công nghệ sử dụng tiên tiến và thời gian hoạtđộng lâu dài Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cao do các nhà đầu

tư không phải đương đầu với những bất ổn trong nền kinh tế như tình trạng lạmphát cao, lãi suất vốn vay không ổn định… Đóng góp của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài vào thu nhập quốc dân và vào tăng trưởng kinh tế mangtính chất ổn định và lâu bền, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào việcnâng cao giá trị sản xuất trong nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Và khi các nhà đầu tư thựchiện hoạt động đầu tư tại nước sở tại trong thời gian dài thì họ sẽ đưa vào sửdụng các công nghệ hiện đại, các kỹ thuật quản lý tiên tiến Đây là cơ hội quantrọng cho các nước tiếp nhận đầu tư học tập nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh

và phát triển nền kinh tế

Ngược lại quốc gia có môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, thường

Trang 21

xuyên phải đối mặt với tình trạng lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp sẽ tạo ratâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư về quyết định kinh doanh của mình Bởimục tiêu của các nhà đầu tư là lợi nhuận cao và lâu dài Các yếu tố bất ổn có thể

sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu này của các nhà đầu tư do họ phải đương đầu vớinhững khó khăn trong nền kinh tế

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định có vai trò tích cực trong việc thu hút vốn đầu

tư trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài Ngược lại một sự bất ổn trong nềnkinh tế có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn FDI

1.3 cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại.

Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch

vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoáđược thực hiện một cách nhanh chóng Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường

xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạnglưới bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểmtoán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác Nếu hệ thống cơ

sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Điều này cũnggiải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp pháttriển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển

1.4.yếu tố con người.

Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản

lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động Nếu như nguồn nhân lực ở nước sởtại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạocán bộ quản lý cũng như công nhân Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ laođộng chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt độngĐTTTNN

1.5 Các điều kiện chính trị – xã hội khác.

Trang 22

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế còn các điều kiện về chính trị - xã hộikhác như:

Thứ nhất, những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị(thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa); những chính sách phát triểnkinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái,chính sách dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá) Hoạt động ĐTTTNN phải đốimặt với 3 loại rủi ro về chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy địnhkhông mong đợi, những quy định ngoài ý muốn Người ta cũng đã đưa ra được 8tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sựxung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thốngkinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiếnpháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động

Thứ hai, những yếu tố thuộc môi trường luật pháp Những yếu tố này ảnhhưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hayĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạtđộng an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại Nguồn luật quan trọng nhất tác độnglên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài, vì vậy, các quốc gia khôngngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theohướng có lợi cho nhà đầu tư để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư

Thứ ba, những yếu tố thuộc môi trường văn hoá Những yếu tố này baogồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật,tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống, Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNNthông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người

2.Các nhân tố phần mềm.

Trang 23

2.1.Các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại

Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu

tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách phápnhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ởngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài, Nhìn chung nhà đầu

tư nước ngoài luôn mong muốn các thủ tục hành chính trở nên đơn giản hơn, để

có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành Vìvậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tốcản trở dòng vốn ĐTTTNN

2.2 các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Yếu tố này thường ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ĐTTTNN Ví dụ như

sự can thiệp quá sâu của Nhà nước luôn tạo ra cảm giác không an toàn cho nhàđầu tư và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường Chủ đầu tư nước ngoàiluôn muốn duy trì sự điều tiết tối thiểu của Chính phủ nước sở tại đối với cáccông ty tư nhân Đồng thời, niềm tin của họ sẽ tăng lên khi chính sách quản lý vĩ

mô của Nhà nước ổn định và có thể dự báo được, vì “luật chơi không thay đổigiữa cuộc chơi” Bên cạnh đó, một Chính phủ trung thực và có hiệu quả, có khảnăng duy trì trật tự luật pháp của nước sở tại cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắccho nhà đầu tư Vì vậy, các chính sách quản lý vĩ mô khi đưa ra cần phải hợp lý

và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ môi trường cạnh tranh và giảm thiểu tiêucực trong thi hành luật pháp

III.Kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh

Trong điều kiện của nền kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay, việc đầu

tư vào đâu luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xét kỹ lưỡng về môi trường đầutư:như tìm hiểu về luật đầu tư , luật thuế , luật đất đai,nguồn nhân lực cũng như

Trang 24

nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thị trường tiêu thụ và các chính sách hỗtrợ của địa phương đó.Và ngược lại chính bản thân các địa phương phải cónhững bước đi thích hợp tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tưvào địa bàn của mình.Vì vậy việc tìm hiểu kinh nghiệm của các tỉnh, thành đã cónhững thành công trong việc thu hút FDI là rất cần thiết.Dưới đây em xin giớithiệu kinh nghiệm của một số tỉnh đứng đầu cả nước về việc thu hút FDI:nhưHải Dương , Vĩnh Phúc,Bình Dương

1.Tỉnh Bình Dương.

- Năm 2007, Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bình Dương tiếp tục là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về thu hút FDI Riêng 6 tháng đầu

năm 2007, tỉnh đã thu hút FDI gần 900 triệu USD, đạt trên 90% kế hoạch năm

2007 Với chiều hướng phát triển thuận lợi đó, dự báo năm 2007 có khả năng thuhút FDI cao hơn so với những năm trước và đạt trên 1,5 tỷ USD

-Năm 2008, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn cho biết năm 2008, thuhút vốn đầu tư FDI của tỉnh đạt hơn 2 tỉ USD, gấp 2 lần kế hoạch đề ra, nâng tổngvốn đầu tư nước ngoài từ trước đến nay lên đến 11tỷ USD Bình quân các dự ánFDI vào Bình Dương là 6 triệu USD/dự án, nhưng số vốn các dự án đầu tư đã tănglên so với trước Đặc biệt, nguồn vốn FDI giải ngân rất mạnh, đạt đến 64% Riêng :-Trong quí I, tỉnh Bình Dương đã thu hút thêm 260,4 triệu USD vốn đầu tưnước ngoài (FDI) trong 56 dự án mới và 30 dự án bổ sung vốn, nâng tổng số vốnFDI tại tỉnh này lên 5,3 tỉ USD

- Trong số các dự án FDI đầu tư mới từ đầu năm đến nay, đáng chú ý là dự

án của Tập đoàn ICI (Vương quốc Anh) với dự án nhà máy sản xuất sơn tại Khucông nghiệp Mỹ Phước 2 có vốn đầu tư 19,8 triệu USD - nhà máy có vốn đầu tưlớn nhất của tập đoàn ở vùng châu Á trong 10 năm qua

-Cuối tháng 3, Công ty Kumho Tires thuộc Tập đoàn Kumho Asiana, tập

Trang 25

đoàn lớn thứ 10 của Hàn Quốc, đã thuê 40ha đất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước

để thực hiện dự án nhà máy sản xuất vỏ xe ôtô 100% vốn của Hàn Quốc với tổngvốn 380 triệu USD Đây là dự án FDI có vốn lớn nhất tại Bình Dương từ trướcđến nay

Theo đánh giá từ lãnh đạo tỉnh "tích cực" trong vốn FDI vào Bình Dương làngày càng mở rộng các quốc gia đầu tư, bên cạnh Đài Loan, Hàn Quốc, NhậtBản thì hiện nay đã có Hà Lan, Phần Lan, Đan Mạch, Mỹ, Anh… với số lượng

dự án ngày còn tăng

Mặt khác, cùng các dự án lớn thì tỷ lệ giải ngân vốn FDI vào tỉnh hiện naythuộc hàng đầu cả nước Hơn nữa, có đến 70% số lượng dự án và vốn FDI là đầu

tư vào các khu công nghiệp tập trung của tỉnh làm ăn có hiệu quả

Theo đánh giá của Ban quản lý các khu công nghiệp, nổi bật trong thu hútFDI của Bình Dương trong năm 2008 là xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuấtsản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, ít thâm dụng lao động và sản phẩm đượcsản xuất có khả năng cạnh tranh tốt Đồng thời lĩnh vực dịch vụ cũng được quantâm đầu tư rất tích cực Điều này vừa tạo được cân bằng trong thu hút đầu tư vàphù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của BìnhDương trong thời gian tới

Cuối tháng 12, UBND tỉnh Bình Dương đã trao giấy phép đầu tư cho Công

ty TNHH kinh doanh đô thị Mapletree Việt Nam thuộc Tập đoàn MapletreeSingapore đầu tư dự án Khu công nghiệp công nghệ cao Mapletree Việt Nam tạiKhu liên hợp Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị Bình Dương với số vốn đầu tư 400triệu USD

Ngoài ra, còn nhiều dự án triển vọng khác như dự án xây dựng nhà máy sảnxuất sản phẩm điện, điện tử kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD doCông ty TNHH Công nghệ Teco Việt Nam (thuộc Tập đoàn Teco - Đài Loan)

Trang 26

đầu tư đã khởi công

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh máy cày, máy gặt đập lậpliên hợp với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 11,3 triệu USD do Công ty TNHH KubotaViệt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Kubota Nhật Bản và Công ty SiamKubota của Thái Lan) đầu tư được UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư.-Đến năm 2009, toàn tỉnh có 27 KCN với tổng diện tích 9.000 ha, trong đó

có hơn 50% KCN đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, sẵn sàngđáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cho các nhà đầu tư Trước những chuyển biếntích cực trong thu hút đầu tư FDI đầu năm, cùng với lợi thế về hạ tầng và cácgiải pháp của tỉnh Bình Dương như chủ động trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư,

hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị mời gọi đầu tư trực tiếp với các nhà đầu tư NhậtBản, châu Âu, Mỹ có thể tin tưởng rằng, năm 2009, thu hút FDI của BìnhDương sẽ tiếp tục đạt kết quả khả quan, hoàn thành mục tiêu như kế hoạch đã đềra

Như vậy, Bình Dương luôn là một trong các tỉnh thu hút mạnh vốn đầu tưnước ngoài, sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu.Dưới đây chính là kinh nghiệmcủa tỉnh Bình Dương trong việc thu hút FĐI:

Thứ nhất, một tổ công tác đã được thành lập để nắm tình hình sản xuất,kinh doanh của tất cả DN trên địa bàn tỉnh Cụ thể một tổ sẽ xem xét khiếu nại,

tố cáo, vướng mắc trong công tác giải tỏa, đền bù cũng như những trở ngại của

DN về đất đai Một tổ khác sẽ xem xét chính sách, giải pháp để nghiên cứuhướng tháo gỡ khó khăn cho DN, nếu cần sẽ kiến nghị với trung ương để có cơchế tốt cho DN trong bối cảnh hiện nay Các tổ công tác cũng sẽ trực tiếp đếnlàm việc với các DN, ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của DN

Thứ hai, tỉnh sẽ khẩn cấp hỗ trợ tối đa về thủ tục hành chính, về giãn, giảmthuế nếu DN gặp khó khăn

Trang 27

Thứ ba, UBND tỉnh đã chỉ đạo phải huy động, khai thác cho được nguồnlực trong và ngoài nước nhằm giúp Bình Dương phát triển bền vững, tạo môitrường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát huy nguồn lực các thành phần kinh tế Thư tư, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khucông nghiệp (KCN) để khi các nhà đầu tư vào có thể triển khai ngay dự án Chủtrương của tỉnh là kêu gọi đầu tư vào KCN (hiện tỉnh đã có 27 KCN), trong đó

ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có tiềm lực kinh tếlớn, không cấp giấy phép cho các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng quánhiều lao động

Thứ năm, đối với các lao động bị sa thải từ các DN ngưng hoạt động, tỉnh

đã chỉ đạo Sở Lao động - thương binh & xã hội nhanh chóng điều chuyển số laođộng này qua các DN khác, đồng thời tiến hành mở các lớp đào tạo nghề ngắnhạn cho công nhân

(Nguồn: Trang web Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Dương)

2.Tỉnh Hải Dương.

Từ đầu năm 2007, tỉnh Hải Dương đã thu hút được 155,5 triệu USD vốnFDI, trong đó cấp mới là 9 dự án với tổng số vốn 75,8 triệu USD và điều chỉnhtăng vốn cho 023 dự án với số vốn tăng thêm là 80,7 triệu USD

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 140 dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài đến từ 21 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng kýgần 1.565 triệu USD (Ngoài KCN là 79 dự án với số vốn 700 triệu USD, trongKCN là 61 dự án với số vốn 865 triệu USD), đứng vào tốp 10 tỉnh, thành phốđãn đầu cả nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đến nay trênđịa bàn đạt 599 triệu USD, đạt 38% tổng số vốn đầu tư đăng ký Có 76 dự án đivào hoạt động sản xuất kinh doanh Thu hút trên 32.000 lao động trực tiếp tại cácdoanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác

Trang 28

Riêng năm 2006 thu hút cả trong và ngoài KCN là 51 dự án, với tổng sốvốn đầu tư đăng ký 663,6 triệu USD, trong đó:

+ Cấp mới là 620 triệu USD ( Ngoài KCN 12 dự án, tổng số vốn là 41,7triệu USD; trong đó KCN 39 dự án, tổng số vốn là 578,3 triệu USD)

+ Điều chỉnh tăng vốn 43,6 triệu( Ngoài KCN 9 dự án, số vốn 16,6 triệuUSD; trong KCN 02 dự án, số vốn là 27 triệu USD)

Doanh thu năm 2006 của các doanh nghiệp FDI đạt 468,6 triệu USD, tăng

42, 9% so với năm 2005 (328 triệu USD), thuế và các khoản phải nộp ngân sáchNhà nước là 47 triệu USD Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện năm 2006 của cácdoanh nghiệp FDI ước đạt 143,4 triệu USD, tăng 47,1% so với năm 2005 (97,5triệu USD) Năm 2006 các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã giải quyết việc làmcho trên 9000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, góp phần giải quyết vấn

đề việc làm cho lao động tại địa phương

Từ đầu năm 2007, tỉnh Hải Dương đã thu hút được 155,5 triệu USD vốnFDI, trong đó cấp mới là 9 dự án với tổng số vốn 75,8 triệu USD và điều chỉnhtăng vốn cho 023 dự án với số vốn tăng thêm là 80,7 triệu USD

Hiện nay xu thế nhà đầu tư lớn, có công nghệ đầu tư vào Hải Dương ngàycàng nhiều, đặc biệt các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ như: Brother,Qualcomm, Sumidenso…Đây là cơ hội cho tỉnh có thể lựa chọn những nhà đầu

tư thực sự có năng lực đầu tư vào địa phương

Tỉnh Hải Dương chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các KCN,Cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 8 KCN (Trong đó có 7khu được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, 01 khu đang trình là KCN Tàu thủy)với tổng diện tích là 1.621ha

Dự kiến đến năm 2010, Tỉnh Hải Dương sẽ có ít nhất 10 KCN được chínhphủ phê duyệt Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh đã quy hoạch

Trang 29

hơn 30 Cụm công nghiệp nằm ở các vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tinliên lạc…trên địa bàn của các huyện trong tỉnh.

Quan điểm của tỉnh là tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể cho nhà đầu tưđến Hải Dương hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phân biệt nhà đầu tưtrong nước hay nước ngoài Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanhnghiệp để khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh các loạihình kinh tế dân doanh Các sở, ngành đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thịtrường, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp Thực hiện tốtchính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện và hỗ trợ thiết thực cho các doanhnghiệp đang có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường tiếp tục đầu tư mở rộng

và phát triển nhanh hơn

Đẩy mạnh nghiên cứu, tìm giải pháp tạo chuyển biến mới trong công tác thuhút vốn đầu tư, song song với giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh củacác doanh nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đẩy nhanhtiến độ thực hiện các dự án, sớm đưa vào hoạt động Phát huy tối đa năng lực sảnxuất hiện có của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất điện, xi măng,vật liệu xây dựng

Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào cácKCN, tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp

đã được phê duyệt Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của tỉnh về ưu đãi,nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp

Hải Dương ưu tiên các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tạichỗ, có giá trị gia tăng cao, các dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ hiệnđại, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu Sớm ban hành cơ chế quản lý, huy độngvốn đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên quyết

xử lý đối với các chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ

và quy định của pháp luật

Trang 30

Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh sẽ hoàn thiện những chínhsách, như ưu đãi hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất cho các

dự án Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoácho nhà đầu tư, chú trọng chất lượng đào tạo nhân lực để cung cấp nguồn nhânlực cho các dự án đầu tư

(Nguồn: Trang web Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hải Dương)

3.Tỉnh Vĩnh Phúc.

Ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước đi đột phá khi quyết định coi pháttriển công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực trongphát triển kinh tế của tỉnh

Xác định được bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã trải thảm đỏ cho các nhà đầu

tư khi đến hoạt động tại tỉnh.Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hànhchính, chưa thực thi cơ chế "một dấu, một cửa", Vĩnh Phúc đã tiên phong làmđược điều này, các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thờigian theo quy định của Trung ương khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư Cụ thể:Thời hạn cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngàyBan Quản lý các Khu công nghiệp và Thu hút đầu tư hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tưnhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:

- 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư

- 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư;

- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, Vĩnh Phúc còn

coi "mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc

và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả

" Và chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nướcngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều Họ đến Vĩnh Phúc không chỉ đem

Trang 31

theo vốn liếng, kinh nghiệm, mà điều quan trọng là họ đã đem đến một tư duymới về quy hoạch tổng thể Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của công tác quyhoạch trên 12 cụm công nghiệp ở Vĩnh Phúc hiện nay

Tính đến tháng 10 năm 2005, Vĩnh Phúc đã có 84 dự án có vốn đầu tư nướcngoài với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, trên 20 lượt các dự án FDI xintăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng gần 100 triệu USD Vĩnh Phúc trở thànhtỉnh đứng thứ 6 trong cả nước về thu hút đầu tư; đứng thứ 7/64 tỉnh thành, đứngthứ 3 trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực phía Bắc

về giá trị sản xuất công nghiệp

Đi lên từ ngoại lực là bài học thành công trong phát triển ngành côngnghiệp của Vĩnh Phúc trong 8 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh Bài học này chothấy nếu biết khai thác tốt những tiềm lực bên ngoài, sẽ biến ngoại lực thành nộilực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng và có thể nói một cách hình ảnh làchúng ta sẽ vươn tay tới sự giàu có của các quốc gia ngay trong lòng đất nướcViệt Nam

Tính đến thời điểm , toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được hơn 500 dự án,với tổng vốn đầu tư trên 2.105 triệu USD, tăng 4 lần về số dự án và 3,2 lần về sốvốn đầu tư giai đoạn từ 2002 trở về trước, đưa Vĩnh Phúc đứng thứ 7 cả nước vềvốn đầu tư nước ngoài Đến hết tháng 12/2007, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 513

dự án đầu tư còn hiệu lực Trong đó có 84 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là739,6 triệu USD và 329 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 19.108,4 tỷ đồng Đếnnay, có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là NhậtBản, với 12 dự án, tổng vốn đăng ký là 364,42 triệu USD Những tập đoàn lớncủa Nhật Bản như Toyota và Honda đầu tư vào Tỉnh với các sản phẩm ô tô, xemáy có uy tín, có kỹ thuật và sức cạnh tranh cao Tiếp đến là Hàn Quốc (có 20

dự án với tổng số vốn đầu tư 96,94 triệu USD), Đài Loan (có 18 dự án với tổng

Trang 32

số vốn đầu tư 78,201 triệu USD), Nga (Việt kiều có 8 dự án với tổng vốn đầu tư66,12 triệu USD), Trung Quốc (có 11 dự án với tổng vốn đầu tư 37,39 triệuUSD Còn lại là các nước như: Malaysia, Mỹ, Bungary…, với số vốn dao động

từ 1,5 đến 9 triệu USD Công nghiệp được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là nền tảngcủa nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển.Trong số 513 dự án đầu tư có 432 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm82,81% tổng các dự án đầu tư, với số vốn đầu tư 11.646 tỷ đồng và 664,315 triệuUSD Tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực du lịch – dịch vụ đô thị, có 55 dự án,chiếm tỷ lệ 13,32%, với số vốn đầu tư 14,89 tỷ đồng và 7,14 triệu USD; nôngnghiệp có 9 dự án chiếm 2,18%, với số vốn 124,5 tỷ đồng và 35,5 triệu USD;đào tạo nghề có 7 dự án DDI, chiếm 1,69% với số vốn đầu tư 122,4 tỷ đồng Các

dự án đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đã và đang tích cực được triển khai xâydựng Đến nay, đã có 136 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhữngđóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc ở đây là :

“Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo các công ty đầu

tư phát triển hạ tầng, các KCN khẩn trương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.Hiện nay, Vĩnh Phúc cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Trong

đó, KCN Quang Minh I với diện tích đất quy hoạch 344 ha đã được lấp đầy các

dự án đầu tư; KCN Khai Quang khoảng 60% diện tích đất công nghiệp và KCNBình Xuyên giai đoạn I với diện tích 60 ha đã được lấp đầy Với những kết quả

đã đạt được, những năm qua, Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư Vĩnh Phúc

đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng cờ thi đua xuất sắc và hàng năm đều đượcUBND tỉnh tặng Bằng khen về hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Kết quả trên có được là do Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư tỉnhVĩnh Phúc đã làm tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các

Trang 33

cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhậpkinh tế khu vực và quốc tế Trong đó, phải kể đến các chính sách ưu đãi đầu tưcủa Tỉnh, các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng… Từ đó, Vĩnh Phúcđảm bảo đáp ứng kịp thời, với các chi phí thấp nhất, giúp các nhà đầu tư dễ dàngtrong việc lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Đặc biệt, với phương châmcởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấp phép đầu tư, Ban Quản lý các KCN vàthu hút vốn đầu tư đã thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơchế “một cửa”, giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí trong việc phêduyệt các dự án, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành để giải quyết khókhăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào Tỉnh

Trong chiến lược phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2010 vàtầm nhìn tới năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định việc đầu tư, phát triển mởrộng các KCN trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm; phấn đấu đến năm 2010 cókhoảng 4.500 đến 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuậtđồng bộ, chất lượng cao Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnhtranh cao như: ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chếbiến thực phẩm, đồ uống ”

4.Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp.

Qua việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp của một số tỉnh trong nước cóthể rút ra những kinh nghiệm về thu hút FDI vào ngành công nghiệp của TháiBình trong thời gian tới, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nàynhư sau:

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của cơ chế mộtcửa Xây dựng môi trường kinh doanh công bằng giữa doanh nghiệp trong vàngoài nước

Trang 34

Tăng cường công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của tỉnh vào trong phát triển Nhất là nguồn lực đất đaiđược sử dụng trong việc đặt trụ sở kinh doanh của các doanh nghiệp và xây dựngcác khu công nghiệp.

Giải quyết nhanh các vấn đề liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bùcho người dân để cung cấp đất cho các nhà đầu tư một cách nhanh nhất

Không chỉ quan tâm tới các dự án trước khi đầu tư mà cần tăng cường giámsát, giúp đỡ các doanh nghiệp trong qua trình hoạt động Tạo môi trường cạnhtranh thuận lợi giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Cung cấp đủ cácnguồn lực cần thiết để triển khai hoạt động

Bên cạnh đó cũng cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng của các khucông nghiệp để các nhà đầu tư có thể triển khai dự án ngay khi bỏ vốn vào đầu tưtại tỉnh

(Nguồn: Trang web Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Vĩnh Phúc)

Trang 35

CHƯƠNGII THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam,phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84 km2 Toàn tỉnh có 7 huyện

38oC) Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm – 1.800 mm Số giờ nắngtrong năm là 1.600 – 1.800 giờ, lượng nước bốc hơi 728 mm/năm Độ ẩm trungbình vào khoảng 85oC – 90oC

Trang 36

2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1 Tài nguyên đất.

Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do đượcbồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Hệ thống công trình thuỷ lợitưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiệnchuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 154.584 ha, trong đó: diện tích câyhàng năm có 92.075 ha, diện tích ao hồ đã đưa vào sử dụng là 6.176 ha Hầu hếtđất đai đã được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 – 4 vụ, diện tích có khảnăng canh tác vào vụ đông khoảng 400.000 ha Ngoài diện tích cấy lúa, đất đaiThái Bình rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, hành,tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu…), cây công nghiệp ngắn ngày (đay, dâu,cói…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối,…), trồnghoa, cây cảnh,v v…

2.2 Tài nguyên khoáng sản.

Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải (C) đã được khai thác từ năm 1986, sảnlượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên nhiên phục

vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu côngnghiệp Tiền Hải Năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địachấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơivịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh (trữ lượng ước tínhban đầu khoảng 7 tỷ m3)

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu

m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với cácnhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải

Trang 37

Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện

mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 178 m Các mỏ nước này đang được đầu tư khaithác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân

Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồngbằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ

ở độ sâu 600 – 1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện để khai thác

3 Tiềm năng kinh tế

3.1 Những lợi thế so sánh.

Thái Bình có cảng biển quốc gia Diêm Điền, tàu 400 – 1000 tấn ra vàođược, cùng hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 và các trục đườngchính trong tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ tương đối thuận tiện chogiao lưu phát triển kinh tế, văn hoá trong vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước, cáctỉnh phía Nam của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á

Thái Bình cũng gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăngtrưởng kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh – Hà Nội, đó là thị trường lớn về laođộng, sản phẩm, lương thực, thực phẩm và hợp tác phát triển Đồng thời, TháiBình còn có nguồn khí đốt, nước khoáng có trữ lượng lớn, khả năng khai hoanglấn biển mở rộng diện tích ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ là những tiềmnăng lớn trong nuôi trồng và khai thác hải sản

3.2.Tiềm năng du lịch.

Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồngbằng ven biển Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừngchân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồnđảo có bãi thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ hội truyền thống

và những công trình văn hoá được xếp hạng, như Chùa Keo được xây dựng tạinơi phát tích của nhà Trần; nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà, huyện Vũ

Trang 38

Thư…và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát, múa, trò chơi:chiếu chèo “làng Khuốc”, trò múa rối nước “làng Nguyễn” Đông Hưng và làngvườn Bách Thuận (Vũ Thư)…Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dântỉnh Thái Bình khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.

4.Tình hình kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2008.

Giai đoạn (2005 - 2008), bên cạnh những thuận lợi, Thái Bình gặp không ítkhó khăn Song với những quyết tâm nỗ lực phấn đấu của đảng bộ và nhân dântrong tỉnh và có những giải pháp hợp lý, nên kinh tế của tỉnh vẫn từng bước pháttriển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá; đời sống nhân dân từng bước đượccải thiện, các mặt văn hoá, xã hội, có tiến bộ và phát triển khá đồng đều

- Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh năm 2008 dự kiến đạt 7.957 theo giá sosánh 1994) So với năm 2006 tăng 11,5%, số tuyệt đối GDP của Thái Bình gấp2,0 lần Ninh Bình, 2,2 lần Hà Nam, 1,3 lần Bắc Ninh, 1,2 lần Hưng Yên, 1,04lần Vĩnh Phúc và 1,01 lần Nam Định

GDP bình quân 5 năm (2005-2008), tăng 7,21%, so với mục tiêu Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ XVI vượt 0,21% Thời kỳ 1996 - 2000, tăng trưởng bìnhquân năm là 4,45% Riêng năm 2008 dự tính GDP tăng 7,8%, còn các tỉnh xungquanh đều có mức tăng trưởng trên 10% Tăng trưởng kinh tế của Thái Bình thấphơn các tỉnh trong vùng vì là tỉnh nông nghiệp có cơ cấu khu vực 1 (khu vực cónăng suất thấp và chịu ảnh hưởng nhiều do tác động của thiên nhiên) chiếm tới42% tổng GDP

GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 9,50 triệu đồng, so với năm 2007tăng 18%; so với năm 2005 tăng 65,4% Tuy tăng nhanh qua các năm, nhưng sovới mục tiêu Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ đề ra thì chỉ tiêu này mới đạt 92,5%(mục tiêu 600 USD)

Trang 39

- Cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Thái Bình đang có sự chuyển dịchtheo hướng và mục tiêu đã đề ra Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng(CNXD) từ 19,35% năm 2005, tăng lên 26,85% năm 2008, so với mục tiêu đạihội vượt 5,86% Khu vực dịch vụ giảm từ 34,8% năm 2005 lên 34,2% năm 2008,chưa đạt được mục tiêu đại hội đề ra (mục tiêu 35%) (Xem số liệu bảng 1).

Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc huy độngGDP vào ngân sách của tỉnh Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2008 dựkiến đạt 15,1%, tăng 5% so với năm 2005

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua giai đoạn 2005 -2008.

(Nguồn:Báo cáo UBND tỉnh Thái Bình)

Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản của Thái Bình vẫn cao nhất vùng 38,97% (năm 2008) Ngược lại, tỷtrọng khu vực công nghiệp xây dựng chỉ đạt 26,85% (các tỉnh đồng bằng sôngHồng, đều đạt trên 30%)

Trang 40

1 Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ Sản.

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2008 ước đạt 5.247 tỷ đồng,tăng 3,81% (kế hoạch 3,65%) so với năm 2006 Trong đó, nông nghiệp đạt 4.667

tỷ đồng, tăng 2,86% (kế hoạch 2,91%); thuỷ sản đạt 569 tỷ đồng, tăng 12,50%(kế hoạch 12,00%) GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 đạt

4138 tỷ đồng tăng 1,26% so với năm 2007 và tăng 17,2% so với năm 2005 Mứctăng bình quân 4 năm là 4,23%

- Riêng nông nghiệp giá trị sản xuất năm 2008 đạt 4354 tỷ đồng, so với năm

2007 tăng 1,65%, so với năm 2005 tăng 18,8%, bình quân 4 năm tăng 3,51%.Mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm vừa qua thấp (trongkhi nông nghiệp cả nước tăng bình quân khoảng 4,4%) Nguyên nhân kháchquan do thiên tai xẩy ra đối với trồng trọt 2 năm 2007 và 2008; đối với chăn nuôigia cầm năm 2005, 2006

- Sản xuất lương thực từ năm 2005 đến 2008 đều đạt trên 1 triệu tấn, giữvững mục tiêu 1 triệu tấn lương thực đã đề ra Lương thực bình quân đầu người

từ 712kg/người năm 2005, tăng lên 835 kg/người năm 2008

- Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi năm 2008 (theo giá cố định 1994) đạt

2210 tỷ đồng, tăng 17,53% so với năm 2005 và tăng 62,5% so với năm 2005,mức tăng bình quân 4 năm là 9,87% Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đang

có chuyển biến tích cực, trồng trọt giảm từ 75,6% năm 2005 xuống 64,77% năm

2008, chăn nuôi từ 21,3% lên gần 32% Cơ cấu chăn nuôi đang chuyển dần sangkinh tế hàng hoá, đàn trâu năm 2008 chỉ bằng 59,7% năm 2005 Chăn nuôi bòthịt tăng nhanh, đàn bò năm 2008 tăng 34% so với năm 2005 và 13,9% so vớinăm 2006 Số đầu lợn năm 2008 so với năm 2007 tăng 11,72%, so với năm 2005tăng 64,1%, bình quân 4 năm tăng 10,41%, trong đó lợn nái gấp 1,4 lần năm

2006, tăng 7,5% so với năm 2005, bình quân 4 năm tăng 7,0%; thịt lợn hơi xuất

Ngày đăng: 19/12/2012, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tỉnh Thái Bình(1987-2007) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Khác
2. Các Báo cáo định kỳ FDI hàng năm Khác
3. Báo cáo tổng kết kinh tế năm 2005-2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư 4.Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình qua các năm Khác
5.Trang Web của các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương Khác
6.Giáo trình kinh tế phát triển Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua giai đoạn 2005 -2008. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 3 Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua giai đoạn 2005 -2008 (Trang 39)
Bảng 1.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình phân theo ngành. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình phân theo ngành (Trang 51)
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình    phân  theo hình thức. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 2 Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình phân theo hình thức (Trang 53)
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của Thái Bình - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 5 Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của Thái Bình (Trang 55)
2.3. Hình thức đầu tư. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
2.3. Hình thức đầu tư (Trang 56)
Hình thức hợp tác liên doanh liên doanh 100% vốn nước ngoài - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Hình th ức hợp tác liên doanh liên doanh 100% vốn nước ngoài (Trang 62)
Bảng 8: Vốn đầu tư ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2007. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 8 Vốn đầu tư ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2007 (Trang 63)
Bảng 9: Biểu đồ cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành của  Thái Bình. - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
Bảng 9 Biểu đồ cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành của Thái Bình (Trang 64)
Bảng  10:   Đầu   tư   trực   tiếp   nước   ngoài   trong   lĩnh   vực   công   nghiệp  tại Thái Bình - Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình
ng 10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp tại Thái Bình (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w