Luận văn giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp Vĩnh Phúc

71 1.2K 10
Luận văn giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Diệp Minh Tân Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 i Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính MỤC LỤC Trang bìa i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 4 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP 4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 48 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 48 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới 48 3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh 49 3.2 GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI 53 3.2.1 Giải pháp tầm vĩ mô của Nhà nước 53 3.2.2 Giải pháp về phía tỉnh Vĩnh Phúc 56 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) 2 ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu ( The Asia-Europe Meeting) 3 CCN Cụm công nghiệp 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5 DA Dự án 6 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 ii Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 8 KCN Khu công nghiệp 9 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade Organization) DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 33 2 Bảng 2.2 Số dự án FDI vào công nghiệp Vĩnh Phúc 35 3 Bảng 2.3 Quy mô vốn FDI vào ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 36 4 Bảng 2.4 FDI vào ngành công nghiệp theo đối tác đầu tư 37 5 Bảng 2.5 Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư 39 6 Bảng 2.6 Vốn FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 40 7 Bảng 2.7 FDI vào ngành công nghiệp theo địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (ngoài KCN) 42 8 Bảng 2.8 Cơ cấu vốn FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 43 Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 iii Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 iv Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 25 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước, một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công to lớn. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra nhữn cơ hội và ưu thế mới cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà là con đường tiếp thu công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt, những kinh nghiệm quản lý hiệu quả và là cơ hội tốt chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, Vĩnh Phúc đã xác định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kể từ năm 1997 tái lập tỉnh đến nay, FDI đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông sang một tỉnh đang phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ; thu ngân sách nhà nước luôn đứng trong 10 tỉnh dẫn đầu, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 7%; các mặt đời sống văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục được nâng cao rõ rệt; các mối quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng. Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tỉnh đã hình thành hệ thống 20 khu công nghiệp được Thủ tưởng Chính Phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp ưu Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 1 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với quy mô 6.000 ha. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành tỉnh công nghiệp năm 2020, trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ thấp, không đáp ứng yêu cầu, vì vậy, phải tăng cường thu hút vốn FDI để phát triển ngành công nghiệp, giúp tỉnh sớm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài: “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ những nghiên cứu đưa ra nhận xét về kết quả đạt được, chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và triển khai FDI vào ngành công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút, triển khai các dự án FDI vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút FDI qua quy mô FDI vào ngành công nghiệp theo thời gian (năm), theo đối tác đầu tư và theo các khu công nghiệp, theo địa phương và ảnh hưởng từcác chính sách của tỉnh đến thu hút cũng như triển khai các dự án FDI vào ngành công nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các dự án FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 2 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Vĩnh Phúc đã và đang triển khai, xem xét đến lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện và số lượng các dự án bị thu hồi giấy phép. Bên cạnh đó sử dụng thêm tài liệu và số liệu các vấn đề liên quan của những năm khác nhau để làm phong phú cho đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứ dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, được xây dựng một cách có hệ thống và lô-gic nhờ các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thông qua các công cụ thống kê toán. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh giữa chính sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh với các vấn đề và số liệu thực tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Chương 2: Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Để thực hiện luận văn tốt nghiệp, trong thời gian qua em đã được sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên Khoa Tài chính quốc tế- Học viện tài chính, đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn Ths. Vũ Việt Ninh. Bên canh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp em tìm kiếm tài liệu để thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 3 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct invesment - FDI) là một dạng của đầu tư quốc tế nói chung. Khái niệm về FDI được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Theo tổ chức thương mại Quốc tế (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ dùng để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp này bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đó, tham gia vào một doanh nghiệp mới hay cấp tín dụng dài hạn (từ 5 năm trở lên). Luật đầu tư 2005 không định nghĩa gộp “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” mà tách thành hai khái niệm “ Đầu tư trực tiếp” và “ Đầu tư nước ngoài”. Đầu Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 4 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Có thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng và điều hành các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài với mục đích là thu lợi nhuận. Xuất phát từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác, trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý, điều hành… việc chuyển hoá chúng thành nguồn vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa. 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Một là, Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn luôn thuộc về nhà đầu tư. Chủ đầu tư vừa sở hữu và trực tiếp sử dụng vốn đầu tư của mình. Việc đầu tư vào lĩnh vực nào, hoạt động sản xuất ra làm sao hoàn toàn do chủ đầu tư quyết định tùy theo lượng vốn góp của mình. Ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định. Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận dựa trên số vốn đầu tư ấy. Hai là, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn và chủ yếu do tư nhân thực hiện. Vốn FDI là loại vốn đầu tư dài hạn, thời hạn đầu tư thường từ 10 năm trở nên. Với động cơ đầu tư là do nhu cầu tìm kiếm nguyên liệu thô, tận dụng các lợi thế so sánh, mở rộng quy mô kinh doanh hay đặc biệt là tìm kiếm lợi nhuận tối đa mà hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu do tư nhân Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 5 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính thực hiện. Ba là, Chủ đầu tư trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành quá trình sử dụng vốn theo tỷ lệ vốn đóng góp. Tùy vào hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hay tỷ lệ vốn đóng góp mà chủ đầu tư có thể trực tiếp hành (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoăc tham gia điều hành (doanh nghiệp liên doanh…) quá trình sử dụng vốn. Nét riêng ở đây là nhà đầu tư có thể là những chủ thể ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia góp vốn. FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Bốn là, Bên nhận đầu tư có cơ hội được chuyển giao khoa học công nghệ và tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại. Nội dung vật chất của vốn FDI không chỉ bằng tiền và các tài sản hợp pháp, mà còn cả công nghệ, uy tín và thương hiệu. Thông qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại… Năm là, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Bên cạnh hàng loạt các rủi ro chung đối với đầu tư thì đầu tư quốc tế còn phải đối mặt với nhiều rủi ro mang tính đặc thù, như rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro của nền kinh tế nước ngoài, rủi ro chính trị và các rào cản. 1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi dự án đầu tư . Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, hiện nay có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, phổ biến Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 6 [...]... vực công Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 18 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính nghiệp điện tử viễn thông và chính các doanh nghiệp của các tập đoàn này đã làm thay đổi và tạo nên đột phá của công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Những kinh nghiệm trong thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh: Một là, Tỉnh Bắc Ninh ưu tiên thu hút FDI vào một số ngành công nghiệp trọng điểm Tỉnh định hướng thu hút. .. 2013 tỉnh đã thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,64 tỷ USD (bao gồm đăng ký mới và dự án tăng vốn) Trong đó dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chiếm 56% tổng vốn đầu tư cấp mới, phù hợp với định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh Nhờ đó vốn FDI của tỉnh đang chuyển dịch vào ngành công nghiệp, đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ Những kinh nghiệm trong thu hút FDI vào ngành công nghiệp của... sẽ trở thành một ngành công nghiệp như công nghiệp khai thác, công nghiệp ôtô, công nghiệp dệt, công nghiệp phần mềm máy tính… 1.2.2.2 Đặc điểm ngành công nghiệp Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 12 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Một là, Quá trình sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến Giai đoạn tác động vào đối tượng lao... án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô lớn Gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp có quy mô lớn (quy mô từ 300-700ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn 2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 2.2.1... xuất công nghiệp - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp Năm 2000, tỷ trọng công Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 29 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính nghiệp chế biến chiếm 99,7% giá trị sản xuất công nghiệp và năm 2012 là 99,35% Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp. .. mới cho công nghiệp Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 đạt 30.538 tỷ đồng, tăng 11,12% so với năm 2012 Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 tăng 14,04% so với năm 2012 2.1.4.2 Số lượng cơ sỏ sản xuất công nghiệp - Số cơ sở phân theo các ngành công nghiệp Theo... chỉ thu hút được 2-4 dự án Phải đến năm 2012, khi nền Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 32 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính kinh tế dần phục hồi thì số dự án bắt đầu tăng dần, năm 2013 thu hút 16 dự án FDI vào công nghiệp Đây được coi là một thành công lớn của tỉnh 2.2.2 Quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện Tính lũy kế đến năm 2013, tổng số vốn đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp Vĩnh Phúc. .. hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc STT Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Dựa vào bảng ta thấy, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn FDI, thường trên 82% Chứng tỏ, ngành công nghiệp tỉnh đang thu hút được một nguồn vốn lớn để đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của ngành Hơn nữa, dòng vốn có xu hướng chảy vào ngành công nghiệp cho thấy sự quan... thu n lợi cho các nhà đầu tư, Vĩnh Phúc đã rút ngắn xuống còn 5 ngày, thậm chí có dự án 3 ngày 2.1.4 Vài nét về ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.4.1 Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 28 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trong giai đoạn 2001-2013 ngành công nghiệp- xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền... NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 2.2.1 Số dự án FDI Tính lũy kế đến hết năm 2013, Vĩnh Phúc có 108 dự án FDI vào ngành công nghiệp được cấp phép đầu tư, trong đó có 95 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 13 dự án đang trong quá trình xây dựng hoặc giải phóng mặt bằng Số dự án FDI vào công nghiệp chiếm khoảng 70-80% các dự án FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc Nhiều dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và . Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất. phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Diệp Minh Tân Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 i Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính MỤC LỤC Trang bìa i Lời. Phúc 43 Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 iii Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên Diệp Minh Tân Lớp CQ48/08.03 iv Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính

Ngày đăng: 15/08/2014, 23:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

    • 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    • GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

      • 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

        • 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

        • 3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh

        • 3.2 GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI

          • 3.2.1 Giải pháp tầm vĩ mô của Nhà nước

          • 3.2.2 Giải pháp về phía tỉnh Vĩnh Phúc

          • KẾT LUẬN

          • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan