3.1.2.1 Quan điểm thu hút FDI vào ngành công nghiệp
- Phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp lớn. Phát triển ngành công nghiệp phải đảm bảo trở thành nền tảng kinh tế của tỉnh, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh, đảm bảo đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Phù hợp gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch phát triển đô thị, giao thông, du lịch, nông nghiiệp.
- Phát triển công nghiệp phải toàn diện, vừa phát triển công nghiệp chủ lực, quy mô lớn, vừa coi trọng công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn xác định hướng phát triển và lựa chọn dự án đầu tư. Phát triển công nghiệp chủ lực trên cơ sở xác định cơ cấu các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp và thành phần kinh tế công nghiệp hợp lý.
- Phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, chất lượng nguồn lực, gắn với kinh tế vùng miền, gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm ngay từ nguồn để phát triển bền vững.
- Lấy công nghiệp phụ trợ là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc trong quá trình CNH-HĐH; tạp hàng hóa thay thế nhập khẩu, tạp chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp phụ trợ sẽ định hướng ưu tiên phát triển là: cơ khí, chế tạo, ô tô, điện tử tin học, dệt may, da giầy,...Định hướng thu hút các dự án hình thành các khu, cụm công nghiệp phụ trợ cơ khí – chế tạo, điện – điện tử tại Vĩnh Phúc, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên
tỉnh, liên vùng và liên ngành, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển công nghiệp.
3.1.2.2 Mục tiêu
Mục tiêu của Vĩnh Phúc là phấn đấu có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI được xác định tại Đại hộ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 14. Với mục tiêu cụ thể từng giai đoạn:
- Giai đoạn 2011 -2015: Để tạo các yếu tố cơ bản cho một tỉnh công nghiệp vào 2015, xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào năm 2020:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 14,0-15%/năm, trong đó công nghiệp tăng bình quân 16,7- 18,3%/năm.
+ Đến năm 2015, kinh tế có cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm 61- 62%, dịch vụ thương mại 31-32% và nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,5 -7%.
- Giai đoạn 2016 -2020
+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn này đạt 14,0 -14,5%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 13- 14%/năm.
+ Đến năm 2020, kinh tế tỉnh sẽ có cơ cấu: công nghiệp-xây dựng chiếm 58-60%, dịch vụ thương mại chiếm 38% và nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 3-4%.
3.1.2.3 Định hướng thu hút FDI vào một số ngành công nghiệp
- Phát triển công nghiệp bền vững làm động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đi vào công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại; chuyên môn hóa, tự động hóa nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Thu hút các dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn, hiệu quả cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Phấn đấu trong nền kinh tế của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm 96,5% trở nên.
- Công nghiệp công nghệ cao: phát triển sản xuất các sản phẩm cơ điện tử, các sản phẩm điện tử văn phòng, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, từ đó từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Công nghiệp cơ khí chế tạo: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng...Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo cơ khí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: Xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành, phát triển chế biến đồ uống, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ; phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây, tre đan, gỗ mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu.
xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, các loại vật liệu hơp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn. Phát triển sản xuất các loại vật liệu mới.
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn: hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho phát triển chung; tạo hạt nhân để phát triển đồng bộ các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ở các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn tỉnh.
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất vào các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ cao, thân thiện với môi trường; hình thành các khu, cụm công nghiệp điện tử cơ khí chế tạo...có quy mô lớn, vai trò quan trọng với toàn vùng và cả nước.