Theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh lần thứ 14, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ VI, khóa 14 và căn cứ vào những đánh giá khái quát nhất về bối cảnh phát triển chung (trong nước và quốc tế) và các tác động cơ bản tới sự phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc cũng như khả năng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc trong triển vọng dài hạn đến năm 2030. tầm nhìn và mục tiêu tổng quá đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc cho giai đoạn đến 2020: “ Là xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an ninh.
Xây dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng hướng tới trở thành trung tâm kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn tới khu vực Bắc – Tây Bắc Bắc bộ với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ trong một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp vào những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30.”
– 15%/năm.
- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướngthúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ, phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao.
- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 61 -62%, dịch vụ: 31-32% và nông, lâm, ngư nghiệp: 6,5 – 7,0%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 58-69%, dịch vụ trên 38%.
- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500- 4.000USD, đến năm 2020 đạt 6.500-7.000USD.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.
- Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 140.000 – 145.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 280.000 – 300.000 tỷ đồng.