Tiềm năng kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 37 - 40)

I. Tổng quan tỉnh Thái Bình 1 Điều kiện tự nhiên.

3. Tiềm năng kinh tế

3.1. Những lợi thế so sánh.

Thái Bình có cảng biển quốc gia Diêm Điền, tàu 400 – 1000 tấn ra vào được, cùng hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 và các trục đường chính trong tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ tương đối thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá trong vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước, các tỉnh phía Nam của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thái Bình cũng gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh – Hà Nội, đó là thị trường lớn về lao động, sản phẩm, lương thực, thực phẩm và hợp tác phát triển. Đồng thời, Thái Bình còn có nguồn khí đốt, nước khoáng có trữ lượng lớn, khả năng khai hoang lấn biển mở rộng diện tích ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ là những tiềm năng lớn trong nuôi trồng và khai thác hải sản.

3.2.Tiềm năng du lịch.

Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo có bãi thoải cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ hội truyền thống và những công trình văn hoá được xếp hạng, như Chùa Keo được xây dựng tại nơi phát tích của nhà Trần; nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hoà, huyện Vũ

Thư…và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát, múa, trò chơi: chiếu chèo “làng Khuốc”, trò múa rối nước “làng Nguyễn” Đông Hưng và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư)…Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.

4.Tình hình kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2008.

Giai đoạn (2005 - 2008), bên cạnh những thuận lợi, Thái Bình gặp không ít khó khăn. Song với những quyết tâm nỗ lực phấn đấu của đảng bộ và nhân dân trong tỉnh và có những giải pháp hợp lý, nên kinh tế của tỉnh vẫn từng bước phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các mặt văn hoá, xã hội,... có tiến bộ và phát triển khá đồng đều.

- Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh năm 2008 dự kiến đạt 7.957 theo giá so sánh 1994). So với năm 2006 tăng 11,5%, số tuyệt đối GDP của Thái Bình gấp 2,0 lần Ninh Bình, 2,2 lần Hà Nam, 1,3 lần Bắc Ninh, 1,2 lần Hưng Yên, 1,04 lần Vĩnh Phúc và 1,01 lần Nam Định.

GDP bình quân 5 năm (2005-2008), tăng 7,21%, so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vượt 0,21%. Thời kỳ 1996 - 2000, tăng trưởng bình quân năm là 4,45%. Riêng năm 2008 dự tính GDP tăng 7,8%, còn các tỉnh xung quanh đều có mức tăng trưởng trên 10%. Tăng trưởng kinh tế của Thái Bình thấp hơn các tỉnh trong vùng vì là tỉnh nông nghiệp có cơ cấu khu vực 1 (khu vực có năng suất thấp và chịu ảnh hưởng nhiều do tác động của thiên nhiên) chiếm tới 42% tổng GDP.

GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 9,50 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 18%; so với năm 2005 tăng 65,4%. Tuy tăng nhanh qua các năm, nhưng so với mục tiêu Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ đề ra thì chỉ tiêu này mới đạt 92,5% (mục tiêu 600 USD) .

- Cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Thái Bình đang có sự chuyển dịch theo hướng và mục tiêu đã đề ra. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng (CNXD) từ 19,35% năm 2005, tăng lên 26,85% năm 2008, so với mục tiêu đại hội vượt 5,86%. Khu vực dịch vụ giảm từ 34,8% năm 2005 lên 34,2% năm 2008, chưa đạt được mục tiêu đại hội đề ra (mục tiêu 35%). (Xem số liệu bảng 1).

Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc huy động GDP vào ngân sách của tỉnh. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2008 dự kiến đạt 15,1%, tăng 5% so với năm 2005.

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua giai đoạn 2005 -2008.

Năm 2005 2006 2007 2008

Chung các ngành 100,00 100,00 100,00 100,00

Nhóm ngành NLNTS 45,79 45,56 42,27 38,97

- Nhóm Ngành CNXD 19,35 21,22 22,86 26,85

Nhóm ngành Dịch vụ 34,86 33,22 34,87 34,2

(Nguồn:Báo cáo UBND tỉnh Thái Bình)

Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Thái Bình vẫn cao nhất vùng 38,97% (năm 2008). Ngược lại, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng chỉ đạt 26,85% (các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đều đạt trên 30%).

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w