Thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 76)

I. Tổng quan tỉnh Thái Bình 1 Điều kiện tự nhiên.

4. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ.

2.1. Thành tựu đạt được.

Trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội, Thái Bình đã đạt được một số thành tựu vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:

Thứ nhất, số lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Bình ngày càng tăng lên. Nó thể hiện rõ nỗ lực của các cấp trong việc thu hút nguồn vốn này vào

trong phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh lượng vốn đăng ký tăng lên thì số vốn thực hiện cũng tăng lên qua các năm đặc biệt trong 2 năm gần đây.

Thứ hai, số lượng các dự án sử dụng công nghệ hiện đại ngày càng nhiều. Với việc sử dụng các dây truyền công nghệ có kỹ thuật cao tạo điều kiện cho Thái Bình cũng như cả nước trong việc học hỏi công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp. Đồng thời trong nhóm ngành công nghiệp tăng tỷ trọng của nhóm ngành sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nhóm ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông –thủy sản.

Vì hoạt động đầu tư nước ngoài là một cách thức chuyển giao công nghệ có hiệu quả từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư. Thông qua đó góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước. Thông qua hoạt động đầu tư này Thái Bình dần chuyển từ một tỉnh phát triển nông nghiệp chủ yếu trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nhòm ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp.

Để thu hút các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến tỉnh đã thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Mở rộng cơ sở đào tạo các cấp để tạo nên đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Xây dựng hệ thống chính sách thông thoáng đặc biệt trong cơ chế một cửa đã dần phát huy được những điểm mạnh trên con đường hội nhập nền kinh tế.

Thứ ba, góp phần vào giải quyết các vấn đề về việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cho toàn tỉnh vì khi một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động đòi hỏi khối lượng lao động tương đối lớn tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Và

tính đến năm 2007 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho trên 43000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 2500 lao động. Đặc biệt trong những năm gần đây số lượng lao động mới vào làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều. Điều này giúp cho tỉnh giảm bớt số lượng lao động không có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. Nhờ vậy người lao động cải thiện được cuộc sống của mình và góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội khác trong tỉnh. Các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong sử dụng lao động đã tạo ra niềm tin cho người lao động khi họ tham gia lao động cho doanh nghiệp. Thông qua việc giải quyết được số lượng lớn việc làm giúp người dân có khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống của người dân…

Thứ tư, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có những đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vì mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận nên các nhà đầu tư thường đầu tư vào những nơi có chi phí thấp hơn so với việc sản xuất tại nước sở tại, nên họ thường tập trung vào những nhóm hàng xuất khẩu nhằm hưởng sự chênh lệch về giá do chi phí thấp tạo nên. Trong những năm qua sự đóng góp của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào kim ngạch xuất khẩu thường chiếm tỷ trọng cao. Điều này thể hiện thông qua bảng số 10.

Bảng 11: Đóng góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào kim ngạch xuất khẩu.

( Đơn vị: Triệu USD.)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Toàn tỉnh 44,8 50,4 78 93,4 152,2 224,4 332,7 Thu từ khu vực kinh

Thu từ XK của

DN ĐTNN 14,2 17,3 24,3 34,7 73,8 164,7 272

(Nguồn:Báo cáo Sở KH - ĐT Thái Bình.)

Như vậy lượng doanh thu thu được từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn ngoại tệ thu được này. Trong năm 2000 kim ngạch xuất khẩu chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2001 là 31,7%; năm 2005 chiếm 48,5%; năm 2006 là 73,4% và đến năm 2007 là 84,3% trong khi tỷ trọng này của cả nước là trên 55%. Hiện nay phần lớn các sản phẩm của khu vực kinh tế này được sử dụng để xuất khẩu sang các thị trường khác nhằm hưởng chênh lệch do lợi thế chi phí đem lại. Và thị trường tiêu thụ của các ngành hàng này ngày càng được mở rộng.

Thứ năm, sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kéo theo sự linh hoạt của các các cơ quan chính quyền. Đây là điều kiện quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh. Sự ra đời của cơ chế một cửa liên thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư không chỉ trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc kinh doanh của mình. Giúp cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhanh chóng đi vào thực hiện và triển khai kinh doanh. Làm cho việc thực hiện giải ngân nguồn vốn này nhanh chóng hơn. Điều này góp phần nâng cao tỷ lệ lượng vốn thực hiện so với lượng vốn đăng ký kinh doanh.

Thứ sáu, số lượng các dự án đầu tư được đưa vào hoạt động trong các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Góp phần thực hiện công tác quy hoạch của tỉnh vì mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế. Đảm bảo sự phát triển hài hoà trong tương lai giữa các địa phương trong tỉnh.

đã dần thu được những thành công nhất định. Đánh dấu sự thành công trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh. Sự đóng góp của thành phần kinh tế này vào phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng lớn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2.Những hạn chế còn tồn tại.

Bên cạnh các thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, có bộ phận không nhỏ các dự án có nguồn vốn nhỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chưa thực sự có nhiều dự án có số vốn đầu tư lớn hoặc là nếu có thì số lượng các doanh nghiệp đi vào hoạt động là rất ít. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định về hiệu quả hoạt động nhưng nhiều khi các doanh nghiệp hoạt động vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra như về giá trị gia tăng, doanh thu…

Thứ hai, lĩnh vực đầu tư không phong phú mà phần lớn tập trung vào một số ngành nhất định như: giầy da, may mặc, chế biến thủy sản…Cơ cấu theo ngành, vùng lãnh thổ, theo đối tác chưa chưa phù hợp với yêu cầu, định hướng của địa phương. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn rất thấp trong khi Thái Bình là tỉnh có truyền thống trong phát triển nông nghiêp.Điều này làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh không phong phú, và vẫn chưa thực sự tận dụng được lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế.

Thứ ba, các dự án đi vào đầu tư vẫn còn có những dự án sử dụng công nghệ chưa cao, sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc đã qua sử dụng. Khi các công nghệ không còn sử dụng tại nước sở tại trong khi đối với các quốc gia khác còn là mới lạ như Việt Nam thì đây là cơ hội các nhà đầu tư tìm kiếm thêm cơ hội lợi nhuận khác…Trong các năm trước phần lớn là các dự án đầu tư vào trong lĩnh vực may mặc với những công nghệ lạc hậu và hiện nay vẫn đang duy trì hoạt động với số

lượng lớn các dự án và nó cũng tạo ra nguồn thu không nhỏ cho ngân sách của tỉnh và người lao động.

Thứ tư, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp vẫn có những yếu kém. Thường chịu ảnh hưởng bất lợi từ phía môi trường kinh tế vĩ mô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra.

Thứ năm, công tác xúc tiến vận động đầu tư, quản lý nhà nước về lao động, đất đai, môi trường, tài chính…vẫn còn những bất cập và hạn chế. Còn có sự lỏng lẻo trong quản lý làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của tỉnh. Sử dụng các nguồn lực tài chính nhiều khi không đúng với định hướng đưa ra gây nên sự lãng phí, tổn thất ngân sách của tỉnh…

3.Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Bình còn tồn tại những hạn chế trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau gây nên. Trong đó bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

3.1.Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng giao thông chưa có sự phát triển đồng bộ phục vụ cho sự vận chuyển nguyên vật liệu và giao hàng hoá cho các đối tác kinh doanh. Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng giao thông chưa có sự phát triển đồng bộ phục vụ cho sự vận chuyển nguyên vật liệu và giao hàng hoá cho các đối tác kinh doanh. Trong những năm gần đây tỉnh chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nhưng mới chỉ tập trung chủ yếu tại các tuyến đường ven quốc lộ 5A và trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phần lớn chưa có sự giao lưu giữa các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với nhau. Hệ thống cung cấp nước cho các dự án đang triển khai cũng có những sự cố gây cản trở cho các doanh nghiệp, quá trình xây dựng và

đưa vào vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, nước, hệ thống xử lý rác thải…chậm so với tiến độ làm cản trở việc đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một hạn chế nữa đó là tình trạng thiếu điện dẫn đến tình trạng cắt điện luôn phiên gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân cần phải khắc phục để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, việc triển khai và đưa các dự án vào sản xuất kinh doanh còn chậm. Điều này làm giảm bớt tính hấp dẫn của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Khiến cho vốn đi vào lưu thông chậm làm giảm tính hiệu quả của nguồn vốn. Đây là điều mà không nhà đầu tư nào mong muốn. Vì mục tiêu của các nhà đầu tư là không để tiền tách khỏi lưu thông như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của họ. Việc triển khai các dự án chậm không chỉ riêng ở Thái Bình mà là tình trạng chung của các tỉnh trong cả nước. Việc triển khai chậm có thể do nhiều ngyên nhân như từ phía nhà đầu tư: nguyên nhân thiếu vốn, công nghệ…hoặc từ phía địa phương như: quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu vốn đối ứng từ phía địa phương…hoặc do từ hai bên không có sự liên kết chặt chẽ với nhau, không thực hiện đúng yêu cầu mà bên đối tác đưa ra. Do sự thống nhất giữa hai bên chưa cao…

Thứ ba, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Bao gồm các yếu tố về cạnh tranh, trợ cấp…Tỉnh cần nâng cao hơn nữa tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cần có sự tác động mạnh mẽ từ phía các cơ quan chính quyền, các nhà chức trách để tăng tính công bằng và hiệu quả trong đầu tư giữa các doanh nghiệp. Tránh sự thiên vị giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp ngoài nước.

3.2.Nguyên nhân chủ quan.

chính. Mặc dù bộ máy hành chính đang dần được cải thiện và đã đạt được những tiến bộ nhất định như cơ chế một cửa đang được tiến hành trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó cũng còn những tồn tại như: Năng lực chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra, chưa đủ trình độ để đảm nhận trách nhiệm, việc ban hành các quy phạm và văn bản pháp luật còn chậm, việc quy định chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan là chưa rõ ràng. Làm cho các nhà đầu tư mất thời gian trong việc triển khai kinh doanh và sự không thống nhất giữa các cơ quan cấp trên và cấp dưới cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại địa phương. Có các trường hợp việc thực hiện tại cấp dưới không đúng so với nhiệm vụ cấp trên đề ra. Các cơ quan chính quyền cần góp sức hơn nữa trong việc vận động người dân giúp đỡ các doanh nghiệp hoạt động như trong công tác giao đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Thứ hai, việc phân bổ các dự án chưa hợp lý, công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế gây ra sự phát triển không cân đối giữa các địa phương trong tỉnh. Do trước đây khi chưa xây dựng các khu công nghiệp thì các dự án tập trung tại thành phố, hiện nay tỉnh đang tập trung xây dựng các khu công nghiệp nhưng chủ yếu là ven quốc lộ 5A và khu trung tâm, chưa có sự phân bổ đều giữa các địa phương. Điều này làm hạn chế việc đầu tư vào các lĩnh vực mới của các nhà đầu tư.Do đó hạn chế phần nào khả năng thu hút thêm nguồn vốn FDI của tỉnh vào ngành công nghiệp nói riêng và công nghiệp nói chung.

Thứ ba, trình độ cán bộ công chức chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu đề ra của các nhà đầu tư. Việc quản lý các dự án sau khi cấp phép đầu tư chưa sâu sắc, còn bị xem nhẹ. Không trực tiếp quản lý thường quản lý thông qua các báo cáo định kỳ từ phía các doanh nghiệp. Làm cho việc nắm bắt tình hình kinh

doanh của các doanh nghiệp không thực sự hiệu quả. Chưa có biện pháp mạnh đối với những sai phạm của các doanh nghiệp, còn có sự lương nhẹ đối với sai phạm của doanh nghiệp, chưa có sự nghiêm khắc từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể làm cho các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Tóm lại việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình nói riêng và của toàn tỉnh nói chung đã đạt được những kết quả nhất định như: nâng dần số vốn cũng như quy mô của dự án FDI, và chất lượng của các dự án cũng có hàm lượng công nghệ cao hơn, góp phần vào quá trình CNH-HĐH của tỉnh cũng như của cả nước nói chung.Tuy nhiên trong quá trình thu hút tỉnh vẫn còn nhiều một số thiếu sót và hạn chế và cần được khắc phục trong thời gian tới, để ngày càng có nhiều dự án có quy mô to , hàm lượng công nghệ cao vào đầu tư hơn nữa.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w