Hình thức đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 56 - 58)

I. Tổng quan tỉnh Thái Bình 1 Điều kiện tự nhiên.

2.3.Hình thức đầu tư.

4. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ.

2.3.Hình thức đầu tư.

Trước kia liên doanh là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tại Thái Bình. Hình thức này chiếm tới khoảng 66,7% số dự án và chiếm 63% số vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều này còn thể hiện tính linh hoạt của các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động đầu tư tham gia liên doanh. Tuy nhiên theo thời gian thì hình thức liên doanh có xu hướng giảm xuống, hình thức đầu tư 100% vốn nược ngoài tăng lên, nguồn vốn FDI đăng ký theo hình thức đầu tư được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tại Thái Bình tính đến năm 2008.

(Đơn vị : Triệu USD)

1 100% vốn nước ngoài 44 253.566.391

2 Doanh nghiệp liên doanh 1 688.000

3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 0 0

(Nguồn : Sở KH-ĐT Thái Bình)

Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện- xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả hơn.

Về hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thì dần tăng lên trong thời gian gần đây. Tính đến hết năm 2008 thì cả tỉnh có 44 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 97,7% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư. Bên cạnh đó số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Hiện tượng này cũng cần được hiểu ở nhiều góc độ. Kinh nghiệm cho thấy nếu như số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên một phần chứng tỏ môi trường đầu tư ở địa bàn tỉnh tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có triển vọng như ở nước ta. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm với bên đối tác. Bên Việt Nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nước ngoài là những công ty,tập đoàn có tiềm lực kinh tế mạnh và theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược

kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, do bị chi phối ràng buộc bởi nguyên tắc nhất trí trong luật ĐTNN của ta quy định còn cứng nhắc, làm cho bên Việt Nam bị hạn chế trong các quyết định sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

III.Các chính sách của tỉnh trong việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp của Tỉnh.

Ngày 02/02/2007 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Duy Việt đã ký ban hành Quyết định số 01//2007/QĐ-UBND (thay thế Quyết định số 52/2002/QĐ-UB ngày 25/7/2002) về việc quy định Một số chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo quyết định, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư tại tỉnh được hỗ trợ trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật; được hỗ trợ về giá thuê đất, kinh phí đào tạo lao động và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác.

1.Về việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 2006-2010).

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 56 - 58)