Thu hút lao động lành nghề và cán bộ kỹ thuật từ tỉnh ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 91 - 95)

I. Cơ hộivà thách thức đặt ra đối với ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình.

3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách tăng cường thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh.

4.2. Thu hút lao động lành nghề và cán bộ kỹ thuật từ tỉnh ngoài.

Ngoài công tác đào tạo lao động tại chỗ phục vụ cho yêu cầu về lao động lành nghề của chủ đầu tư. Thái Bình có thể khác phục tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề hiện nay là đưa ra các chính sách khuyến khích, nhằm thu hút ngồn lao động có chất lượng từ các trung tâm đào tạo lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội .

Tỉnh có thể trở thành đầu mối trung gian trong công tác thu hút lao động lành nghề cho các dự án trong các KCN của tỉnh.

Xây dựng các khu nhà ở cho lao động ở xa, tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt cho người lao động.

5.Duy trì sự về ổn định chính trị, xã hội của tỉnh.

Đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho hoạt động thu hút FDI.Thực tế cho thấy đầu tư nước là một hoạt động tài chính nên nó rất nhậy cảm với các thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp. Giữ vững chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong tất cả các giải pháp. Kinh nghiệm cho thấy nhiều quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên cũng như về thị trường rộng lớn song lại gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút FDI do có xung đột về chính trị. Đây là giải pháp thừa kế và phát triển nhân tố tích cực về việc thu hút FDI trong thời gian qua ở nước ta. Để tạo lập môi trường chính trị, xã hội ổn định như nước ta, cần tăng cường hơn nữa vai trò, nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đồng thời mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của nhà nước trên các lĩnh vực từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội. Coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng bức xúc như tham nhũng, hối lộ, thất nghiệp, nghèo

đói, tệ nạn xã hội .

Mặt khác, đứng trước nguy cơ diễn biến hoà bình và sự pháhoại của các thế lực phản động trong nước và quốc tế, chúng ta phải luôn cảnh giác đồng thời tiếp tục duy trì và tăng cường sự ổn định hơn nữa. Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo đảm bảo nguyên tắc tôn trọng dộc lập chủ quyền, đa phương hoá đa dạng hoá trong các mối quan hệ với khẩu hiệu “ Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trên thế giới, hoà bình hợp tác và phát triển “ chính nhờ việc mở rộng quan hệ ngoại giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, trong đó có việc thu hút đầu tư nước ngoài.

6.Hoàn thiện và tăng cường các KCN.

Tăng cường huy động vốn vào xây dựng các KCN. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các KCN.

Ngoài ra, tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN tập trung.

KCN tập trung không phải là một địa bàn sản xuất khép kín một lãnh địa riêng biệt thuộc trách nhiệm quản lý của riêng một doanh nghiệp, mà còn có mối quan hệ kinh tế – xã hội với các ngành khác như điện, thông tin liên lạc, hải quan, trật tự an ninh …

Xây dựng KCN tập trung đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong và ngoài KCN tập trung, xu thế hiện tại trong việc xây dựng KCN tập trung ở Thái Bình hiện nay mới chú ý đến xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài KCN, các đường giao thông vận tải ngoài KCN thường bị chậm trễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu thông hàng tư, nguyên liệu đi lại gặp khó khăn.

Mặt khác hạ tầng bên ngoài KCN còn bao gồm cả chợ, trường học, trạm y tế. Theo tính toán thì mỗi KCN tập trung bình quân có 80 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp có từ 250-300 công nhân, vậy thì cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN phải đáp

ứng cho sinh hoạt của khoảng 20000 công nhân. Do đó nếu không có sự quan tâm vào hạ tầng bên ngoài thì các KCN tập trung khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên những phức tạp khó lường cho xã hội, và từ đó có tác động tiêu cực trở lại KCN.

KẾT LUẬN

Kinh tế thời kỳ hội nhập luôn là vấn đề không chỉ các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Nó là sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà đầu tư và các cá nhân khác trong xã hội vì nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ. Thông qua đó họ tìm những cơ hội đầu tư mới từ đó nhằm thu lợi nhuận. Còn đối với các nước tiếp nhận đầu tư, thông qua vốn đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Đây có thể coi là nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên tiếp nhận và bên đầu tư nhằm thực hiện những mục tiêu của mình. Và nâng cao tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư của các quốc gia là điều rất quan trọng, bởi vì không một quốc gia nào không có sự tồn tại của nguồn vốn này.

Trong bài viết đã đưa ra được những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thấy được vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trên con đường hội nhập kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế trong tương lai. Từ đó thấy được sự cần thiết của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia, mỗi địa phương.

Bài viết giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp tại Thái Bình trong thời gian qua:về số lượng vốn đầu tư,quy mô đầu tư, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài, lượng vốn đầu tư được thực hiện...Người đọc có thể thấy được tình hình thu hút nguồn vốn này vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp củaThái Bình. Trên cơ sở đó còn chỉ ra những nguyên nhân gây nên hạn chế đó và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của các cấp từ Trung ương đến địa phương. Và có sự thống nhất giữa các cấp nhằm tạo nên một khối thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia kinh doanh tại địa phương.

Qua thời gian nghiên cứu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình và đã hoàn chỉnh bài viết em đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nắm bắt thực tế về việc thu hút FDI tại Thái Bình. Nắm bắt được vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó thấy được sự cần thiết của nguồn vốn này đối với các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên do khối lượng kiến thức cũng như thời gian hạn hẹp nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngày công nghiệp tỉnh Thái Bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w