Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc
Trang 1VIỆN SAU ĐẠI HỌC
BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
Nhóm 1: Nguyễn Hoàng Ân
Kiều Thị Lan Anh Lưu Thị Phương Anh Nguyễn Phương Anh Nguyễn Phương Anh Đặng Ngọc Châm Bùi Cẩm Chi Hoàng Thị Việt Chi
Hà Nội, 12 / 2012
Trang 2MỞ BÀI
FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội Tuy nhiên, đối với các nước nghèo hay các nước đang phát triển như nước ta, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp
Tuy nhiên, không nên chỉ lạc quan với các mặt tích cực FDI mang lại mà các nước nhận đầu tư/nước chủ nhà cũng luôn cần cảnh giác, tìm biện pháp để hạn chế các mặt tiêu cực song hành
Trước tình hình đó, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra đồng thời hạn chế được các mặt tiêu cực để việc huy
động và sử dụng vốn là hiệu quả nhất Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu “Hạn chế
những tác động tiêu cực của FDI và các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới”
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1 Khái niệm về FDI
Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tùy góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng Qua đó ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài
Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế
và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư
2 Nguồn gốc và bản chất của FDI
2.1 Nguồn gốc
FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở thành
Trang 3một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới
kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao
2.2 Bản chất của FDI
- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư
- Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
3 Phân loại nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại nguồn vốn FDI như: phân loại theo cơ cấu các ngành kinh tế; phân loại theo vùng địa lý, lãnh thổ; phân loại theo bản chất đầu tư; phân loại theo tính chất dòng vốn Tuy nhiên phân loại theo hình thức đầu tư của nguồn là cách phân loại phổ biến nhất, bao gồm các loại hình sau :
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng
hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nước nhà
- Doanh nghiệp liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên
nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư Hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc quyền
sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp
- Đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao): là hình thức
đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao cho nước tiếp nhận đầu tư (thường trong các công trình đường xá, cầu cống…)
Trang 4Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế
II NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI
1 Những tác động của FDI đối với Việt Nam
1.1 Tác động tích cực
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với một nước đang phát triển như ở Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cung quan trọng
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm
- FDI đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô
- FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán
- FDI thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam
- FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, cụ thể là 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh
tế lớn nhất thế giới tạo cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam
- FDI góp phần mở rộng tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới
1.2 Những tác động tiêu cực
a Gây ra thâm hụt thương mại
- Thực trạng thâm hụt thương mại khu vực FDI trong giai đoạn 2008 đến tháng 10/2012
Mặc dù kỳ vọng FDI là nơi sản xuất phải hướng về xuất khẩu (Nhà Nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI xuất khẩu trên 80% sản phẩm sản xuất ra ở Việt Nam), nhưng thực chất kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI từ năm
2008 đến nay là kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô)
Trang 5Bảng kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI
giai đoạn 1991-10/2012
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
(A)
Xuất khẩu
Nhập khẩu (D)
Chênh lệch (C-D)
Chênh lệch (B-D)
Kể cả dầu thô (B)
Không kể dầu thô (C)
1996-2000 27,090 10,590
2001-2005 77,400 34,600
2006-2007 69,000 28,600
10 tháng
Nguồn: http://fia.mpi.gov.vn
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy thâm hụt thương mại khu vực FDI giảm đột biến năm 2009 so với năm 2008 Nguyên nhân là do, trong giai đoạn tháng 3-4/2009, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp tăng thuế sau:
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với 15 sản phẩm sữa
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với thịt và gia cầm (từ 17% lên 33%), thịt bò đông lạnh (từ 17% lên 20%) và thịt lợn tươi từ (24% lên 28%)
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với thép và các sản phẩm thép bán thành phẩm (từ 5% lên 8%), sản phẩm thép dùng trong xây dựng (từ 12% lên 15%), thép tấm và thép ống cán nguội (từ 7% lên 8%), tấm và ống bọc thép từ 12% lên 13%
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với hợp kim từ 0% lên 10%;
Giai đoạn năm 2008, 2009, khu vực FDI có xu hướng đầu tư khá lớn vào lĩnh vực bất động sản Do đó, việc tăng thuế nhập khẩu đầu vào đối với các sản phẩm thép và hợp kim đã góp phần đáng kể làm giảm lượng nhập khẩu
Trang 6Năm 2011, thâm hụt thương mại ở khu vực này cũng giảm đáng kể là do thuận lợi
về giá xuất khẩu
- Nguyên nhân thâm hụt thương mại lớn ở khu vực này
+ Dòng vốn FDI đầu những năm 2000 tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước tạo ra nhu cầu nhập khẩu để đầu tư nhưng không tạo ra tiềm năng xuất khẩu Giữa những năm 2000, FDI dựa vào công nghiệp chế tạo phục vụ xuất khẩu, do đó làm gia tăng cả nhập khẩu và xuất khẩu Mặt khác, xu thế doanh nghiệp FDI tập trung vào ngành bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai Điều này góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại
+ Việt Nam chưa thực sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực, chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao Hàng xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành như dầu thô, dệt may, thủy sản, nông sản và giày dép, do đó, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi có biến động về giá hàng hóa và nhu cầu ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay
b Tác động xấu đến môi trường
Có cơ sở để nhận định rằng, một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nước nhận đầu tư là ảnh hưởng về môi trường Tình trạng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao và nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Bên cạnh đó, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông ngày một rõ ràng và nghiêm trọng Các khu vực công nghiệp mở rộng làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của động vật hoang dã, thực vật bị xáo trộn, hủy hoại Theo thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà:
“Thống kê trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay có 80% đang vi phạm các quy định về môi trường”
Sông Thị Vải ở Đồng Nai là một con sông chết điển hình minh chứng cho hậu quả của việc phá hủy môi trường của các doanh nghiệp khu vực FDI Sông Thị Vải với chiều dài khoản 76km (đoạn chính khoảng 36km) là một con sông nước mặn, ngắn, khá rộng và sâu, chiều rộng trung bình 400-650m, độ sâu trung bình 22m, nơi sâu nhất 60m Sông đã bị ô nhiễm nặng nề do phải tiếp nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt trong khu vực, nhất là thải từ các nhà máy, các KCN nằm dọc theo hai bên bờ sông Mỗi ngày có khoảng 33.267m3 nước thải từ các khu công nghiệp (hầu hết đều chưa qua xử lý) Những cơ sở và KCN gây ô nhiễm nặng cho sông Thị Vải phải kể đến là KCN Nhơn Trạch 1, KCN Nhơn Trạch 3… và đặc biệt là CTCP hữu hạn Vedan Việt Nam Mặc dù Vedan đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thài ở 3 khâu chế biến tinh bột và mật rỉ đường, nhưng không có hệ thống nào đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt hàm lượng Cyanua vượt đến 34 lần (ở hệ thống UASB), hàm lượng Ciliform (ở hồ sinh học) vượt đến 1.460 lần so với tiêu chuẩn Vedan Việt Nam đã góp phần đáng kể làm cho sông Thị Vải trở thành một dòng sông chết Kết quả giám sát chất lượng nước tại khu vực Vedan thuộc Dự án hạ lưu sông Đồng Nai do Trung tâm Chất lượng nước và Môi trường thực hiện từ năm 1994-2004 cho thấy, tới đầu năm
2000 nước sông Thị Vải vẫn còn tương đối sạch, chưa bị các chất ô nhiễm hữu cơ tác động mạnh Tuy nhiên, từ giữa năm 2000 thì chất lượng nước vùng này đã rất xấu, oxy
Trang 7hòa tan thường rất thấp, hiếm khi cao hơn 1mg/l Tình trạng ô nhiễm sông đã kéo dài liên tục và ngày càng trở nên trầm trọng cho tới khi đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện
ra vụ Vedan Theo số liệu đo đạc chất lượng nước của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thực hiện vào mùa khô 4/2008 cho thấy sông Thị Vải thực sự không còn sống Nồng độ Oxy hòa tan rất thấp, nhất là vùng bị ảnh hưởng của Vedan dài gần 13km, từ hợp lưu sông Suối Cá – Thị Vải đến vàm Bà Riêu Lớn Nước sông có màu nâu đen, nhiều cặn, mùi hôi bốc lên nồng nặc
c Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không hợp lý
Các Nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào các ngành có thể thu lợi nhuận cao trong thời gian ngắn Điều này đã dẫn đến tình trạng một số ngành mở rộng quy
mô quá mức so với nhu cầu của cơ cấu kinh tế, làm cho việc sử dụng các nguồn lực phát triển trở nên kém hiệu quả, gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những ngành có công nghệ tương đối thấp Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ quan tâm xây dựng các chiến lược của mình sao cho phù hợp với nền kinh tế địa phương, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên nội địa, quy mô và thị hiếu thị trường nội địa và chất lượng của lao động và các đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nội địa Năm 2010 vốn FDI đăng ký của cả nước tập trung chủ yếu vào
ba lĩnh vực là: dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo Cụ thể như sau: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất (chiếm 61,9% số dự án và 50,7% vốn đăng ký tại Việt Nam) Lĩnh vực kinh doanh bất động sản trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng ký 38,4 tỷ USD, chiếm 2,9% số dự án và 22% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam Tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, thông tin và truyền thông, nghệ thuật và giải trí Trong khi đó, vốn FDI vào các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hay y tế; giáo dục
và đào tạo chưa nhiều Chẳng hạn FDI vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4% về số dự án và 1,7% về vốn đăng ký hay FDI vào ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm 0,7% về số dự án cũng như vốn đăng ký của cả nước
d Chuyển giao công nghệ
Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào VN là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường; nổi lên hiện tượng xả thải ra môi trường; Điều này là do tác động của cuộc cách mạng KHKT cho nên máy moc nhanh chóng trở nên lạc hậu vì vậy các công ty nước ngoài thường xuyên chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng của chính nước họ Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại như:
- Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó, do đó Việt Nam thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp và hậu quả là thiệt hại trong việc phân chia lợi nhuận
- Gây tổn hại môi trường sinh thái: do các quy định về bảo vệ môi trường ở các nước nhận đầu tư chưa chặt chẽ
e Chuyển giá
Cốt lõi của chuyển giá là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua giá cao khi nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… và giá thấp khi xuất khẩu bất chấp doanh nghiệp tại nước sở tại không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ (sau khi đã thu hồi
Trang 8vốn đầu tư và đạt mục tiêu lợi nhuận thì có thể cho phá sản, giải thể hay bán lại doanh nghiệp với giá rẻ)
- Thứ nhất, thất thu NSNN từ thuế TNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Quy mô các khoản thu NSNN này không nhỏ khi các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới khoảng 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm khoảng 30% tổng thu NSNN Nói cách khác, chống chuyển giá chỉ
có hiệu quả khi gắn với cơ cấu lại nguồn thu NSNN theo hướng giảm tỷ trọng thu từ XNK, đặc biệt là giảm tỷ trọng thu từ nhập khẩu, xuống mức 5-10% tổng thu NSNN
- Thứ hai, chuyển giá làm “đội giá” máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu đầu
vào của doanh nghiệp FDI đồng thời “phá giá” sản phẩm đầu ra khiến cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ giả tạo Chuyển giá đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp FDI, một mặt còn tạo ra “giá trị ảo” cho tài sản cố định, tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thực, “thổi phồng” phần vốn góp của phía nước ngoài, làm méo mó bức tranh thực tế về vốn FDI (cả thu hút và giải ngân) Mặt khác, giá trị của máy móc thiết bị mới, hiện đại dễ kiểm soát hơn so với giá trị của máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nên không loại trừ nhà đầu tư FDI ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm thực hiện chuyển giá dễ dàng hơn Chuyển giá còn có thể là một trong những nguyên nhân chính làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung, sử dụng vốn FDI nói riêng, khiến cho ICOR của khu vực FDI rất cao, thậm chí còn cao hơn cả khu vực kinh tế trong nước và suất đầu tư trên lao động cũng tương đối cao
- Thứ ba, đầu tư FDI góp phần rất tích cực tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ
có chất lượng cao Tuy nhiên, do chuyển giá nên thị trường trong nước, cả thị trường
tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng, đều phải chịu mức giá cao bất hợp lý Một mặt, mức giá nhập khẩu cao do chuyển giá đã thủ tiêu lợi ích về giá từ hoạt động nhập khẩu, làm cho mặt bằng giá cao giả tạo, thậm chí có một số hàng hóa dịch
vụ có mức giá tại Việt Nam còn cao hơn nhiều so với tại các nước trong khu vực Mặt khác, giá nhập khẩu cao do chuyển giá còn hạn chế khả năng cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài
Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế trực thu trong khi doanh nghiệp FDI chủ yếu chịu thuế gián thu mà thực chất là người tiêu dùng cuối cùng phải chịu nên doanh nghiệp Việt Nam lại càng khó cạnh tranh hơn Nhất là hạn chế khả năng tăng cường tiềm lực tài chính trước đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế rõ ràng về tài chính Do sức hấp dẫn của lợi nhuận thu được từ chuyển giá nên doanh nghiệp FDI có thể không quan tâm khai thác các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước thay vì nhập khẩu, do đó, hiệu ứng “tràn” của FDI bị hạn chế rất nhiều Nói cách khác, doanh nghiệp FDI phát triển hầu như không kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước Trái lại, trong nhiều trường hợp còn chèn lấn doanh nghiệp trong nước khi kinh doanh trong cùng ngành nghề
2 Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực
Để hạn chế tác động của thâm hụt thương mại, những biện sau có thể được áp dụng
- Chính sách tỷ giá
Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam nên áp dụng các chính sách liên quan đến tỷ giá
để cải thiện tình trạng nhập siêu ở khu vực này Tuy nhiên, chúng tôi không đồng ý với quan điểm này do một số lý do sau:
Trang 9Một nghiên cứu đã chỉ ra tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
+ Đối với nhập khẩu: tỷ giá tăng 1%, NK trong tháng đầu tiên giảm 0.04% và quá trình giảm sẽ kết thúc trong vòng 8 tháng Từ tháng thứ 9 nhập khẩu tăng do tác động của tỷ giá và tính gộp sau 1 năm, gia trị NK được ước lượng tăng 0,06% Nguyên nhận
do đặc điểm cơ cấu nhập khẩu của VN: trên 90% giá trị nhập khẩu hàng năm trong giai đoạn 1995-2011 là máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu
+ Đối với xuất khẩu: tăng tỷ giá, xuất khẩu tăng ở 3 tháng đầu tiên, giảm ở tháng thứ 4 Tỷ giá tăng 1% thì sau 1 năm, giá trị xuất khẩu giảm khoảng 0,15% Xuất khẩu không tăng do tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu lớn
+ Kết quả: 8 tháng đầu tăng tỷ giá sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại, nhưng tính chung cho cả 1 năm thì việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng nhập siêu Cán cân thương mại gần như quay trở lại trạng thái ban đầu sau 14 tháng điều chỉnh tỷ giá
- Nâng cao vai trò của các ngành sx trong nước, và tăng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản xuất trong nước
Thực tế, giá trị gia tăng công nghiệp (MVA) và hàm lượng công nghệ sản xuất hầu như không thay đổi sau 10 năm kể từ năm 2000-2010 Năm 2000, MVA/lao động của Việt Nam so với TQ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia lần lượt là 1/3.5; 1/3; 1/3; 1/20 Năm 2010 lần lượt là 1/5; 1/3; 1/5.5; 1/10 MVA/GDP của Việt Nam là 20%, trong khi của TQ, Thái Lan khoảng 34%
Theo Tổng cục Thống kê: Tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ trung bình
và cao=25% giá trị công nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 so với >60% ở Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc
Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến XK chỉ chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây
Định Nghĩa của UNIDO năm 2002 về hàm lượng công nghệ trong các ngành công nghiệp
+ Ngành dựa vào tài nguyên thô: cạnh tranh dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên + Ngành có hàm lượng công nghệ thấp (dệt may, da giày …) lợi thế cạnh tranh
từ giá chứ không phải là chất lượng hay thương hiệu (do công nghệ ổn định, chi phí R&D và yêu cầu kỹ năng thấp, ít có lợi thế kinh tế theo quy mô
+ Ngành có hàm lượng công nghệ trung bình (ô tô, máy móc …) công nghệ phức tạp nhưng thay đổi chậm, chi phí R&D trung bình, yêu cầu cao về vốn
+ Ngành có hàm lượng công nghệ cao: rào cản gia nhập lớn
Theo cách phân loại của UNIDO, hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm, tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12-13%, công nghệ trung bình 10%, công nghệ thấp >60%
Năm 2009, tỷ trọng ngành sử dụng công nghệ cao ở Trung Quốc là 35.6%, Công nghệ thấp ở TQ < 30%
- Hạn chế nhập khẩu và nâng thuế nhập khẩu
+ Tỷ lệ nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu cao (nhập khẩu chiếm 2/3 giá trị xuất xưởng – theo báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản
Trang 10về cán cân thanh toán của WTO phát hành ngày 5/10/2009), do đó, biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu;
+ Nếu áp dụng các biện pháp này, FDI sẽ bị rút vốn hoặc đóng băng do không đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu đầu vào hoặc công nghệ;
+ Nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam
- Giảm hệ số sử dụng hàng nhập khẩu ở Việt Nam bằng điều chỉnh cung: chuyển dịch từ công nghệ gia công, lắp ráp sang công nghệ cao phục vụ xuất khẩu
- Cơ cấu hàng NK phải tập trung vào hàng hóa phục vụ nhu cầu đầu tư, tạo ra năng lực XK mới hoặc bán thành phẩm là những nhân tố đóng góp vào năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong dài hạn
Ngoài những biện pháp trên, còn có rất nhiều biện pháp có thể áp dụng để hạn chế các tác động tiêu cực còn lại Những biện pháp đó liên quan đến vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng hiện nay… Những biện pháp này không chỉ hạn chế tác động tiêu cực mà còn có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
III GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
1 Cải thiện môi trường đầu tư
1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư
Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 và được sửa đổi bổ sung 4 lần với các mức
độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 đã thu hút được giới đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam Năm 2005, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý tạo “một sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội ban hành Luật đầu tư, có hiệu lực từ 1/7/2006, thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước Luật này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, Luật đầu tư 2005 vẫn
có những vấn đề hạn chế làm ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư mới và mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp FDI đang hoạt động
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, sự chống chéo giữa Luật đầu tư 2005 và các luật khác trở thành rào cản thu hút nguồn vốn FDI mới vào Việt Nam
+ Giữa Luật đầu tư 2005, Nghị định 29/2008NĐ-CP và Luật thuế TNDN 2008 không có sự thống nhất trong chính sách ưu đãi đầu tư: chính sách ưu đãi thuế TNDN
áp dụng từ 1/1/2009 đã thu hẹp diện các doanh nghiệp, dự án được ưu đãi Theo Luật đầu tư 2005 và nghị định 29/2008NĐ-CP thì việc ưu đãi cho nhà đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư (kể cả dự án đầu tư mở rộng) thuộc danh mục lĩnh vực và địa bàn
ưu đãi đầu tư, không quy định rõ về pháp nhân của doanh nghiệp Nhưng trong Luật thuế TNDN lại chỉ tính ưu đãi đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn, mà không áp dụng cho các dự án đầu tư mở rộng + Giữa Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Nghị định 88/2006/NĐ-CP: quy định về đăng ký kinh doanh, theo nghị định 88/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phàn vào doanh nghiệp Việt Nam không quá 49% thì doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp trong nước Trường hợp cổ phần của nhà đầu tư