Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý tài chính trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Lý do chọn đề tài
Phân tích tình hình tài chính là một hoạt động quan trọng, diễn ra xuyên suốt, liên tục và phải đảm bảo về tính chính xác trong mọi doanh nghiệp Đây là cơ sở cung cấp thông tin về các chỉ số tài chính quan trọng, quyết định đến hoạt động quản lý và đầu tư vốn của nhà quản trị, nhà đầu tư cũng như những người quan tâm đến tài chính doanh nghiệp Vì vậy, phân tích tình hình tài chính luôn là bước đầu tiên của quản trị tài chính và có tính chiến lược lâu dài, ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển doanh nghiệp Đặc biệt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân lại là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên có nguồn vốn lớn Mọi sự thay đổi trong tình hình tài chính đều có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, đứng trước tính cấp thiết của đề tài và những vấn đề đang đặt ra, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
Do ảnh hưởng dịch bệnh khiến cho quá trình thực tập gặp nhiều khó khăn,thời gian tìm hiểu đề tài và hiểu biết bản thân em còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn!
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp Dựa trên thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân giai đoạn 2019 – 2021, từ đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty.
Mục tiêu cụ thể
Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp.
Hai là áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân giai đoạn 2019 – 2021.
Ba là đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Thông tin sơ cấp: Thu thập số liệu thông qua tham khảo ý kiến và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Công ty và nhân viên các phòng ban.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp thống kê kinh tế: bao gồm các nội dung như cơ cấu tài sản, nguồn vốn, chi phí quản lý hiện có tại Công ty
Phương pháp phân tích số liệu: đề tài phân tích các chỉ tiêu về tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân và các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp như ROE, ROA, ROS
Phương pháp so sánh
Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối thống kê để tính toán các chêch lệch, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân trong giai đoạn 2019 – 2021.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu thông qua số liệu của Công ty giai đoạn 2019 – 2021 và được thực hiện trong thời gian thực tập tháng 01/2022 đến 03/2022.
Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân.
Kết cấu báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công tyCổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân
Mô tả vị trí thực tập
Trong suốt quá trình thực tập, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên em được thực tập trực tuyến tại phòng ban kinh doanh – vị trí nhân viên kinh doanh.Công việc của một nhân viên kinh doanh bao gồm: Khai thác nhu cầu và tư vấn khách hàng các dự án Công ty đang phát triển; Tư vấn và chăm sóc khách hàng theo nguồn data như tự khai thác, Công ty cung cấp, mối quan hệ, ; Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên; Báo cáo hiệu quả công việc cho trưởng phòng ban trực tiếp.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) là một thuật ngữ dùng để mô tả cho các công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó
1.1.2 Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp
Tổ chức huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp: Việc huy động nguồn vốn giúp bảo đảm cho hoạt động đầu tư và kinh doanh được thực hiện liên tục và thường xuyên, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và tận dụng thời cơ trong kinh doanh
Trở thành đòn bẩy, kích thích và điều tiết các hoạt động kinh doanh: Thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn và xác định giá bán hợp lý của hàng hóa, dịch vụ và cổ phiếu khi phát hàng ra thị trường.
Sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả: Việc sử dụng tối ưu nguồn tài chính doanh nghiệp có thể tránh được các tổn thất do vốn bị đình trệ, giảm lượng cho vay hoặc do tăng vòng quay tài sản, giúp giảm các khoản thanh toán lãi và tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Công cụ hữu ích để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Đây chính là cơ sở để phát hiện ra những thiếu sót và tiềm năng chưa được khai thác giúp đưa ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Tạo nguồn vốn và luân chuyển nguồn vốn: Tài chính doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn đủ và ổn định, đáp ứng kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân phối thu nhập: Tài chính doanh nghiệp sẽ cân đối lại vốn sao cho hợp lý, sử dụng đồng tiền sao cho có hiệu quả nhất qua đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm tra và giám sát quá trình luân chuyển vốn: Nhờ có chức năng này mà bộ phận tài chính doanh nghiệp có khả năng đưa ra các đề xuất thích hợp liên quan đến vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn vốn cho những người quản lý, điều hành công ty.
1.1.3 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý tài chính trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
1.1.4 Ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp
Với mỗi chủ thể gắn liền lợi ích với doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm các thông tin về kinh tế và tài chính của doanh nghiệp Với mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới những giác ngộ mục tiêu khác nhau Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho những chủ thể cũng khác nhau.
1.1.4.1 Ý nghĩa đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
Thứ nhất, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được các tình hình kinh doanh và hoạt động tài chính cả doanh nghiệp.
Thứ hai, giúp xác định được những thế mạnh và những biểu hiện tốt, không tốt hoặc những bất cập trong vấn đề tài chính có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ ba, dựa vào phân tích tài chính doanh nghiệp các nhà quản lý có thể tính toán đưa ra dự đoán tài chính.
Thứ tư, phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
1.1.4.2 Ý nghĩa đối với các nhà đầu tư
Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với chủ đầu tư là đánh giá khả năng kiếm lời, khả năng xảy ra rủi ro trong kinh doanh Từ đó có thể nắm rõ được cơ hội phát triển của doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất, nên đầu hay rút vốn về.
1.1.4.3 Ý nghĩa đối với các tổ chức tín dụng Đối với những chủ nợ, nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Các ngân hàng, tổ chức cho vay tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, hay các doanh nghiệp khác thì phân tích tài chính dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ra quyết định tín dụng với mức cho vay, thời gian cho vay, hình thức thu nợ một cách phù hợp nhất
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.1.1 Phân tích tài sản
Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn Tài sản ngắn hạn đóng vài trò then chốt trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của công ty Tài sản ngắn hạn sử dụng để kịp thời thanh toán các khoản công nợ cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động, thanh toán các khoản thuế, vay, tránh để gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chứng khoán bán được, nợ phải trả trước và các tài sản ngắn hạn khác Hơn nữa, tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao và có thể dễ dàng bán để thu hồi tiền Chính vì vậy việc quản lý cũng như sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Để phân tích tài sản ngắn hạn của công ty có những công thức sau:
Tài sản ngắn hạn = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA Trong đó:
CE : Các khoản tương đương tiền
AR : Các khoản phải thu
MS : Chứng khoán đầu tư
PE : Chi phí trả trước
OLA : Tài sản lưu động khác Để tính tỷ lệ cơ cấu tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có công thức sau:
Cơ cấu tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng tài sản
Tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể với những lĩnh vực khác nhau thì việc phân bổ tài sản ngắn hạn sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau Nếu doanh nghiệp đó cần có khả năng thanh khoản cao, luân chuyển nhanh chóng thì cơ cấu tài sản ngắn hạn nên lớn hơn cơ cấu tài sản dài hạn.
Với các doanh nghiệp có quy mô, khối lượng tài sản lớn thì tài sản dài hạn đóng vai trò quyết định trong việc vận hành doanh nghiệp Việc cập nhật, cải tiến, đánh giá tình trạng, sử dụng hiệu quả các loại tài sản dài hạn giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, vận hành trơn tru.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh và có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên Quy định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau. Để tính tỷ lệ cơ cấu tài sản dài hạn trong doanh nghiệp có công thức sau:
Cơ cấu tài sản dài hạn = Tổng tài sản dài hạn
Nếu là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cần đầu tư chiến lược dài hạn thì nên để tỷ lệ cơ cấu tài sản dài hạn lớn hơn tỷ lệ cơ cấu tài sản ngắn hạn trong một giai đoạn nhất định.
1.2.1.2 Phân tích nguồn vốn
Nguồn vốn được hiểu là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu (Equity)
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Hoặc có thể hiểu là: vốn chủ sở hữu là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu có bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn thực tế của doanh nghiệp
Nợ phải trả được hiểu là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…
Hệ số nợ = Tổng nợ
Hệ số nợ phản ánh số nợ phải trả chiếm bao nhiêu trong số tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Do vậy có thể xác định:
Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu hay
Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Khi áp dụng tỷ số này sẽ cho thấy năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính đang có của một doanh nghiệp Tính toán với tỷ lệ D/E để biết chỉ số nợ công ty đang dùng để điều hành hoạt động và đòn bẩy tài chính có sẵn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1: nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1: nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Trong trường hợp tỷ lệ D/E lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động của mình nhiều hơn số vốn hiện có Cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, vay nợ nhiều nguy cơ bị rủi ro, siết nợ bất cứ lúc nào và cũng khó trong việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất, kinh doanh kiếm lợi nhuận.
1.2.2 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thu â n `
Giá trị tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao Muốn làm như vậy, thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Nguyên giá - khấu hao lũy kế
Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là các yếu tố tác động từ bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được và nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể mang đến lợi ích cho nhóm doanh nghiệp hoặc kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu …
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào Hơn nữa, với những tổ chức, doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng ᴠề hình thức pháp lý khác nhau và có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như ᴠiệc tổ chức, huу động ᴠốn, ѕản хuất kinh doanh, ᴠiệc phân phối lợi nhuận.
Sự ổn định haу không ổn định của nền kinh tế và thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu ᴠề ᴠốn của doanh nghiệp Những biến động của nền kinh tế có thể gâу nên những rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng tới các khoản chi phí ᴠề đầu tư, chi phí trả lãi haу tiền thuê nhà хưởng, máу móc thiết bị haу nguồn tài trợ cho ᴠiệc mở rộng ѕản хuất haу ᴠiệc tăng tài ѕản Các yếu tố kinh tế đó bao gồm:
Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư …
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Gía cả thị trường: Giá cả thị trường, giá cả ѕản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có ѕự thaу đổi ᴠề giá cả
Lãi suất và thuế: Sự tăng, giảm lãi ѕuất ᴠà giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới ѕự chi phí tài chính ᴠà ѕự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau Mức lãi ѕuất cũng là một уếu tố đo lường khả năng huу động ᴠốn ᴠaу Sự tăng haу giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư haу rút khỏi đầu tư. Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh ѕản phẩm đang ѕản ѕuất hoặc trong tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…
Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …
Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua như thương hiệu, uy tín doanh nghiệp.
Sự tiến bộ kỹ thuật ᴠà công nghệ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải ra ѕức cải tiến kỹ thuật, quản lý, хem хét ᴠà đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng ᴠới thị trường, từ đó đề ra những chính ѕách thích hợp cho doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HỒNG QUÂN
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Hồng Quân
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HỒNG
- Tên quốc tế : HONG QUAN INVESTMENT AND DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ : P1006, nhà B khách sạn Thể Thao, số 15 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Người đại diện : Ông Ngô Văn Tuyến
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước
- Lĩnh vực kinh doanh : Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Website công ty : https://hongquanjsc.com/
Hình 2.1: Logo và slogan Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Hồng Quân
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Hồng Quân được thành lập từ năm
2012 với những hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp bao gồm: Tư vấn đầu tư, phát triển dự án, tiếp thị và phân phối bất động sản, quản lý vận hành kinh doanh khách sạn,…
Sau 10 năm phát triển Công ty đã xây dựng được nền tảng vững mạnh với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, yêu nghề, có kinh nghiệm và làm việc với hệ thống chuẩn mực giúp cho Công ty Hồng Quân phát triển nhanh chóng Công ty đã và đang hợp tác đầu tư, tiếp thị và phân phối thành công các dự án bất động sản tại Hà Nội, Khánh Hòa ở các phân khúc khác nhau như: Nhà ở – Căn hộ chung cư – Trung tâm thương mại – Bất động sản nghỉ dưỡng….
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam, hướng tới sự gia tăng thực sự cho khách hàng thông qua các dịch vụ có chất lượng cao nhất Công ty luôn định hướng mục tiêu phát triển là trở thành đối tác tin cậy và được ưu tiên lựa chọn qua các dịch vụ chuyên nghiệp. Trong tương lai, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Hồng Quân sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển Dự án, cung cấp các dịch vụ tiếp thị phân phối, nghiên cứu thị trường, môi giới uy tín nhất.
Tính đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Hồng Quân đã thực hiện tư vấn và phát triển và triển khai thành công các dự án lớn như: Panorama Nha Trang (2017 – 2019), Virgo Nha Trang (2019), Lotus Island Nha Trang, Ha Long Bay View… Bên cạnh đó, các dự án Công ty đang không ngừng cố gắng thực hiện là: Golden Peark Nha Trang, AnCuising Nha Trang, Thanh Lanh Valley Golf & Resort, Opus One… Có thể thấy Công ty đã không ngừng khẳng định được thương hiệu và trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho những dự án lớn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty có sơ đồ tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty
Hội đồng quản trị
Phòng kinh doanh Phòng pháp chế Phòng nhân sự Phòng kế toán
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Đặc điểm của mô hình này là sẽ chia các phòng ban ra theo từng chức năng chuyên môn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ một nhà quản trị Ưu điểm của mô hình này chính là vừa tiết kiệm chi phí quản lý nhân lực, chi phí thông tin liên lạc giữa các cấp; vừa tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên không bị chồng chéo công việc và có cơ hội phát triển năng lực tốt nhất Công ty có các cấp, các phòng ban chức năng như sau:
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 05 cổ đông góp vốn và đã bầu ra ông Ngô Văn Tuyến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc - đại diện pháp luật Công ty Hội đồng quản trị tại Công ty là những người góp vốn, tạo nên vốn chủ sở hữu của Công ty, họ quan tâm đến tình hình tài chính và quyết định chiến lược kinh doanh lâu dài tại Công ty.
Giám đốc và Phó giám đốc: Giám đốc Công ty có trách nhiệm điều hành, ra quyết định chiến lược ngắn hạn và trung hạn tại Công ty Phó giám đốc là người quản lý, giám sát và thực hiện mọi nhiệm vụ, chiến lược mà Giám đốc Công ty phân công, bàn giao
Phòng kinh doanh: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân phòng kinh doanh có nhiệm vụ: Tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing, khảo sát thị trường, quản lý dự án, thực hiện dự án đầu tư… Mọi công việc nhiệm vụ nêu trên được chia thành những đội nhỏ thực hiện, thường từ 5 đến
10 người Hiện tại nhân viên phòng ban này lên đến 80 người
Phòng pháp chế: Đây là phòng ban phụ trách mọi giấy tờ phát lý nhà đất liên quan đến khách hàng và các dự án Tại công ty, phòng ban này gồm 5 người.
Phòng nhân sự: Bao gồm những nhiệm vụ liên quan đến phòng tài chính – nhân sự như: Quản lý và tạo động lực cho nhân viên, truyền thông nội bộ, tuyển dụng và đào tạo nhân viên…
Phòng kế toán: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân phòng kế toán có nhiệm vụ: Hoạch toán các khoản đầu tư tại Công ty, theo dõi và giám sát tình hình tài chính tại Công ty, quyết toán lương thưởng hàng tháng cho nhân viên
Như vậy, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân được xây dựng bởi những phòng ban chức năng đơn giản, quan trọng để duy trì và phát triển Công ty Trong thời gian tới nếu muốn mở rộng hoặc phát triển hơn, Công ty cần thay đổi hoặc phát triển cơ cấu tổ chức Công ty phù hợp hơn.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty
Công ty hiện đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ như sau: Phát triển dự án, quản lý và vận hành tòa nhà, phân phối bất động sản và tư vấn đầu tư ở các phân khúc khác nhau như: Nhà ở – Căn hộ chung cư – Trung tâm thương mại – Bất động sản nghỉ dưỡng… Vì đối tượng khách hàng với nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Công ty rất đa dạng và phong phú nên Công ty đã chia phòng kinh doanh thành các nhóm nhỏ để có thể chú tâm vào từng đối tượng khách hàng với từng yêu cầu khác biệt.
Phân tích về lĩnh vực bất động sản xây dựng, dịch vụ - thương mại chung sẽ có những đặc trưng như sau:
- Đặc trưng cá biệt và khan hiếm
Bất động sản là tài sản liên quan đến đất đai, do đó, nó có tính chất khan hiếm Bởi đất là tài nguyên có hạn, ngày trở nên ít đi khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ Cụ thế, đặc tính khan hiếm của bất động sản được biểu hiện thông qua sự giới hạn về diện tích đất đai; giới hạn vị trí khu vực; lãnh thổ.
- Đặc trưng về tính lâu bền
Bất động sản là đất đai có tính lâu bền và gần như không thể phá hủy (ngoại trừ các ảnh hưởng đến từ thiên tai) Với tài sản liên quan đến đất đai như công trình cũng có thể tồn tại trong vài năm; chục năm hoặc lâu hơn thế Khi xảy ra hỏng hóc đều có thể nâng cấp; sửa chữa và tái sử dụng dài hạn.
- Có đặc trưng về sự tương tác và bị ảnh hưởng lẫn nhau
Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty
2.2.1 Phân tích tài sản – nguồn vốn của Công ty
Dựa trên những công thức đã nêu ra tại phần chương 1 và với bảng số liệu từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân cung cấp tại phần phụ lục Có bảng số liệu về tài sản như sau:
Bảng 2.1: Số liệu các loại tài sản tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Từ năm 2019 sang năm 2020, tổng tài sản của Công ty tăng lên 9% tương đương với tăng 1.215 triệu đồng Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng lên 24% tương đương với tăng 2.636 triệu đồng Việc tăng tài sản ngắn hạn cho thấy Công ty có nhiều tài sản về các khoản tiền hoặc tương đương tiền, có khả năng thanh khoản và đầu tư nhanh Ngược lại với đó, tài sản dài hạn giảm xuống 49% tương đương với giảm 1.421 triệu đồng Việc giảm tài sản dài hạn này do năm 2019 và 2020 tình hình dịch bệnh nước ta phức tạp, Công ty cắt giảm đầu tư máy móc, công cụ làm việc mới mà tập trung vào các khoản tài chính ngắn hạn để công ty có thể tái đầu tư vượt qua mùa dịch Đến năm 2021, tổng tài sản của Công ty tăng lên 64% một cách ngoạn mục, số tiền tương ứng với 9.609 triệu đồng Trong đó, tài sản ngắn hạn đã tăng lên 61% tương đương với số tiền là 8.361 triệu đồng Nguyên nhân của việc tăng tài sản ngắn hạn này lên chính là do khoản hàng tồn kho tăng lên 147% so với năm trước, tương đương với 1.468 triệu đồng bởi có những dự án đầu tư dang dở Bên cạnh đó, tài sản dài hạn cũng tăng lên 84% tương đương với 1.248 triệu đồng do Công ty bắt đầu đầu tư vào tài sản dài hạn trở lại.
Như vậy, trong giai đoạn 2019 – 2021 các loại tài sản của Công ty đều có sự biến động được thể hiện qua biểu đồ sau: ĐVT: Triều đồng
TSNH TSDH Tổng TS
Biểu đồ 2.1: Sự dịch chuyển các loại tài sản tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Từ dữ liệu ở trên có thể tính được cơ cấu tài sản tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021 theo công thức tính cơ cấu các loại tài sản đã nêu ở chương 1 có bảng như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản Công ty giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Lần
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Qua bảng 2.2 có thể thấy, trong giai đoạn 2019 – 2021 Công ty luôn duy trì tỷ lệ cơ cấu tài sản nhất định Với cơ cấu tài sản ngắn hạn, Công ty luôn duy trì mức độ từ 0,79 đến 0,9 trên tổng tài sản để Công ty có khả năng thanh khoản cao, luân chuyển tài sản nhanh chóng, dễ dàng rút và tái đầu tư vào các dự án giúp Công ty thích nghi nhanh với những sự biến động của thị trường, tránh được những rủi ro trong đầu tư mà đặc biệt là ngành kinh doanh bất động sản
Với cơ cấu tài sản dài hạn, Công ty luôn duy trì ở mức 0,1 đến 0,2 trên tổng tài sản Bởi cơ cấu tài sản dài hạn là thước đo phản ánh quy mô Công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh Năm 2019 cơ cấu tài sản dài hạn cao nhất bởi vì Công ty có mua tài sản cố định được khấu trừ bằng nhau qua các năm nhưng tổng tài sản tại Công ty nhỏ nhất so với các năm còn lại nên tỷ lệ cơ cấu tài sản dài hạn năm này cao nhất Còn lại, khi tổng tài sản Công ty trong năm 2020 –
2021 đều tăng lên đều khiến cho cơ cấu này cũng có chút thay đổi Vậy nên Công ty chỉ nên duy trì cơ cấu tài sản dài hạn ở một mức độ thấp để duy trì doanh nghiệp và dồn tài sản vào đầu tư các dự án nhà đất để phát triển kinh doanh
Với mức chênh lệch giữa các năm 2020/2019 và 2021/2020 dù cho là cơ cấu loại tài sản nào thì cũng không có sự phân bố khác biệt quá lớn Như vậy có thể thấy, Công ty quản lý tài sản khá tốt và duy trì ổn định cơ cấu tài sản bởi Công ty đang trong giai đoạn phát triển chứ không phải mới thành lập cần mua nhiều tài sản cố định mới Hơn nữa, giai đoạn 2019 – 2021 vừa rồi cũng là giai đoạn mới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 tại nước ta, các doanh nghiệp cũng không nên đầu tư quá nhiều tài sản dài hạn trong giai đoạn này
Tương tự với tài sản, có bảng số liệu về nguồn vốn tại Công ty như sau:
Bảng 2.3: Số liệu các loại vốn tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Như vậy, nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2019 – 2021 có nhiều biến động, để rõ hơn có thể thông qua biểu đồ như sau: ĐVT: Triệu đồng
Nợ phải trả Vốn CSH Tổng NV
Biểu đồ 2.2: Sự dịch chuyển các loại vốn tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Từ năm 2019 đến năm 2020 tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên 9% tương đương với 1.215 triệu đồng Trong đó, nợ phải trả của Công ty tăng lên 12% tương đương với 1.401 triệu đồng Điều đó cho thấy Công ty phải vay nhiều từ các nguồn bên ngoài như vay nợ người bán để có thể trang trải và duy trì vốn cho Công ty. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của Công ty lại giảm xuống 7% tương đương với giảm 186 triệu đồng Như vậy có thể thấy nguồn vốn tại Công ty lúc này khá yếu, chủ yếu phải trả những món nợ bên ngoài để duy trì phát triển.
Sang đến năm 2021, tổng nguồn vốn lúc này tăng lên 64% tương đương với 9.609 triệu đồng Trong đó nợ phải trả đã tăng lên 74% tương đương với 9.436 triệu đồng Nguyên nhân của việc nợ phải trả tăng lên cao bởi những khoản Phải trả cho người bán; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Vay và nợ thuê tài chính; Phải trả khác đều tăng cao hơn năm ngoái Tuy năm 2021, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 8% tương đương với 173 triệu đồng nhưng con số này không đáng kể bởi chủ yếu nguồn vốn của Công ty không phải từ tiềm lực mà là vay nợ bên ngoài
Như vậy, thông qua bảng và biểu đồ thể hiện nguồn vốn Công ty giai đoạn
2019 – 2021 có thể thấy tình hình vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triểnHồng Quân không được tốt Chủ yếu nguồn vốn đến từ các khoản nợ phải trả bên ngoài Như vậy cũng đồng nghĩa với việc Công ty không có toàn quyền sử dụng vốn, khả năng huy động vốn chưa cao và mất nhiều chi phí cơ hội vốn.
Trong đó cần quan tâm đến những hệ số như: Hệ số vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ, Hệ số nợ trên hệ số vốn chủ sở hữu (D/E) đã nêu tại chương 1 Ta xây dựng được bảng sau:
Bảng 2.4: Các hệ số thể hiện nguồn vốn Công ty giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Lần Tên hệ số Năm
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Qua bảng 2.4 có thể thấy hệ số nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân tăng dần qua các năm Năm 2019, hệ số nợ đạt 0,82 và đến năm 2020 đã tăng lên 0,85 tức tăng lên 0,03 Đến năm 2021, hệ số nợ tiếp tục tăng lên 0,05 và đạt mức 0,9 Hệ số nợ các năm đều tăng cho thấy trong giai đoạn vừa qua Công ty liên tục vay nợ bên ngoài và năm sau nhiều hơn năm trước.
Với hệ số vốn chủ sở hữu, có sự sụt giảm liên tiếp Năm 2019, vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 0,18, tiếp đó giảm 0,03 và ghi nhận còn 0,15 vào năm 2020. Tiếp tục giảm 0,05 trong năm 2021, hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty giảm còn 0.1 Như vậy có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đang giảm dần và cho thấy Công ty đang gặp những vấn đề về tài chính, không tạo được điều kiện xây dựng chiến lược lâu dài.
Bảng 2.4 cho thấy trong giai đoạn 3 năm từ 2019 đến 2021, Hệ số nợ trên hệ số vốn chủ sở hữu (D/E) luôn lớn hơn 1 Điều này có nghĩa là Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân đang vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn số vốn hiện có Cũng có nghĩa rằng Công ty đang gặp khó khăn, vay nợ nhiều nguy cơ bị rủi ro, siết nợ bất cứ lúc nào và cũng khó trong việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất, kinh doanh kiếm lợi nhuận Trong
Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính Công ty
2.3.1 Các yếu tố khách quan
- Yếu tố chính trị – pháp luật
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng đến tài chính của Công ty Đặt trong bối cảnh hiện nay khi xảy ra chiến tranh Nga – Ukranie căng thẳng với những lệnh trừng phạt và điều chỉnh chung của kinh tế thế giới, giá của một số mặt hàng đã tăng lên như dầu thô, xăng dầu, vàng… Trong tình hình chính trị thế giới bất ổn như vậy sẽ ảnh hưởng chung đến tâm lý người dân thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng Họ sẽ tìm những kênh đầu tư an toàn như vàng để dự trữ thay vì mua những dự án, công trình bất động sản Chính vì vậy, yếu tố chính trị bất ổn cũng làm ảnh hưởng đến lĩnh vực nhà đất, dịch vụ bất động sản khó kinh doanh được.
Yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi, vừa xóa bớt rào cản gia nhập ngành bất động sản của Công ty Tại Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022 vừa ban hành, Chính phủ đã thống nhất xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi). Nghị định 02/2022/NĐ-CP ra đời và thay thế cho Nghị định 76/2015/NĐ-CP và theo đó rào cản gia nhập ngành kinh doanh bất động sản đã được giảm xuống Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể kinh doanh bất động sản nếu đảm bảo được các điều luật khác mà Chính phủ đã đưa ra.
Những năm vừa qua trong giai đoạn 2019 – 2021 nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều biến động bởi dịch bệnh Covid – 19, lũ lụt, thiên tai Một số doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh, sản xuất phải tạm dừng do không đủ vốn duy trì, phá sản Chính vì như vậy, trong những năm vừa qua dự án bất động sản mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân nhận không nhiều Đến năm nay, các ngân hàng điều chỉnh tiền lãi suất gửi ngân hàng cao nhất từ trước đến nay với VPBank là 12,4% và một số ngân hàng khác cộng thêm 0,3 –0,5% năm Tiền lãi suất vay để kinh doanh và mua nhà lại được giảm mạnh như sau:
Hình 2.2: Lãi suất ngân hàng vay mua nhà tháng 02/2022
Như vậy, các ngân hàng đều có sự điều chỉnh để kích thích phát triển nền kinh tế nói chung, kích thích người dân tiêu dùng hoạt động mua nhà nói riêng.
2.3.2 Các yếu tố chủ quan
- Tiềm lực về tài chính
Hiện tại khả năng tài chính của Công ty đang không được tốt sau giai đoạn kinh doanh vừa qua Khó khăn là hoàn cảnh chung của cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn vừa qua Vậy nên, Công ty cũng khó để kêu gọi đầu tư lượng vốn lớn trong thời gian tới, chủ yếu nguồn vốn Công ty đang có đến từ nguồn vay.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân có đội ngũ nhân viên hùng hậu, có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có đam mê với ngành bất động sản Đây chính là một tiềm lực sức mạnh to lớn của Công ty.
- Cơ sở vật chất và công nghệ
Cơ sở vật chất Công ty khang trang với hai văn phòng đại điện tại Hà Nội vàQuảng Ninh Về những công nghệ máy móc trong quá trình làm việc như laptop, điện thoại… đều là những loại công nghệ thông minh mà Công ty bàn giao, cung cấp hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc.
- Tiềm lực vô hình
Với hồ sơ năng lực thể hiện rõ những dự án mà Công ty đã đầu tư, hoàn thiện cùng những bên hợp tác lớn đã tạo được sự uy tín, chuyên nghiệp cho người tiêu dùng lựa chọn Công ty.
Hình 2.3: Một số đơn vị liên kết và dự án của Công ty
(Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân)
Đánh giá hiệu quả hoạt động phân tích tài chính tại Công ty
2.4.1.1 Tình hình tài sản – nguồn vốn Công ty
Cơ cấu tài sản ngắn hạn cao luôn ở mức cao (0,79 – 0,9 lần) trên tổng số tài sản ở Công ty Việc duy trì cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn giúp Công ty có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng đầu tư và rút vốn bất cứ lúc nào Điều này cũng giúp cho Công ty có thể tránh được những rủi ro đến từ sự bất ổn của thị trường.
Hiện tại Công ty đang vay nhiều vốn lớn ở bên ngoài Ưu điểm chính là không cần quá nhiều vốn chủ sở hữu nhưng vẫn có thể đem lại lợi nhuận cho Công ty Điều này giúp cho các nhà đâu tư, nhà quản lý có thể dùng vốn rảnh rỗi của mình cho những cơ hội kinh doanh khác.
2.4.1.2 Tình hình tạo vốn của Công ty
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty hiện đang ở mức cao (23,24 – 85,61 lần) thể hiện Công ty hiện có tiềm lực và vẫn sử dụng vốn cố định.
2.4.1.3 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công ty ký được những dự án lớn giúp cho hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2019 – 2020 tăng cao, doanh thu và lợi nhuận mang về là lớn Dù trong hoàn cảnh năm 2021 đến hiện tại có gặp nhiều khó khăn do tác động bên ngoài nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có lãi.
2.4.1.4 Tình hình khả năng thanh toán
- Chỉ tiêu thanh toán tổng quát (Htq)
Năm 2019 và năm 2020 đã đạt chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát, thể hiện được khả năng chi trả những khoản nợ đến thời gian đáo hạn tại Công ty.
- Chỉ tiêu thanh toán hiện thời (Hht)
Năm 2020 đã dạt chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời, thể hiện được khả năng chi trả thanh toán trong ngắn hạn của Công ty.
- Chỉ tiêu thanh toán tức thời (Htt)
Năm 2019 đã đạt chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời, thể hiện được khả năng chi trả, thanh toán nợ bằng vốn vay của Công ty.
- Chỉ tiêu thanh toán nhanh (Hnh)
Cả 3 năm giai đoạn 2019 – 2021 đều đạt chỉ tiêu thanh toán nhanh, thể hiện khả năng thanh toán hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty là khá tốt.
2.4.1.5 Tình hình quản lý tài sản
- Vòng quay hàng tồn kho
Dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty có thể thấy giá trị Hàng tồn kho trên Tổng tài sản là rất thấp Nên vòng quay hàng tồn kho nhanh chứng tỏ Công ty bán hàng rất hiệu quả, nhanh chóng.
- Hệ số chuyển đổi hàng tồn kho
Hệ số chuyển đối ở mức thấp thể hiện mức thời gian lưu kho tại Công ty là ngắn hạn Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng vốn của Công ty được luân chuyển liên tục, không nằm yên một chỗ.
2.4.1.6 Tình hình quản lý nợ
- Vòng quay khoản phải thu khách hàng
Các chỉ số vòng quay khoản phải thu khách hàng đều lớn và thể hiện tình hình tốt Điều này cũng có nghĩa là các giá trị tiền và các khoản tương đương tiền luôn sẵn có tại Công ty.
- Kỳ thu tiền bình quân
Hệ số kỳ thu tiền bình quân ở Công ty duy trì ở mức tốt, thường vào khoảng
7 ngày (1 tuần) Như vậy có nghĩa là Công ty có những khách hàng uy tín, đúng hẹn và các khoản phải thu của khách hàng được đáo hạn liên tục.
2.4.1.7 Tình hình khả năng sinh lời
Năm 2019 và 2020 chỉ tiêu ROS ở mức có lãi Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty ở mức cơ bản.
Năm 2020 chỉ tiêu ROA của Công ty đạt mức cao (51,09%) thể hiện mức lợi nhuận trên tài sản của Công ty là tốt, việc sử dụng các loại tài sản của Công ty vẫn mang lại lợi nhuận ròng.
Cả ba năm 2019 – 2021 chỉ tiêu ROE đều lớn hơn lãi suất ngân hàng Điều này thể hiện vốn chủ sở hữu tại Công ty có lợi nhuận lớn, khả năng sinh lời cao và hứa hẹn tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong tương lai.
2.4.2.1 Tình hình tài sản – nguồn vốn
Cơ cấu tài sản dài hạn ở mức thấp (0,1 – 0,2 lần) thể hiện khả năng tài chính và những chiến lược lâu dài của Công ty còn yếu, chưa thực sự hiệu quả Khi đọc chỉ tiêu này, các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng khó có thể cho Công ty vay vốn và kéo theo khả năng kêu gọi đầu tư vốn của Công ty là thấp.
Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vay nợ bên ngoài nên Công ty không thể linh hoạt trong việc sử dụng vốn Ngoài ra, việc vay vốn ở bên ngoài sẽ khiến cho chi phí cơ hội mà Công ty bỏ ra lớn và cộng thêm với chi phí lãi vay.
2.4.2.2 Tình hình tạo vốn của Công ty
Về vòng quay vốn lưu động và hiệu suất vốn cố định của Công ty đều không tốt, các chỉ tiêu này đều giảm đi qua từng năm Điều này thể hiện khả năng điều tiết vốn của Công ty đã giảm xuống.
2.4.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HỒNG QUÂN
Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2022 – 2025
Để hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty cải thiện và phát triển hơn trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân đã đặt ra những định hướng phát triển như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng Là một Công ty tư vấn và kinh doanh bất động sản thì sự hài lòng cần phải đặt lên hàng đầu bởi ngành này cạnh tranh rất lớn, khách hàng sẽ cần phải hài lòng mới lựa chọn sử dụng dịch vụ Chính vì thế, để tạo ấn tượng và sự hài lòng của khách hàng buộc Công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ của chính mình.
Thứ hai, mở rộng khu vực kinh doanh Kinh doanh bất động sản hay bị gắn với những khu vực có tính riêng biệt bởi thường Công ty đặt ở đâu sẽ chỉ tư vấn dự án ở đó Nhưng tuy nhiên, hiện tại với sự phát triển của kinh tế, khoa học, công nghệ thì Công ty nên đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và mở rộng phạm vi phân phối dự án của mình để tăng khả năng tiệp cận khách hàng.
Thứ ba, đào tạo và hoàn thiện hệ thống nhân sự Hiện tại dù đông nhân viên nhưng cơ cấu tổ chức của Công ty đã sơ sài và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại Công ty cần tuyển dụng và đào tạo thêm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chuyên môn nhân viên và từ đó giúp nâng cao tiềm lực Công
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty 39
Thứ tư, nâng cao tiềm lực công ty thông qua việc gia tăng vốn chủ sở hữu. Nguồn tài chính của Công ty hiện đang gặp những vấn đề, khó khăn lớn Công ty có thể tăng vốn góp chủ sở hữu thông qua nhiều hình thức khác nhau hoặc kêu gọi vốn… để nâng tiềm lực về tài chính cho Công ty trong thời gian tới.
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty
3.2.1 Các giải pháp nâng cao tài sản – nguồn vốn
Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có sự chênh lệch rất lớn, Công ty cần nghiên cứu, phân tích và chọn ra cơ cấu tài sản phù hợp với từng thời kỳ kinh tế để hiệu quả kinh doanh mang lại là cao nhất.
Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty đang gặp nhiều vấn đề lớn: Vốn chủ sở hữu quá nho trên tổng nguồn vốn, chủ yếu mọi hoạt động tài chính tại Công ty đều đang sử dựng vốn vay doanh nghiệp Chính vì thế, Công ty cần tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm vốn hoặc phát hành cổ phiếu trong thời gian tới.
- Một số chính sách cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Có những cơ cấu tài sản – nguồn vốn mà Công ty có thể tham khảo thêm như sau:
Hình 3.1: Các chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn
Chính sách thận trọng: Duy trì TSNH ở mức tối đa và nợ ngắn hạn ở mức thấp nhất.
Việc dự trữ tài sản ngắn hạn nhiều và giảm nợ ngắn hạn làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng cao.
Nếu Công ty có tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp thì Công ty sẽ có sự linh hoạt vì nợ ngắn hạn dễ dàng huy động Cũng tương tự như vậy, Công ty có thể đẩy giá trị của khoản phải trả người bán tăng cao mà không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Mức linh hoạt của doanh nghiệp sẽ giảm đi khi tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên
Chính sách mạo hiểm: Duy trì TSNH ở mức thấp và nợ ngắn hạn ở mức cao.
Công ty chỉ giữ một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào sự quản lý hiệu quả và khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu bất thường. Lập luận tương tự như vậy thì khoản hàng lưu kho và phải thu khách hàng của Công ty cũng mang giá trị thấp hơn.
Thời gian quay vòng tiền ngắn: Do phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm nên vòng quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm Do đó, chính sách quản lý mạo hiểm rút ngắn chu kỳ kinh doanh và dẫn tới rút ngắn thời gian quay vòng của tiền
Chi phí thấp hơn dẫn tới EBIT cao hơn: Do khoản phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cũng như tổng giá trị của những khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi Thêm vào đó, việc Công ty dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng giúp tiết kiệm chi phí lưu kho Nhờ tiết kiệm được chi phí nên EBIT của Công ty sẽ tăng.
Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: Theo đuổi chiến lược quản lý TSNH mạo hiểm, Công ty có thể gặp phải những rủi ro: Cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền có được chính sách quản lý hiệu quả; mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt hàng lưu kho, mất doanh thu khi sử dụng chính sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên lợi nhuận kỳ vọng tăng lên
Theo đuổi việc duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao có thể khiến các Công ty gặp rủi ro trong thanh toán do phải đáo hạn khi các khoản đến hạn mà doanh nghiệp vẫn muốn có vốn Và điều này đòi hỏi phải được đánh đổi bằng thu nhập cao hơn
Chính sách dung hòa: Sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Mục đích của chính sách này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ Tăng tạm thời vào tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà có thể được thanh toán khi tài sản lưu động giảm Sở dĩ có điều này là vì tài sản lưu động có khả năng quay vòng nhanh, nên được tài trợ bằng vốn ngắn hạn để tiết kiệm chi phí lãi Tăng tài sản lưu động thường xuyên hay tài sản dài hạn mà cần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền thì nên được tài trợ bằng vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán. Đa số các công ty đều sử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng Tuy nhiên còn phải tùy vào giai đoạn phát triển, những thông tin kinh tế trong và ngoài nước doanh nghiệp mới có thể quyết định sử dụng chính sách nào cho hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
3.2.2 Các giải pháp nâng cao hoạt động tạo vốn và sử dụng vốn
Với hoạt động tạo vốn, cần phải tăng thêm vốn chủ sở hữu tại Công ty bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Kêu gọi vốn đầu tư, phát hành thêm cổ phiếu…
Với hoạt động sử dụng vốn, cần phải sử dụng triệt để tổng tài sản để tối ưu hóa nguồn vốn tốt hơn Điều chỉnh các chính sách sử dụng vốn để làm sao 1 đồng tài sản tạo ra được nhiều đồng doanh thu nhất có thể.
3.2.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh
Do bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng và tác động từ những yếu tố bên ngoài nên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Quân cần liên tục theo dõi tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh để đề xuất và thay đổi những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.