1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích suy thoái kinh tế mỹ 2020

12 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 278,59 KB
File đính kèm phân tích suy thoái kinh tế mỹ 2020.rar (261 KB)

Nội dung

Mỹ luôn được đánh giá là quốc gia lớn nhất trong nền kinh tế thế giới với thành quả phát triển kinh tế vượt bậc và vô cùng mạnh mẽ. Trong lịch sử, quốc gia này cũng từng có giai đoạn khủng hoảng kinh tế lớn, chấn động thế giới đó là giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II (1929 đến 1933) và giai đoạn 2007 – 2009. Sang đến năm 2020 là một năm đầy biến động cho nền kinh tế các quốc gia. Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP quốc gia này sụt giảm mạnh mẽ đạt kỷ lục thấp nhất từ năm 1946 và xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế liên tục và mạnh mẽ 11 năm liên tiếp – giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cụ thể, GDP Mỹ quý I năm 2020 giảm 5% và quý II2020 đã tuột dốc 31,4%. Lúc này, nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào giai đoạn suy thoái.

MỞ ĐẦU Hệ thống các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách kinh tế đối ngoại… đóng vai trò vô cùng quan trọng hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô Bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào cũng cần điều tiết để có thể ổn định kinh tế, phát triển và tăng trưởng kinh tế Và muốn đạt được mục tiêu đó thì cần phải kết hợp và sử dụng linh hoạt những chính sách điều tiết kinh tế kết hợp với các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô Đặt bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động năm 2020, trước tác động phức tạp và tàn phá của Covid 19 nền kinh tế các quốc gia đều bị ảnh hưởng Mỹ được đánh giá là quốc gia lớn nhất, đầu nền kinh tế thế giới cũng không tránh khỏi bị tác động và sự sụt giảm kinh tế này Bước sang năm 2020 kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ II tính từ năm 1946 và là năm đầu tiên nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế kể từ cuộc đại suy thoái diễn vào năm 2009 Trước bối cảnh này, Mỹ đã có những chính sách kịp thời để phục hồi nền kinh tế, cựa mình phát triển trở lại trước nguy sụt giảm kinh tế để không rơi vào khủng hoảng Trong suốt quá trình nghiên cứu và phân tích, thông qua phương pháp kế thừa và thu thập dữ liệu, em xin được lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và phân tích về suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020” để kết thúc học phần kinh tế vĩ mô Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, kính mong thầy cô thông cảm và góp ý để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn! PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SUY THOÁI KINH TẾ MỸ NĂM 2020 Bối cảnh kinh tế Mỹ năm 2020 Mỹ được đánh giá là quốc gia lớn nhất nền kinh tế thế giới với thành quả phát triển kinh tế vượt bậc và vô cùng mạnh mẽ Trong lịch sử, quốc gia này cũng từng có giai đoạn khủng hoảng kinh tế lớn, chấn động thế giới đó là giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II (1929 đến 1933) và giai đoạn 2007 – 2009 Sang đến năm 2020 là một năm đầy biến động cho nền kinh tế các quốc gia Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP quốc gia này sụt giảm mạnh mẽ đạt kỷ lục thấp nhất từ năm 1946 và xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế liên tục và mạnh mẽ 11 năm liên tiếp – giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài nhất lịch sử nước Mỹ Cụ thể, GDP Mỹ quý I năm 2020 giảm 5% và quý II/2020 đã tuột dốc 31,4% Lúc này, nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào giai đoạn suy thoái (Nguồn: Phòng phân tích kinh tế CNBC) Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ qua các năm Trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cùng dịch bệnh Covid 19 chưa được kiểm soát và nhiều tác động khác, nền kinh tế Mỹ suy giảm ở mọi mặt Lúc này, Chính phủ Mỹ đã có sự chuyển giao quyền lực và bắt đầu bước chuyển mình khắc phục và phát triển kinh tế trở lại Nguyên nhân gây suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 Thứ nhất, suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 là hậu quả của khủng hoảng về y tế Thời gian đầu Hoa Kỳ không bị virut Corona tác động trực tiếp nên còn chủ quan Đến tháng 03/2020 Châu Âu và Trung Quốc là hai tâm dịch lớn đã kéo theo nước Mỹ vào vòng xoáy này, khiến cho nền kinh tế Mỹ bị tê liệt tức khắc: sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đều phải đóng cửa khiến tỷ lệ thất nghiệp quốc gia này tăng cao Thứ hai, suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 là hậu quả của sự tụt giảm ngành tài chính và dầu hỏa Cụ thể, giá hợp đồng dầu kỳ giao tháng 05/2020 tụt giảm sâu dưới mức USD Ngày đáo hạn 21/04/2020 kết thúc ở mức giá -37,63 USD/ thùng Đây là mức tụt dốc và giảm mạnh nhất từ sau chiến tranh vùng Vịnh lịch sử năm 1991 Nguyên nhân là cầu lượng sụt giảm nghiêm trọng bởi Trung Quốc là vị khách lớn nhất của thị trường này đã đóng băng vì dịch bệnh Trong đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga không thể thống nhất cắt giảm sản lượng và đã khiến cho giá dầu thô bốc 20% giá trị chỉ ngày Thứ ba, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã kéo dài một năm cũng gây tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới, và hệ quả tất yếu gây suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 Các biện pháp trả đũa và chiến tranh thương mại leo thang ngày càng trở nên khó kiểm soát và đã kéo dài khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng phần nào Việc đánh thuế của Mỹ đã gây hại cho người tiêu dùng khiến cho kinh tế Mỹ tăng trưởng dần chậm lại và dẫn đến suy thoái kinh tế năm 2020 Suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 tác động đến những biến số kinh tế vĩ mô bản 3.1 Suy giảm GDP Như đã giới thiệu ở trên, GDP của Mỹ năm 2020 có sự suy giảm mạnh người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu tới 34,6% so với cùng kỳ năm 2019 là yếu tố đóng góp đến 2/3 GDP quốc gia này Trong cả quý II/ 2020, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đó, lĩnh vực chế tạo giảm 47% cả quý II Tỷ lệ đầu tư cũng giảm tới 27% so với năm 2019 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sụt giảm GDP là người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu, giảm đầu tư trang thiết bị, các tư liệu sản xuất, xuất khẩu (Nguồn: Trandingeconomics.com) Hình 1.2 Sự suy giảm GDP Mỹ qua các quý Như vậy, GDP Mỹ suy giảm cũng đồng nghĩa với việc suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá,… Và phản ánh tình trạng kinh tế Mỹ giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 3.2 Lạm phát Tính tại thời điểm tháng 03/2020 lạm phát Mỹ giảm 0,4% Sự sụt giảm này có thể lường trước được bởi ảnh hưởng của dịch Covid 19 và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Lạm phát giảm cũng đồng nghĩa với việc sụt giảm mức giá chung tại Mỹ (Nguồn: Internet) Hình 1.3 Biểu đồ lạm phát và thất nghiệp Mỹ 3.3 Thất nghiệp Thất nghiệp và lạm phát cán cân của nền kinh tế Khi lạm phát giảm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng và ngược lại Trong giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp tạm thời tăng vọt lên 14,7% vào tháng 04/2020 Tỷ lệ thất nghiệp tăng đồng nghĩa với việc người dân Mỹ không có việc làm và sức tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo GDP của Mỹ giảm xuống Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã có những chính sách tài khóa hết sức kịp thời để cân bằng lại lạm phát – thất nghiệp ở quốc gia này 3.4 Xuất nhập khẩu của nền kinh tế Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước Mỹ giai đoạn này đã giảm 15,7% thấp nhất từ năm 2010 trở lại Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng giảm xuống 9,5% và thấp nhất những năm qua Với một nước xuất nhập khẩu mạnh nước Mỹ thì tỷ lệ xuất nhập khẩu giảm mạnh sẽ khiến cho kinh tế Mỹ khó có thể tăng trưởng được Rất may, thời gian này kéo dài không lâu bởi Mỹ nhanh chóng cực mình nền kinh tế tự mậu dịch, và kinh tế Mỹ sớm hồi phục trở lại Chính phủ Mỹ đã thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô để hồi phục kinh tế - Trong năm 2020 thời kỳ Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump Bước sang quý III/2020 nền kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục, GDP quý III/2020 tại Mỹ đạt mức tăng trưởng 33,1% cao nhất từ sau giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II ( kể từ năm 1947) Để có được thành quả này, Chính phủ Mỹ đã tung gói hỗ trợ tổng trị giá lên 3.000 tỷ USD từ đầu mùa dịch Covid 19 khiến cho doanh nghiệp và người tiêu dùng gia tăng chi tiêu, góp phần giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại Ngoài ra, việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Mỹ từ Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế – CARES hết hiệu lực và được trừ khử khỏi GDP Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại Mỹ cũng là thành quả của Chính phủ Mỹ những chính sách, giới hạn gắt gao để ngăn ngừa dịch Covid 19 - Sang năm 2021 thời kỳ Tổng thống Mỹ Joe Biden Bộ tài chính Mỹ thông báo quý IV/ 2020 (năm tài khóa là 2021) bội chi ngân sách 213 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước gói cứu trợ CARES 2.200 tỷ được ký vào hồi tháng năm ngoái Và tất cả sự kiện đã dẫn đến sự chuyển giao lịch sử giữa Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Mỹ Joe Biden với mục tiêu khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ huy hoàng trở lại 2021 – 2025 Cụ thể, từ nhậm chức Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, ông chú trọng vào các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết cung cấp đủ 100 triệu liều vắc xin 100 ngày đầu làm Tổng thống Mỹ của ông Và thực tế, đã có 130 triệu liều vắc xin được cung cấp cho người dân Mỹ tính đến thời điểm 24/03/2021 Tiếp đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin lên 200 triệu liều cho dân chúng Mỹ vào cuối tháng 4/2021 Cùng với đó, 01/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành Kế hoạch hành động “The American Rescue Plan” mang tổng trị giá lên 1,9 nghìn tỷ USD nhằm thực hiện mục tiêu khôi phục kinh tế Mỹ của mình Trong đó: Về mặt y tế: Tổng thống Mỹ Joe Biden dùng 1.000 tỷ USD viện trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ Covid 19; 20 tỷ USD cho chương trình tiêm chủng quốc gia và khoản hỗ trợ 50 tỷ USD cho hệ thống xét nghiệm Covid 19 Tổng thống Mỹ Joe Biden hướng đến mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh toàn diện và đồng bộ cho lãnh thổ Mỹ Về mặt kinh tế: Theo đó là kết hoạch 400 tỷ USD được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ; đó 300 tỷ USD được phân bổ năm để phục hoạt động nghiên cứu và phát triển Như vậy, Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch dài hạn cho việc gia tăng sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng, phục hồi chuỗi cung ứng hàng hóa, giải quyết vấn đề việc làm và gia tăng tiêu dùng tại quốc gia này Về an sinh xã hội: Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp 1,400 USD cho mỗi cá nhân đủ điều kiện trợ cấp; mở rộng trợ cấp thất nghiệp cho người dân không đủ điều kiện; tài trợ 15 tỷ USD cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng mức lương tối thiểu lên 15USD/ giờ làm việc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng thu nhập cho người dân Về mặt thuế quan: Tổng thống Mỹ Joe Biden gia tăng thuế suất của các doanh nghiệp, tổ chức có mức thu nhập cao Cụ thể, mức thuế an sinh xã hội là 12,4% với những người có thu nhập lớn 400.000 USD/ năm; thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%; thuế phần thu nhập từ đầu tư vốn dài hạn thu nhập từ cổ tức triệu USD với mức thuế suất 39,6%; đánh thuế tối thiểu 15% thu nhập sổ sách công ty lớn (thu nhập rịng hàng năm 100 triệu USD) Tổng thống Biden ưu tiên biểu thuế lũy tiến đánh vào những người có thu nhập cao, nghĩa với người có thu nhập cao phải chịu mức thuế suất cao người có thu nhập thấp Đồng thời, Tổng thống Biden cũng gia tăng khoản khấu trừ thuế, ưu đãi thuế cho những người thu nhập thấp, gia đình có nhỏ, người lao động cao tuổi người sở hữu nhà Cụ thể, gia đình có trẻ em tuổi nhận trợ cấp tối đa 3.600 USD trẻ; gia đình có trẻ em từ 17 tuổi trở xuống nhận khoản tín dụng 3.000 USD trẻ Về mặt thương mại: Tổng thống Biden chú trọng khôi phục vị dẫn đầu Hoa Kỳ ngành công nghệ trọng điểm; ưu tiên lĩnh vực lượng sạch, cơng nghệ pin xe điện và trí tuệ nhân tạo và dự kiến đầu tư là 300 tỷ USD Ngoài ra, Kế hoạch hành động “The American Rescue Plan” Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chú trọng nhiều vấn đề khác như: các biện pháp khắc phục môi trường và biến đổi khí hậu; xây dựng kế hoạch phát triển những vùng nông thôn về mặt kinh tế – y tế, cải thiện các nguồn lực liên bang; nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao sở hạ tầng;… Nhờ áp dụng những chính sách kinh tế vĩ mô đã nêu ở trên, nền kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, cụ thể là qua những biến số bản sau: 5.1 Sự thay đổi của các chỉ số: 5.1.1 GDP GDP của Mỹ tăng trưởng trở lại, từ quý III/2020 tăng 33,1%; tiếp tục sang quý IV/2020 tăng tiếp 4,3% và đến quý I/2021 tăng 6,4% (Nguồn: Phân tích tài chính BBC) Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ Tuy GDP của Mỹ tăng về mặt lý thuyết quốc gia này vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái kinh tế bởi tổng GDP tính bằng đơn vị USD chưa quay lại mức đỉnh được thiết lập trước dịch Nếu quy USD, GDP Mỹ quý I/ 2021 đạt 19,1 ngàn tỉ USD, thấp mức 19,3 ngàn tỉ quý IV/2020 5.1.2 Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 05/2021 Mỹ tăng 5% so với kỳ năm trước CPI lõi, không gồm thực phẩm lượng, tăng 3,8%, vượt dự báo tăng 3,5% Lạm phát Mỹ tháng 05/2021 tăng mạnh chủ yếu là nút thắt chuỗi cung ứng phản hồi nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng số hàng hóa dịch vụ Sự kết hợp dự luật cứu trợ Covid 19 vào tháng 03/2021 Tổng thống Biden với kích thích tiền tệ từ Fed chi tiêu tiềm tương lai khiến Mỹ rơi vào vịng xốy lạm phát 5.1.3 Thất nghiệp Đến thời điểm tháng 05/2021 có 14 triệu người tìm việc số người Mỹ việc Covid Tuy nhiên, theo ước tính Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), số người có việc làm của Mỹ khoảng 8,4 triệu so với thời điểm trước đại dịch Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh 6% từ mức đỉnh 14,7%, cao nhiều so với mức 3,5% vào thời điểm tháng 2/2020 5.1.4 Xuất nhập khẩu Ngày 04/05/2021, Bộ Thương mại Mỹ phân tích thâm hụt thương mại tại quốc gia đứng đầu nền kinh tế thế giới - Mỹ tháng 03/2021 tăng cao kỷ lục là 5,6%, đạt 74,4 tỷ USD Thâm hụt thương mại Mỹ tiếp tục gia tăng năm 2021 bởi bối cảnh nhu cầu nội địa vượt xa khả sản xuất kinh tế 5.2 Kỳ vọng khôi phục kinh tế bởi những chính sách điều tiết vĩ mô của Mỹ Về mặt lý thuyết, đẩy mạnh y tế không phải là chính sách hay công cụ điều tiết vĩ mô của Mỹ Tuy nhiên, chính là nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 Chính phủ Mỹ và đặc biệt là Tổng thống Joe Biden đã đặc biệt quan tâm và đưa giải pháp kịp thời để ngăn chặn ảnh hưởng dịch bệnh này Kết quả đạt được là Mỹ đẩy lùi được ảnh hưởng Covid 19 và nền kinh tế Hoa Kỳ đã từng bước dần dần hồi phục Chính phủ Mỹ sử dụng chính sách tài khóa thông qua thay đổi chi tiêu ngân sách nhà nước thông qua các gói hỗ trợ nhằm thay đổi thu nhập dân chúng thông qua các khoản trợ cấp Theo mặt lý thuyết, thu nhập dân chúng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi tiêu dùng, và từ đó tác động đến tổng cung và tổng cầu, sản lượng tiêu thụ và giá cả tiêu dùng Và thực tế, thông qua chính sách trợ cấp 1,400 USD cho mỗi cá nhân đủ điều kiện trợ cấp; trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ đã kích cầu tiêu dùng Trong giai đoạn quý IV/2020 thu nhập cá nhân của người dân Mỹ, từ mức giảm 351,4 tỷ USD tương đương 6,9% quý trước tăng lên số là 2,4 nghìn tỷ USD quý I/2021 và tương đương mức tăng 59% Tiêu dùng cá nhân tăng với tốc độ 10,7%, với hàng hóa tăng 23,6% Như vậy, chính sách tài khóa mà Chính phủ Mỹ sử dụng phần nào đã đạt hiệu quả mong đợi Cùng với đó, Chính phủ Mỹ cũng sử dụng chính sách tài khóa thuế Theo lý thuyết, chính sách này nhằm công bằng thuế khóa phạm vi xã hội, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thứ hai, chính sách này đề phòng sự chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các thành viên xã hội và thực hiện phát triển cân đối kinh tế hài hòa Về mặt thực tế, kế hoạch Tổng thống Mỹ Joe Biden thực thi, người giàu Mỹ phải đóng thuế tài sản gia tăng liên bang mức 43,4% cao nhất từ trước tới giờ Trong đó bao gồm mức 39,6% mà ông Biden đề xuất và cộng thêm 3,8% thuế đầu tư ròng cá nhân đánh vào người có thu nhập từ 200.000 USD trở lên Ở thời điểm tại, người có thu nhập từ 200.000 USD trở lên phải đóng thuế tài sản gia tăng 23,8% bao gồm thuế đầu tư ròng cá nhân Và vậy, ước tính theo kế hoạch này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thu về 1,000 tỷ USD cho ngân sách nhà nước Hình 1.5: Mô hình cung - cầu Mỹ áp dụng chính sách tài khóa để cân bằng nền kinh tế vĩ mô dài hạn Chính phủ Mỹ cũng sử dụng thêm chính sách tiền tệ mở rộng Theo lý thuyết, chức chính của chính sách tiền tệ mở rộng là cung ứng tiền tệ, kích thích gia tăng tổng cầu, kích thích gia tăng tổng cầu, kích thích nền kinh tế tăng trưởng đồng thời cũng dẫn đến nguyên nhân lạm phát tiền tệ Và về mặt thực tiễn, cầu tiêu dùng nước Mỹ đóng vai trò 2/3 GDP quốc gia này cũng tăng nhanh, lạm phát cao và đạt mức tăng 5% so với cùng kỳ năm trước Theo dự đoán, Hoa Kỳ mong muốn giữ mức lạm phát là 2% đã đạt quá mức, quốc gia này cần đưa những kế hoạch kịp thời để khống chế lạm phát Hình 1.6: Mô hình IS – LM – BP của Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng Cuối cùng, Chính phủ Mỹ cũng sử dụng những công cụ điều tiết kinh tế đòn bẩy kinh tế Về lý thuyết, Chính phủ Hoa Kỳ mong muốn điều tiết kinh tế phù hợp với mục tiêu vận hành nền kinh tế, mong muốn nền kinh tế quốc gia phát triển và tăng trưởng dài hạn Trên thực tiễn, nền kinh tế Mỹ cũng dần dần hồi phục và chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế hứa hẹn sẽ mang lại một nền kinh tế Mỹ huy hoàng trở lại và đứng đầu thế giới KẾT LUẬN Việc vận hành cách chính sách và công cụ điều tiết kinh tế với mỗi quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng Trước những biến động của nền kinh tế thế giới và tác động không nhỏ đến từ dịch bệnh Covid 19 quốc gia nào cũng sẽ bị những tác động ảnh hưởng không nhỏ Mỹ từng là một quốc gia hùng cường về nền kinh tế tăng trưởng liên tiếp suốt 11 năm – là chu kỳ tăng trưởng kéo dài nhất của quốc gia này cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực của Covid với nền kinh tế Tháng 03/2020 nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào giai đoạn suy thoái, sản xuất và dịch vụ cùng các tiêu dùng nước Mỹ đóng băng vì dịch bệnh Chính vì thế, quốc gia này nhanh chóng có những chính sách tài chính kịp thời để điều tiết nền kinh tế Cùng với đó, sự chuyển giao chính trị với sự nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden tác động không nhỏ tới nền kinh tế quốc gia này Với mục tiêu chính mà Tổng thống Biden đưa chính là làm cho nền kinh tế quốc gia này huy hoàng trở lại Nói tóm lại, không chỉ riêng Mỹ mà bất kỳ quốc gia nào kinh tế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần được điều tiết, quan tâm kịp thời Với riêng Mỹ, việc sử dụng những chính sách tài khóa và công cụ kinh tế đã giúp quốc gia này dần hồi phục kinh tế và tăng trưởng trở lại TÀI LIỆU THAM KHẢO Allison Prang (2021). 15-an-Hour Minimum Wage Could Further Sting Teen Employment, The Wall Street Journal, Accessible at https://www.wsj.com/articles/15an-hour-minimum-wage-could-further-sting-teen-employment-11616837401 Tracking Joe Bidens first 100 days (2021), The Economist, United States. Accessible at https://www.economist.com/tracking-joe-biden Matt Stieb (2021). What Is in Joe Bidens $1.9 Trillion Stimulus Package Plan?, New York Magazine Accessible at https://nymag.com/intelligencer/2021/03/whats-injoe-bidens-stimulus-package-plan.html Richard Rubin (2021). Whats in Bidens $2 Trillion Corporate Tax Plan, The Wall Street Journal Accessible at https://www.wsj.com/articles/whats-in-bidens-2trillion-corporate-tax-plan-11617206009 Luis Melgar & Ana Rivas (2021). Bidens Infrastructure Plan Visualized: How the $2.3 Trillion Would Be Allocated, The Wall Street Journal Accessible at https://www.wsj.com/articles/bidens-infrastructure-plan-how-the-2-3-trillion-wouldbe-allocated-11617234178 Kate Davidson (2021). Biden Infrastructure Plan Aims to Boost Economys Productivity Over Time, The Wall Street Journal Accessible at https://www.wsj.com/articles/biden-infrastructure-plan-aims-to-boost-economysproductivity-over-time-11617269403 the Phillip Inman (2021). Joe Biden writes a cheque for America - and the rest of world, The Guardian Accessible at https://www.theguardian.com/business/2021/mar/13/joe-biden-writes-a-cheque-foramerica-and-the -rest-of-the-world PGS TS Nguyễn Văn Dần, TS Đỗ Thị Thục, Giáo trình Kinh tế Vĩ mô I, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, 2016 PGS TS Vũ Kim Dũng, PGS TS Nguyễn Văn Công Giáo trình Kinh tế học tập 1, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014 ... CỨU VÀ PHÂN TÍCH SUY THOÁI KINH TẾ MỸ NĂM 2020 Bối cảnh kinh tế Mỹ năm 2020 Mỹ được đánh giá là quốc gia lớn nhất nền kinh tế thế giới với thành quả phát triển kinh tế... kinh tế năm 2020 Suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 tác động đến những biến số kinh tế vĩ mô bản 3.1 Suy giảm GDP Như đã giới thiệu ở trên, GDP của Mỹ năm 2020 có sự suy giảm mạnh... khắc phục và phát triển kinh tế trở lại Nguyên nhân gây suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 Thứ nhất, suy thoái kinh tế Mỹ năm 2020 là hậu quả của khủng hoảng về y tế Thời gian

Ngày đăng: 13/03/2023, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w