Quy trình thiết kế sáng tạo các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu phác thảo ý tưởng đối với một hệ thống nhận diện thương hiệu
LỜI MỞ ĐẦU Thiết kế logo và thương hiệu không chỉ tạo ra sự nhận diện mà chúng còn tạo ra một sự kết nối với người xem, chúng nói lên và phân biệt sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp. Logo và thương hiệu của bạn phải được xây dựng theo một phong cách độc đáo, phong cách của riêng bạn khiến cho công chúng nhận ra giá trị các sản phẩm của bạn. Chúng tôi đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng. Cho đến nay, hệ thống nhận diện Thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty. Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng. Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ thiết kế logo, Card, Phong bì, giấy tiêu đề và xây dựng website những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quy trình thiết kế sáng tạo các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu. Phác thảo ý tưởng đối với một hệ thống nhận diện thương hiệu” Phần 1: Phân tích quá trình thiết kế sang tạo các yếu tố của HTNDTH 1.1. Phân tích các yếu tố thị trường, chiến lược kinh doanh và xác lập ý tưởng định vị 1.1.1. Yếu tố môi trường Thị trường không chỉ là khách hàng mà các doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến cả đối thủ cạnh tranh, sự vận động của yếu tố tiêu dùng, sự biến đổi về khoa học công nghệ trong nội bộ ngành cũng như sự thay thế sản phẩm trong các ngành. Quy trình xây dựng thương hiệu được bắt đầu bằng việc thiết lập hệ thống thông tin marketing (Marketing Information System – MIS). Đây là một bước chuẩn bị cần thiết, gần như không thể thiếu đối với công tác xây dựng thương hiệu hay bất kỳ một chuyên gia thương hiệu nào. Để thiết lập MIS, doanh nghiệp có thể tự làm bằng cách thực hiện nghiên cứu marketing bởi một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng , nghiên cứu mô tả, dựa vào bảng câu hỏi (Questionnaire) đồng thời khảo sát, đánh giá lại nguồn nội lực. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu một số công ty dịch vụ bên ngoài để thực hiện các dự án nghiên cứu marketing. Ưu điểm của việc thuê ngoài là độ chính xác thông tin cao và thông tin thu được đáp ứng mục đích cần sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuê ngoài có một số vấn đề cần quan tâm là chi phí cho việc thu thập thông tin có thể tăng lên vượt qua ngân sách cho phép và độ bảo mật thông tin cũng cần phải xem lại. Một số công ty có uy tín trên thị trường hiện nay như: ACNielson (Mỹ), TNS (Anh), Trương Đoàn (Local Agency),… Những Dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những những định hướng sáng tạo mang tính khác biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Về phía khác hàng, chủ doanh nghiệp phải bắt buộc tham gia ngay từ khâu này. Những cuộc nghiên cứu tùy mức độ sẽ bao gồm các bước cơ bản sau: - Kiểm tra nội bộ (Internal audit): Thống nhất những mục tiêu cụ thể của dự án. Những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu. - Thấu hiểu người tiêu dùng (Customer insight):Những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu dùng sẽ cho những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm ra được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ. - Đối thủ cạnh tranh (Competitors):Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế và khách hàng có những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn, điều này sẽ giúp tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ. 1.1.2. Chiến lược kinh doanh Khi đã thiết lập MIS và phân tích, đánh giá thông tin thì công việc tiếp theo là xây dựng Tầm nhìn thương hiệu – Là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt, định hướng hoạt động của công ty đồng thời cũng định hướng phát triển cho thương hiệu và sản phẩm qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai. Nói chung, Tầm nhìn thương hiệu thể hiện lý do cho sự hiện hữu của doanh nghiệp. Tầm nhìn hương hiệu có một số vai trò như: • Thống nhất mục đích phát triển của doanh nghiệp và tạo sự nhất quán trong lãnh đạo. • Định hướng sử dụng nguồn lực. • Xây dựng thước đo cho sự phát triển thương hiệu và tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu phát triển. • Động viên nhân viên hướng tới mục đích phát triển chung. Mặt khác, khi xây dựng Tầm nhìn thương hiệu cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Tầm nhìn thương hiệu cần thể hiện loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, lợi ích sản phẩm, khách hàng mục tiêu, triết lý và giá trị công ty, định hướng tương lai của doanh nghiệp. • Phong cách của Tầm nhìn thương hiệu là mở rộng, cốt lõi, động viên, dễ nhớ và khác biệt. Bước tiếp theo sau khi đã xây dựng Tầm nhìn thương hiệu là hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. Một số chiến lược phổ biến như: • Chiến lược thương hiệu gia đình: Chỉ sử dụng một thương hiệu chính làm chủ, chia làm hai loại: loại cùng tên và loại khác tên. Lợi ích của chiến lược này là một thương hiệu chính mạnh sẽ giúp các thương hiệu phụ khác phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro như khi thương hiệu mới thất bại có thể gây ảnh hưởng ngược đến thương hiệu chính. • Chiến lược thương hiệu phụ (Chiến lược thương hiệu nguồn): Xây dựng thương hiệu phụ từ thương hiệu chính với nhận diện riêng biệt cho dòng sản phẩm khác. Lợi ích là được hưởng uy tín trực tiếp từ thương hiệu chính nhưng có rủi ro là dễ làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu chính trong trường hợp xấu. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa thương hiệu chính và thương hiệu phụ thể hiện qua hai dạng: i)Thương hiệu chính dẫn đạo là khi thương hiệu chính đóng vai trò dẫn đạo và thúc đẩy thương hiệu phụ, thương hiệu phụ đóng vai trò hỗ trợ trong thúc đẩy tiến trình mua hàng của người tiêu dùng. ii) Thương hiệu chính – phụ song song là khi cả hai thương hiệu chính và phụ cùng đóng vai trò “lèo lái” và cùng được nhận thức như một. • Chiến lược thương hiệu cá biệt: Xây dựng thương hiệu gồm một tập hợp các thương hiệu độc lập nhau hoặc có tính bảo trợ xa. Trong thương hiệu độc lập, các thương hiệu riêng lẻ nhau và cạnh tranh nhau nhằm phát huy tối đa khả năng của từng thương hiệu và tránh trường hợp những thương hiệu yếu làm giảm uy tín của thương hiệu mạnh, điển hình cho chiến lược này là Pantene và Rejoice của P&G hoặc Sunsilk và Clear của Unilever. Trong thương hiệu bảo trợ xa, thường không kết nối rõ ràng với thương hiệu chính nhưng nhiều khách hàng biết đến sự liên hệ này. Mỗi chiến lược phát triển thương hiệu đều có ưu nhược điểm riêng, và đặc biệt là chú trọng tới các đối tượng khác nhau trong bộ hệ thống nhận diện. 1.1.3. Định vị thương hiệu Định vị thương hiệu là một quá trình thống nhất việc xác định điểm cân bằng và khác biệt của các liên kết thương hiệu. Một doanh nghiệp không thể nào có thế mạnh trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh, vì vậy nên tập trung vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, phải biết cách sắp xếp theo thứ tự ưu tiên do nguồn tài chính giới hạn và quyết định xem nên tập trung nguồn tài chính vào đâu. Đồng thời việc lựa chọn chuyên môn vào lĩnh vực này có thể sẽ làm giảm khả năng thành công trong lĩnh vực khác. Hình ảnh thương hiệu định vị phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các phương diện hệ thống từ bên trong đến bên ngoài doanh nghiêp, thông qua các phương tiện truyền thông xây dựng phát triển mối quan hệ với khách hàng. Công cụ hữu hiệu nhất để định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính là mx da trận BCG. Các doanh nghiệp nên dựa vào những đặc tính nổi trội của mình để định vị một cách tốt nhất. 1.2. Tận dụng nguồn lực Các doanh nghiệp nên dựa vào nguồn lực hiện có của mình như về tài chính, công nghệ, nhân lực… để lựa chọn phương án thiết kế phù hợp. Có các phương án cụ thể như sau: 1.2.1. Tự thiết kế. Nếu doanh nghiệp có riêng một bộ phận có chuyên môn, trình độ năng lực và đặc biệt là nguồn lực tài chính đủ mạnh. Khi đó, có thể thành lập một nhóm chuyên gia phân tích, tìm hiểu và thiết kế riêng hệ thống nhận diện thương hiệu cho mình. Với phương án này, doanh nghiệp sẽ gặp phải những ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm • Có tính tập trung cao. • Trình độ và kỹ năng chuyên môn đồng đều • Phối hợp và thực hiện dễ dàng hơn bởi khi là nhân viên của công ty, họ sẽ am hiểu hơn về khả năng nguồn lưc, đặc điểm, chiến lược của công ty • Chất lượng mẫu thiết kế tốt hơn. Nhược điểm • Lựa chọn thành viên khó khăn hơn. Đây là công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, có sự hiểu biết về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, về nội bộ công ty. • Tính đại diện ít hơn • Khó thể hiện tinh thần và ý chí của tổ chức một nhóm nhỏ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể kêu gọi sự đóng góp ý tưởng của toàn thể nhân viên trong công ty. Mỗi người sẽ đóng góp những ý tưởng của mình, tạo nên sự đa dạng phong phú để dễ dàng lựa chọn. Khi đó, không những có được hệ thống nhận diện có tính đại diện cao mà còn góp phần xây dựng bầu không khí hay môi trường văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng mẫu thiết kế có thể bị hạn chế bởi nhân viên không phải tất cả đều có chuyên môn trong lĩnh vực này. 1.2.2. Thuê ngoài, thuê tư vấn. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công ty chuyên tư vấn, thiết kệ hệ thống nhận diện thương hiệu cho các công ty khi họ đã nhận ra vai trò và tầm quan trọng của yếu tố này trong sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chỉ cần doanh nghiệp gửi các dữ liệu cần thiết, đưa ra yêu cầu về chất lượng, thời gian và thỏa thuận về chi phí cho các công ty tư vấn, đến thời hạn nhất định sẽ phải giao nộp các ý tưởng để doanh nghiệp xét duyệt , lựa chọn. Ưu điểm • Chất lượng mẫu thiết kế cao • Tiết kiệm thời gian • Doanh nghiệp có thời gian tập trung phát triển các chiến lược khác. Nhược điểm • Yếu tố bảo mật của doanh nghiệp có thể không được đảm bảo • Vấn đề truyền tải ý tưởng, thông điệp với bên thứ ba gặp nhiều khó khăn hơn. • Chi phí đầu tư lớn Một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc thiết kế đó là rà soát sự trùng lặp, tương tự của các thành tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Nếu hệ thống nhận diện đáp ứng tốt, đầy đủ các yêu cầu nhưng trên thị trường đã có sự xuất hiện, hay chỉ tương tự gây nhẫm lẫn thì hệ thống nhận diện đó cũng không được bảo hộ, không được đảm bảo trong các trường hợp có tranh cãi và có nhiều khả năng sẽ bị khởi kiện. Khi đó, không những mất chi phí đầu tư, thời gian mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty. 1.3. Xây dựng bộ quy chuẩn về HTNDTH và quản lý HTNDTH 1.3.1. Xây dựng bộ quy chuẩn về HTNDTH HTNDTH tạo nên nét riêng, đặc trưng của mỗi doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm, công ty với các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, cần có sự thống nhất trong HTNDTH. Trên các phương tiện khác nhau, các đối tượng trong hệ thống phải được thể hiện như thế nào. Trên sản phẩm, trên bao bì, băng-rôn, áp phích…thì kích cỡ, màu sắc như thế nào, tỷ lệ giữa các yếu tố trong hệ thống… Kích thước đề nghị cho logo Cần chú ý đến khoảng cách giữa các chữ cái, giữa các từ, giữa chữ và hình ảnh, khoảng cách đến các viền khung… Kích thước phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ thuận Trên các phương tiện thể hiện khác nhau thì kích thước của logo phải có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, sự thay đổi này không được vi phạm kích thước đề nghị của logo chuẩn đã nói ở trên mà phải tuân theo một tỷ lệ thuận, to hoặc nhỏ cần phải đều. Khoảng cách giữa biểu tượng icon và tên thương hiệu cũng cần theo một tỷ lệ phù hợp với kích thước logo. Màu sắc Có sự khác biệt giữa màu sắc thể hiện và màu sắc in ấn. Tùy theo ý tưởng, chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà có sự lựa chọn khác nhau. Đặc biệt, trong trường hợp in logo vào các giấy tờ văn bản như Fax, hóa đơn, hợp đồng …cần có quy định về màu đơn sắc trắng-đen. Nền trắng-chữ đen hay nền đen chữ trắng hay có sự phối hợp. Ngoài việc thiết kế các đối tượng cơ bản trong HTNDTH, công ty còn cần phải thiết kế đối với các đối tượng như: website, Biển hiệu, card, đồng phục nhân viên, lịch, túi xách, hay cả tem thư. Đây đều là những yếu tố tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, cần tạo nên sự đồng nhất. 1.3.2. Các quy định đối với HTNDTH Người tiêu dùng có thể nhận diện về công ty, sản phẩm qua nhân viên, đại lý hay bao bì sản phẩm. Vì vậy, công ty cần có những quy định dành riêng cho từng đối tượng. Nhân viên Toàn bộ nhân viên, khi đang trong giờ làm việc, đang thực hiện công việc của mình cần mặc đúng đồng phục mà công ty đã thiết kế. Nhân viên là người trực tiếp làm việc, giao dịch với khách hàng, là người đại diện cho công ty, họ là người để lại ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng. Vì thế, không những phải mặc đúng đồng phục mà còn phải mặc đúng quy cách, lịch sự ví dụ như phải bỏ áo vào quần/váy, đối với nam nhân viên thì không được cởi cúc, phải cài hết… Đại lý Các cửa hàng đại lý phải treo biển hiệu quảng cáo mà công ty cung cấp nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Phải sự dụng đúng túi, bao bì, thùng hộp của công ty để đóng gói sản phẩm. Bao bì Bao bì phải có in logo hay slogan của công ty, góp phần đảm bảo sự tin cậy cho khách hàng, sản phẩm họ mua là sản phẩm chính hãng. Nếu các đối tượng trên có sự vi phạm thì công ty phải đưa ra các biện pháp để xử lý. Đối với nhân viên có thể bị khiển trách, trừ lương; đại lý thì cắt giảm hoa hồng, chiết khấu, bồi thường vi phạm hợp đồng… Phần 2: Phác họa ý tưởng về HTNDTH cho sản phẩm nước dừa tươi đóng chai Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng bận rộn hơn, công việc luôn chiếm hết thời gian của họ thì có thể xem thời gian rảnh rổi là một điều quá xa xỉ đối với nhiều người. Chính vì vậy những gì tiện lợi luôn được họ ưu tiên lựa chọn. Một sự thay đổi từ từ đang diễn ra trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc nhóm hưởng thụ và sắc đẹp, sức khỏe và tiện lợi. Sự tiện lợi đang được tái định nghĩa, nó không chỉ còn là “liền - ngay lập tức hoặc sẵn sàng” mà còn là “dễ sử dụng”, “khiến cuộc sống của tôi thoải mái hơn và vui vẻ hơn và tiết kiệm thời gian dưới áp lực thời gian”. Với sự phát triển của khoa học ngày nay, những lợi ích có được từ dừa tươi đã được khám phá đầy đủ về mặt thành phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy dừa tươi có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không những vậy, dừa tươi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cùng nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể hồi phục nhanh khi mỏi mệt…Nắm được điều này doanh nghiệp nước giải khát đã lựa chọn loại cây này để cho ra những sản phẩm vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng,vừa nhanh gọn trong cách thưởng thức mà không cần phải pha chế hay chế biến. Trong ngành nước giải khát hiện nay, chưa có hãng nào đầu tư sản xuất sản phẩm nước dừa tươi đóng chai. Vì vây, với đặc tính công năng đã được khẳng định, khi xâm nhập vào thị trường này thì đây sẽ là một điểm sáng mới, thu hút hấp dẫn được người tiêu dùng. Với sản phẩm này, bạn có thể mang theo bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức được vị tươi mát tuyệt vời của nước dừa chỉ với một vài động tác đơn giản là mở nắp và cắm ống hút vào mà hoàn toàn không cảm nhận được sự khác biệt nào so với nước dừa mới hái từ trên cây! Do là sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường, với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn, công ty cần tạo nên một nét riêng biệt đặc trưng. Công ty phải chú ý xây dựng, thiết kế logo và kiểu dáng thật độc đáo, bắt mắt người tiêu dùng. [...]... để tạo nên một logo đầy mới mẻ, hấp dẫn nhưng không quá rối Slogan “Nước của sự sống” – câu slogan đã nói lên tầm quan trọng của nước dừa đối với sự sống Câu nói hết sức ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhưng đã nêu lên được tất cả Hơn thế nữa, nó có thể dịch ra các thứ tiếng một cách dễ dàng Nhãn hiệu Nhãn hiệu được thiết kế trên nền màu xanh da trời, tạo nên sự tươi mát Màu xanh da trời gắn với màu của. .. Tên Tên của nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết,gợi nhớ,phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm của công ty Coconut water là một cái tên đơn giản,mang tính quốc tế,tên không có dấu có thể phát âm qua nhiều thứ tiếng phù hợp với chiến lược vươn xa ra thị trường quốc tế Coconut là tên tiếng anh của quả dừa Vì vậy,... màu của trời tượng trưng cho các hoạt động vui chơi tại các bãi biển luôn gắn liền với những quả dừa tươi Tiếp đến, nhãn sẽ được trang trí bởi cây dừa có màu xanh và 2 quả dừa xiêm với hai hình dáng khác biệt Một quả là một quả dừa tươi chưa qua công đoạn chế biến Quả thứ hai là đã được gọt vỏ, cắt đầu, chỉ việc cắm ống hút sẽ được thưởng thức thứ nước thần kỳ Việc sử dụng những hình ảnh này tạo nên... lon nước Màu xanh da trời chỉ sự quy n uy,đức hạnh,an toàn,tin tưởng, di sản,vững bền Khi khách hàng nhìn thấy màu xanh da trời thì nhận ra ngay đó là sản phẩm nước dừa của công ty Màu xanh lá cây của cây dừa và quả dừa thể hiện sự thanh bình,sức khỏe, tươi mát,ổn định,ngon miệng.Màu trắng của thịt dừa thể hiện sự tinh khiết,chân lý,niềm tin,tao nhã, giàu có,đương thời .Với 3 màu chủ đạo như vậy,khi nhìn... được sự tươi mát,tinh khiết,an toàn và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm này Hình dáng Hiện nay, trên thị trường, các hãng nước giải khát phần lớn sử dụng chai nhựa, song công ty quy t định sẽ sử dụng kiểu dáng lon Nhưng lon nước sẽ có kích thước bé hơn so với các đối thủ trong khi vẫn giữ nguyên chiều cao của lon Phần lớn khách hàng cảm thấy rằng kích thước các loại lon nước hiện nay quá lớn, cầm tay... tên tiếng anh của quả dừa Vì vậy, Coconut water dịch ra tiếng việt một cách đơn giản chính là “Nước dừa tươi” Logo Để người tiêu dùng đễ dàng nhận ra và phân biệt được với một biển logo khác mà người tiêu dùng thấy hàng ngày thì logo phải có hình dáng đơn nhất ,thống nhất,không rườm rà Hình khối phải đơn giản, sạch sẽ và nhanh chóng Các logo đơn giản thì sẽ được người tiêu dung nhớ dễ dàng hơn những... tác dụng tốt thì sử dụng nó thật nhiều? Cũng như hình dạng của logo,màu sắc cần phải đơn giản và dễ dàng nhận biết cũng như ghi nhớ.Màu sắc và sự phối hợp màu sắc được sử dụng trong logo phải thống nhất và độc đáo sao cho logo không bị hòa lẫn vào rất nhiều các logo khác Khá dễ dàng để nhớ một logo có 2 màu xanh da trời và nâu đất.Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn màu xanh da trời làm màu chủ đạo của lon... thuộc với người dùng Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh này, người tiêu dùng không cần nhìn đến tên sản phẩm cũng đã biết ngay đây là “Coconut Water” Màu sắc Màu sắc có tác dụng tăng cường sự nhận biết về nhãn hiệu từ phía khách hàng và đóng một vai trò rất lớn trong việc tác động đến sự chọn lựa sản phẩm của khách hàng Màu sắc cũng kích thích trí nhớ và khơi dậy tình cảm Như vậy, liệu có phải nếu một màu... cảm thấy rằng kích thước các loại lon nước hiện nay quá lớn, cầm tay không thoải mái Vì thế Coconut Water sẽ được đóng trong lon có thể tích 250ml, dễ cầm, dễ cất và dễ mở Đây sẽ là nét khác biệt đối với các đối thủ khác . tưởng đối với một hệ thống nhận diện thương hiệu Phần 1: Phân tích quá trình thiết kế sang tạo các yếu tố của HTNDTH 1.1. Phân tích các yếu tố thị trường, chiến lược kinh doanh và xác lập ý tưởng. thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Quy trình thiết kế sáng tạo các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu. Phác thảo ý tưởng. nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty. Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu.