1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh

57 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 861,2 KB

Nội dung

Lời nói đầu Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư cho nên đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh, đi qua bốn quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức. Tuy nhiên mới chỉ có quận Bình Thạnh là đã giải quyết xong việc bồi thường, bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ việc thực hiện chính sách bồi thường của dự án này trên quận Bình Thạnh sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lý do này, em chọn thực hiện đề tài: “Chính sách bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh” Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn văn bản pháp luật liên quan, tổng hợp thống kê, so sánh từ những tài liệu, số liệu đã có; tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án khác trên địa bàn thành phố cũng như cả nước. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, bài luận văn được chia làm 4 chương. - Chương I: Tổng quan - Chương II: Chính sách bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chương III: Những vướng mắc trong vấn đề giải quyết bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chương IV: Kết luận và kiến nghị Vì thời gian thực tập và khả năng còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN I. Khái niệm 1. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Tại khoản 6, điều 4, Luật Đất Đai 2003 có nêu rõ: “Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi”. Như vậy, bồi thường thiệt hại là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc Nhà nước thu hồi đất. 2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Theo khoản 7, điều 4, Luật Đất Đai 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”. “Tái định cư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới, đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho người bị Nhà nước thu hồi đất, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh”. 3. Vai trò của bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm bảo đảm lợi ích công cộng. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người bị thu hồi đất. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người bị thu hồi đất. II. Những nghiên cứu trước 1. Nghiên cứu của Trần Mai Phương (2011) về thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, trong đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện của dự án. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án nghiên cứu nói riêng và cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí khoa học công nghệ xây dựng ngày 13/8/2012 “Đánh giá các vấn đề thực trạng trong tổ chức môi trường tái định cư do các dự án phát triển đô thị”. Thông qua nghiên cứu thực trạng, khảo sát các khu tái định cư tại các thành phố lớn của Việt Nam, báo cáo tổng kết các vấn đề thực trạng trong công tác tổ chức môi trường ở tái định cư, rút ra những bất cập và kiến nghị những thay đổi cần thiết trong phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện, để có thể đạt tới hiệu quả cao hơn đối với các dự án phát triển có kèm theo di dân và tái định cư. III. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 1. Tình hình kinh tế xã hội trên cả nước giai đoạn 2006-2010 1.1. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng GDP năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006- 2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới.

1 CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG DỰ ÁN ĐƯỜNG NỐI TÂN SƠN NHẤT-BÌNH LỢI-VÀNH ĐAI NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH Lời nói đầu Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư cho nên đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh, đi qua bốn quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức. Tuy nhiên mới chỉ có quận Bình Thạnh là đã giải quyết xong việc bồi thường, bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ việc thực hiện chính sách bồi thường của dự án này trên quận Bình Thạnh sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lý do này, em chọn thực hiện đề tài: “Chính sách bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh” Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn văn bản pháp luật liên quan, tổng hợp thống kê, so sánh từ những tài liệu, số liệu đã có; tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án khác trên địa bàn thành phố cũng như cả nước. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, bài luận văn được chia làm 4 chương. - Chương I: Tổng quan 2 - Chương II: Chính sách bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chương III: Những vướng mắc trong vấn đề giải quyết bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chương IV: Kết luận và kiến nghị Vì thời gian thực tập và khả năng còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN I. Khái niệm 1. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Tại khoản 6, điều 4, Luật Đất Đai 2003 có nêu rõ: “Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi”. Như vậy, bồi thường thiệt hại là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc Nhà nước thu hồi đất. 2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Theo khoản 7, điều 4, Luật Đất Đai 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”. “Tái định cư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới, đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho người bị Nhà nước thu hồi đất, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh”. 3 3. Vai trò của bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm bảo đảm lợi ích công cộng. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người bị thu hồi đất. - Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người bị thu hồi đất. II. Những nghiên cứu trước 1. Nghiên cứu của Trần Mai Phương (2011) về thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, trong đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện của dự án. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án nghiên cứu nói riêng và cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí khoa học công nghệ xây dựng ngày 13/8/2012 “Đánh giá các vấn đề thực trạng trong tổ chức môi trường tái định cư do các dự án phát triển đô thị”. Thông qua nghiên cứu thực trạng, khảo sát các khu tái định cư tại các thành phố lớn của Việt Nam, báo cáo tổng kết các vấn đề thực trạng trong công tác tổ chức môi trường ở tái định cư, rút ra những bất cập và kiến nghị những thay đổi cần thiết trong phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện, để có thể đạt tới hiệu quả cao hơn đối với các dự án phát triển có kèm theo di dân và tái định cư. III. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 1. Tình hình kinh tế xã hội trên cả nước giai đoạn 2006-2010 4 1.1. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng GDP năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006- 2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP bình quân theo Quý: Giai đoạn 2006-2010 Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006- 2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11.694 nghìn đồng năm 2006 lên 22.778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11.084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản 5 phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1.168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD. Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP theo giá so sánh phân theo các khu vực kinh tế 1.2. Về vốn đầu tư Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%. Biểu đồ 3: Vốn đầu tư phát triển qua các năm Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà 6 nước thực hiện năm 2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%. Đầu tư nước ngoài năm 2010 giảm 18 dự án và tăng 54,9% về vốn đăng ký so với năm 2006. Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2006-2010 có 1253 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với vốn đăng ký bình quân 29,4 tỷ USD. Biểu đồ 4: Vốn đầu tư toàn xã hội 2006-2010. 1.3. Dân số, lao động Dân số trung bình cả nước năm 2010 tăng 4,34% so với năm 2006, tương đương 3,62 triệu người. Bình quân thời kỳ 2006-2010, mỗi năm dân số trung bình tăng 1,08%. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 27,66% năm 2006 lên 29,92% năm 2010. Tỷ lệ giới tính khi sinh năm 2006 là 109,8 trẻ em trai/100 trẻ em gái; năm 2007 là 111,6/100; năm 2008 là 112,1/100; năm 2009 là 110,5/100 và năm 2010 là 7 111,2/100. Tỷ lệ giới tính năm 2006 là 96,89 nam/100 nữ, tỷ lệ này tăng lên 97,7 nam/100 nữ trong năm 2010. Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực từ năm 2006 đến 2010, trong đó cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% năm 2006 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25,3% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống 4,43% năm 2010. 1.4. Giáo dục Số trường phổ thông năm học 2010-2011 tăng 4% so với năm học 2006-2007. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2006-2010, số trường phổ thông tăng 1,06%. Số giáo viên phổ thông năm học 2010-2011 tăng 1,06% so với năm học 2006-2007, trong đó giáo viên tiểu học tăng 1,04%; giáo viên trung học cơ sở tăng 1,03%; giáo viên trung học phổ thông tăng 1,19%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, số giáo viên phổ thông tăng 1,4%/năm, trong đó giáo viên tiểu học tăng 0,4%; giáo viên trung học cơ sở tăng 0,8%; giáo viên trung học phổ thông tăng 5,3%. Năm học 2010-2011 cả nước có 413 trường đại học và cao đẳng, tăng 91 trường so với năm học 2006-2007; 2200 nghìn sinh viên, tăng 32% và 78,3 nghìn giáo viên, tăng 46,6%. Trong thời kỳ 2006-2010, bình quân mỗi năm số trường tăng 8,3%; số sinh viên tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10%, trong đó số trường và sinh viên ngoài công lập tăng mạnh hơn khối công lập: Số trường tăng 18,4% so với 6,6%; số sinh viên tăng 16% so với 8,7%. Tuy nhiên số giáo viên ngoài công lập tăng ít hơn giáo viên công lập với mức tăng 9,6% so với 10%. 2. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-1010 2.1. Tăng trưởng kinh tế 8 GDP thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2010 GDP toàn thành phố là 414.068 tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2006. Biểu đồ 5: GDP của TPHCM giai đoạn 2006 – 2010 2.2. Về vốn đầu tư Biểu đồ 6: Vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 9 Năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh có 375 dự án FDI (tăng 32,51% so với năm 2006) với tổng số vốn là 1.883 triệu USD (gấp 1,16 lần năm 2006,giảm 77,6% so với năm 2008). Biểu đồ 7: Số dự án FDI và tổng vốn đầu tư vào TPHCM giai đoạn 2006 - 2010 2.3. Dân số, lao động Năm 2010 dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 7.3969.446 người, gấp 1,13 lần so với năm 2006. 2.4. Giáo dục Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 862 trường phổ thông, tăng 6,55% so với năm 2006. Cũng năm 2010, thành phố có 75 trường đại học và cao đẳng (tăng 10 29,31% so với năm 2005) với 19.388 giáo viên cùng 640.107 sinh viên theo học (tăng tương ứng 7,02% và 99,36% so với năm 2005. 3. Tình hình kinh tế xã hội quận Bình Thạnh giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2010 tổng đầu tư được phân cấp về quận là 138,569 tỷ đồng, giảm 72,82% so với năm 2009, giảm 84,29% so với năm 2008, chiếm 0,074% tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 502,522 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng thu ngân sách toàn thành phố. Số trường học phổ thông của quận năm 2010 là 52 trường, chiếm 5,73% tổng số trường học phổ thông của thành phố. Dân số quận năm 2010 đạt khoảng 470.054 người, tăng 7,98% so với năm 2005 và chiếm 6,35% dân số toàn thành phố. Biểu đồ 8: Tỷ trọng vốn đầu tư của quận Bình Thạnh so với toàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 [...]... toán lại chính xác thì dẫn đến số tiền bồi thường không được như mong muốn Tiến hành so sánh đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành trên địa bàn quận Bình Thạnh với đơn giá đền bù trên địa bàn các quận Gò Vấp và Thủ Đức như sau: - Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp Bảng 7: Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình. .. định dự án bồi thường 47.635.000 - Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm (5%xA) 47.359.133.789 - Dự phòng phí (10%xA) 94.718.267.578 Tổng: 1.259.890.685.000 CHƯƠNG II CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG DỰ ÁN ĐƯỜNG NỐI TÂN SƠN NHẤT BÌNH LỢI - VÀNH ĐAI NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH I Những nội dung quy định chủ yếu 1 Nguyên tắc bồi thường về đất 1.1 Người bị Nhà nước thu hồi về đất có đủ điều kiện để được bồi. .. Lợi đến cuối đường) 13.600.000 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm 13.600.000 10 Lê Lợi a Đoạn từ Nguyễn Văn Nghi đến Lê Lai 15.300.000 b Từ Lê Lai đến Nguyễn Kiệm 12.800.000 11 Nguyễn Tuân 13.600.000 12 Nguyễn Kiệm 25.500.000 - Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức Bảng 8: Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức... Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh Bảng 1: Khối lượng một số hạng mục chủ yếu của dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành Đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh Hạng mục Khối lượng Tổng diện tích thu hồi 120.000 m2 - Diện tích phỉa bồi thường, hỗ trợ 86.551,1 m2 + Diện tích đất ở,đất NN xen kẽ khu dân cư 84.726 m2 + Diện tích sàn trên rạch 1.825,01 m2 - Diện tích không tính bồi thường, hỗ... bồi thường đất khi thực hiện dự án, Nhà nước có chủ trương nâng dần khung giá bồi thường sát với giá thị trường để người dân có thể tìm sang nhượng được đất khác tương đương với đất bị thu hồi Chủ trương này là rất phù hợp, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lại gặp lúng túng khi xác định “giá thị trường” VI Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất -Bình Lợi-Vành. .. tư của dự án trên địa bàn quận Bình Thạnh Khoản mục chi phí Kinh phí (đồng) - CP bồi thường, hỗ trợ (A) 1.095.843.733.118 + Cp bồi thường về đất ở, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất sàn trên rạch 968.962.079.282 + CP bồi thường tài sản, vật kiến trúc 102.358.593.836 + Các khoản hỗ trợ khác 24.523.100.000 - Cp phục vụ công tác bồi thường (2%xA) 21.916.874.662 - CP lập dự án bồi thường 5.000.000... bồi thường, hỗ trợ về đất nếu tái bố trí bằng nền đất 3 Địa điểm, giá bán tái định cư Ban Bồi thường quận đã giới thiệu và tư vấn cho các hộ bị thu hồi đất các dự án nhà trên thành phố để người dân lựa chọn nhà ở một cách đa dạng,cụ thể tại các vị trí sau - Chung cư 15 tầng Mỹ Kim - phường Hiệp Bình Chánh - Quận Thủ Đức, đơn giá như sau: Bảng 4: Đơn giá bán nhà tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn. .. trong đó quận Thủ Đức còn 34 hộ, quận Gò Vấp 65 hộ, quận Tân Bình 36 hộ Phần dự án đi ngang qua hai phường 11 và 13 quận Bình Thạnh, từ cầu Bình Lợi xuyên qua phường 11 và phường 13, cắt một phần trường tiểu học Phan Văn Trị, quận Gò Vấp Hướng tuyến này có thuận lợi là phù hợp với quy hoạch của quận đã được duyệt và đã công bố cho người dân Dưới đây là thông tin của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình. .. được bồi thường về đất khi thu hồi đất II Bồi thường, hỗ trợ về đất ở và đất phi nông nghiệp Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường, hỗ trợ đã được UBND thành phố phê duyệt tại công văn số 1019/UBND-ĐTMT ngày 15/02/2008 về việc thẩm định đơn giá bồi thường dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài như sau: Bảng 3: Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường cho dự án Đường. .. Văn Lịch 12.154.000 Nhận xét: Nhìn chung, đơn giá bồi thường đất ở áp dụng cho dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi – Vành đai ngoài trên quận Bình Thạnh là cao hơn nhiều so với quận Thủ Đức và thấp hơn so với quận Gò Vấp Cụ thể: - Tính trung bình cao hơn quận so với quận Thủ Đức 41,6% (17.642.750 đồng so với 12.455.880 đồng) - Tính trung bình thấp hơn so với quận Gò Vấp 4,4% (17.642.750 đồng so với 18.438.460 . còn hơn 100 hộ dân chưa di dời ở 3 quận còn lại, trong đó quận Thủ Đức còn 34 hộ, quận Gò Vấp 65 hộ, quận Tân Bình 36 hộ. Phần dự án đi ngang qua hai phường 11 và 13 quận Bình Thạnh, từ cầu

Ngày đăng: 01/04/2014, 12:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:    Khối lượng một số hạng mục chủ yếu của dự án Tân Sơn Nhất – Bình  Lợi – Vành Đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 1 Khối lượng một số hạng mục chủ yếu của dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành Đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh (Trang 14)
Bảng 2: Tổng kinh phí đầu tư của dự án trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 2 Tổng kinh phí đầu tư của dự án trên địa bàn quận Bình Thạnh (Trang 15)
Bảng 3: Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường cho dự án Đường  nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 3 Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường cho dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh (Trang 21)
Bảng giá đất đền bù đã được nghiệm thu từ cơ quan kiểm toán do đó đã sát với  giá thị trường, đảm bảo tính khách quan theo luật ban hành - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng gi á đất đền bù đã được nghiệm thu từ cơ quan kiểm toán do đó đã sát với giá thị trường, đảm bảo tính khách quan theo luật ban hành (Trang 23)
Bảng 4:  Đơn giá bán nhà tái định cư  của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình  Lợi – Vành đai ngoài tại chung cư Mỹ Kim, quận Thủ Đức - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 4 Đơn giá bán nhà tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài tại chung cư Mỹ Kim, quận Thủ Đức (Trang 29)
Bảng 5: Đơn giá bán nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất –  Bình Lợi – Vành đai ngoài tại khu dân cư phường Bình Chiểu, Thủ Đức - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 5 Đơn giá bán nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài tại khu dân cư phường Bình Chiểu, Thủ Đức (Trang 30)
Bảng 6: Đơn giá bán nền đất tái định cư  của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất –  Bình Lợi – Vành đai ngoài tại khu dân cư ấp Tiền Lâm, Bà Điểm, Hóc Môn - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 6 Đơn giá bán nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài tại khu dân cư ấp Tiền Lâm, Bà Điểm, Hóc Môn (Trang 31)
Bảng 7:  Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành  đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 7 Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp (Trang 34)
Bảng 8:  Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành  đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 8 Đơn giá đền bù của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức (Trang 35)
Bảng 9: Đơn giá nhà và nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất –  Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp: - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 9 Đơn giá nhà và nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp: (Trang 38)
Bảng 10:  Đơn giá nhà và nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất  – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức - Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
Bảng 10 Đơn giá nhà và nền đất tái định cư của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Thủ Đức (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w