Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, được thành lập từ năm 1995 và được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Do đó quỹ đất Nhà nước cần phải thu hồi để thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm gần đây và sắp tới được thực hiện với số lượng lớn, nhưng phần lớn lại bị ách tắc ở khâu bồi thường GPMB cho người bị thu hồi đất dẫn đến tiến độ bồi thường GPMB một số dự án còn chậm, kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách BT, HT, TĐC của Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý khi áp dụng trên thực tế, người bị thu hồi đất thấy mình chưa được bồi thường thoả đáng, đặc biệt là đối với những người dân trong diện di dời phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống, học tập, thay đổi tập quán và các vấn đề tâm lý, xã hội khác. Do vậy để phần nào thấy được bức tranh toàn cảnh của công tác bồi thường GPMB đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gian vừa qua, từ đó đề ra được những giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận nhằm đẩy nhanh được tiến độ bồi thường GPMB trong thời gian tới, tôi xin chọn đề tài “Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.
Trang 1DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 5
1.1 Tính tất yếu của công tác bồi thường GPMB 5
1.1.1 Các khái niệm 5
1.1.2 Sự cần thiết của công tác bồi thường GPMB 6
1.1.3 Yêu cầu đối với công tác bồi thường GPMB 7
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB 9
1.1.4.1 Cơ chế chính sách trong BT GPMB và tổ chức thực hiện 9
1.1.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của nơi có đất bị thu hồi 10
1.1.4.3 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11
1.1.4.4 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai 11
1.1.4.5 Công tác định giá đất và tài sản trên đất để thực hiện BT GPMB 12
1.1.4.6 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác GPMB 12
1.1.4.7 Sự hợp tác của người bị thu hồi đất 13
1.2 Hệ thống pháp lý trong công tác bồi thường GPMB 13
1.2.1 Khái quát hệ thống chính sách Bồi thường GPMB trước Luật đất đai 2003 13
1.2.2 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác BT GPMB từ sau Luật đất đai 2003 15
1.3 Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 17
1.4 Chính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 27
1.4.1 Quy định chung trong việc bồi thường, hỗ trợ về đất 27
1.4.1.1 Điều kiện để được bồi thường về đất 27
1.4.1.2 Nguyên tắc bồi thường về đất 29
1.4.1.3 Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường 30
1.4.1.4 Giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ đất 31
1.4.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp 32
1.4.2.1 Bồi thường về đất 32
1.4.2.2 Bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất còn lại 33
1.4.2.3 Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi 33
1.4.2.4 Bồi thường về di chuyển mồ mả 34
1.4.2.5 Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở 34
1.4.2.6 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 35
1.4.2.7 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 36
Trang 21.4.3.2 Hỗ trợ di chuyển 38
1.4.3.3 Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước 38
1.4.3.4 Chính sách tái định cư 38
1.4.4 Bồi thường tài sản trên đất 41
1.4.4.1 Nguyên tắc bồi thường tài sản 41
1.4.4.2 Bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng trên đất 42
1.4.4.3 Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước 43
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI 44
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất quận Tây Hồ 44
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 44
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế và đặc điểm xã hội 45
2.1.3 Tình hình quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ 47
2.2 Khái quát về kết quả công tác BT GPMB trên địa bàn quận trong thời gian vừa qua 51
2.3 Thực trạng công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ 54
2.3.1 Trình tự thủ tục và tiến độ thực hiện BT GPMB các dự án trên địa bàn quận 54
2.3.2 Thực trạng BT, HT đối với đất nông nghiệp 59
2.3.2.1 Bồi thường, hỗ trợ về đất: 59
2.3.2.2 Bồi thường di chuyển mộ 62
2.3.2.3 Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi 63
2.3.2.4 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 64
2.3.2.5 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 64
2.3.2.6 Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng 65
2.3.3 Thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất ở 65
2.3.3.1 Bồi thường, hỗ trợ về đất: 65
2.3.3.2 Hỗ trợ di chuyển 69
2.3.3.3 Hỗ trợ ổn định đời sống 70
2.3.3.4 Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khi phải di chuyển chỗ ở 71
2.3.3.5 Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng 72
2.3.3.6 Tình hình thực hiện công tác tái định cư 73
2.3.3.7 Hỗ trợ khác 76
2.3.4 Tình hình thực hiện BT, HT đối với nhà, công trình xây dựng trên đất 76
Trang 32.4.2 Những vấn đề bất cập, khó khăn trong công tác Bồi thường GPMB và nguyên nhân chủ yếu 82
2.4.2.1 Về nhân sự tham gia vào công tác BT GPMB 82
2.4.2.2 Những bất cập trong các chính sách bồi thường, hỗ trợ 83
2.4.2.3 Công tác điều tra, xác minh 85
2.4.2.4 Về công tác tái định cư 86
2.4.2.5 Ý thức của người dân bị thu hồi đất 87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI 89
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới của quận Tây Hồ 89
3.1.1 Phương hướng 89
3.1.2 Nhiệm vụ cụ thể 90
3.2 Các quan điểm trong công tác bồi thường GPMB 91
3.2.1 Dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của các bên 91
3.2.2 Đảm bảo khôi phục lại mức sống ban đầu cho người bị thu hồi đất 92
3.2.3 Bồi thường GPMB cần có sự tương đối đồng đều giữa các dự án trong cùng phạm vi địa phương 93
3.2.4 Sự tham gia đóng góp ý kiến của người bị thu hồi đất và vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân và ý kiến của người dân trong công tác BT GPMB 93
3.3 Các giải pháp đẩy nhanh công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận 93
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách trong BT GPMB 94
3.3.1.1 Kịp thời đề xuất UBND Thành phố phê duyệt tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho từng dự án cụ thể 94
3.3.1.2 Thực hiện tốt chính sách Tái định cư 95
3.3.1.3 Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất 96
3.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện công tác BT GPMB 97
3.3.2.1 Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác BT GPMB 97
3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính 98
3.3.2.3 Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm đếm hiện trạng 99
3.3.2.4 Công tác tuyên truyền vận động người bị thu hồi đất và nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân trong công tác tuyên truyền vận động 99
3.3.2.5 Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác BT GPMB 101
3.3.2.6 Kiện toàn Ban Bồi thường GPMB quận và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác BT GPMB 102
3.4 Một số kiến nghị nhằm đầy nhanh công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận 103
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 Trình tự thực hiện công tác bồi thường GPMB 18 Bảng 2.1: Thống kê, kiểm kê đất đai quận Tây Hồ đến ngày 01/01/2011 48 Bảng 2.2 Thống kê, kiểm kê diện tích đất quận Tây Hồ theo đơn vị hành
chính đến ngày 01/01/2011 49 Bảng 2.3 Tình hình GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ 51 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện công tác BT GPMB 1 số dự án trọng điểm của
quận (Tính đến tháng 5/2011) 53 Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ 50
Trang 5Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, đượcthành lập từ năm 1995 và được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - vănhóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội Theo định hướng phát triểncủa thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực pháttriển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút cácnguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩynhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nóichung Do đó quỹ đất Nhà nước cần phải thu hồi để thực hiện các dự án xâydựng trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm gần đây và sắp tới đượcthực hiện với số lượng lớn, nhưng phần lớn lại bị ách tắc ở khâu bồi thườngGPMB cho người bị thu hồi đất dẫn đến tiến độ bồi thường GPMB một số dự
án còn chậm, kéo dài Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách BT, HT, TĐCcủa Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý khi áp dụng trên thực tế, người bịthu hồi đất thấy mình chưa được bồi thường thoả đáng, đặc biệt là đối vớinhững người dân trong diện di dời phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống,học tập, thay đổi tập quán và các vấn đề tâm lý, xã hội khác Do vậy để phầnnào thấy được bức tranh toàn cảnh của công tác bồi thường GPMB đối vớicác dự án Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gian vừaqua, từ đó đề ra được những giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm khắc phụccác vấn đề còn tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong công tác bồi thườngGPMB trên địa bàn quận nhằm đẩy nhanh được tiến độ bồi thường GPMB
trong thời gian tới, tôi xin chọn đề tài “Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình
Để làm rõ được vấn đề của luận văn, tôi phân bố cục của luận văn làm
3 chương, cụ thể như sau:
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỒI THƯỜNG GPMB
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
I Các vấn đề lý luận trong công tác BT GPMB
1 Các khái niệm: làm rõ các khái niệm về GPMB, thu hồi đất, BT khi
Nhà nước thu hồi đất, HT khi Nhà nước thu hồi đất
2 Sự cần thiết của công tác BT GPMB: trong đó khẳng định vai trò
của công tác BT GPMB trên thực tế bởi đối với bất kỳ loại đất nào khi bị thuhồi cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho người bị thu hồi đất do vậycông tác BT GPMB là không thể thiếu nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống chongười dân, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Công tác BTGPMB nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng giúp cho việc GPMBđược thực hiện suôn sẻ, rất cần thiết để xây dựng các công trình mới đáp ứngnhu cầu đổi mới của xã hội; nhằm sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn
3 Yêu cầu đối với công tác BT GPMB:
- Phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước:
- Đảm bảo sự cân đối, hài hoà lợi ích giữa người bị thu hồi đất, chủ đầu
tư và Nhà nước
- Đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng, chính xác trong số liệu thống
kê đất đai và tài sản trên đất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất
- Đảm bảo được tính dân chủ, tạo điều kiện cho người dân phát huyquyền làm chủ của mình; công khai trong quá trình thực hiện và thực hiệncông bằng đối với tất cả các đối tượng bị thu hồi đất
4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT GPMB:
- Cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BTGPMB có ảnh hưởng lớn nhất; cần phải có sự thay đổi trong từng giai đoạn
để phù hợp với thực tế
Trang 7- Đặc điểm kinh tế, xã hội, trình độ dân trí của từng địa phương khácnhau nên công tác BT thiệt hại khi GPMB cũng có những đặc trưng riêng ởtừng nơi.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là là phương tiện quan trọnggóp phần đảm bảo công bằng, dân chủ, văn minh trong công tác BT GPMB.Bất kỳ phương án BT GPMB nào cũng phải dựa trên một quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất để đạt được các yêu cầu về hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất
- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lýquan trọng để tiến hành việc BT GPMB, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóngcho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tránh được nhữngkhiếu kiện tranh chấp liên quan đến khu đất bị thu hồi
- Công tác định giá đất và tài sản trên đất nếu sát với giá thực tế trên thịtrường sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người bị thu hồi đất
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác GPMB
- Sự hợp tác, đồng thuận của người bị thu hồi đất
II Khái quát hệ thống pháp lý trong công tác BT GPMB:
- Hiến pháp năm 1980 và Luật đất đai năm 1988 quy định đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, do vậy không được BT về đất khi GPMB mà chỉ được BTthiệt hại về tài sản trên đất và những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên;trong trường hợp người bị thu hồi đất cần có đất để sử dụng thì được cấp đấtkhác Sau đó Luật đất đai 1993 ra đời đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong chínhsách thu hồi đất và BT GPMB, đã quy định trong trường Nhà nước thu hồi đấtđang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bùthiệt hại
Sau Luật đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới Luậtnhằm cụ thể hoá các điều luật, quy định chi tiết cụ thể và chặt chẽ hơn về vấn
Trang 8đề thu hồi đất và bồi thường thiệt hại Tuy nhiên với sự phát triển và thay đổinhanh chóng của đất nước, đã phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình GPMB
mà những quy định của pháp luật hiện hành không thể giải quyết được
- Luật đất đai 2003 ra đời và các văn bản dưới Luật được ban hành đãđưa ra được những chính sách thoả đáng, khắc phục được những hạn chế vàngày càng phù hợp hơn khi áp dụng vào thực tế của nước ta
Đã có nhiều văn bản dưới luật để bổ sung hoàn thiện cho công tác BT
GPMB như Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009
của Chính phủ
III Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư: được quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định
69/2009/NĐ-CP; đối với công tác BT GPMB tại Thành phố Hà Nội được quyđịnh chi tiết, cụ thể tại chương VI Quyết định 108/2009/QĐ-UBND gồm cácbước sau, trong mỗi bước có quy định cụ thể về thời gian và thủ tục thực hiện:
- Thông báo thu hồi đất
- Thành lập Hội đồng BT, HT và TĐC; thành lập Tổ công tác
- Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng
-Thẩm tra dự toán chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư
- Người có đất bị thu hồi thực hiện kê khai hiện trạng nhà đất
- Tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai
- Lập phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Niêm yết công khai, lấy ý kiến về phương án BT, HT, TĐC và quy chếbắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư
- Hoàn chỉnh và thẩm định phương án chi tiết BT, HT, TĐC
- Quyết định thu hồi đất
Trang 9- Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
-Niêm yết công khai, thông báo và thực hiện chi trả tiền BT, HT, bố trí TĐC
- Người sử dụng đất bàn giao đất bị thu hồi
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất
IV.Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1 Điều kiện để được bồi thường về đất và những trường hợp thu hồiđất mà không được bồi thường
2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp: trong đóngười bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường về đất, chi phí hợp lý đầu
tư vào đất còn lại, cây trồng vật nuôi, các công trình xây dựng trên đất, dichuyển mồ mả; hỗ trợ ổn định đời sống ổn định sản xuất; hỗ trợ chuyển đổinghề nghiệp và tạo việc làm
3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở: trong đóngười bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tínhtheo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; được bồi thường nhà và côngtrình xây dựng trên đất, được hỗ trợ di chuyển; bố trí tái định cư
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ
Trang 10kéo theo đó nhu cầu phải thu hồi đất thực hiện GPMB ngày càng tăng cao.Ngoài các công trình dân sinh như đường, trường, trạm, nhà văn hóa cónhiều dự án lớn, dự án trọng điểm của quận nhằm hướng tới kỷ niệm 1000năm Thăng Long – Hà Nội như dự án nâng cấp mở rộng đường Lạc LongQuân, xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn, xây dựng hạ tầng kỹ thuật xungquanh Hồ Tây, đường Văn Cao - Hồ Tây, cầu Nhật Tân, đường vành đai IITrong 3 năm 2008, 2009, 2010 tổng số dự án GPMB triển khai trên địabàn quận là 98 dự án, đã hoàn thành 51 dự án; thu hồi 70.1 ha đất.
III Thực trạng công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ:
1 Trình tự thủ tục và tiến độ thực hiện BT GPMB các dự án trên địa bàn quận:
Công tác BT GPMB trên địa bàn quận được thực hiện theo đúng trình tự,thủ tục quy định, tuy nhiên trên thực tế vấn đề thời gian thực hiện thườngkhông được đảm bảo Trong mỗi bước của công tác BT GPMB khi triển khaitrên thực tế đều vấp phải những khó khăn vướng mắc nhất định dẫn đến toàn
bộ công tác BT GPMB không đảm bảo được tiến độ đề ra, có dự án bị kéo dàitới 2, 3 năm chưa xong
Khâu khó khăn nhất và mất nhiều thời gian nhất là điều tra kiểm đếmhiện trạng, xác minh nội dung kê khai của chủ sử dụng đất Một số dự án phải
tổ chức điều tra khảo sát làm nhiều đợt có thể mất tới hàng năm Nhiều trườnghợp hộ gia đình chống đối không cho Tổ công tác vào điều tra khảo sát gâykhó khăn cho việc lên phương án BT, HT, TĐC về sau
Điểm mới trong công tác thành lập Hội đồng BT, HT, TĐC và Tổ côngtác của một số dự án BT GPMB quận Tây Hồ đó là trong thành phần Hộiđồng ngoài các thành viên bắt buộc theo quy định còn có thêm một số thànhviên khác như Trưởng Công an quận, Trưởng Ban chỉ huy quân sự Quận, Chủtịch Mặt trận tổ quốc quận….; thành phần Tổ công tác có thêm các thành viên
Trang 11như đại diện công an phường, cán bộ tư pháp phường, chủ nhiệm hoặc phóchủ nhiệm Hợp tác xã và các đội trưởng quản lý đất nông nghiệp bị thu hồi….
2 Thực trạng BT, HT đối với đất nông nghiệp:
- Đơn giá BT đất nông nghiệp theo quy định được căn cứ theo khung giá
đất nông nghiệp được UBND Thành phố công bố hàng năm Tuy nhiên từnăm 2008 đến nay giá BT đất nông nghiệp vẫn ở mức là 252.000 đồng/m2
Vì Tây Hồ có địa giới hành chính cấp quận nên việc thu hồi đất nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc quận ngoài việc đượcbồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ởtrung bình của khu vực
- Việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án trên địa bàn quận gặp phải
sự bất hợp tác của người dân nguyên nhân chính là do phương án chuyển đổinghề nghiệp, tạo việc làm cho người dân chưa được chủ đầu tư chú trọng,người bị thu hồi đất e ngại và lo sợ những vấn đề về mặt xã hội sau này khi họkhông còn đất sản xuất, không có việc làm
3 Thực trạng BT, HT, TĐC đối với đất ở:
Việc thu hồi đất ở tại các dự án trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gianvừa qua gặp rất nhiều khó khăn; người dân chống đối, khiếu kiện, không chịubàn giao mặt bằng cho dự án Nguyên nhân chính nằm ở 2 vấn đề lớn đó làđơn giá bồi thường đất ở và chính sách tái định cư
- Hiện nay do thực trạng chung tại các quận, huyện chưa có cơ quan thẩmđịnh giá tại thời điểm thu hồi đất mà vẫn chủ yếu áp dụng theo bảng giá đất ởđược công bố hàng năm của Thành Phố Mà đơn giá bồi thường theo bảng giáđất của Thành phố lại thấp hơn rất nhiều so với giá chuyển nhượng thực tế trênthị trường nên vấp phải sự chống đối đòi tăng đơn giá BT đất của người dân
- Chính sách tái định cư cho các dự án cũng gặp nhiều vấn đề bất cập Doquỹ đất ở của quận Tây Hồ hạn chế nên không thể bố trí TĐC tại chỗ bằng đất
Trang 12ở cho người bị thu hồi đất mà phải bố trí TĐC bằng chung cư cao tầng Phầnlớn dự án thu hồi đất tại quận không được bố trí được TĐC tại chỗ do quỹ đất
và quỹ nhà tại quận không đủ nên các dự án phải xin Thành phố cấp quỹ nhàTĐC ở các quận, huyện khác Công tác chuẩn bị quỹ nhà TĐC của một số dự
án chưa đi trước một bước đã gây không ít khó khăn cho công tác bồi thườngGPMB Ngoài ra chất lượng các khu nhà TĐC cũng là một vấn đề quan trọngkhiến cho người bị thu hồi đất không chịu di dời đến nơi ở mới do phần lớncác khu nhà này có chất lượng thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, yếu mọimặt, không được quản lý chặt chẽ; chưa được quy hoạch chi tiết, đồng bộ; hạtầng kỹ thuật chưa gắn liền với hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, chợ,khu vui chơi, giải trí
Vì vậy để góp phần khắc phục phần nào những vấn đề khó khăn trongcông tác thu hồi đất ở, UBND quận đã kịp thời đề xuất xin UBND Thành phốtăng đơn giá bồi thường lên thêm 50% Ngoài ra đối với mỗi dự án GPMB cụthể, UBND quận có những đề xuất với Thành phố phê duyệt một số chínhsách ưu đãi trong vấn đề tái định cư nhằm có lợi hơn cho người bị thu hồi đất,khuyến khích họ bàn giao mặt bằng đúng tiến độ
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
Công tác BT GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ tuy đạt được những kếtquả quan trọng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quátrình thực hiện Các cấp chính quyền đã có nhiều chính sách và giải pháp đểđưa công tác này vào nề nếp và tổ chức triển khai thực hiện Thực tiễn chứngminh những chính sách và giải pháp đã có tác dụng tích cực tuy nhiên cùngvới nhịp độ phát triển cao, các công trình xây dựng với quy mô lớn ngày càng
Trang 13nhiều nên công tác bồi thường GPMB ngày càng phức tạp và nặng nề mà cácquy định hiện hành chưa thể giải quyết nổi Đứng trên phương diện cấp quậnsau đây là một số giải pháp UBND quận Tây Hồ nên áp dụng một cách đồng
bộ nhằm góp phần khắc phục, dần đi đến giải quyết các vấn đề còn khó khăn,vướng mắc trong công tác BT GPMB
- Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác BT GPMB:
thể hiện ở việc công khai quy hoạch, chủ trương thu hồi đất GPMB, công khaiphương án BT, HT, TĐC Tổ chức các cuộc họp, gặp gỡ giữa các chủ sử dụngđất có đất bị thu hồi với chủ đầu tư, các cấp ban ngành liên quan để lắng nghe
ý kiến, nguyện vọng của dân từ đó điều chỉnh phương án BT nhằm đem lại lợiích chính đáng, thiết thực và hợp lý hơn
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính: thiết lập và hoàn thiện hệ thống
hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, chính xác; thường xuyên theo dõi chỉnh lýbiến động kịp thời Việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ qua các thời kỳ cũng là vấn
đề quan trọng, tránh thất lạc, mất mát về sau Đồng thời hoàn thiện việc cấpGCNQSD đất là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền lợi của người dân khi bị thuhồi đất; cung cấp số liệu chính xác, ngăn chặn được tình trạng lấn chiếm đấttrái phép gây khiếu kiện phức tạp
- Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm đếm hiện trạng: Việc lập hồ sơ
kiểm đếm diện tích đất đai, tài sản, hiện trạng công trình, cây cối hoa màu…phải trung thực; căn cứ vào kết quả đo đạc cụ thể, chi tiết có đối chiếu với sơ
đồ thửa đất, hồ sơ địa chính, sổ bộ thuế, hồ sơ giao ruộng, giấy chứng nhậnQSD đất… và sự xác nhận của chính quyền địa phương Đội ngũ tổ công táclàm nhiệm vụ điều tra, kiểm đếm phải được đào tạo chuyên sâu, có trình độchuyên môn vững vàng, đồng thời phải có trách nhiệm với công việc đượcgiao
- Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất: Song song
với việc tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất vào làm việc tại các dự án, cần
Trang 14khuyến khích họ tự chuyển sang các nghề khác thông qua việc tạo điều kiện
về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, tìm thị trường….Cần có sự phối hợp chặt chẽ của cácBan, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Phòng lao động thươngbinh xã hội trong việc giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, ưu tiênđào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho những người trong độ tuổi lao động bịảnh hưởng bởi dự án
- Chính sách Tái định cư: Chuẩn bị quỹ nhà tái định cư phải đi trước 1
bước với đủ điều kiện hạ tầng cho các hộ gia đình di chuyển đến nơi ở mớingay khi xây dựng lập phương án BT GPMB Có chế độ ưu tiên những vị tríthuận lợi cho người dân có đất bị thu hồi mà họ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũnhằm đảm bảo công bằng về mặt lợi ích Tiếp đến ưu tiên các hộ gia đình sớmbàn giao mặt bằng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách GPMB; ưu tiên các
hộ gia đình chính sách
- Kịp thời đề xuất UBND Thành phố phê duyệt tăng mức bồi thường,
hỗ trợ cho từng dự án cụ thể: Để hạn chế mức chênh lệch về giá bồi thường
UBND quận cần phải kịp thời có văn bản đề nghị UBND Thành phố phêduyệt điều chỉnh tăng đơn giá bồi thường đất ở, đặc biệt tại các dự án khó, cónhiều kiến nghị của người dân Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng dự
án, Hội đồng BT GPMB quận tiếp thu mọi ý kiến phản ánh của người dân về
cơ chế, chính sách, mức hỗ trợ để thẩm định trình UBND quận phê duyệthoặc xin UBND Thành phố phê duyệt tăng mức 1 số loại hỗ trợ, có thêm 1 số
ưu đãi trong chính sách tái định cư
- Tăng cường thực hiện tuyên truyền vận động người bị thu hồi đất và nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân trong công tác tuyên truyền vận động: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động, phổ biến chế
độ, chính sách liên quan trong công tác BT GPMB Đẩy mạnh công tác tuyêntruyền vận động, phổ biến chính sách pháp luật tới từng tổ dân phố, mọi tầnglớp nhân dân, coi trọng tuyên truyền vận động cá biệt tới từng người dân
Trang 15- Phát huy vai trò của các Hội trong công tác tuyên truyền vận độngquần chúng nhân dân như: Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,Hội nông dân, Hội người cao tuổi…Phối hợp tốt giữa các ngành, khối dân vận
từ quận đến phường; tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài ở Trung ương
và địa phương để tuyên truyền chính sách, đăng tải kịp thời thông tin về dự
án, về công tác BT GPMB Thành lập các tổ tuyên truyền vận động, thông tinhàng ngày trên hệ thống loa của phường về tiến độ nhận tiền BT, HT, thựchiện bàn giao mặt bằng; biểu dương các hộ gương mẫu chấp hành; nhắc nhởcác hộ chậm trễ, vi phạm, kể cả các đối tượng là cán bộ, Đảng viên thiếugương mẫu
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác BT GPMB: Coi trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; trách nhiệm,phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác BT GPMB Ngoài raUBND quận nên đề ra những quy định cụ thể về chế độ khen thưởng phù hợp
để khuyến khích động viên ý thức trách nhiệm của người cán bộ Đồng thờicũng phải có những quy định nghiêm khắc để xử lý những trường hợp cán bộcông chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ, lợi dụng những kẽ hở của chính sách
và pháp luật để mưu lợi riêng; hoặc những trường hợp cán bộ thiếu ý thứctrách nhiệm, ỷ lại làm thiệt hại công sức tiền của của Nhà nước và nhân dântrong việc thực hiện công tác BT GPMB
* Một số kiến nghị nhằm đầy nhanh công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quận trong thời gian tới
Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hà Nội
- Xây dựng bảng giá đất ở hàng năm sát hơn với thị trường, tăng đơn giá
bồi thường đất nông nghiệp
- Quy định thành lập thêm Hội đồng thẩm định giá cho từng dự án thuhồi đất
Trang 16- Xây dựng khu tái định cư tập trung đảm bảo về chất lượng công trình,đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
- Sửa đổi, bổ sung một số chính sách BT GPMB:
+ Đối với những trường hợp bị thu hồi đất ở tại vị trí 1 ngoài bồi thường
về đất nên tăng mức hỗ trợ cho họ bởi những người ở vị trí này có thu nhậplớn nhờ vào việc cho thuê hoặc mở cửa hàng kinh doanh hơn nhiều so với đất
ở vị trí còn lại
+ Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc đào tạo nghề, hướng nghề và bốtrí việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp, đưa chủ trương này là bắtbuộc đối với các dự án thu hồi đất
+ Khi xem xét bố trí TĐC ngoài tiêu chuẩn về diện tích đất, số nhânkhẩu, cần tính đến diện tích sàn xây dựng
+ Nên sửa đổi quy định khi thu hồi đất, chỉ những người dân ăn ở tại nơiGPMB và không có chỗ ở khác mới được bố trí TĐC bởi hiện có nhiều giađình có nhà mặt phố chấp nhận đi thuê chỗ ở khác để cho thuê cửa hàng nhằm
có thêm thu nhập cải thiện đời sống
Kiến nghị đối với Chính phủ
Cần sửa đổi Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chínhphủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Theo đókhông nên quy định khung giá đất tối đa và tối thiểu mà chỉ nên quy địnhphương pháp định giá đất, UBND cấp tỉnh sẽ dựa trên các phương pháp địnhgiá này mà xây dựng bảng giá đất của địa phương
Trang 17LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giải phóng mặt bằng (GPMB) là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyếtđịnh thành công cho sự phát triển của một quốc gia hay một địa phương.Muốn phát triển thì phải tiến hành cải tạo, đầu tư, xây dựng các công trìnhtheo hướng đồng bộ và hiện đại; nhưng với quỹ đất như hiện nay thì côngviệc trước tiên cần phải tiến hành là GPMB Tuy nhiên tiến độ của công tácGPMB lại phụ thuộc phần lớn vào khâu bồi thường GPMB, đây là vấn đềphức tạp mang tính chất kinh tế, xã hội tổng hợp; không chỉ thể hiện bản chấtkinh tế các mối quan hệ về đất đai mà còn thể hiện các mối quan hệ về chínhsách, xã hội Thực tế hiện nay, công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quậnvẫn chưa thực hiện tốt, gây nhiều bức xúc trong dư luận, dẫn đến tình trạngngười bị thu hồi đất khiếu kiện, chống đối, không hợp tác với các cơ quanchức năng, không nhận tiền bồi thường; thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việcphức tạp, kéo dài
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, đượcthành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ Việt Nam và được xác định
là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của
Hà Nội Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộquận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiệnđặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực vàkhoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quậnnói riêng và của Hà Nội nói chung Do đó quỹ đất Nhà nước cần phải thu hồi
để thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ trong những nămgần đây được thực hiện với số lượng lớn, nhưng phần lớn lại bị ách tắc ở khâubồi thường GPMB cho người bị thu hồi đất; tiến độ bồi thường GPMB một số
Trang 18dự án còn chậm, kéo dài, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trật tự trị an xãhội, mất nhiều thời gian và công sức giải quyết Nguyên nhân chủ yếu là dongười dân không chấp nhận phương án bồi thường hỗ trợ, họ thấy mình chưađược bồi thường thoả đáng, đặc biệt là đối với những người dân trong diện didời phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống, học tập, thay đổi tập quán vàcác vấn đề tâm lý, xã hội khác
Chính những bất cập trong công tác Bồi thường GPMB trên địa bàn quậnTây Hồ là nguyên nhân chính gây chậm tiến độ GPMB, ảnh hưởng đến thờigian thi công xây dựng công trình, gây thiệt hại nhiều cho Nhà nước và sựnghiệp phát triển của Thủ đô nói chung của quận Tây Hồ nói riêng Vì vậy cóthể nói công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ hiện nay đang làvấn đề trọng tâm, cần được quan tâm giải quyết, từng bước khắc phục các vấn
đề còn vướng mắc, tăng cường sự hợp tác của người bị thu hồi đất với các cơquan chức năng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Do vậy để phần nào thấy được bức tranh toàn cảnh của công tác bồithường GPMB đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây
Hồ trong thời gian vừa qua và sắp tới, từ đó đề ra được những giải pháp vàkiến nghị thiết thực nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại, khó khăn vàvướng mắc trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận hiện naynhằm đẩy nhanh được tiến độ bồi thường GPMB trong thời gian tới, tôi xin
chọn đề tài “Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác bồi thường GPMB trong những năm vừa qua tuy đã đạt đượcnhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó nhiều dự án GPMB không thực hiện đượchoặc tiến độ chậm trễ gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội mà nguyên nhân
Trang 19chủ yếu không đâu khác chính là do ách tắc ở khâu bồi thường GPMB Tuycông tác bồi thường GPMB hiện nay còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khănkhi thực hiện nhưng hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng quan về thựctrạng của công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các địaphương của thành phố Phần lớn các ấn phẩm sách và đề tài nghiên cứu mớichỉ dừng ở việc phân tích, tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luậttrong lĩnh vực bồi thường GPMB; hoặc cũng mới chỉ đánh giá được tình hìnhcông tác bồi thường GPMB ở một vài dự án cụ thể của một vài quận huyện.
Vì vậy trong luận văn này tôi sẽ tập trung mô tả bức tranh toàn cảnh củacông tác BT GPMB trong thời gian vừa qua trên địa bàn quận Tây Hồ, quận
đã thực hiện công tác BT GPMB như thế nào, những vấn đề còn tồn tại vướngmắc trong phần lớn các dự án để từ đó có được những giải pháp thiết thực chocông tác BT GPMB trong thời gian sắp tới của quận
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở khoa học về công tác bồi thường GPMB
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi thường GPMB trên địabàn quận Tây Hồ trong thời gian vừa qua
- Đứng trên phương diện cấp quận đề xuất các giải pháp, kiến nghịnhằm khắc phục những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong côngtác bồi thường GPMB trên địa bàn quận
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận Tây
Hồ - Hà Nội đối với các dự án được Nhà nước thu hồi đất
Thời gian phân tích trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011 trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010 và 2011
Loại đất bị thu hồi tập trung chủ yếu phân tích đất nông nghiệp và đất ởcủa hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất
Trang 205 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịchsử; và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, phântích, tổng hợp; phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia và một sốphương pháp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra
6 Ý nghĩa đóng góp của luận văn
Đây là luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác bồi thường GPMBtrên địa bàn quận Tây Hồ - một trong những quận đang ngày càng phát triểncủa thủ đô Hà Nội, nhu cầu cần bồi thường GPMB trong tương lai là rất lớn.Luận văn sẽ góp phần giúp cho các ban ngành chức năng thấy được toàn cảnhcông tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận trong thời gian vừa qua, nhữngkết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong công tác này.Những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ giúp khắc phục được phần nào nhữnghạn chế trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn quận để công tác nàytrong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, đảm bảo yêu cầu đề ra
Ngoài ra những nghiên cứu trong luận văn về tình hình công tác bồithường GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ cũng cho thấy được một vài nét vềtình hình chung của công tác bồi thường GPMB trên toàn địa bàn thành phố
Hà Nội Những giải pháp và kiến nghị của luận văn đối với quận Tây Hồ cũng
có thể áp dụng đối với các quận huyện khác của Thành phố
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học của Bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 2: Thực trạng công tác Bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp trong công tác Bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ
Trang 21CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BỒI THƯỜNG GPMB
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1 Tính tất yếu của công tác bồi thường GPMB
1.1.1 Các khái niệm
- Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến
việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cưtrên một diện tích đất nhất định để thực hiện việc cải tạo, mở rộng hoặc xâydựng một công trình mới Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắtđầu thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giaocho chủ đầu tư mới Đây là quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khácnhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và toàn xã hội
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấnquản lý theo quy định của Luật đất đai (Khoản 5 Điều 4 Luật đất đai 2003)
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.(Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003)
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới (Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003)
- Theo Điều 5 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định69/2009/NĐ-CP thì bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất bao gồm:
+ Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi;+ Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản có gắn liền với đất và các chi phíđầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi
+ Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổinghề và các hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất;
Trang 22+ Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.
Vậy có thể thấy bản chất của công tác GPMB, BT, HT và TĐC khi Nhànước thu hồi đất hiện nay không chỉ đơn thuần là việc BT trả lại về giá trị vậtchất mà còn đảm bảo lợi ích chính đáng cho người có đất bị thu hồi Nhànước sẽ đảm bảo cho họ có một cuộc sống mới ổn định, một điều kiện sốngtốt hơn hoặc ít nhất bằng với điều kiện sống nơi ở cũ, HT chuyển đổi nghềnghiệp và tạo việc làm… để họ yên tâm sinh sống, sản xuất, làm việc và cốnghiến cho xã hội ngày càng tốt hơn
1.1.2 Sự cần thiết của công tác bồi thường GPMB
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Nhànước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất,cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổnđịnh Người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụgắn với mảnh đất của mình, trong đó có quyền được bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợiích công cộng, phát triển kinh tế
Mặt khác khi được giao đất để sử dụng, người dân đã thực hiện việckhai thác, sử dụng đất đai để phục vụ cho cuộc sống của mình Con người đãchủ động lựa chọn cho mình phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quảkinh tế cao, họ sẵn sàng đầu tư sức lao động, tiền của để cải tạo mảnh đấtnhằm mang lại nhiều lợi ích, tăng giá trị của đất Thực tế có nhiều hộ giađình đã chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo hàng trăm ha đất trồng lúanăng suất thấp thành đất vườn, đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm; đấttrồng lúa nhiễm mặn ven biển thành mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; đất đồitrọc thành đất rừng, đất trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao Vìvậy khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất của người dân cần phải bồithường cân xứng với công đầu tư cải tạo đất và khả năng sinh lời của mảnhđất đó
Trang 23Đối với các dự án thu hồi đất nông nghiệp, người dân bị thu hồi đấtchủ yếu là nông dân, họ sinh sống chủ yếu dựa vào diện tích đất nông nghiệp
đó, vì vậy khi bị mất đất sản xuất buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp cho họ.Tuy nhiên đối tượng người nông dân trình độ phần lớn là thấp, khả năngchuyển đổi nghề khó khăn, do vậy cùng với việc bồi thường GPMB phảithực hiện việc hỗ trợ giúp đỡ họ ổn định cuộc sống đặc biệt quan tâm đếnviệc hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp mới, bố trí việc làm nhằm đảm bảo cuộcsống lâu dài cho người bị thu hồi đất
Đối với các dự án thu hồi đất ở thì việc BT GPMB có khó khăn hơn
do đất ở có giá trị lớn hơn, gắn bó lâu dài với đời sống và sinh hoạt củangười dân gây nên tâm lý ngại di chuyển chỗ ở Khi đó cùng với chính sáchbồi thường, hỗ trợ thoả đáng thì việc bố trí tái định cư là vô cùng quan trọng,
có ảnh hưởng lớn đến công tác GPMB Yêu cầu của khu tái định cư phải cóđiều kiện hơn hoặc bằng khu ở cũ để tránh thiệt thòi cho người bị thu hồiđất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống
Như vậy có thể thấy đối với bất kỳ loại đất nào khi bị thu hồi cũng tạonên những khó khăn nhất định cho người bị thu hồi đất do vậy công tác BTGPMB là không thể thiếu nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân,đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Công tác BT GPMB nếuđược thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng giúp cho việc GPMB được thựchiện suôn sẻ, rất cần thiết để xây dựng các công trình mới đáp ứng nhu cầuđổi mới của xã hội; nhằm sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn
1.1.3 Yêu cầu đối với công tác bồi thường GPMB
- Phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước:
Công tác GPMB nói chung, BT GPMB nói riêng được thực hiện trongmột khoảng thời gian tương đối dài, có nhiều dự án có thể lên đến vài năm;trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau; tác động đến nhiều đối tượng
Trang 24do vậy việc BT GPMB cần phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp lýtheo quy định của Nhà nước Có như vậy mới hạn chế được sự khiếu kiện củangười bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB; tạo điều kiện thuận lợi choviệc quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp của các đối tượng liên quan
Đây là yêu cầu quan trọng trong BT GPMB vì công tác này tác độngtrực tiếp tới lợi ích của nhiều đối tượng: người bị thu hồi đất, chủ đầu tư vàNhà nước Đối với người bị thu hồi đất tuy góp phần đóng góp cho sự pháttriển chung của đất nước nhưng họ lại bị thiệt thòi do việc thu hồi đất ảnhhưởng trực tiếp tới cuộc sống Trong khi đó chủ đầu tư là người được Nhànước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án và họ phải chịu chi phí BTGPMB theo quy định Nhà nước là người có thẩm quyền thực hiện việc thuhồi đất, tiến hành BT GPMB, ban hành các quy định có tính chất pháp lý choviệc BT GPMB Do vậy việc BT GPMB cần thực hiện đảm bảo sự cân đối,hài hoà lợi ích giữa các bên, tránh tình trạng mất cân đối lợi ích ảnh hưởng tớitiến độ thực hiện dự án gây ra những thiệt hại lớn cho cá nhân và xã hội
- Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện và chính xác:
Tiến độ thực hiện BT GPMB quyết định phần lớn tiến độ GPMB; tiến
độ thực hiện dự án dó đó ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, xã hội của dự án đầu
tư Công tác BT thiệt hại được thực hiện nhanh chóng, kịp thời sẽ đảm bảotiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ dự án, tránh lãng phí, đẩy nhanh việc thựchiện xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch
Ngoài ra cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của số liệu thống kê đấtđai và các tài sản trên đất vì đó là cơ sở thực hiện việc BT GPMB, đảm bảoquyền lợi cho người có đất bị thu hồi
- Đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, công bằng:
Dân chủ trong công tác BT GPMB có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi
để người dân phát huy quyền làm chủ của mình, được tham gia nhiều khâu
Trang 25của quá trình BT GPMB, đóng góp ý kiến và được trả lời các vấn đề còn chưa
rõ nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao với những người bị thu hồi đất
Qúa trình thực hiện BT thiệt hại khi GPMB cần phải tiến hành côngkhai; các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách BT và HT, phương án BT và
HT phải niêm yết công khai để người dân biết và tin tưởng vào chủ trương thuhồi đất của cấp có thẩm quyền Có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhândân và khiến người bị thu hồi đất tự giác thực hiện
Việc BT GPMB được thực hiện với nhiều đối tượng, do đó phải đảmbảo công bằng giữa tất cả các đối tượng; không thiên vị, ưu tiên đối tượngnào; tránh tình trạng khiếu kiện gây bất bình trong nhân dân
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB
Trong thời gian vừa qua công tác BT GPMB ở nước ta có nhiều vấn đềbất cập, Nhà nước đã có nhiều chính sách và giải pháp để tháo gỡ các khókhăn vướng mắc trong khâu BT cho người bị thu hồi đất tuy nhiên đây vẫn làvấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế,
xã hội, tới mỗi người dân và cộng đồng dân cư Chỉ cần một yếu tố tác độngtới công tác BT GPMB được thực hiện không đúng sẽ dẫn tới những bế tắctrong quá trình thực hiện, gây chậm trễ khiếu kiện phức tạp, kéo dài trongnhân dân, các yếu tố đó bao gồm:
1.1.4.1 Cơ chế chính sách trong BT GPMB và tổ chức thực hiện
Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triểncủa nền kinh tế - xã hội do vậy để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nướcđòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổnđịnh cao và phù hợp với tình hình thực tế Ở nước ta, do đặc điểm lịch sử,kinh tế xã hội của đất nước trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn,nên các chính sách về đất đai cũng theo đó không ngừng được sửa đổi, bổsung trong đó chính sách BT GPMB cũng luôn được Chính phủ không ngừnghoàn thiện, sửa đổi nhằm phù hợp với yêu cầu thực tế
Trang 26Với những đổi mới về pháp luật đất đai nói chung, trong công tác BTGPMB nói riêng, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đángkhích lệ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong thực tế Tuy nhiên bên cạnh đó,
do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của chính sách BT GPMB qua các thời
kỳ mà công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn và cản trở
Ngoài ra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trong công tác
BT GPMB trên thực tế cũng có những nhược điểm như số lượng văn bảnnhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, gây lúng túngtrong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật Nhận thức về các quy địnhcủa pháp luật nói chung ở cấp cơ sở còn yếu, từ đó dẫn tới tình trạng có nhầmlẫn trong việc áp dụng pháp luật Trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biếnpháp luật của các cơ quan có trách nhiệm cho người dân chưa được thực hiệnnghiêm túc, sát sao
Vậy để đạt được kết quả cao trong công tác BT GPMB thì cơ chếchính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này cần khôngngừng thay đổi trong từng giai đoạn để phù hợp với thực tế Nếu cơ chếchính sách BT đã lạc hậu, không còn phù hợp nữa mà vẫn thực hiện sẽ dẫnđến việc kéo dài thời gian thực hiện BT, cản trở dự án gây tổn thất lớn vềmặt vật chất cho Nhà nước Vì vậy vấn đề đặt ra là Nhà nước cần xây dựng
cơ chế, chính sách BT vừa phù hợp với thời cuộc, vừa đảm bảo lợi ích chínhđáng của người dân, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xãhội của đất nước
1.1.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của nơi có đất bị thu hồi
Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi có đất bị thu hồi có ảnhhưởng tới công tác BT GPMB Dựa vào các quy định của Nhà nước mỗi địaphương tự xây dựng cho mình một chính sách BT GPMB phù hợp nhất vớiđiều kiện thực tế của địa phương mình, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất,
Trang 27không trái với các quy định của Nhà nước Chính do đặc điểm kinh tế, xãhội, trình độ dân trí của từng địa phương khác nhau nên công tác BT thiệthại khi GPMB cũng có những đặc trưng riêng ở từng nơi.
1.1.4.3 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất không chỉ là công cụ tạo cung đất đai cho thịtrường mà còn là phương tiện quan trọng góp phần đảm bảo công bằng, dânchủ, văn minh trong công tác BT GPMB Bất kỳ phương án BT GPMB nàocũng phải dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để đạt được cácyêu cầu về hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Khi xây dựng quy hoạch phải cótầm nhìn xa, hiện đại, đồng bộ từ cấp cơ sở đến cả nước, phải gắn quy hoạch
sử dụng đất với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết có như vậy mới cóđược sự đồng tình ủng hộ của người dân khi thực hiện thu hồi đất GPMB.Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất nếu không gắn với kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội và các dự án đầu tư xây dựng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ GPMBtái định cư khi có dự án
Ngoài ra cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước nhândân để lấy ý kiến đóng góp tại ra sự thống nhất trong tổ chức thực hiện đốivới người dân vùng có quy hoạch Khi quy hoạch sử dụng đất đã được phêduyệt phải tiến hành thu hồi đất và triển khai dự án ngay nhằm tránh tìnhtrạng để lâu khiến người dân trong phạm vi quy hoạch sống trong cảnh tạm
Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCN QSDĐ đã xác định tính pháp
lý cho việc sử dụng đất của người dân, thiết lập và bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ
Trang 28của các chủ sử dụng đất Nếu các công tác này được tiến hành đầy đủ và tuânthủ theo đúng các quy định của pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nhanhchóng cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tránh đượcnhững khiếu kiện tranh chấp liên quan đến khu đất bị thu hồi.
Công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm và công tác kiểm
kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần nếu được thực hiện đầy đủ, chínhxác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác BT GPMB
1.1.4.5 Công tác định giá đất và tài sản trên đất để thực hiện BT GPMB
Thực tế việc định giá đất, giá BĐS để BT GPMB là vấn đề hết sức nangiải, là nguyên nhân chính làm chậm tiến độ BT GPMB của các dự án, gâykhiếu kiện trong công tác GPMB Hàng năm Nhà nước ban hành một khunggiá đất mới đối với từng khu vực và địa phương trong cả nước, tuy nhiênkhung giá này không đáp ứng được trước những thay đổi diễn ra liên tụctrên thị trường BĐS Định giá đất của ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưaphản ánh được quan hệ cung cầu của thị trường tại thời điểm định giá nênkhung giá của Nhà nước đưa ra hàng năm đều thấp hơn nhiều so với giá đấtthực tế trên thị trường Chính điều này làm ảnh hưởng lớn tới công tác BTGPMB vì không nhận được sự đồng tình, chấp nhận của người bị thu hồi đấtkhi họ thấy mình được BT với giá quá thấp
1.1.4.6 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tácGPMB
Đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB nói chung, bồi thường GPMBnói riêng đóng vai trò không nhỏ góp phần đảm bảo tiến độ GPMB Nếucoi nhẹ việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho họ thì sẽ phát sinh nhữngviệc làm sai khi tổ chức thực hiện do cách hiểu các quy định khác nhau,hoặc cũng có thể do cách hiểu méo mó của những người thực thi pháp luật
Trang 29Vì vậy ở các cấp bộ ngành, địa phương phải thường xuyên tập huấn, phổbiến nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB nhằmđào tạo nâng cao kiến thức, cập nhập được thông tin thường xuyên, có sángtạo trong công việc từ đó giải quyết các vấn đề trong công việc một cáchnhanh chóng hơn.
1.1.4.7 Sự hợp tác của người bị thu hồi đất
Có thể nói chiếm trên 50% quyết định sự thành công của công tác BTGPMB ở sự hợp tác, đồng thuận của người bị thu hồi đất Hầu hết các dự án
bị bàn giao mặt bằng chậm là do người dân phản ứng lại các quyết định của
cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn cho tổ công tác trong việc điều trakhảo sát, không chấp nhận chính sách bồi thường GPMB, không nhận tiềnbồi thường, không chịu di dời, khiếu kiện phức tạp kéo dài……Do vậynhiệm vụ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương cần tăng cườngcông tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân; đội ngũ cán bộ làmcông tác GPMB phải giải thích rõ, cụ thể, mềm dẻo để người dân thấy đượcviệc thu ;hồi đất là phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụlợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Đồng thời nên kết hợp sức mạnh của các
tổ chức, đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, chi bộ Đảng, Hội phụ nữ, Hội nôngdân, tổ dân phố….trong việc tuyên truyền, vận động người bị thu hồi đấtchấp hành các quyết định của cấp có thẩm quyền
1.2 Hệ thống pháp lý trong công tác bồi thường GPMB
1.2.1 Khái quát hệ thống chính sách Bồi thường GPMB trước Luật đất đai 2003
Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do vậykhông được BT về đất khi GPMB mà chỉ được BT thiệt hại về tài sản trên đất
và những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên; trong trường hợp người bị thu
Trang 30hồi đất cần có đất để sử dụng thì được cấp đất khác Sau đó Luật đất đai năm
1988 ban hành cũng dựa trên những điều cơ bản này
Hiến pháp năm 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước thống nhất quản lý, sau đó Luật đất đai 1993 ra đời thay thế cho Luật đấtđai 1988 đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách thu hồi đất và BT
GPMB Theo Điều 12 Luật đất đai 1993 quy định: “Nhà nước xác định giá
các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian” Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.
Sau Luật đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành Nghị định của Chính phủ
số 90-CP ngày 17-8-1994 quy định chi tiết cụ thể và chặt chẽ hơn về vấn đềthu hồi đất và bồi thường thiệt hại
Sau đó Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ đãthay thế cho Nghị định số 90-CP ở trên với điểm mới trong việc tính giáđất đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương banhành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đấttính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sửdụng đất ở địa phương
Tóm lại chính sách về BT GPMB quy định trong Luật đất đai 1993được cụ thể hoá tại Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã bước đầu đạt được nhữngthành tựu trong giai đoạn đầu thực hiện Tuy nhiên với sự phát triển và thayđổi nhanh chóng của đất nước, đã phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình
Trang 31GPMB mà những quy định của pháp luật hiện hành không thể giải quyết đượcnhư: giá đất BT thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trường, các vấn đềtrong việc hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất… Phương pháp xác định giáđất bồi thường bằng hệ số K đã được chỉnh sửa nhiều lần để phù hợp với thực
tế đảm bảo lợi ích cho Nhà nước và người bị thu hồi đất, tuy nhiên trên thực
tế khi sử dụng hệ số K đã gặp nhiều phát sinh như tuỳ tiện, chủ quan trongviệc áp dụng gây thắc mắc khiếu kiện trong nhân dân
Chính vì vậy Luật đất đai 2003 ra đời và các văn bản dưới Luật đượcban hành đã đưa ra được những chính sách thoả đáng, khắc phục được nhữnghạn chế trên và ngày càng phù hợp hơn khi áp dụng vào thực tế của nước ta
1.2.2 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác BT GPMB từ sau Luật đất đai 2003
- Luật Đất đai 2003: đã đưa ra một bước tiến dài trong công tác BT
GPMB Điều 42 Luật đất đai 2003 đã quy định một số vấn đề trong công tác
BT GPMB cho người bị thu hồi đất như đã chỉ rõ người dân bị thu hồi loại đấtnào thì được nhận loại đất tương đương có cùng mục đích sử dụng góp phầnđảm bảo lợi ích xứng đáng cho người bị thu hồi đất Trong trường hợp không
có đất để BT thì được “bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi”.
Người bị thu hồi đất được tái định cư trước khi bị thu hồi đất và khu táiđịnh cư phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ Đây là nhữngnét mới rất quan trọng trong Luật đất đai 2003, đã mở rộng quyền lợi củangười bị thu hồi đất Ngoài ra Luật còn quan tâm đầy đủ hơn tới lợi ích củacác cá nhân bị thu hồi đất với việc quy định trường hợp thu hồi đất của hộ giađình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếptục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất
Trang 32còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngànhnghề, bố trí việc làm mới
Những quy định về BT thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong Luậtđất đai 2003 đã góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác GPMBgặp phải trước kia, tuy nhiên trong thực tế việc thi hành các chính sách nàycòn nảy sinh nhiều vấn đề mà bản thân các điều khoản của Luật chưa quyđịnh rõ ràng Do đó đã có nhiều văn bản dưới luật để bổ sung hoàn thiện cho
công tác BT GPMB như Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ (hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 và Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính)
trong đó đã cụ thể hoá các điều trong Luật đất đai 2003 về công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn cụ thể và
có thêm một số nội dung về BT, HT về đất, BT HT về tài sản, các chính sách
HT, TĐC ,việc chi trả tiền BT, HT và TĐC; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp vàtạo việc làm cho các hộ gia đình
Sau đó tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (cụ thể hoá tại Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT ngày
31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã quy địnhchặt chẽ, minh bạch hơn về thời hạn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư; bổ sung việc lập phương án tổng thể và phương án chi tiết BT – HT –TĐC; bổ sung thêm khâu kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đượctiến hành trước khi lập phương án BT nhằm xác định giá BT và chính sách
HT một cách khách quan Ngoài ra Nghị định đã bãi bỏ một số điều khoảncủa các Nghị định trước đây được xem là không còn mang tính chất hợp lý
Tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗtrợ và tái định cư trong đó đã tách bạch được giữa bồi thường và hỗ trợ ngoài
Trang 33ra cũng khắc phục được những bất cập trong hỗ trợ và ổn định đời sống, sảnxuất cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp với mức bồi thường, hỗ trợtăng lên rất nhiều so với các quy định trước đây.
Do có thêm nhiều Nghị định và Thông tư dưới Luật đất đai 2003 thay đổi
và bổ sung một số quy định trong công tác BT GPMB, vì vậy để dễ dàng trong
việc triển khai thực hiện Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội công tác bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế được thống nhất thực hiện
tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành
phố Quyết định này được xây dựng dựa trên cơ sở Luật Đất đai 2003, cácquy định của pháp luật liên quan và các văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhànước cấp trên
1.3 Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP; đối với công tác BT GPMB tại Thành phố Hà Nộiđược quy định chi tiết, cụ thể tại chương VI Quyết định 108/2009/QĐ-UBND
Trang 34Sơ đồ 1.1 Trình tự thực hiện công tác bồi thường GPMB
(1) Công tác chuẩn bị thu hồi đất(2) Thông báo thu hồi đất(3) Thành lập Hội đồng BT, HT và TĐC; thành lập Tổ công tác
(4) Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng
(5) Thẩm tra dự toán chi phí tổ chức thực hiện công tác BT, HT, TĐC(6) Người có đất bị thu hồi thực hiện kê khai hiện trạng nhà đất
(7) Tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai
(8) Lập và niêm yết công khai phương án chi tiết BT, HT và TĐC
(9) Hoàn chỉnh và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
(10) Quyết định thu hồi đất(11) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư(12) Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
(13) Bố trí căn hộ tái định cư(14) Bàn giao đất bị thu hồi theo quyết định của UBND cấp huyện
(15) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
(16) Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất
(1) Chủ đầu tư liên hệ với UBND cấp xã và Phòng Tài nguyên Môi
trường cấp Huyện để trích lục bản đồ địa chính; lập danh sách các thửa đất bịthu hồi (số hiệu tờ thửa bản đồ, tên người sử dụng, diện tích thửa và mục đích
sử dụng của thửa đất) để làm cơ sở ban hành Thông báo Thu hồi đất
Trang 35(2) Đồng thời với việc ban hành văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư
hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theoquy hoạch đã được duyệt và công bố, UBND Thành phố ủy quyền cho UBNDcấp huyện ký ban hành thông báo thu hồi đất
- Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để tổ chức được giao nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục quy định
- Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, diện tích và vịtrí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiếtxây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển
- Việc thông báo thu đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đạichúng và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểmsinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi
(3) Sau khi được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ
đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệmgửi văn bản đến UBND cấp huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghịthành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉđạo giải phóng mặt bằng Thành phố để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện
- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được vănbản đề nghị, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệmthẩm tra hồ sơ, trình UBND cấp huyện ký quyết định thành lập Hội đồng bồithường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứthoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giaođất cho chủ đầu tư
* Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyệngồm có:
Trang 36- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng;
- Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng làm Phó Chủ tịchthường trực của Hội đồng;
- Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên;
- Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên;
- Trưởng Phòng Quản lý đô thị - ủy viên;
- Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên;
- Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên;
- Chủ đầu tư - ủy viên;
- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi
dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộcphạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làmviệc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyếtngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
* Thành phần của Tổ công tác gồm:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng;
- Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện – tổ phó;
- Cán bộ địa chính cấp xã – tổ viên;
- Cán bộ quản lý đô thị cấp xã – tổ viên;
- Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án –
tổ viên;
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án – tổ viên;
- Đại diện chủ đầu tư – tổ viên
Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư của dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có thểtrình UBND cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia
Trang 37Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.
(4) Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp vớichủ đầu tư và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiếtgiải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đểtrình UBND cấp huyện phê duyệt
- Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thôngqua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phêduyệt tối đa là 05 ngày làm việc
- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờtrình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện có tráchnhiệm ký quyết định phê duyệt
(5) Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng
mặt bằng của UBND cấp huyện và dự toán chi phí phục vụ công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05ngày làm việc phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trìnhUBND cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗtrợ và tái định cư
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờtrình của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm kýquyết định phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư
(6) Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Tổ công tác theo quy định tạiĐiều 50 của bản quy định này, Chủ tịch UBND cấp xã và Tổ công tác tổ chứchọp công khai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộcphạm vi dự án, phát tờ khai theo mẫu quy định chung và thực hiện kê khai
Trang 38- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc (đối với hộ gia đình, cánhân); không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức) kể từ ngày nhận được tờkhai, người bị thu hồi nhà, đất có trách nhiệm kê khai theo mẫu tờ khai và nộp
tờ khai cho Tổ công tác hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo quy chế một cửacủa UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án Quá thời hạn trên, Tổ côngtác phối hợp với UBND cấp xã và chủ đầu tư lập biên bản và lưu vào hồ sơGPMB
(7) Hết thời hạn mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nằm trong phạm vi
thu hồi đất phải nộp tờ kê khai,Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã tổchức lập biên bản điều tra, xác minh số liệu kê khai đối với từng tổ chức, hộgia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc điều tra,xác minh nội dung kê khai, các cơ quan, đơn vị sau có trách nhiệm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản xác nhận các nội dung:
+ Xác định nhà, đất trong phạm vi thu hồi của hộ gia đình, cá nhân cótranh chấp hay không có tranh chấp
+ Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, xây dựng lưu trữ theo quy định tạiUBND cấp xã để xác định các điều kiện được bồi thường hoặc không đượcbồi thường theo quy định
+ Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, xác nhận thời điểm đất bắt đầu sử dụngtheo mục đích sử dụng hiện trạng; thời điểm xây dựng nhà, công trình trên đấtnằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong phạm vi thu hồi đất Trường hợp không có hồ sơ thì tổ chức thu thập ýkiến của Mặt trận tổ quốc cấp xã và những người đã từng cư trú cùng thờiđiểm bắt đầu sử dụng đất để làm căn cứ xác nhận
- Công an phường, xã, thị trấn có văn bản xác minh về hộ khẩu, nhânkhẩu cư trú tại nơi thu hồi nhà, đất của hộ gia đình, cá nhân
Trang 39- Chi Cục Thuế có văn bản xác nhận về thu nhập sau thuế.
- Phòng Lao động thương binh và xã hội có văn bản xác nhận về đốitượng chính sách được hưởng hỗ trợ theo quy định
- Cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước theo phân cấp có văn bản xácnhận về nguồn, cơ cấu vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với đất, tàisản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của tổ chức
(8) Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, Ban bồi
thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tưlập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộgia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy chế bắt thăm căn hộ,
lô đất tái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã vàđiểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thuộc phạm vi dự án trong thời hạn ítnhất là 20 ngày kể từ ngày đưa ra niêm yết
- Tổ công tác có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ các ý kiến đóng góp, báocáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để xem xét, giải quyết
(9) Hết thời hạn niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hướng dẫn Chủđầu tư điều chỉnh lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trìnhHội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định
- Sau khi nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Banbồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồngbồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để thẩm định phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư Thời gian thẩm định tối đa là 07 ngày làm việc
- Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cần phảitiếp tục hoàn chỉnh lại theo biên bản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗtrợ và tái định cư cấp huyện thì Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp
Trang 40huyện phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện trong thời hạn không quá 03 ngàylàm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư cấp huyện.
- Sau khi nhận lại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết đãhoàn thiện lại, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có tráchnhiệm trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt
(10) UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài
- UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượngđược mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam
(11) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết
định thu hồi đất, giao đất hoặc thuê đất, Chủ tịch UBND cấp huyện quyếtđịnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cho từng chủ
sử dụng nhà đất trong phạm vi dự án; đồng thời phê duyệt quy chế bắt thămtái định cư
(12) Trong thời gian 03 ngày kể từ khi quyết định phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp xã phối hợp Tổ công tác và chủđầu tư tổ chức niêm yết công khai toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợtái định cư, thông báo thời gian nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian nhậnnhà, nhận đất tái định cư, thời hạn bàn giao mặt bằng tại trụ sở UBND cấp xã
và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; đồng thời tổ chức giaoquyết định phê duyệt kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđến từng tổ chức, hộ gia đình cá nhân có nhà, đất bị thu hồi
Sau khi niêm yết công khai và giao quyết định phê duyệt kèm phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết để người bị thu hồi nhà đất, chủ đầu tưphối hợp với UBND cấp xã nơi có thu hồi đất và Tổ công tác để tổ chức chi trả