1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

115 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 791 KB

Nội dung

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý nhà nước đối với các dự án FDI; Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự án này trên địa bàn Nghệ An trong những năm qua (20062014), kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; chỉ ra những bối cảnh mới (quốc tế và trong nước) ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -NGUYỄN THỊ GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội- 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-NGUYỄN THỊ GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin

và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích mộtcách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ PGS.TS Hoàng Văn Bằng, ngườiđã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giảtrong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình Tác giả xin gửi lời cảm ơn chânthành tới PGS.TS Hoàng Văn Bằng

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kinh tế Chínhtrị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ Phòng Kinh tếđối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế ĐôngNam Nghệ An, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương và Cục Thống kêtại Nghệ An đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văncủa mình

Để đạt được những kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, tác giả rấtmong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của cácthầy cô trong Khoa Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vềphương pháp luận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Giang

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.2.1 Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.2.2 Quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: .21

1.2.4 Nguyên tắc QLNN về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 28

1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 29

1.2.6 Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 31

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1 Quy trình nghiên cứu 40

2.1.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu 42

2.1.2 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 42

2.1.3 Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu 42

2.1.4 Lựa chọn thang đo 42

2.1.5 Nghiên cứu định tính 42

2.1.6 Nghiên cứu định lượng 43

Trang 6

2.2 Phương pháp luận 43

2.2.1 Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn 44

2.2.2 Nguồn số liệu và xử lý số liệu 46

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI NGHỆ AN 49

3.1 Khái quát về các dự án FDI tại Nghệ An 49

3.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An ảnh hưởng đến thu hút các dự án FDI 49

3.1.2 Tình hình các dự án FDI tại Nghệ An 51

3.2 Thực trạng công tác QLNN đối với các dự án FDI tại Nghệ An 63

3.2.1 Về công tác quy hoạch 63

3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 71

3.2.4 Công tác giám sát, kiểm tra, theo dõi các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 75

3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An 78

3.3.1 Kết quả đạt được 78

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân 79

3.3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghệ An theo các tiêu chí 86

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI NGHỆ AN.92 4.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 92

4.1.1 Bối cảnh quốc tế 92

4.1.2 Bối cảnh trong nước và trong tỉnh 92

4.2 Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An 94

4.2.1 Quan điểm 94

4.2.2 Định hướng 95

Trang 7

4.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghệ An 974.3.1 Về công tác quy hoạch 974.3.2 Về hoàn thiện các chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 984.3.3 Về tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 994.3.4 Tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các dự ánFDI triển khai thực hiện 100KẾT LUẬN 102DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÊN

FDI Foreign direct Investemnt Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

2 Bảng 3.1 Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo hình thức đầu tư

4 Bảng 3.3 Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo lĩnh vực

đầu tư từ 2006 -2014

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là mộttrong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Vai trò của các dự án FDIđược thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởngnhư bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, pháttriển nguồn nhân lực và tạo việc làm,…Ngoài ra, các dự án FDI cũng đóng góp tíchcực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới Nhờ có sự đóng góp quan trọng của các dự án FDI mà Việt Nam đãđạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến làquốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồngquốc tế

Bên cạnh những đóng góp tích cực, các dự án FDI cũng đã và đang tạo ranhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượngcuộc sống của người dân Chất lượng các dự án FDI thấp, hiệu quả không cao, đâu

đó vẫn còn hiện tượng "bóc lột sức lao động" của chủ doanh nghiệp FDI, tình trạngđình công, chất lượng lao động thấp, hiện tượng lỗ giả lãi thật, không thực hiệnnghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện một số dự án quá chậm, gâylãng phí đất đai, một số dự án gây ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, Thêm vào đó, hiện tượng nhiều dự án FDI đầu tư mạnh vào các lĩnh vực khôngđược Nhà nước khuyến khích đầu tư như khai thác, chế biến khoáng sản, sân golf,các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, xâm phạm an ninh quốc phòng, biển đảo, đặt ra vấn đề phải xem xét lại vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước đối với các

dự án FDI trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam

Thời gian qua, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực và đến năm

2005 được điều chỉnh, thay thế bởi Luật Đầu tư, Chính phủ đã có nhiều giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài

Trang 11

Đối với Nghệ An, trong những năm qua, số lượng các dự án có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều hơn với 59 dự án/1.469,8 triệuUSD và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội tỉnh, đặc biệt là giảiquyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý Tuy nhiên,lâu nay, hầu hết các giải pháp mà tỉnh Nghệ An đề ra mới chỉ tập trung đẩy mạnhthu hút các dự án FDI mà quan tâm chưa đúng mức đến việc chỉ đạo và thực hiệncác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các dự ánđầu tư nói chung và các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnhnói riêng

Bên cạnh những kết quả đạt được, những bất cập trong thu hút và quản lý các

dự án FDI thời gian qua chậm được khắc phục Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu

tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra, đặc biệt trong các dự án trồng rừng, sảnxuất thép, khai thác khoáng sản Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ cáctiêu chí về kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lao động … dẫn đến chất lượng các dự

án chưa cao, thiếu sự liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trongnước Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu

tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, bảo vệ môitrường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa

vụ tài chính đối với Nhà nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa các sở, ngành và địaphương Mặt khác, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình trạng thiếu điện,bất cập của hệ thống cảng và các công trình hạ tầng liên quan, sự thiếu hụt trầmtrọng nguồn lao động đã qua đào tạo, kỹ sư, cán bộ quản lý, tiếp tục là những ràocản đối với hoạt động của các dự án vó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vậy phải làm gì để nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các dự án này đểđảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và của nhà đầu tư nước ngoài, phát huy tối đahiệu quả của dự án FDI và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương

và của quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá củaViệt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới? Những tháchthức đặt ra trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này như thế nào để đạt được hiệuquả cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực và lấp đầy các lỗ hổng

Trang 12

trong quản lý các dự án FDI để phù hợp với chính sách pháp luật của Việt Nam vàLuật pháp quốc tế là những vấn đề không dễ giải quyết, nhất là trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Với lý do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các

dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An ” làm luận

văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Nghệ An cần phải làm gì và làm như thế

nào để quản lý tốt, phát huy hiệu quả đầu tư của các dự án có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn tỉnh?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các

dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phân tíchthực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án này tại tỉnh Nghệ An

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự án có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài và quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài;

+ Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự

án này trên địa bàn Nghệ An trong những năm qua (2006-2014), kết quả đạt được,tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; Chỉ ra những bối cảnh mới (quốc tế và trong nước)ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án có vốn đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng

+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các dự

án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với các dự án

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

+ Nội dung: Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm các dự án trong và ngoàicác khu kinh tế, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

+ Về thời gian: Giai đoạn 2006 - 2014

4 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, Luận vănđược kết cấu như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếptrên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chương 4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

5 Đóng góp của Luận văn

5.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý nhà nước đốivới các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nghệ An (những kết quả đạtđược, đặc biệt là những mặt còn hạn chế, lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước,chỉ ra những nguyên nhân) dựa trên bốn tiêu chí: phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, bềnvững Trên cơ sở đó, tác giả nêu quan điểm và đề xuất một số giải pháp để tăngcường quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa

Trang 14

bàn tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường và hộinhập quốc tế

Trang 15

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nộidung mà đã có nhiều Đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ khácnhau Các công trình nghiên cứu trước đây đã phân tích, đánh giá tổng quát về thựctrạng quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp nâng caohiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ởgóc độ vĩ mô cũng như vi mô (cấp chính phủ, các thành phố lớn, các tổ chức phichính phủ, các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài) Một số kết quả nghiên cứu gầnđây là:

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn,bao gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyểnđổi thuộc Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi" Bởi vì, tại các nướcđang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng laođộng được đào tạo tốt hơn

Razin (2002) sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá sự tác động củaFDI đến đầu tư trong nước Mẫu nghiên cứu của ông bao gồm 64 nước đang pháttriển, trong khoảng thời gian 22 năm từ năm 1976 đến 1997 Tác giả thấy rằng, vốnFDI đóng vai trò quan trọng đối với đầu tư trong nước và tăng sản lượng đầu ra,hơn là các loại vốn khác, chẳng hạn như các khoản vay quốc tế Cụ thể, tỷ lệFDI/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệ đầu tư trong nước/GDP tăng 0,94 điểm phầntrăm, nếu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và 0,68 điểm phần trăm, nếu sử dụngphương pháp hồi quy TSLS

Trang 16

Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu vàcung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà Ông đã sử dụngmột bộ dữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nướcphát triển và đang phát triển để hồi qui mối quan hệ giữa tiền lương và sự hiện diệncủa các doanh nghiệp nước ngoài Kết quả cho thấy sự hiện diện của các công tynước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Mại (2003) đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam đến

2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tếthông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực Tác động của FDI cũng xuấthiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh.Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), rút ra một số bàihọc cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và ViệtNam trong thời kỳ 1979 - 2002

Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), đề cập đến bức tranh toàn cảnh thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 – 2005; không đề cập đến thu hút vốn FDI vàođịa phương

Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005) lại có nghiên cứu hiệu quả điều chỉnh chính sáchđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo tác giả, các chính sách về đầu tưtrực tiếp nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc thu hút và sử dụng dòngvốn này Do đó, các chính sách ban hành và việc điều chỉnh chính sách sẽ cho thấyđường lối, định hướng cũng như cách thức triển khai thực hiện và quản lý dòng vốnFDI tại Việt Nam cũng như hiệu quả của nó tới việc phát huy hiệu quả của nguồnvốn này

Hà Thanh Việt (2007) đã đề cập đến vấn đề lý luận thu hút các dự án FDI trênmột vùng kinh tế quốc gia và thực trạng về thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bànduyên hải miền Trung và đề ra một số giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùngduyên hải miền Trung; không đề cấp đến thu thú vốn FDI cho từng tỉnh, thànhriêng

Trang 17

Ngô Công Thành (2009) đã nghiên cứu giải pháp và phương thức thu hút đầu

tư trực tiếp của nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ ở Việt Nam

Dương Bình Minh (2010) đã chỉ ra các đặc điểm về kinh tế xã hội Thành phố

Hồ Chí Minh cũng như môi trường đầu tư kinh doanh của Thành phố này, nêu lênthực trạng thu hút vốn đầu tư cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút

và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, tácgiả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư của Thành phố HồChí Minh nhằm mục đích tăng cường nguồn vốn này

Nguyễn Tiên Phong (2011), nêu lên bản chất của vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và những xu thế đầu tư của dòng vốn này Qua đó, tác giả cũng đề xuất cácgiải pháp nhằm thúc đầy thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian từ nay đếnnăm 2010

Đặng Thành Cương (2012) đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về lý luận cótính khoa học đối với hoạt động thu hút vốn FDI vào địa phương, đánh giá thựctrạng vốn FDI tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 1988 - 2010, xây dựng và kiểm định môhình phản ánh hiệu quả sử dụng vốn FDI tại tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp cụthể nhằm tăng cường vốn FDI vào tỉnh Nghệ An

Võ Thanh Thu và Nguyễn Văn Cương (2013) lại chỉ ra mặt tiêu cực trong hoạtđộng thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là vấn đề chuyển giá vàkiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Gần đây nhất, Trần Thị Tuyết Lan (2014) lại đi vào nghiên cứu FDI trongphạm vi khu vực và tác động của FDI đối với 3 trụ cột của phát triển bền vững xãhội của khu vực đó là tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và đảm bảo môi trường.Tác giả đã xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ những yêu cầu đối với FDI theohướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm; (ii) Xác định nội dung và cáctiêu chí đánh giá FDI theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm trên

cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; (iii) Làm rõ những nhân tố ảnhhưởng đến FDI theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; và (iv )Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng phát triển bền vững của một

Trang 18

số quốc gia Châu Á có thể vận dụng vào điều kiện của Việt Nam nói chung và vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng.

Bên cạnh đó, các báo cáo của tỉnh Nghệ An cũng cho thấy cách nhìn nhậnđánh giá các dự án FDI về mặt thực tiễn tại Nghệ An như “Kế hoạch xúc tiến đầu tư

và phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2011 – 2015”, “Đề án quy hoạch xúc tiếnđầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Nghệ An đến năm 2020” Đề án '"Tậptrung thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020, giải pháp cải thiện môi

trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh", các đề án này do Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An chủ trì xây dựng và tham mưu ban hành trongcác năm từ 2011 đến 2014

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về FDI ở Việt Nam rất phongphú và đa dạng từ những vấn đề về nguồn gốc của FDI, các nhân tố tác động đếnlưu chuyển FDI, các hình thức FDI, hiệu quả thu hút và quản lý FDI, những ảnhhưởng tích cực và tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Khinghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với các vấn đề kinh tế, nhiều học giả trong nước

đã khẳng định FDI có tác động đến nền kinh tế trên nhiều mặt FDI không chỉ bù

đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới côngnghệ, nâng cao trình độ quản lý, thúc đẩy hoạt động marketing, tăng khả năng sảnxuất hàng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư Mặc dù vậy, những nghiên cứu vềtác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học công nghệ và hiệnnay, những tác động tiêu cực của FDI đến vấn đề chuyển giá được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm nhiều nhất Các nghiên cứu nói trên đã đưa ra những kết luận, kiếnnghị chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thểđối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chưa có một nghiên cứu nào đi sâu phân tích về công tác quản lý nhà nước đốivới các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ địa phương Phần lớn cáctác giả đều xuất phát từ mục tiêu tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng như những tác động của việc thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đa số các nghiên

Trang 19

cứu mới chỉ mới tập trung vào những vấn đề có tính chất riêng lẻ phát sinh trongthực tế mà thôi.

Do đó việc lựa chọn đề tài này là khởi điểm quan trọng cho việc xây dựng cácgiải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp trênđịa bàn tỉnh

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1.1 Khái niệm

a) Dự án đầu tư

Theo định nghĩa tại Khoản 8, Điều 3 Luật Đầu tư 2005 "Dự án đầu tư là tậphợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địabàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định"

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB): Dự án (Project) là một tậphợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêuxác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, dựatrên những nguồn lực xác định

b) Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiện chưa có định nghĩa chính thức về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài Tại Luật Đầu tư 2005 và Luật Đầu tư 2014 chỉ đưa ra một số khái niệm cụthể như:

- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham giaquản lý hoạt động đầu tư

- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lậptheo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tưnước ngoài là thành viên hoặc cổ đông

- Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.Từ những khái niệm trên, có thể khái quát: Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài là tập hợp các đề xuất bỏ vốn (là tiền và các tài sản khác) có tính chất trung và

Trang 20

dài hạn do cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nướcngoài hoặc Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tưkinh doanh tại Việt Nam trực tiếp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

1.2.1.2 Đặc điểm của dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với việc di chuyểnvốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tănglượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền

và tài sản nước đi đầu tư;

Thứ hai, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do các doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp quản lý và được tiến hành thông qua việc bỏvốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồnghợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu

ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanhnghiệp;

Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng

sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạtđộng của doanh nghiệp;

Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thịtrường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa cácnước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản là đạt lợi nhuận cao;

Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động củadòng vốn đầu tư;

Thứ sáu, dự án FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện;

Thứ bảy, Vốn đầu tư của các dự án FDI được tính bằng ngoại tệ;

Thứ tám, Hoạt động của các dự án FDI được thực hiện trong một thời hạn nhấtđịnh (tối đa 70 năm)

1.2.1.3 Phân loại dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a) Phân loại theo hình thức sở hữu

- Dự án thực hiện theo hình thức liên doanh: Đây là dự án được thực hiện theohình thức đầu tư mà một doanh nghiệp (công ty) được thành lập trên cơ sở góp vốn

Trang 21

của hai bên Việt Nam và nước ngoài thông qua Hợp đồng liên doanh Trong đó,mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là 1 pháp nhân riêng, nhưng doanhnghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập Khi các bên đã đóng góp đủ số vốnquy định vào liên doanh thì dù 1 bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồntại.

- Dự án 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài: Đây là dự án do 100% vốn của tổchức hoặc cá nhân nước ngoài bỏ ra thực hiện, tự quản lý, điều hành và hoàn toànchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

- Dự án theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Đây là dự ánđược thực hiện bởi các bên hợp tác kinh doanh thông qua ký kết hợp đồng hợp táckinh doanh để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định tráchnhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhânmới

b) Phân loại theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng

- Dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyểngiao (BOT): Đây là loại dự án đầu tư theo phương thức đầu tư trực tiếp được thựchiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức,

cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanhcông trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà

- Dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinhdoanh (BTO): Đây là loại dự án đầu tư theo phương thức dựa trên văn bản ký kếtgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài

để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhàđầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà Nước chủ nhà có thểdành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định

để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

- Dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là

Dự án thực hiện theo phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa

cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để

Trang 22

xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoàichuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuậnhợp lý.

c) Phân loại theo cách thức đầu tư

- Dự án đầu tư ban đầu: Là dự án đầu tư được thực hiện do nhà đầu tư nướcngoài lần đầu thực hiện tại Việt Nam:

- Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án đầu tư có vốn nước trực tiếp ngoài đang hoạtđộng tại Việt Nam bỏ thêm vốn nhằm mục đích: Mở rộng quy mô, nâng cao côngsuất, năng lực kinh doanh hay đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm ô nhiễm môi trường

1.2.1.4 Vai trò của dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a) Đối với nước đi đầu tư

- Thứ nhất, nước đi đầu tư có thể tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhậnđầu tư Đối với các nước đi đầu tư, họ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trongnước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tương đối tư bản.Bằng đầu tư ra nước ngoài, họ tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp củanước nhận đầu tư (do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấpbởi các nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển, thường có nguồn tài nguyênphong phú, nhưng do có hạn chế về vốn và công nghệ nên chưa được khai thác,tiềm năng còn rất lớn) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối vớiviệc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng caohiệu quả của nguồn vốn đầu tư

- Thứ hai, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao côngnghệ Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển đượcmột phần các sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máy móc thiết bị) ở giai đoạncuối của chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúngnhư là sản phẩm mới ở các nước này hoặc ít ra cũng như các sản phẩm đang có nhucầu trên thị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếp tục duy trì được việc sử dụngcác sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư Với sự phát triển như vũ

Trang 23

bão của khoa học kỹ thuật như ngày nay thì bất cứ một trung tâm kỹ thuật tiên tiếnnào cũng cần phải luôn luôn có thị trường tiêu thụ công nghệ loại hai, có như vậymới đảm bảo thường xuyên thay đổi công nghệ, kỹ thuật mới.

- Thứ ba, thông qua các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu

tư có thể mở rộng thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhậnđầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuấtkhẩu sản phẩm tại đây sang các nước khác (do chính sách ưu đãi của các nước nhậnđầu tư nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giao công nghệ vàsản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài), nhờ đó mà giảmđược giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập từ các nước

- Thứ tư, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khuyến khích xuấtkhẩu của nước đi đầu tư Cùng với việc đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác

và nhập khẩu sản phẩm đó về nước với một số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệtăng Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại

tệ có xu hướng giảm dần Sự giảm tỷ giá hối đoái này sẽ có tác dụng khuyến khíchcác nhà sản xuất trong nước tăng cường xuất khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho đấtnước

b) Đối với nước nhận đầu tư.

- Thứ nhất, các dự án FDI là một trong những kênh bổ sung nguồn vốn quantrọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng

và phát triển

- Thứ hai, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tác động đến tốc độtăng trưởng kinh tế Theo mô hình của NUSKSE, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gópphần phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” của các nước đang phát triển Bởi chính cái vòngluẩn quẩn đó đã làm hạn chế quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện nềnkhoa học kỹ thuật cũng như lực lượng sản xuất trên thế giới đang phát triển mạnhmẽ

- Thứ ba, các dự án đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm củacác nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc

độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu

Trang 24

vực công nghiệp và dịch vụ Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tìnhtrạng nghèo đói Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế,chính trị, … Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấulãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Thứ tư, đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của quốc gia.Thông qua các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty (chủ yếu là cáccông ty đa quốc gia) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khácsang nước nhận đầu tư

- Thứ năm, các dự án FDI đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối

có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, khơi dậy cácnguồn lực đầu tư trong nước của nước nhận đầu tư Thông qua sự liên kết giữadoanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và nănglực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanhnghiệp trong nước

Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanhnghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng caođược năng lực của các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra, các dự án FDI đã mởrộng quy mô thị trường trong nước, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều

Trang 25

ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới Đồng thời, các dự án FDI cũngđóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, đưa các sản phẩm hàng hóa có xuất xứtừ Việt Nam vào thị trường quốc tế; tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm ViệtNam; đẩy nhanh tốc độ mở cửa thương mại; tăng khả năng ổn định cán cân thươngmại của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh vai trò của các dự án FDI thì các dự án FDI cũng đem lạinhiều tác động tiêu cực đến nước nhận đầu tư, thể hiện ở một số khía cạnh sâu đây :

- Trong hoạt động dịch chuyển vốn FDI từ các dự án FDI, do các nhà đầu tưnước ngoài chạy theo lợi nhuận nên họ chỉ quan tâm vào những lĩnh vực đem lại lợinhuận cao cho họ, ít quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của địa phương, đã gây ratình trạng là địa phương khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành vàlãnh thổ Điều này làm sai lệch yêu cầu khách quan về xây dựng cơ cấu kinh tế địaphương

- Thực hiện các dự án FDI ở địa phương, nếu địa phương không có chiến lược

kế hoạch thu hút vốn đầu tư cụ thể và khoa học vào các ngành nghề khuyến khíchđầu tư theo từng giai đoạn dễ dẫn đến đầu tư tràn lan và kém hiệu quả, tài nguyênthiên nhiên bị khai thác quá mức và gây ra nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng

- Đưa nguồn vốn FDI từ các dự án FDI vào địa phương nếu thẩm định khôngchặt chẽ sẽ phát sinh hoạt động chuyển giá báo lãi thành lỗ thông qua việc kê khaichi phí hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp FDI nhằm trốn thuế của nước sở tại vàtăng lợi nhuận của các công ty mẹ ở nước ngoài Ngoài ra, nguồn vốn từ các dự ánFDI có khả năng làm tăng tình trạng đô la hóa đối với nền kinh tế nói chung và địaphương đó nói riêng do các doanh nghiệp FDI có nhu cầu năm giữ một lượng ngoại

tệ lớn để phục vụ xuất nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa trong quan hệ thươngmại và đầu tư quốc tế

- Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, do phía địa phương thườngthiếu kinh nghiệm quản lý và non kém về trình độ công nghệ nên dẫn đến sự thuathiệt trong quá trình triển khai và vận hành dự án Một số hợp đồng liên doanh vớinước ngoài có thể được kí kết với những điều khoản bất lợi cho phía địa phương,nếu dự án không được thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ

Trang 26

lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường, nhiều công nghệ được đánh giá quá caotrong khi nó không phù hợp với điều kiện của địa phương, việc quản lý nhân lực,quản lý tài chính dễ gây ra tình trạng thiệt hại cho người lao động tại địa phương đó.

1.2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và triển khai các dự án có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài

a) Nhân tố chính trị

Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhàđầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khácbiệt Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh

và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây chọ được tâm lý yên tâm tìm kiếm

cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài Môi trường chính trị ổn định là điềukiện tiên quyết để kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội Đócũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coitrọng yếu tố chính trị đến vậy

b) Nhân tố kinh tế

Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặcđang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùytheo các mức độ khác nhau Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăngtrưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấukinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao

Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý,thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn Nó sẽ làmgiảm chi phí vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn.Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trongnhững lợi thế so sánh của họ Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khanhiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt lànhững tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt … đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thuhút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới

c) Nhân tố văn hóa - xã hội.

Môi trường văn hóa - xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các

Trang 27

nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thíchtiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trongviệc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư Thông thường mục đích đầu tư lànhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sứctiêu thụ tiềm năng của nó Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng haymiền nào có sức tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếutiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn

d) Nhân tố pháp lý.

Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động củanhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúcthời hạn hoạt động Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạtđộng đầu tư cũng như công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI Nếu môitrường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợpvới thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhàđầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sứcthu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài

1.2.2 Quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ quannhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hànhđược đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thihành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụquản lý nhà nước) Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công lao độngnhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý

Theo chức năng quản lý, QLNN là quá trình thực hiện và phối hợp các chứcnăng hoạch định, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của các chủ thể trong

sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thôngqua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý

Trang 28

1.2.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tập hợpnhững công cụ và biện pháp của nhà nước tác động liên tục, có tổ chức, có địnhhướng mục tiêu vào quá trình thu hút, thực hiện, quản lý và sử dụng các dự án cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quảkinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụngsáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư Đó là việc xâydựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sáchthu hút và quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với địnhhướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nướcnói chung

Quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cònđược hiểu là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với các dự án này bằngquyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lựclượng vật chất và tài chính đối với các dự án đó

Chủ thể quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làcác cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương cho tới địa phương theo quyđịnh của pháp luật

Đối tượng quản lý là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

1.2.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, các dự án FDI

có xu hướng ngày càng tăng kéo theo những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nóichung và các địa phương nói riêng Nếu không quản lý tốt các dự án FDI thì nhữngtiêu cực do các dự án này mang lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triểnkinh tế xã hội như mất cân đối trong cán cân thương mại, quyền lợi người lao động

bị xâm hại, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, Bêncạnh đó, nếu không tăng cường quản lý nhà nước, các doanh nghiệp FDI sẽ lợi dụng

kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê

Trang 29

khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách nhànước của Việt Nam Có những dự án FDI sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiềunăng lượng, gây ô nhiễm môi trường, Những vấn đề nêu trên đều có những ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống dân cư cũng như xóa đói giảm nghèo tạiViệt Nam

1.2.2.4 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trước hết nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả đầu tư của các dự án FDI theohướng bền vững; phát huy vai trò của các dự án FDI trong phát triển kinh tế xã hộinhư bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tăng tưởng kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết lao động, việc làm; ổn định đờisống cho người lao động, đổi mới phương thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lýtiên tiến, chuyển giao công nghệ tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của người dân;

Thứ hai, quản lý nhà nước về các dự án FDI nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy, cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường trong việc kiểmtra, giám sát, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các mặt tiêu cực do các dự án FDI manglại như khai thác tài nguyên thiên nhiên không có hiệu quả, gây lãng phí, hiện tượngtrốn thuế, chuyển giá, tình trạng đô la hóa, xâm phạm quyền con người, ảnh hưởngđến an ninh quốc gia, biển đảo,

Thứ ba, quản lý nhà nước đối với các dự án FDI còn đảm bảo sự chấp hành,tuân thủ các quy định pháp luật của các chủ dự án FDI và tạo ra môi trường kinhdoanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI triển khai hoạt động trongkhuôn khổ cho phép

Thứ tư, thông qua công tác quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thốngpháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các dự án FDI;

Thứ năm, quản lý nhà nước đối với dự án FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh

tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăngtrưởng, hiệu quả và tính bền vững

Trang 30

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

1.2.3.1 Quản lý về quy hoạch

Quản lý nhà nước đối với các dự án FDI được thông qua các công cụ, chiếnlược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp này theođúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh Để các dự án FDI tác độngtích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thìviệc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rấtquan trọng trong quản lý nhà nước Nâng cao hiệu năng của quản lý nhà nước đốivới các dự án FDI đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hìnhthành công trong thực tiễn của các ngành, địa phương để hình thành thể chế, quyđịnh chung của cả nước, tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thànhcông trong việc xử lý quan hệ nhà nước với thị trường, tạo lập môi trường đầu tư vàkinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc cóhiệu quả

Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không đượckhép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi íchcủa cả hai bên Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộmáy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chứcnăng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI Bên cạnh đó,quy hoạch không thể chạy theo số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng dự án,theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trường Nhà nước phải xâydựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chú trọng công tác

dự báo, định hướng, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trướcbiến động của thị trường trong nước và quốc tế

Quản lý quy hoạch đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đượcthực hiện hầu hết trong tất cả các khâu, từ khâu vận động, xúc tiến đầu tư cho đếncấp Giấy phép xây dựng, gồm:

a) Vận động, xúc tiến đầu tư:

Trang 31

Quản lý quy hoạch được thể hiện qua việc rà soát, ban hành danh mục các dự

án nhằm kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc triển khaithực hiện các hoạt động xúc tiến,vận động đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội nước ngoài,

b) Chủ trương đầu tư:

Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi trình cấp có thẩm quyền phêduyệt chủ trương đầu tư phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt và phải bảo đảm tính khả thi của dự án, bao gồm các điều kiện vềnguồn vốn, địa điểm, tiến độ thực hiện Trường hợp dự án chưa có trong các quyhoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất) đã được phê duyệt, khi đềxuất dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xem xét, thẩm tra

và chấp thuận

Khi xem xét chủ trương đầu tư có phù hợp quy hoạch của dự án đầu tư, còncần phải xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án (sự cần thiết đầu tư;các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thựchiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dựán); Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án (sự phù hợp với quy hoạch;nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả nănghuy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của Nhà đầu tư; khảnăng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến

dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật cóliên quan);

c) Phê duyệt quy hoạch (quy hoạch mặt bằng xây dựng, quy hoạch vùngnguyên liệu): Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư phải tổchức thực hiện lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xâydựng (nếu dự án gắn với xây dựng công trình) hoặc quy hoạch vùng nguyên liệu(nếu dự án gắn với chế biến và phát triển vùng nguyên liệu)

Trang 32

d) Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Tạicác khâu này, việc quản lý quy hoạch được thực hiện thông qua công tác thẩm định

dự án có phù hợp với chủ trương, quy hoạch chi tiết hay không, đồng thời tại khâunày các nội dung liên quan khác được chú trọng sâu hơn về mặt kỹ thuật Xem xétthiết kế cơ sở (Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặctổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyếncông trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết

kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuậnđối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đượcphê duyệt; Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Sự hợp lýcủa phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầucông nghệ; Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòngcháy, chữa cháy; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, nănglực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định

e) Giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất: Công tác quản lý quy hoạchđược thể hiện thông qua việc xác định, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu

tư, thẩm định việc giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất có đúng mục đích sửdụng hay không, có phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không

f) Cấp giấy phép xây dựng: Tại khâu này, quản lý quy hoạch được thực hiệnthông qua việc chấp thuận cho nhà đầu tư được xây dựng công trình trên khu đất đãđược giao/cho thuê theo quy hoạch đã được duyệt

Quản lý nhà nước về quy hoạch phải đảm bảo hai mục đích chính:

Một là, bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, hạn chế tình trạng quy hoạch mộtđằng thực thi một nẻo, tránh quy hoạch chồng lấn, sử dụng sai quy hoạch

Hai là, kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn để kiến nghịquyết định điều chỉnh quy hoạch

Do công tác quy hoạch có vai trò quan trọng đảm bảo cho hoạt động đầu tưphù hợp với mục tiêu chiến lược, giúp cho kinh tế- xã hội phát triển lành mạnh,đúng hướng, hiệu quả và bền vững, vì vậy, việc quản lý quy hoạch phải được tiếnhành thường xuyên nhằm đảm bảo mọi dự án, công trình xây dựng mới trên địa bàn

Trang 33

được thực hiện theo đúng các yêu cầu về quy hoạch, về kiến trúc, hạn chế đến mứcthấp nhất thiệt hại tài sản xã hội do phải phá bỏ, tháo dỡ

1.2.3.2 Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, văn bản

về thu hút, quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chính sách, văn bản là đường hướng chung để làm căn cứ thực hiện chocác cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cũng như các nhà đầu tư có dự án đầu tư

Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp FDI có thể bất chấp những lợi íchchung của toàn xã hội Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”-các quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”- sự can thiệp của nhànước Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ môđối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật Các chính sách quản lý của nhànước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động đầu tư tại các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, các văn bản, chính sách ban hành phải đảm bảo được các tiêuchí: có tính thực thi, hài hòa lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,đảm bảo tính công khai, minh bạch và dễ hiểu, dễ tiếp cận

Vào cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cảithiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh Trong đó có hai luật liên quan trựctiếp đến doanh nghiệp FDI, đó là luật đầu tư (chung) và luật doanh nghiệp (thốngnhất) Cụ thể, nhà nước đã ban hành mộ¯t số Luật, Nghị định, Thông tư nhằm quản

lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI, như:

- Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủquy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tưcủa Doanh nghiệp FDI theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

- Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục về đầu tư tạiViệt Nam

Trang 34

- Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về địnhhướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời giantới.

- Công văn số 7055 /BKHĐT-ĐTNN yêu cầu các Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài báo cáo tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại VN

- Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việctăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong thời gian tới

- Công văn số 2879/BKH-ĐTNN tháng 5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vềviệc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sáchđầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020,nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phêduyệt đến quản lý quy hoạch Các đơn vị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý dòngvốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạnchế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

1.2.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiệu quả quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc rấtnhiều vào việc tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

và năng lực hoạt động của bộ máy cơ quan quản lý Nếu bộ máy quan liêu, hoạtđộng kém hiệu lực và hiệu quả sẽ gây khó khăn cho thực hiện các mục tiêu quản lý,không thực hiện được hay thực hiện sai mục tiêu quản lý đề ra Sự phân định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan quản lý không rõràng sẽ làm hạn chế đến trách nhiệm giải trình, sự công khai minh bạch trong quảnlý

Trước đây, theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tất cả các

dự án có vốn đầu tư nước ngoài đều phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận

và cấp Giấy phép đầu tư Kể từ khi có Luật Đầu tư 2005, việc quản lý, theo dõi vàcấp phép các dự án đầu tư được phân cấp thực hiện tại 02 đầu mối: UBND cấp tỉnh(đối với các dự án đầu tư ngoài KKT, KCN và KCX) và Ban Quản lý KKT, các

Trang 35

KCN, KCX (đối với các dự án đầu tư trong KKT, KCN và KCX) Việc phân cấpcho các địa phương một mặt giảm áp lực cho bộ máy quản lý cấp trung ương (Bộ

Kế hoạch và Đầu tư), rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư cho Nhà đầu tư,mặt khác tạo điều kiện để địa phương chủ động trong việc cấp phép, theo dõi vàgiám sát việc triển khai thực hiện dự án

Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý cho địa phương cũng dẫn đến một thực tế làtình trạng cấp phép tràn lan, sai mục đích và không thể kiểm soát (như các dự ántrong lĩnh vực trồng rừng, khai thác chế biến khoáng sản, sân golf, bất động sản, ),hơn nữa năng lực bộ máy địa phương đôi khi còn yếu, việc sử dụng ngoại ngữ hạnchế, không nắm vững các quy định về đầu tư có yếu tố nước ngoài như Hiệp địnhthương mại WTO, các hiệp định song phương, đa phương, các cam kết quốc tế, hiệpđịnh khuyến khích bảo hộ đầu tư, đã dẫn đến nhiều hệ lụy mà không thể giảiquyết dứt điểm, dễ gây ra kiện tụng, tranh chấp quốc tế,

Mặt khác, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạtđộng của các doanh nghiệp FDI Trong nhiều trường hợp, đây còn là cơ quan trựctiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý hoạt động đầu tư tạicác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản

lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắttình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản

lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo rađược những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạođức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lươngtâm trách nhiệm hay không

1.2.3.4 Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a) Giám sát đầu tư đối với các dự án FDI là hoạt động theo dõi thường xuyên,định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án FDI theo các quyđịnh về quản lý đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án

Theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài để cập nhật các thông tin liên quanđến tình hình thực hiện dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các

Trang 36

phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo dự án đầu

tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổcác nguồn lực đã được xác định

Kiểm tra dự án nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án củacác cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém

về quản lý dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử

lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý dự án; giám sátviệc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện

Đánh giá dự án nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

so với quyết định đầu tư dự án hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tạimột thời điểm nhất định Đánh giá dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánhgiá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất

b) Nội dung theo dõi dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

- Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư;

- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư;

- Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đấtđai, sử dụng tài nguyên khoáng sản của các dự án đầu tư;

- Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;

- Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư vàngười có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

- Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc,các vấn đề vượt quá thẩm quyền

c) Nội dung giám sát, kiểm tra dự án đầu tư của cơ quan QLNN về đầu tư

- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án;

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai,sử dụng tài nguyên khoáng sản;

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư;

- Phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn,vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấphành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện

Trang 37

- Kiểm tra sự phù hợp của dự án với các quy hoạch liên quan;

- Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, củangành và địa phương áp dụng cho dự án;

Để thực hiện những nội dung trên, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thựchiện bằng cách lập các đoàn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanhnghiệp Thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tinphản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ đánh giáhiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiếtnhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép làquan trọng nhất Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cần theohướng xử lý mạnh tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụ thểhơn trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành tronghoạt động giám sát các dự án đầu tư nước ngoài

1.2.4 Nguyên tắc QLNN về dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.4.1 Nguyên tắc thống nhất

Thống nhất đòi hỏi mọi chủ trương, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài,những quy định đề ra phải phục vụ đường lối, chính sách thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài của quốc gia

1.2.4.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa sự lãnh đạo tập trung của nhà nước vàviệc phát huy tối đa sáng kiến đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào công tác quản lý

1.2.4.3 Nguyên tắc cụ thể, thiết thực và hiệu quả

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động phức tạp, kết quả của nó là

do cả quá trình xúc tiến, vận động mời gọi các nhà đầu tư cũng như các hành langpháp lý bảo đảm cho các hoạt động này triển khai có hiệu quả Do đó, đòi hỏi chủthể quản lý phải nắm thông tin chính xác, cụ thể, nhanh chóng để đề ra các biệnpháp, xử lý, giải quyết đúng đắn, phù hợp, cụ thể, thiết thực và kịp thời

1.2.4.4 Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm

Trang 38

Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải bảo đảm tươngứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và cácđiều kiện cần thiết để thực hiện được các nhiệm vụ được giao.

Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, của Ủy bannhân dân các cấp đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời bảođảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vịtrong việc quyết định và thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp

1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để đánh giá quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,tác giả xác định một số tiêu chí đánh giá cơ bản trên cơ sở xác định mức độ hoànthành nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các khía cạnh như hoàn thành mục tiêu, tuân thủnguyên tắc quản lý nhà nước, thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước

1.2.5.1 Tiêu chí phù hợp

Sự phù hợp các quy định của pháp luật (cơ chế, chính sách, quy hoạch), cơ cấu

tổ chức, nguồn nhân lực, nguồn lực đầu tư, công tác thanh tra, kiểm tra có thực sựtạo điều kiện phát triển hoạt động của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

và mục tiêu thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ các dự án có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

1.2.5.2 Tiêu chí hiệu lực

Hiệu lực thể hiện mối tương quan giữa kết quả và mục tiêu Thể hiện năng lựccủa bộ máy quản lý nhà nước trong các hoạt động quản lý đạt được các mục tiêucủa quản lý Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của các văn bản chỉ đạo điều hành(khả năng ảnh hưởng đến các đối tượng và việc chấp hành nghiêm chỉnh của đốitượng đối với các quy định, văn bản quản lý nhà nước), tìm ra giải pháp xử lývướng mắc thiết thực, sự tuân thủ luật pháp và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, sựphối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ thống Hiệu lực thể hiện được vaitrò quản lý của bộ máy nhà nước và huy động sự tham gia của các chủ thể liên quantrong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.5.3 Tiêu chí hiệu quả

Trang 39

Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá công tác quản lý nhà nước về các dự án

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Về cơ bản, hiệu quả công tác quản lý nhà nướcđối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá thông qua hiệuquả vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương Việc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu cótính định lượng như: Giá trị gia tăng của khu vực FDI, mức độ đóng góp của khuvực FDI vào tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của khu vực FDI, tổng thungân sách từ các DN FDI, số lao động việc làm trong khu vực FDI, đóng góp vàochuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngoài ra còn được đánh giá thông qua việc sử dụngcông nghệ sử dụng tiên tiến không gây ảnh hưởng môi trường, việc chấp hành, tuânthủ các quy định pháp luật của các doanh nghiệp FDI, hoạt động của các doanhnghiệp FDI không gây ảnh hưởng đến ổn định chính trị và an ninh xã hội, đồng thờigóp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội của quốc gia và địa phương

1.2.5.4 Tiêu chí bền vững

Thể hiện QLNN tạo ra được những ảnh hưởng tích cực lâu dài theo thời gian

và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan trong các hoạt động thu hút,quản lý và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phía các cơ quan nhà nước đảmbảo được các mục tiêu quản lý, còn phía các doanh nghiệp FDI đạt được mục tiêuhiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn bỏ ra

Mỗi địa phương là một tế bào của một quốc gia Do đó, việc thu hút, quản lýcác dự án FDI tại địa phương không thể tách rời mục tiêu phát triển kinh tế xã hộicủa cả nước mà còn được đặt ra với tư cách là một mắt xích quan trọng trong hệthống mục tiêu phát triển của quốc gia Mục tiêu của quốc gia có đạt được haykhông phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của từng địa phương Để đánh giá đượchiệu quả quản lý nhà nước của địa phương về các dự án FDI thường được xem xéttrên một số khía cạnh cụ thể:

- Việc thu hút, quản lý các dự án FDI phải dựa trên ba trụ cột của sự phát triển,của địa phương đó là: phát triển về kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường

- Các dự án FDI có hiệu quả phải phát huy được tiềm năng, lợi thế của địaphương và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương nóiriêng và của quốc gia nói chung Mỗi địa phương đều có những tiềm năng, lợi thế

Trang 40

khác nhau Do đó, mỗi địa phương lại có định hướng, mục tiêu phát triển khác nhautùy thuộc vào những lợi thế và tiềm năng ấy.

- Việc triển khai các dự án FDI đảm bảo sự hài hòa về lợi ích theo hướng cùng

có lợi giữa nhà đầu tư nước ngoài và địa phương

- Các dự án FDI cần phải có định hướng dẫn dắt của Nhà nước; ý thức chấphành pháp luật của các doanh nghiệp FDI; sự tham gia tích cực của cộng đồng dân

cư và các tổ chức xã hội

- Việc thu hút, quản lý các dự án FDI phải gắn với mục tiêu phát triển bềnvững của cả nước và gắn với xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển chung củathế giới đương đại

1.2.6 Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước về dự

án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.6.1 Quảng Ninh

Là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Quảng Ninh có nhiều lợi thếtrong thu hút đầu tư như: Có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự vàđối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc,Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore; nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,

đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thànhphố trong cả nước không có được như: than đá, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủytinh, đá vôi; có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãibiển đẹp nổi tiếng Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Disản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới;

Hiện Quảng Ninh có 94 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là4.539,5 triệu USD, vốn thực hiện là 3.212,7 triệu USD Để thực hiện tốt chức năngquản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn,Quảng Ninh đã thực hiện những giải pháp sau đây:

- Ban hành quy định về trình tự thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, gộp

08 quyết định trước đây, tạo sự đồng bộ, thống nhất về hồ sơ, thủ tục hành chính,

Ngày đăng: 11/11/2017, 08:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mớ., Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mớ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội khóa X. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội khóa X
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
3. Quốc hội, 1996. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
4. Quốc hội, 2000. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
5. Quốc hội, 2005. Luật Đầu tư. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
9. Chính phủ, 2013. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài .II. Các báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nângcao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013. Kỷ yếu 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống Nhất Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu 25 năm đầu tư nước ngoài tại ViệtNam
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010. Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới. Hà Nội: NXB Thống Nhất Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới
Nhà XB: NXB Thống Nhất Hà Nội
3. Bộ Thương mại, 2002. FDI với kinh tế - thương mại Việt Nam. Hà Nội: NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDI với kinh tế - thương mại Việt Nam
Nhà XB: NXBHà Nội
15. Cục Thống kê Nghệ An, 2006. Niên giám thống kê 2006. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2006
16. Cục Thống kê Nghệ An, 2007. Niên giám thống kê 2007. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2007
17. Cục Thống kê Nghệ An, 2008. Niên giám thống kê 2008. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2008
18. Cục Thống kê Nghệ An, 2009. Niên giám thống kê 2009. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2009
18. Cục Thống kê Nghệ An, 2010. Niên giám thống kê 2010. Nghệ An: Nhà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2010
19. Cục Thống kê Nghệ An, 2011. Niên giám thống kê 2011. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2011
20. Cục Thống kê Nghệ An, 2012. Niên giám thống kê 2012. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2012
21. Cục Thống kê Nghệ An, 2013. Niên giám thống kê 2013. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ AnIII. Các tài liệu, công trình nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2013
1. Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, 2011. Tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp. Báo cáo đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về tác độngcủa đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp
8. Nguyễn Bích Đạt, 2005. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nhiệm vụđặt ra đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w