Nhận xét về việc thực hiện công tác bồi thường dự án Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Một phần của tài liệu Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh (Trang 42 - 46)

Lợi-Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Với hệ thống pháp luật đất đai tương đối hoàn thiện, cấp uỷ, chính quyền quan tâm thực hiện; trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, tự giác chấp hành pháp luật; đại đa số quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đối với công tác bồi thường, bộ máy cơ quan nhà nước trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng co trình độ chuyên môn cao, hoạt động hiệu quả. Việc triển khai công tác bồi thường khi thực hiện dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người sử dụng đất.

1. Những điểm mạnh

Mặc dù cùng lúc phải thực hiện nhiều dự án, tuy nhiên Ủy ban nhân dân cũng như Ban bồi thường và Giải phóng mặt bằng quận Bình Thạnh đã rất cố gắng để

bàn giao mặt sớm cho nhà thầu. Quá trình công tác tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Ban bồi thường đã linh hoạt xử lý, không để tình trạng dây dưa kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến công trình cũng như uy tín của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:

Vào mùa mưa, trong khi công tác bồi thường đang được thực hiện thì tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông Thanh Đa đang tiếp diễn theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ dân nằm trong diện giải tỏa mà vẫn chưa được bố trí nhà tái định cư do quỹ nhà tái định cư của thành phố đang thiếu hụt rất nhiều. Trước tình hình đó, Ban bồi thường đã đề nghị lên cấp trên và được phê duyệt sử dụng chung cư Nguyễn Văn Lượng, Gò Vấp làm nơi tạm cư cho những trường hợp khẩn cấp.

Ban bồi thường cũng như Ủy ban nhân dân quận đã linh hoạt xử lý nhiều trường hợp gặp khó khăn về công tác bồi thường, cụ thể:

- Trường hợp Công ty Dệt may Gia Định: Công ty dệt may Gia Định bị ảnh

hưởng trong tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, gặp khó khăn về nguồn vốn tái bố trí xây dựng lại nhà xưởng mới khi thực hiện di dời trụ sở cũ như sau:

+ Tổng giá trị bồi thường cấu trúc sau khi đã khấu trừ thu hồi vật tư là

3.885.417.385 đồng

+ Tổng giá trị cải tạo xây dựng mới nhà xưởng theo dự toán chi phí của đơn vị tư vấn thiết kế lập là: 10.066.942.734 đồng

+ Chênh lệch thiếu: 6.181.525.349 đồng

Để giải quyết vốn thiếu trên, Ban bồi thường và Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đã có ý kiến lên cấp trên, đề nghị cho công ty được vay vốn với lãi suất bằng 0% từ nguồn thu thanh lý nhà xưởng của thành phố để nhanh chóng thực

hiện công tác bồi thường.

- Trường hợp Công ty Cổ Phần Cơ khí xăng dầu: Xưởng bồn của công ty là

một nhà xưởng có cấu tạo đặc biệt, với khẩu độ trên 30m, chiều cao trên 9m với kết cấu: Móng bằng bê tông cốt thép, khung thép, trụ thép, đỡ mái bằng vì kèo thép, kết cấu cần trục tải trọng trên 30 tấn (chưa được quy định trong biểu quy chuẩn ban

hành kèm theo quyết định 12/2008/QĐ-UBND ngày 20/2/2008). Dù chỉ bị giải tỏa một phần nhưng do kết cấu đặc thù của ngành xăng dầu nên phải giải tỏa toàn bộ. Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở mới cũng như di dời toàn bộ thiết bị, văn phòng sang địa điểm mới trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tiền đền bù không đủ để phục vụ toàn bộ nhu cầu cấp thiết của công ty.

Đứng trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đã có kiến nghị lên cấp trên hỗ trợ cho doanh nghiệp về việc di dời thiết bị, văn phòng, hỗ trợ 12 tháng tiền thuê địa điểm bố trí văn phòng, đồng thời hỗ trợ tiền lương nghỉ việc cho nhân viên trong công ty.

- Trường hợp Chùa Ân Phước: Chùa Ân Phước là cơ sở tôn giáo thuộc hệ phái

Hoa Tông tiêu biểu và duy nhất trên địa bàn quận Bình Thạnh. Chùa chỉ bị giải tỏa một phần nhưng lại là một phần của ngôi chính điện (cấu trúc chính của chùa), do đó để đảm bào sự hài hòa về mặt kiến trúc thì phải phá dỡ các phần cấu trúc còn lại để xây dựng mới. Tuy nhiên ban đầu chùa chỉ được giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho phần chính điện bị giải tỏa với tổng số tiền là 4.520.000.000 đồng, quá thấp so với con số dự toán xây dựng mới toàn bộ là hơn 16 tỷ đồng mà nhà chùa đưa ra.

Đứng trước tình hình đó, ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đã đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng thẩm định thành phố, các sở ban ngành chức năng chấp thuận bồi thường thêm cho chùa số tiền 3,5 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng lại

mới ngôi chùa, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo người dân trên địa bàn quận, đồng thời hỗ trợ thêm chi phí tháo dỡ, bảo quản tượng thờ trong chùa.

Ban bồi thường cũng như Ủy ban nhân dân quận đã phối hợp cùng với các ban ngành có liên quan thẩm định, thống nhất đơn giá đất ở để bồi thường, đơn giá này tuy chưa thật sát với giá thị trường nhưng cao hơn so với các dự án khác, do đó nhận được sự ủng hộ của người dân.

Tuy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh được thực hiện rất tốt, mặt bằng được bàn giao sớm nhất cho đơn vị thầu nhưng qua quá trình đánh giá, em thấy vẫn còn một số hạn chế sau:

- Đối với quy hoạch đất đai và công tác phê duyệt, việc chuẩn bị quỹ đất và quỹ nhà còn bị động do chưa tính kỹ đến địa điểm và thời điểm bố trí tái định cư trong quy hoạch phát triển thành phố. Bên cạnh đó, công tác phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cũng như các khâu xin đất, thiết kế, thẩm định dự án xây dựng còn chậm chạp.

- Dự án ban đầu chưa chuẩn bị tốt về quỹ nhà ở nhưng vẫn tiến hành giải phóng mặt bằng, tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở cho Ủy ban nhân dân quận và thành phố.

- Sự bất ổn định giá nhà và đất trên thị trường đã dẫn đến việc người dân không thể mua được nhà ở sau khi nhận tiền đền bù bởi trượt giá. Lý do chính đó là khoảng thời gian xác định giá cho tới khi nhận được tiền quá lâu. Bản thân quá trình giải tỏa và di dời người dân được thực hiện trong thời gian khá dài, các khoản tiền đền bù không giống nhau tại các thời điểm. Do vậy, xuất hiện những mâu thuẫn giữa các hộ dân với các hộ dân, giữa hộ dân với chính quyền bởi sự chênh lệch khá lớn về các khoản tiền đền bù này.

- Về cơ chế quản lý xây dựng và sử dụng công trình, nhà tái định cư vẫn theo cơ chế nhà nước chỉ định thầu, sau đó phân phối cho người cần tái định cư. Người dân hầu như không tham gia vào quá trình xây dựng từ giai đoạn đầu. Điều này dẫn đến những tiêu cực trong xây dựng, nghiệm thu công trình. Các hoạt động kinh doanh đầu cơ quỹ nhà tái định cư vẫn diễn ra nhằm chuộc lợi từ chênh lệch giá bán nhà thấp hơn so với thị trường.

- Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với các hộ gia đình bị di chuyển, đặc biệt là các hộ nông dân mất đất nông nghiệp chưa được cụ thể hoá bằng các giải pháp khả thi mà chỉ nêu chung chung trên các văn bản luật, chưa quy định ràng buộc trách nhiệm với chủ đầu tư nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận người dân bị di dời tái định cư.

Một phần của tài liệu Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)