Báo cáo thực tập: Tìm hiểu các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý xây dựng
Trang 1PHẦN I: TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA NHÀ
NƯỚCVỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
I Tìm hiểu nghị định 209/CP về quản lý chất lượng công trinhg xây dựng
Nghị định 209/CP bao gồm 9 chương với 39 điều khoản hướng dẫn thihành Luật xây dựng về quản lý chất lượng công trình
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Chương 3: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 4: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chương 5: Quanr lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 6: Bảo hành công trình xây dựng
Chương 7: Bảo trì công trình xây dựng
Chương 8: Sự cố công trình xây dựng
Việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng được quy định trong chương
II Trong đó công trình xây dựng được phân thành 5 loại 4 cấp Cấp công trình xâydựng là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Trong dự án đầu tư xây dựng công trình thông thường trải qua 3 bướcthiết kế:
Thiết kế cơ sở: Là tải liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiệngiải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện để lập tổng mức đầu tư
và là căn cứ để thực hiện triển khai các bước thiết kế tiếp theo
Thiết kế kỹ thuật: Là bước thiết kế tiếp theo được thực hiện khi dự
án đầu tư được phê duyệt Bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện cácgiải pháp kỹ thuật, kết cấu… Phần thuyết minh tính toán lại và làm rõphương án được lựa chọn, so sánh các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật, giảithích các nội dụng của bản vẽ thiết kế Phấn bản vẽ thể hiện chi tiết cáckích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điềukiện để lập dự toán và lập bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công: Là cơ sở để người thi công có thể thực hiệnđược công việc xây dựng công trình với các yêu cầu đề ra trước đó
Trang 2Thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ Phần thuyếtminh giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được.Phần bản vẽ thiết kế chi tiết tất cả các bộ phận công trình, cấu tạo, kíchthước, vật liệu, thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ để lập dựtoán xây dựng công trình.
Tuỳ theo quy mô, tính chất và cấp của công trình xây dựng, mà việc thiết
kế có thể tiến hành theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước như sau:
Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với côngtrình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Thiết kế 2 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thicông
Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở , thiết kế kỹ thuật vàthiết kế bản vẽ thi công áp dụng với các công trình quy định phải lập dự
án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có kỹ thuật phức tạp dongười quyết định đầu tư quyết định
Trường hợp thực hiện thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì các bước thiết kếtiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt Đối với nhữngcông trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử dụngthiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đểtriển khai thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải đượcthể hiện trên các bản vẽ theo quy định Thiết kế phải thể hiện được các khối lượngcông tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình
Việc thiết kế công trình phụ thuộc cấp công trình theo sơ đồ sau:
Sau đây là một số ví dụ về sự phân cấp công trình theo NĐ209
Cảng bến thuỷ cho nhà máy đóng, sửa chữa tầu:
Trang 3Cấp đặc biệt : Chiều cao >150m
Cấp I : Chiều cao 100-150m
Cấp II : Chiều cao 50-<100m
Cấp III : Chiều cao 15-<50m
Cấp IV : Chiều cao <15m
Hồ sơ thiết kế công trình được chủ đầu tư phê duyệt với sự tư vấn của nhà
tư vấn có đủ điều kiện và năng lực Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phảichịu trách nhiệm trước chủ thầu xây dựng và pháp luật về chất lượng công trìnhthiết kế của mình Trong quá trình xây dựng có sự tham gia giám sát của các bênliên quan nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng theo thiết kế, kỹ thuật vàtiến độ Công trình sau khi đã hoàn thành và bàn giao sẽ được nhà thầu thi côngbảo hành và bảo trì trong thời hạn nhất định
Các sự cố công trình và cách thức giải quyết được hướng dẫn trongchương 8 của Nghị định Khi xẩy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sởhữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng.Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân sự cố, nếu chủ đầu tư,chủ quản lý sử dụng công trình không có năng lực thực hiện thì phải thuê một tổchức vẫn xây dựng có đủ điều kiện năng lưcj theo quy định để thực hiện khảo sát,đánh gía và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự
cố Hồ sơ sự cố công trình bao gồm: biên bản kiểm tra hiện trường sự cố, mô tảdiễn biến của sự cố, kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân
sự cố, các tài liệu về thiết kế và thi công công trình liên quan đến sự cố
II.Tìm hiểu quy trình lập dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn và tài nguyên trong một thời hạn nhấtđịnh nhằm đem lại lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn, tài nguyên có giớihạn vào đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, chấtlượng … trong một thời gian nhất định Một dự án đầu tư bao gồm các bộ phânchính như sau:
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi
Thiết kế chi tiết
Thực hiện dự án
Đánh giá hậu dự án
1 Nghiên cứu tiền khả thi: là quá trình phân tích các yếu tố về kinh tế và
kỹ thuật, thể hiện qua các ước tính định lượng để chứng tỏ rằng dự án có
đủ sức hấp dẫn để tiến hành nghiên cứu sâu hơn Các yếu tố cần qua tâmtrong qua trình thực hiện nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
Phân tích thị trường
Trang 4 Phân tích kỹ thuật.
Phân tích nhân lực và quản lý
Phân tích tài chính
Phân tích hiệu quả kinh tế
Phân tích hiệu quả xã hội
2 Nghiên cứu khả thi: Nội dung của nghiên cứu khả thi cũng gần giốngnhư nghiên cứu tiền khả thi Tuy nhiên việc nghiên cứu sẽ chi tiết và tỷ
mỷ hơn, bao gồm các bước sau:
Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
Lựa chọn hình thức đầu tư
Các mục tiêu và sản phẩm của dự án
Phân tích đặc điểm khu vực của dự án
Phân tích sự lựa chọn công nghệ
Các phương án và giải pháp xây dựng
là việc làm quan trọng, xây dựng nên kinh nghiệm để thành công đượclặp lại và thất bại được loại trừ
PHẦN II: TÌM HIỂU CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM
Các chương trình phần mềm tính kết cấu hiện nay ở Công ty Tư vấn Đầu
tư và Dịch vụ Tài chính để thiết kế các công trình:
A Chương trình tính kết cấu:
Chương trình tính kết cấu SAP2000, các chương trình tính toán nền móngSLOPE, SLOPEW, PLAXIS,… Trong qua trình tính toán thiết kế có sử dụng đồngthời các phần mềm khác nhau để kiểm chứnh kết quả
Hệ thống phần mềm thuỷ hải văn, thuỷ lực sông biển của Viện Thuỷ lựcĐan Mạch bao gồm:
Trang 5 Hệ thống MIKE 11 Enterprise: giải quyết đầy đủ các bài toán thuỷlực 1 chiều (1D) như tính toán vận tốc, lưu lượng, dao động mực nước
ở khu vực ảnh hưởng thuỷ triều có xét đến ảnh hưởng của mưa trên lưuvực, tác động của công trình thuỷ, sự lan truyền chất…
Hệ thống MIKE 21: Đây là hệ thống phức hợp có thể giải quyết cácvấn đề mực nước và dòng chẩy hai chiều (2D), sự vận chuyển vàkhuếch tán của các chất hoà tan và lơ lửng, bùn cát, sự lan truyền dầu,
sự lan truyền của sóng biển, tính toán sa bồi và tác động của việc nạovét luồng lạch… Hệ thống hiện đại này có thể giải quyết hầu hết cácvấn đề thuỷ lực phức tạp ở vùng cửa sông và ven biển
Hệ thống MIKE 3: dây là hệ thống cá chương trình phát triển dựatrên các nghiên cứu khoa học gần đây, tính toán dòng chẩy và bùn cát
ba chiều (3D) Hệ thống này có thể mô phỏng rất tốt sự phân bố dòngchẩy và bùn cát theo không gian 3 chiều, rất thích hợp để nghiên cứuvới độ chính xác cao bài toán sa bồi, xói lở ở các đoạn sông cong, cửasông và ven biển…
Phần mềm LIPACK: đánh giá tác động của các công trình ven biển:tối ưu hoá hệ thống công trình bảo vệ khu vực bờ biển; tính toán nạovét luồng lạch; thực hiện những nghiên cứu diễn biến hình thái venbiển…
PHẦN III: TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN MỘT
CÔNG TRÌNH
1.Xác định các trường hợp tải trọng:
Tải trọng được chia thành tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời(dài hạn, ngắn hạn và đặc biệt) tuỳ theo thời gian tác dụng của chúng:
a) Tải trọng thường xuyên:
Tải trọng thường xuyên (tiêu chuẩn hoặc tính toán) là các tải trọng távdụng không biến đổi trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình Bao gồm:
Khối lượng bản thân công trình
Khối lượng đất đắp
Tải trọng do công trình và thiết bị công nghệ đặt cố định
Áp lực của đất lấp trong công trình
b) Tải trọng tạm thời dài hạn gồm:
Tải trọng do thiết bị bốc xếp di động, các phương tiện vận tải vàhàng hoá đặt trên bến
Phần áp lực chủ động của đất do các thiết bị, phương tiện hang hoáđặt trên công trình bến
Trang 6 Áp lực thuỷ tĩnh do mực nước ngầm sau công trình bến cao hơn mựcnước ngầm trước bến, trong điều kiện hệ thống công trình thoát nướcngầm của bến vẫn hoạt động bình thường.
Tác động của sự thay đổi nhiệt độ môi trường
Tác động hoá hoc của mực nước biển, nước ngầm và các hoá chấtkhác đối với công trình bến
Tác động của biến dạng nền không kèm theo sự thay đổi cấu trúcđất
Tác động do thay đổi độ ẩm, co ngót và từ biến của nền đất và vậtliệu
c) Tải trọng tạm thời ngắn hạn bao gồm:
Tải trọng do song, dòng chẩy
Tải trọng do tầu(gồm lực neo, va, tựa tầu)
Tải trọng ngang do cần cẩu và các phương tiện vận tải
Tải trọng tác động trong giai đoạn xây dựng
Tải trọng do gió tác động lên các công trình cố định và cần cẩu hoạtđộng trên bến
Tác động do hoả hoạn
Tải trọng do nổ trong hoặc gần công trình
Đồng thời khi thiết kế công trình bến còn phải xét đến các tác động sau:
Tác động của tầu bè, các vật trôi nổi…
Sự thay đổi cao trình đáy sông (biển) trước bến do sa bồi, dòng chẩy,chân vịt tầu…
Sự ăn mòn điện hoá của các dòng điện “lang thang” … có thể xẩy rađối với các cấu kiện thép, bêtông cốt thép của công trình bến
2.Các tổ hợp tải trọng:
Tuỳ thành phần các loại tải trọng tính đến các tổ hợp tải trọng gồm có tổhợp cơ bản và tổ hợp đặc biệt
Trang 7a) Tổ hơp tải trọng cơ bản gồm các loại tải trọng thường xuyên, tải trọngtạm thời dài hạn, và tải trongj tạm thời ngắn hạn.
b) Tổ hợp tải trọng đặc biệt gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạmthời dài hạn, tải trọng tạ thời ngắn hạn có thể xẩy ra và một tải trọngđặc biệt
c) Tổ hợp tải trọng đặc biệt do tác động của động đất không tính đến tảitrọng gió
d) Bất cứ tải trọng tạm thời nào tác động có lợi cho trạng thái giới hạnđang xét đều không đưa và tổ hợp
e) Các tổ hợp tải trọng trong giai đoạn xây dựng và sửa chữa công trìnhphải được quy định phù hợp với trình tự thi công
3.Xác định nội lực trong kết cấu công trình:
a) Nội lực xác định qua tính toán kết cấu theo các chỉ dẫn trong các tiêuchuẩn thiết kế tương ứng
b) Khi tính toán công trình thì tính toán theo 2 trạng thái giới hạn:
Nhóm thứ I: Gồm các trạng thái giới hạn làm việc mất khả năng chịulực hoặc làm cho bến không còn sử dụng được nữa
Nhóm thứ II: Gồm các trạng thái giới hạn về biến dạng và chuyển vịcủa kết cấu công trình
4.Lựa chọn nội lực thiết kế kết cấu công trình:
Nội lực trong kết cấu được lấy theo biểu đồ bao của các tổ hợp nội lực,được tính toán tương ứng với mỗi sơ đồ kết cấu tương ứng với mỗi phương án đãchọn
5.Tính toán độ bền:
Tính toán độ bền phải được thực hiện theo nhóm các trạng thái giới hạn Iphù hợp với các quy định của tiêu chuẩn thiết kế
6.Tính toán kiểm tra chuyển vị kết cấu và chuyển vị tổng thể:
Việc tính toán kiểm tra chuyển vị kết cấu và chuyển vị tổng thể tuỳ theotừng loại công trình mà có phương pháp khác nhau, thường thông qua thựcnghiệm và các nghiên cứu của các chuyên gia
PHẦN IV: TÌM HIỂU CHUNG VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ
I Xác định nhiệm vụ thiết kế
Xác định nhiệm vụ thiết kế là bước đầu tiên của quá trình thiết kế Thườngnhiệm vụ thiết kế dựa vào ý đồ của người đầu tư và sự tư vấn của nhà tư vấn thiết
kế Trước khi đưa ra ý tưởng đầu tư thì chủ đầu tư sẽ phải thực hiện khảo sát một
số yêu cầu về thị trường, xã hội, tự nhiên để đưa ra quyết định có đầu tư haykhông
Trang 8Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho người thiết kế dự kiến quy mô đầu tư: côngsuất, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, địa điểm xây dựng, phân tíchlựa chọn thiết bị công nghệ…
II.Chuẩn bị số liệu thiết kế
Khi đưa ra ý tưởng đầu tư, chủ đầu tư cũng cung cấp một số tài liệu cầncho người thiết kế Từ đó người thiết kế có thể hình dung quy mô của công trình.Tuy nhiên các số liệu đó chư đủ để người thiết kế hoàn thành nhiệm vụ của mình
Vì vậy cần phải thu thập các số liệu còn thiếu kèm theo Việc thu thập các số liệu
có thể thực hiện bằng cách mua hoặc xin số liệu
Khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật thường quan tâm đến các số liệu đầuvào về điều kiện tự nhiên, kinh tế, cung ứng vật liệu tại chân công trình…
Thông thường việc chuẩn bị số liệu đầu vào được tiến hành qua cá yếu tố:a) Địa hình: Tiến hành đo vẽ bản đồ địa hình khu vực xây dựng và lân cậntheo tỷ lệ thích hợp theo tiêu chuẩn
b) Địa chất: Thể hiện bản đồ địa chất, trắc dọc địa chất, trắc ngang điạchất Tiến hành khoan thăm dò theo lưới hoặc tuyến,thăm dò mực nướcngầm… từ đó cho biết điều kiện địa chất khu vực xây dựng công trình.c) Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn, hải văn…
Bao gồm các yếu tố cơ bảm sau:
d) Các số liệu về phương tiện, hàng hoá, sơ đồ công nghệ:
Dựa vào các số liệu này mới có thể tính toán được một phần tải trọng tácdụng lên công trình
Trang 9Đối với mỗi công trình đều phải thể hiện được các thông số chính cầnthiết Bao gồm các kích thước chính của công trình, trang thiết bị hoặc sơ đồ côngnghệ, thông số về môi trường tác động lên công trình.
b) Giả định - lựa chọn kết cấu bến:
Sau khi có được các thông số chính, ta tiến hành lựa chọn kết cấu chính.Việc lựa chọn phụ thuộc các yếu tố cơ bản sau:
Điều kiện địa chất: Đây là điều kiện quan trọng quyết định đến việc
sử dụng kết cấu nền móng cho công trình
Tuổi thọ công trình: Thể hiện thời gian khai thác sử dụng công trình
Giá thành công trình: Đối với mỗi dự án nhất định thì đều có mộtsuất đầu tư nhất định - hữu hạn để có thể mang lại hiệu quả đầu tư.Chính vì vậy khi thiết kế công trình phải đảm bảo được điều kiện hiệuquả đầu tư của dự án
Quy mô công trình
Cân nhắc đến loại công trình, dạng công trình
Cân nhắc đến tính năng sử dụng công trình
Hệ sô tải trọng kể đến khả năng sai lệch bất lợi có thể xẩy ra
Khi có sự tác động đồng thời của hai hay nhiều tải trọng thì việc tính toánkết cấu và nên móng phải được thực hiện theo các tổ hợp bất lợi nhất Các tổ hợptải trọng được thiết lập từ các trường hợp tác dụng đồng thời của các loại tải trọng
do trọng lượng đất, áp lực thuỷ tĩnh, tác động co ngót của bêtông, tácđộng của máy móc thiết bị đặt cố định trên công trình,…
Hoạt tải: Là loại tải trọng tác động không thường xuyên Ở hoạt tảiluôn có sự biến động về thời gian tác động, cường độ và vị trí tác động.Chính vì vây việc lựa chọ hoạt tải rất khó khăn do sự biến động trên
Trang 10 Tải trọng đặc biệt: Là các loại tải trọng gây ra do động đất, va đập,tai nạn,… Các loại tải trọng này đều nguy hiểm đối với công trình.Chính vì vây nếu kể đến các loại tải trọng này thì giá thành công trìnhtăng lên rất nhiều.
Các loại tải trong khác: Là cá loại tải trọng có thể kể đến sự thay đổinhiệt độ, tải trọng gây ra do hiện tượng từ biến, trùng ứng suất…
b) Tổ hợp tải trọng:
Tuỳ thành phần các tải trọng tính đến, tổ hợp tải trọng bao gồm tổ hợp cơbản và đặc biệt
Tổ hợp gồm tĩnh tải và hoạt tải
Tổ hợp tải trọng đặc biệt gồm thành phần tĩnh tải và, hoạt tải có thểxẩy ra và một tải trọng đặc biệt
c) Giải kết cấu
Khi giải nội lực phải có sự tổ hợp của các ngoại lực tác động
Việc giải kết câu cho ta các gia trị, phương chiều tác động của nội lực.Nội lực trong hệ kết cấu gồm 3 thành phần:
Lực cắt
Lực dọc
Mômen (uốn, xoắn)
Mỗi thành phần sẽ gây ra sự phá hoại khác nhau
d) Kiểm tra tiết diện, bố trí thép và thiết kế các chi tiết khác cho cấu kiện.Sau khi có đựoc nội lực, tiến hành bố trí cốt thép cho các cấu kiện bêtôngcốt thép Đồng thời kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của cấu kiện
V Xác định khối lượng xây lắp và giá thành xây dựng
Với mỗi phương án thiết kế phải đưa ra được khối lượng xây lắp và giáthành xây dựng cụ thể để xen xét tính khả thi của dự án Giá thành xây dựng côngtrình được xác định theo công trình phù hợp với bước thiết kế xây dựng và đượcbiểu thị bằng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình
Giá thành xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xây lắptheo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiêmj vụ thực hiện công việc của công trình và đơngiá, định mức chi phí cần thiết
Nội dung của chi phí xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chhiphí vật tư, chi phí nhân công, chi phí dự phòng…
PHẦN V:TÌM HIỂU TRIỀN TẦU 1000DWT
I Các hạng mục công trình Triền tàu 1.000DWT
Triền tàu 1.000DWT là công trình chính của dự án Trong thiết kế KTTC,công trình Triền tàu 1.000DWT bao gồm các hạng mục như sau:
Trang 11Bảng 1 Thông số cơ bản của các loại tàu mẫu
TT Loại tàu đặc trưng Chiều dài
Lmax (m)
Chiều rộng Bmax (m)
Chiều cao H (m)
Mớn nước không tải
T o (m)
Tự trọng (T)
-Bảng 2 Thông số cơ bản của một số loại tàu cá
TT Loại tàu Chiều dài L (m) Chiều rộng B (m) Mớn nước có tải
Chiều dài đường triền dọc (L): 159,98m (Hình chiếu bằng)
Độ dốc đường triền dọc (đoạn T3): 1:15
Bán kính cong đoạn quá độ (đoạn T2): 150 m
Cự ly ray triền dọc: 4,50 m
Số ray triền dọc: 02 ray