TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển Đảng bộ huyện VĩnhLinh Linh
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, giáp với huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía Tây giáp huyện Hướng Hóa, phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía đơng giáp Biển Đơng. Với diện tích tự nhiên là 620 km2 và 91 nghìn người (2006), trong đó có trên 1000 người Bru - Vân kiều. Nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, hội tụ nhiều yếu tố về tự nhiên và kinh tế xã hội phong phú: có vùng biển, có vùng núi, trung du, đồng bằng; với 3 thị trấn và 19 xã, Vĩnh Linh có vị trí trọng yếu cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phịng, là cửa ngỏ thơng thương của tỉnh Quảng Trị.
Trong những năm qua nền kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh đã phát triển tương đối ổn định góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương giàu mạnh.
Nền kinh tế có bước phát triển khá cao và ổn định, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, các ngành, vùng kinh tế phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15 triệu
đồng. Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp 41,5%, công nghiệp xây dựng 25,5%, thương mại dịch vụ 33%, tổng thu ngân sách tăng hàng năm là 15,3%.
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, nhiều giống cây, con có giá trị đưa vào sản xuất đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền. Nơng nghiệp tăng bình qn là 7,7%, Cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn được đầu tư khá đồng bộ. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chiếm 22% giá trị ngành nông nghiệp. Kinh tế thủy sản phát triển với tốc độ tăng hàng năm 8,2%, việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến chuyển biến tiến bộ, cơng tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng đưa độ che phủ rừng đạt trên 49%. Công nghiệp - xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân và góp phần quan trọng làm thay đổi nền kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng hàng năm 20,6%. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm. Chương trình bê tơng hóa - nhà hóa giao thơng nơng thơn, thị trấn mang lại nhiều kết quả tích cực đạt trên 58,8% kế hoạch giai đoạn 2006 - 2015.
Tăng cường các hoạt động văn hóa thơng tin, đẩy mạnh phong trào “ Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, giữ gìn và phát huy các di tích lịch sử, nâng cao hiệu quả y tế, giáo dục, thực hiện các chính sách an sinh xã hội…
2.1.2 Sự hình thành và phát triển Đảng bộ huyện Vĩnh Linh
Đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hồn tồn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trong niềm vui chung của cả nước, Vĩnh Linh bước vào giai đoạn mới của cách mạng là công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thống đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất của Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Linh được phát huy trong giai đoạn mới.
Quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 23 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ngày 23/6/1975 Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh ra Nghị quyết số 03 - NQ/HU chỉ rõ: “Phát huy truyền thống đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, phát huy hết thuận lợi to lớn trong thời kỳ mới, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, tự lực cánh sinh, lao động qn mình, quyết tâm hồn thành phương hướng, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ khu vực lần thứ V đề ra và kế hoạch nhà nước năm 1975, tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở để chuẩn bị cho việc phát triển kinh tế - văn hóa, bảo đảm quốc phịng - an ninh trong mọi tình huống, giữ vững và phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tiến bộ, góp phần xây dựng Vĩnh Linh vững mạnh về mọi mặt”. [32;11 - 12]
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tháng 3/1976, khu vực Vĩnh Linh cùng Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên, từ đây Vĩnh Linh khơng cịn là một đơn vị trực thuộc Trung ương mà trở thành một đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh ra sức cũng cố xây dựng quê hương vững mạnh về mọi mặt nên đã thu được nhiều kết quả quan trọng: khai hoang phục hóa, tháo gở bom mình, quy hoạch, cải tạo đồng ruộng. Vết thương nặng nề của chiến tranh được hàn gắn một bước, bộ mặt nông thôn Vĩnh Linh bước đầu khởi sắc. Ngày 5/3/1977 Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 hợp nhất 3 đơn vị Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ thành huyện Bến Hải. Ngày 11/3/1977 Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định chuẩn y thành lập huyện Bến Hải. Lúc này huyện có 55 xã, 3 thị trấn và dân số là 17,5 vạn người. Tồn huyện có 46 Đảng bộ, 73 chi bộ trực thuộc với 6408 đảng viên. Cũng trong giai đoạn này Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định thành lập ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Bến Hải:
Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi kế hoạch những năm 1977 - 1980. Đại hội xác định “Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, cách mạng tiến công, động viên sự nỗ lực cao nhất của Đảng bộ và nhân dân vào việc đẩy mạnh sản xuất. Trước hết tập trung sức cho sản xuất lương thực, thực phẩm, chú trọng cả lúa và màu, rau nhằm giải quyết vững chắc cho vấn đề lương thực, thực phẩm, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước”. [32;33]
Về công tác xây dựng Đảng được coi trọng, đến năm 1980 Đảng bộ có 6988 đảng viên, sinh hoạt ở 177 tổ chức cơ sở Đảng, tăng 580 đảng viên so với năm 1977, Ban chấp hành Đảng bộ đã tích cực chỉ đạo việc phát triển và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trên tất cả các địa bàn dân cư. Hầu hết cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu trên mọi lĩnh vực cơng tác góp phần quyết định vào việc xây dựng và phát triển các phong trào cách mạng của huyện.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ II (1980)
Đại hội đã đánh giá tình hình nhiệm kỳ 1977 - 1980, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trong hai năm 1981 - 1982. Đề ra mục tiêu phấn đấu bình quân lương thực đầu người đạt 400 kg, tổng đàn lợn đạt 70 nghìn con, đàn trâu 25 nghìn con, trồng 4 nghìn ha rừng, đánh bắt 2500 - 3000 tấn hải sản, xuất khẩu đạt giá trị 3 - 4 triệu đồng…Đảng bộ huyện còn ra Nghị quyết về cuộc vận động củng cố hợp tác xã và xây dựng huyện với nhiệm vụ “Phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh quy mô đội, hợp tác xã, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước. Các hợp tác xã phải xác định cơ cấu ngành sản xuất phù hợp với cơ cấu quản lý mới, nhằm phát huy tiềm năng lao động và đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật để làm ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đời sống, đóng góp với Nhà nước và xuất khẩu”.[32;44 - 45] Ngày 11/9/1981 huyện Bến Hải có sự thay đổi về địa giới hành chính, 10 xã thuộc huyện Cam Lộ (cũ) được tách ra khỏi huyện Bến Hải nhập vào thị xã Đơng Hà 8 xã và huyện Hướng Hóa 2
xã. Bến Hải còn lại 46 xã và 1 thị trấn với 13 vạn người. Ngay sau khi ổn định tổ chức Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, kế hoạch để tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra với tinh thần khẩn trương, tích cực, vững chắc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ III (1983)
Đại hội đã tổng kết những kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần II, chương trình hành động của Đại hội đại biểu lần thứ III, và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại hội chỉ rõ: “Tập trung cao độ sức lực, trí tuệ và sự cố gắng đồng bộ của các cấp, các ngành và nhân dân vào nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh phát triển tồn diện sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp với quy mơ lớn, tốc độ nhanh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và cân đối đồng bộ trên địa bàn huyện với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình cũng phát triển mạnh mẽ”. [32;47]
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ IV (1986)
Trên cơ sở đánh giá lại tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung là: “Tiếp tục tổ chức lại sản xuất, phân bố lại lao động và chính sách đầu tư hợp lý giữa các ngành, các vùng, ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế khơng ngừng ổn định và vượt qua khó khăn lúc thiên tai đột biến, vượt qua thời kỳ sản xuất giản đơn mà có tích lũy ban đầu từ nội bộ nền kinh tế địa phương, tiếp tục xây dựng để tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thiết thực cho sản xuất đời sống, tăng nhanh tỉ trọng giá trị công nghiệp trên địa bàn huyện. Khơng ngừng củng cố và hồn thiện quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa…”.[32;73 - 74] Đại hội đã nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bến Hải lần thứ V (1989)
Đại hội khẳng định tình hình kinh tế xã hội, quốc phịng an ninh, cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cơng tác quần chúng có những chuyển biến tiến bộ bước đầu theo hướng đổi mới. Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ trong những năm 1989 - 1990 là “Tiếp tục đổi mới sâu sắc, tồn diện trên các lĩnh vực nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất khai thác nhanh và có hiệu quả mọi khả năng hiện có… phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đi đôi với cũng cố quan hệ sản xuất, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. [32;77 - 78] Cơng tác phát triển Đảng có nhiều tiến bộ, nhiệm kì 1986 - 1989 Đảng bộ kết nạp được 333 đồng chí. Cơng tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được tiến hành thường xuyên góp phần làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Ngày 23/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 91/QĐ - HĐBT tách huyện Bến Hải thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Huyện Vĩnh Linh được tái lập với 20 xã, 1 thị trấn với dân số toàn huyện là 77678 người. Ngày 4/4/1990 Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị ra quyết định 167 - QĐ/TV thành lập Đảng bộ huyện Vĩnh Linh. Ngày 1/5/1990 Vĩnh Linh long trọng tổ chức lễ mừng huyện tái lập lại. Đảng bộ huyện Vĩnh Linh đã tích cực phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh và Trung ương từng bước khắc phục khó khăn vươn lên giành những thành tích bước đầu. Đến cuối năm 1990 đã có bước chuyển biến tích cực và tồn diện về kinh tế. Cơng tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được chú trọng. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo huyện, các cấp ủy Đảng cơ sở đã xây dựng Nghị quyết và chương trình hành động kịp thời và sát đúng, có tác dụng định hướng cho sự phát triển toàn diện của địa phương.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIII (1991)
Đại hội tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính: thảo luận đề án cấp trên, đánh giá lại nhiệm kì trước và đưa ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong
nhiệm kỳ tới 1991 - 1995. Đảng bộ huyện chủ trương tập trung phát triển kinh tế, phát huy mọi lợi thế của địa phương, cũng cố quốc phịng, an ninh, bên cạnh đó cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể chính trị xã hội cũng đặc biệt được quan tâm. Trong nhiệm kỳ 1991 - 1995 toàn Đảng bộ đã bồi dưỡng, kết nạp được 308 đảng viên mới đồng thời cũng đã kiên quyết, nghiêm khắc xử lý kỷ luật 167 đảng viên trong đó khai trừ ra khỏi Đảng 25 trường hợp.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIV (1996)
Đại hội đánh dấu chặng đường 10 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đại hội đã chỉ ra ưu, khuyết điểm, cũng như bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ trước, đề ra phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, anh ninh và công tác tổ chức xây dựng Đảng giai đoạn 1996 - 2000. Bên cạnh việc đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội “như GDP tăng bình quân hàng năm đến năm 2000 là 6,7%, thu nhập bình quân đầu người là 2,2 triệu đồng/năm…”.[32;134] Trong lĩnh vực xây dựng Đảng cần tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện để lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng trong tình hình mới.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XV (2000)
Đại hội được tiến hành vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử trong đại, lồi người kết thúc thế kỉ XX bước vào thế kỉ mới, đất nước trải qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn. Toàn Đảng bộ huyện tiếp tục giữ vững truyền thống đoàn kết nhất trí cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XVI (2005)
Đại hội đã chỉ ra sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế huyện nhà, nhiều tiềm năng thế mạnh được khai thác có hiệu quả, một số lĩnh vực tăng trưởng vượt bậc. Đại hội cũng chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại và phương hướng
xây dựng kinh tế - xã hội giai đoạn tới, trong đó đáng chú ý có cơng tác xây dựng Đảng “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước đối với cơng tác chính trị, tư tưởng. Thực hiện phương châm: Tồn Đảng làm cơng tác chính trị, tư tưởng. Tăng cường thông tin về cơ sở dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, xây dựng và củng cố ban tuyên giáo các xã, thị trấn”. [31;68] Thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới, 5 năm qua