1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam

25 518 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam

Trang 1

Lời nói đầu

Giá cả của một đồng tiền tính giá một đồng tiền khác, hay còn gọi là tỉ giá hối đoái, nó tác động đến nền kinh tế cũng nh cuộc sống hàng ngày của chúng ta Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của một đồng tiền

mạnh Một mặt đồng tiền mạnh sẽ làm giảm chi phí sản xuất , nhng mặt khác giá đồng nội tệ cao sẽ làm cho các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt một cách tơng đối, từ đó, trong một chừng mực nhất định sẽ gây ảnh hởng xấu tới sự tăng trởng của nền kinh tế Trong tùy từng trờng hợp cụ thể của đất nớc mình, các Chính phủ sẽ có những điều chỉnh cụ thể và những chính sách tỉ giá hối

đoáI một cách phù hợp để tạo điều kiện cho nên kinh tế phát triển một cách

ổn định.

Tỉ giỏ hối đoỏi là một trong những vấn đề rất được quan tõm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của cỏc nước đang phỏt triển, Chớnh tỉ giỏ hối đoỏi là một cụng cụ quan trọng được sử dụng trong tớnh toỏn này.

Với Việt Nam, là một nớc đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phõn cụng lao động quốc tế, mục tiêu hàng đầu là phải ổn định và tăng trởng kinh tế Sự ổn định của tỉ giá hối đoái sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này Bởi hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phỏt triển và đũi hỏi phải cú sự tớnh toỏn so sỏnh về giỏ cả, tiền tệ với cỏc nước đối tỏc Do đó , chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề này một cách kĩ lỡng để từ

đó có thể đa ra những chính sách về tỉ giá hối đoái phù hợp với tình hình hiện tại

Trang 2

Với những kiến thức đã học qua môn Lý thuyết tiền tệ , em xin trình bầy một “ ”

số điều cơ bản về vấn đề này qua đề án với nội dung Tỉ giá hối đoái và chính “ sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam ”

Kết cấu của đề án gồm 3 phần nh sau :

1, Lý thuyết chung về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái

2, Chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam

3, Kiến nghị và kết luận

Trang 3

Mục lục

Lời nói đầu………1 Mục lục 3

Phần 1 - Lý thuyết chung về TGHĐ và chính sách TGHĐ….4

1.1, TGHĐ……….… 4

1.1.1, Khái niệm……….… 4

1.1.2, Những nhân tố tác động đến tỉ giá……….….5

1.1.3, Tác động của tỉ giá hối đoái đến nền kinh tế………… 6

1.1.4, Các chế độ TGHĐ……….….………7

1.2, Chính sách TGHĐ và những nhân tố ảnh hưởng 9

Trang 4

Phần 1 - Chính sách TGHĐ:

1.1, TGHĐ :

1.1.1, Khái niệm :

TGHĐ được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội

tệ Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ Nhìn chung, TGHĐ được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ vào mục đích xem xét, nghiên cứu

mà chúng ta quyết định sử dụng loại tỉ giá hối đoái nào.

TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo nội tệ và chưa tính đến sức mua của đồng tiền TGHĐ thực là tỉ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước Tỉ giá hối đoái này tăng lên đồng tiền trong nước được coi là bị giảm giá thực so với đồng tiền nước ngoài và khi tỉ giá hối đoái này giảm thì đồng tiền trong nước được coi là bi tăng giá thực so với đồng tiền nước ngoài TGHĐ hiệu quả thực là tỉ giá hối đoái được điều chỉnh theo một số các tỉ giá hối đoái thực của các nước đối tác thương mại Tỉ giá hối đoái này được xem là thước đo hữu hiệu khả năng cạnh tranh của một nước trong quan hệ thương mại với các nước khác bởi nó xét đến tỉ giá hối đoái thực giữa đồng tiền của một nước với nhiều nước tham gia trao đổi thương mại với nước

đó TGHĐ thực cân bằng là mức tỉ giá hối đoái mà tại đó nền kinh

tế đồng thời đạt cân bằng bên trong (cân bằng trên thị trường hàng hoá phi mậu dịch) và cân bằng bên ngoài (cân bằng tài khoản vãng lai) Tỉ giá hối đoái thực cân bằng có mối quan hệ mật thiết với các biến số kinh tế khác, nó thể hiện độ nhạy của các biến kinh tế đối với chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là trong ngắn và trung hạn.

Trang 5

1.1.2, Những nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái :

Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỉ giá Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước.

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỉ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ lại chịu

sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại

Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc

tế Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỉ giá hối đoái lên cao.

Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh huờng đến TGHĐ Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống.

Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỉ giá hối đoái biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào có mức

độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại

Trang 6

Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối

so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỉ giá hối đoái trong dài hạn Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỉ giá hối đoái trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy.

Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…

1.1.3, Tác động của tỉ giá hối đoái đến nền kinh tế :

Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau Do đó, để có một mức tỉ giá hối đoái phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỉ giá Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỉ giá hối đoái nhằm đạt các mục tiêu kinh tế

cụ thể.

TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời

nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế.

Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác Vì vậy, tỉ giá hối đoái thay đổi kéo theo

sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau Chẳng hạn khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ

Trang 7

đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu.

Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu

tư và tín dụng quốc tế Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

1.1.4, Các chế độ TGHĐ :

Các hệ thống tỉ giá hối đoái khác nhau đã và đang được các nước

sử dụng trong khi đang hội nhập với phần còn lại của thế giới, cụ thể là chế độ tỉ giá thả nổi thuần túy, thả nổi có quản lý, tỉ giá cố định, hay một chuẩn tiền tệ giống như Argentina.Mỗi hệ thống đều

có ảnh hưởng đối với tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá Trong một hệ thống tỉ giá thả nổi thuần túy, chính sách tài khóa có hiệu quả ít hơn và chính sách tiền tệ có hiệu quả cao hơn Còn trong một hệ thống tỉ giá cố định các kết quả ngược lại Vì vậy, các lợi điểm hay bất lợi của từng hệ thống rất khác biệt giữa các nước tùy theo tính chất danh nghĩa hay thực tế của các cú sốc tác động đến từng nước và khả năng của chính phủ trong việc điều hành một chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều quốc gia áp dụng các hệ thống tỉ giá có quản lý một cách linh hoạt, vì các hệ thống này cho

họ sự lựa chọn sử dụng chính sách tiền tệ một cách hiệu quả Mặc

dù vậy, với cái giá phải trả là uy tín của họ đối với các mục tiêu chống lạm phát bị xói mòn Một vài ngoại lệ là các nền kinh tế mà

uy tín của chính phủ cực kỳ thấp - như Hồng Kông (thập niên 1980), Argentina và Estonia (thập niên 1990) chẳng hạn - tất cả đều áp dụng các chuẩn tiền tệ do nhu cầu tái lập niềm tin của thị trường Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu mà các nước này phải đối phó

Trang 8

là duy trì một chính sách tài khoá đủ linh hoạt và xây dựng các khoản đệm, chẳng hạn như dự trữ một lượng lớn ngoại hối để cải thiện tính đàn hồi của nền kinh tế trước các cú sốc.

Sau cuộc khủng hoảng Mexico, nhiều người nghĩ rằng thời của các

hệ thống tỉ giá có quản lý đã qua Tuy nhiên, hầu hết các nước đều

có thể đi qua cuộc khủng hoảng mà không phải thay đổi hệ thống tỉ giá của mình Các thị trường vốn quốc tế đã có xu hướng chọn lọc

kể từ biến cố Mexico và cấu trúc nền kinh tế mới là yếu tố quan trọng để dẫn đến sự ổn định Như vậy, có các dấu hiệu cho thấy rằng có thể quản lý thành công các tỉ giá hối đoái được ấn định chính thức trong một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán Cụ thể, thành công của các hệ thống quản lý linh hoạt tùy

° Liệu các nhà hoạch định chính sách có thể thành công thực sự trong việc xác định tỉ giá hối đoái thực tế cân bằng để có thể tránh các cuộc tấn công có tính đầu cơ do các yếu tố cơ bản của thị

° Liệu các chính phủ có thể tạo được đủ uy tín để làm cho các dự kiến của các nhà đầu tư trên thị trường xoay quanh một tỉ giá hối đoái cân bằng “tốt” trong một tình huống mà các trạng thái cân bằng của tỉ giá hối đoái liên tục thay đổi, nhờ đó tránh được các cuộc tấn công có tính đầu cơ hay không.

Đây là hai nguồn gốc quan trọng nhất của tính dễ biến động gắn với một thể chế tỉ giá hối đoái có quản lý.

1.2, Chính sách TGHĐ và những nhân tố ảnh hưởng :

Chính sách TGHĐ là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế

Trang 9

Trong quá trình điều hành nhằm đạt được những mục tiêu của mình, chính sách tỉ giá hối đoái luôn chịu tác động nhất định của các chính sách khác trong hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt

là chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tỉ giá hối đoái và các chính sách kinh tế khác, trong đó phải tính đến mục tiêu của chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính sách có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỉ giá hối đoái giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra

Thời điểm và mức điều chỉnh tỉ giá hối đoái là những vấn đề có tính chất quyết định đối với hiệu quả của chính sách tỉ giá

Hàm lượng của các yếu tố thị trường (như: Quan hệ cung - cầu về ngoại hối, sở thích, chính sách, lạm phát, lợi tức của các tài sản nội ngoại tệ ) phản ánh trong tỉ giá hối đoái càng cao thì khả năng có một chính sách tỉ giá hối đoái có hiệu quả cao và chống đỡ được với các cú sốc đối với nền kinh tế càng lớn

Chính sách tỉ giá hối đoái có khả năng dự kiến những diễn biến của tỉ giá hối đoái cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn

và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.

Tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỉ giá hối đoái - một loại chính sách kinh tế phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dự kiến và rủi ro trong quá trình biến động, đặc biệt là sự liên quan chặt chẽ của nó với những yếu tốt rủi ro có tính chất chính trị Vì vậy, kinh nghiệm vẫn luôn luôn chỉ là kinh nghiệm, nó chỉ thực sự có giá trị khi những người phân tích và khai thác kinh nghiệm tìm được lối đi riêng trong điều kiện cụ thể của mình

Phần 2 - Chính sách TGHĐ ở VN :

Trang 10

2.1, Đánh giá chung về chính sách TGHĐ ở VN :

Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái của VN trong thời gian qua đã được những thành tựu nhất định và đã được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao Trong các đánh giá mới nhất của tổ chức Heritage Foundation về chỉ số tự do kinh tế của VN giai đoạn 1995 – 2005 thì chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đã đạt điểm rất cao là điểm 1 (điểm 1 là cao nhất và điểm 5 là thấp nhất) Mặc dù vậy chính sách điều hành tỉ giá hối đoái vẫn còn một số tồn tại nhất định, chúng ta

sẽ bắt đầu với những cột mốc đầu tiên từ trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cho đến nay để có một cái nhìn toàn diện hơn về những thành công cũng như những vấn đề cần phải khắc phục trong chính sách điều hành tỉ giá

Chế độ tỉ giá hối đoái cố định trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á

Bên cạnh những thành công vượt bậc do chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi trong giai đoạn trước (1989-1992) mang lại thì cũng có những điều khiến cho những nhà quản lý kinh tế VN phải suy nghĩ khi mà việc tỉ giá hối đoái được quyết định theo thị trường với hoàn cảnh như nền kinh tế VN đã tạo ra những mặt hạn chế như: nền kinh tế hay xảy ra những cơn sốc định kỳ cuối quý hoặc cuối năm; lạm phát thường tăng vọt bất thình lình; hiện tượng đôla hóa trong hệ thống lưu thông thanh toán ngày càng tăng nhanh; sự mất cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực; sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến hàng loạt vụ

đổ bể tín dụng vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992; nguồn thu ngoại tệ không được quản lý chặt chẽ mà còn bị buông lỏng làm cho

dự trữ ngoại tệ tăng chậm trong 3 năm 1989, 1990 và 1991 mức dự trữ ngoại tệ tương ứng là 24 triệu USD, 24 triệu USD và 25 triệu USD; và một vấn đề nổi cộm khác là vấn đề nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ, một cái giá phải trả cho việc thả nổi tỉ giá hối đoái

là gánh nặng nợ nước ngoài khi tính bằng đồng VN trong ngân sách nhà nước đã tăng mạnh

Trước những hạn chế nêu trên và để bảo vệ nền kinh tế khỏi lạm phát đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách VN chuyển sang lựa chọn chính sách tỉ giá hối đoái vì mục tiêu chống lạm phát,

Trang 11

bằng cách duy trì sự ổn định của tỉ giá hối đoái danh nghĩa (cố định

tỉ giá) Mặt khác Chính phủ đã tăng cường công tác thông tin, cho công khi hóa một cách nhanh chóng và chính xác các chỉ số kinh tế quan trọng như tỉ giá hối đoái chính thức, tỉ giá hối đoái thị trường, chỉ số giá Đồng thời Chính phủ cũng cho thấy sự chú trọng tăng cường thực lực kinh tế cho hoạt động can thiệp vào tỉ giá hối đoái bằng cách gia tăng mạnh quỹ dự trữ ngoại tệ (hình 1), lập quỹ bình ổn giá

Nguồn: Tài liệu “Một số vấn đề về chính sách tỉ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế VN” NXB Thống Kê (T.96)

Thực tế về những biến động của tỉ giá hối đoái danh nghĩa giai đoạn từ 1992 cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực đã chứng tỏ điều đó (Bảng 1)

Bảng 1: Tương quan giữa tỉ giá hối đoái danh nghĩa với tỉ giá hối

đoái thực tế tính theo ngang giá sức mua

Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 2.2004 (T.33)

Nguồn : Tạp chí tài chính tháng 2.2004

Số liệu trên cho thấy, từ năm 1992 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực (1997), tỉ giá hối đoái danh nghĩa nhìn chung là ổn định Tuy nhiên, nếu so với tỉ giá hối đoái tính theo phương pháp ngang giá sức mua thì tỉ giá hối đoái danh nghĩa của năm 1997 thấp hơn tỉ giá hối đoái thực tới 28%, nghĩa là đồng tiền VN đã tăng giá thực tế xấp xỉ 28,14% Và vì vậy thâm hụt trong cán cân thương mại tính tuyệt đối bằng tiền tệ thì có sự gia tăng liên tục (Bảng 2)

Trang 12

Mặc dù vậy, sự ổn định của tỉ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã góp phần tích cực vào việc ổn định giá cả, ổn định lạm phát

và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao Song việc duy trì tỉ giá hối đoái danh nghĩa gần như là cố định đã làm cho đồng VN có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế và là một trong những nguyên nhân khuyến khích việc đi vay ngoại tệ để đầu tư tràn lan vào những dự án không hiệu quả do giá của ngoại tệ được đánh giá

rẻ Điều này đã tạo ra và tích luỹ những nhân tố gây mất ổn định và phát triển không bền vững của nền kinh tế

Bảng 2 : Tình hình cán cân thương mại giai đoạn (1993 – 1997) Đơn vị tính: Tỉ USD

Nguồn: “Exchange rate arrangement in Vietnam: Information content and policy option(Prepared by Vo Tri Thanh (principle

researcher) 12/2000 (Table II.1)

Nhìn chung tốc độ lạm phát và động thái của tỉ giá hối đoái danh nghĩa thời kỳ 1993–1997 cho thấy: giá của VND trên thị trường ngoại hối tương đối ổn định và có xu hướng lên giá Đây không phải

là kết quả đáng mừng, mà ẩn chứa nhiều vấn đề bất lợi cho nền kinh tế VN VND bị đánh giá cao dần ngày càng gây những tổn hại đến năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của hàng hóa– dịch vụ VN Nó không chỉ kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu mà còn gây sức ép rất lớn đối với các ngành sản xuất trong

Ngày đăng: 18/12/2012, 09:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tương quan giữa tỉ giá hối đoái  danh nghĩa với tỉ giá hối - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 1 Tương quan giữa tỉ giá hối đoái danh nghĩa với tỉ giá hối (Trang 11)
Bảng 2: Tỡnh hỡnh cỏn cõn thương mại giai đoạn (199 3– 1997) Đơn vị tớnh: Tỉ USD   - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 2 Tỡnh hỡnh cỏn cõn thương mại giai đoạn (199 3– 1997) Đơn vị tớnh: Tỉ USD (Trang 12)
Bảng 2 : Tình hình cán cân thương mại giai đoạn (1993 – 1997) Đơn vị tính: Tỉ USD - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 2 Tình hình cán cân thương mại giai đoạn (1993 – 1997) Đơn vị tính: Tỉ USD (Trang 12)
Bảng 3: Một số chỉ tiờu kinh tế vĩ mụ giai đoạn (199 3– 1997) - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 3 Một số chỉ tiờu kinh tế vĩ mụ giai đoạn (199 3– 1997) (Trang 13)
Bảng 4: Những lần điều chỉnh tỉ giỏ hối đoỏi và biờn độ giao dịch - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 4 Những lần điều chỉnh tỉ giỏ hối đoỏi và biờn độ giao dịch (Trang 14)
Bảng 4 :  Những lần điều chỉnh tỉ giá hối đoái  và biên độ giao dịch - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 4 Những lần điều chỉnh tỉ giá hối đoái và biên độ giao dịch (Trang 14)
Bảng 5: Một số chỉ tiờu vĩ mụ giai đoạn 199 9- 2002 - Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái ở Việt Nam
Bảng 5 Một số chỉ tiờu vĩ mụ giai đoạn 199 9- 2002 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w