Nếu Mặc Gia chủ trương thuyết “kiêm ái”, Đạo Gia chủ trương thuyết vô vi thuận theo tự nhiên, lí tưởng hoá cuộc sống cổ ở nơi thôn giã.. thì Nho Gia chủ trương bảo vệ “công thất” bảo tồn ngững giá trị những thiết kế văn hoá thời Tây Chu, nhưng thời bấy giờ “Vương Thất nhà Chu” chỉ tồn tại trên danh nghĩa các nước chư hầu ”công thất” nói chung chỉ còn là hư vị, thực quyền nằm trong tay các đại phu, các gia thần. Chính vì thế các chủ trương tôn Chu, ủng hộ công thất, ra sức tuyên truyền cho lễ nhạc, danh phận, nhân nghĩa, nhân chính, cương đạo.. do Khổng Tử và các học trò đề xuất hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu và khẩu vị của các thế lực đương quyền. Khổng Tử đi đến nhiều nước chư hầu để tìm cách thi hành đạo lớn nhưng chẳng được
nước nào tin dùng. Thất bại trên trường chính trị ông lui về dồn hết tâm trí sức lực vào việc chỉnh lí văn hoá cổ và dạy học cho tới những năm tháng cuối đời. Chính trên lĩnh vực này Khổng Tử đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có giá trị lịch sử nổi bật tạo ra những ảnh hưởng cực kì sâu sắc cho các đời sau. Các quan điểm giáo dục cũng như thực tiễn hoạt động của Khổng Tử gắn bó chặt chẽ với tư tưởng chính trị xã hội của ông. Nói cánh khác sau khi bế tắc trên con đường hoạt động chính trị Khổng Tử đã gởi gắm hoài bão của mình vào việc đào tạo một tầng lớp nhân tài theo khuôn mẫu lí tưởng của mình khả dĩ thay mình thực hành”đạo lớn” trong thiên hạ. Nhìn tổng quát nền giáo dục theo tư tưởng Nho Gia ở giai đoan sơ khởi do Khổng Tử khởi xướng và tiến hành có một số điểm đặc biệt tích cực đáng chú ý sau:
1. Thích ứng với xu thế ”văn hoá học thuật chuyển xuống dưới” ở thời Xuân Thu, hoạt động giáo dục của Khổng Tử trên chừng mực nhất định có mang tính chất phổ cập bình dân. Chống độc quyền văn hoá quý tộc ”Hữu giáo vô loài” (giáo dục không phân biệt hạng người) (Thiên Vệ Linh Công- sách Luận Ngữ) ”Từ người chỉ có một bó nem nhang đến (để làm lễ ra mắt xin học) trở lên ta chưa từng (vì lễ vật đơn sơ mà) từ chối không dạy”, chủ trương này được thực hiện nhất quán ở đời sau, kết hợp với chế độ thi cử, thực tế đã mở đường tiến thân cho người tài xuất thân từ bình dân. QUAN ĐIỂM NÀY
CÓ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC GÌ VỚI Việt Nam HIỆN NAY?.
2. Đề cao học tập: Khổng Tử quan niệm sự hiểu biết không phải sinh ra có sẵn mà phải được tích luỹ qua quá trình rèn luyện học tập khá công phu. Ngoài các đức tính như nhân, trí, tín, trực, dũng, cương cũng cần phải học tập rèn luyện mới phát huy được đúng hướng, ứng dụng hoàn hảo. Ông chủ trương muốn giúp đời thì học cho thật giỏi ”Học ưu tắc sĩ”. Sách Luận Ngữ còn ghi laị một đoạn đối đáp giữa Khổng Tử và học trò là Tử Lộ như sau ”Tử Lộ muốn đưa Tử Cao (một người chưa học hành đến nới đến chốn) ra làm chức huyện phí, Khổng Tử nghe tin đó bèn nói ”như vậy là làm hại cho con người ta”. Truyền thống “hiếu học” của các nước Phương Đông trong đó có
Việt Nam có lẽ bắt nguồn từ đây. Và theo Khổng Tử học tập là để hành đạo giúp vua.
3. Kết hợp chặt chẽ việc truyền thụ tri thức văn hoá vào việc rèn luyện phẩm chất đạo đức. Ơ mức độ nhất định có thể nói Khổng Tử chủ trương rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một, và theo ông đỉnh cao của việc rèn luyện nhân cách cần đạt tới là con người toàn đức “Nhân, Trí, Dũng”, con người coi việc thực hiện “đức nhân” là lý tưởng tối cao, có thể hy sinh mình để hoàn thiện điều nhân.
Qua một số nét khái lược cơ bản về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng cũng như tư tưởng trường phái Nho Gia nói chung, chúng ta thấy rằng dù còn nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn Khổng Tử coi trọng việc học nhưng không quan tâm đến nền sản xuất xã hội (bằng lao động chân tay hoặc trí óc) hoặc Khổng Tử chủ trương “Thuật nhi bất tác” (chỉ trình bày giới thiệu lại nền văn hoá cũ (Tây Chu) chứ không sáng tạo thêm cái gì mới). Quá đề cao thuyết “Ôn cố tri tân” (ôn cũ biết mới) một cách phiến diện một chiều nên cũng góp phần tạo nên sự trì trệ bảo thủ trong lĩnh vực hoạt động tinh thần. Nhưng nhìn một cách tổng quát văn hoá Nho Gia là văn hoá trọng thị học vấn. Người theo Nho Gia luôn khao khát “lập công, lập ngôn, lập đức” giành được thành tưụ xuất sắc trong học nghiệp các nhà tri thức lớn tài năng được nhà nước và xã hội tin dùng kính trọng. Bố mẹ lo lắng cho con cái học hành thanh niên nhìn nhận việc học hành một cách nghiêm túc. Mọi người nhận thức rằng giáo dục là con đường tối ưu để giành được vị trí xứng đáng trong xã hội.
Nho Gia vào Việt Nam rất sớm, cùng với sự du nhập ngôn ngữ văn tự Hán bám sát theo sau các đoàn quân viễn chinh, Nho Gia chính thức chiếm được địa vị độc tôn phải kể đến nền độc lập dân chủ của quốc gia phong kiến Việt Nam đã được củng cố và phát triển, việc vận dụng nghiên cứu Nho Gia giai đoạn này có những nét nổi bật, bộc lộ xu hướng học tập văn hoá tinh hoa bên ngoài để xây dựng nền học thuật bên trong. Ông cha ta đã dũng cảm kiên trì với tài trí thông minh tuyệt vời để một mặt thì vươn lên chiếm lấy đỉnh cao
của nền văn minh đương thời và mặt khác thì vẫn giữ vững và phát huy được bản sắc dân tộc do đó đã có được những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá nói chung của khu vực và của nhân loại. Trong quá khứ lịch sử người Việt Nam đã giành nhiều năm tháng để nghiên cứu học tập và ứng dụng nền văn chương học thuật Trung Quốc mà nòng cốt là tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử. Qua các lớp học của thầy đồ nơi thôn xóm, ngay từ thời còn để tóc trái đào, trẻ con Việt Nam đã làm quen với những câu chữ “Tiên học lễ hậu học văn”, “Nhân chi sơ tính bản thiện”, “Thiên tử trọng hiền tài”.. (học lễ trước, học tri thức văn hoá sau, con người từ đầu vốn tính thiện, thiên tử coi trọng người hiền tài giỏi giang). Lớn lên qua tứ thư (Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ - Nhạc, Dịch, Xuân Thu) từng lớp tri thức Việt Nam lại đi sâu nghiên cứu những lý về Vương Đạo, Nhân Chính, Trung hiếu, Tiết nghĩa, những mong muốn đem các số học ra để ứng dụng “cứu khốn phò nguy”, để “kinh bang tế thế”. Nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ ấy để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hoá, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam. Cách đây không lâu người phụ nữ nông thôn bình thường nơi thôn xóm chẳng cần qua cửa Khổng, sân Trình cũng dễ dàng phân biệt được về mặt chữ nghĩa, sự khác nhau giữa hai chữ tiểu trong “Tích tiểu thành đại” và “tiểu nhân”, một bên nói về lượng, một bên nói về chất. Kẻ tiểu nhân là kẻ thiếu nhân cách, kém đạo đức mặc dù hắn có thể to con lớn xác. Và như vậy hầu như tự nhiên họ tiếp cận và lý giải được ý nghĩa nội hàm của những khái niệm khá cơ bản của đạo lý cổ truyền Phương Đông Nho Gia. Điều này phần nào đã nói lên được sự xâm nhập khá sâu của nền giáo dục theo tư tưởng Nho Gia, mà cốt lõi là tư tưởng Khổng Tử vào xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó không cần kể đến những thiết chế văn hoá rộng lớn có tính chất bao trùm ngay trong tập quán sinh hoạt đời thường, hoặc như cách đặt tên người, tên đất (Lý Nhân, Vũ Bản, Bần Yên Nhân, ...) cũng cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục của Nho Gia. Những ảnh hưởng đó là một thực tế lịch sử buộc chúng ta phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để tiếp cận, minh giải, xử lý nó khoa học, nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng văn hoá
mới con người mới trong giai đoạn hiện tại. Tinh thần Khổng giáo mà trước hết là tinh thần giáo dục thấm sâu vào mọi ngõ nghách của đời sống người dân Việt Nam trong quá khứ, đã gây được được ảnh hưởng sâu rộng. Hiện nay những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở mức độ khác nhau trong mọi mặt của cuộc sống nhiều khi quá sâu sắc tế nhị Nho Gia, dưới muôn hình vạn trạng. Những di sản Khổng Giáo vẫn bám sát chúng ta vẫn phát huy ảnh hưởng (cả tốt lẫn xấu) và chúng ta vẫn thừa nhận với nhau rằng, sở dĩ những yếu tố văn hoá của Khổng Giáo sống lâu dài tại Việt Nam như vậy trước hết có lẽ do bản thân chúng mang những giá trị phổ quát nhân loại.
Vậy trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta chúng ta học tập những gì trong những quan điểm giáo dục của Khổng Tử nói riêng và Nho Gia nói chung?
Quý trọng học vấn và tin tưởng ở tri thức là phẩm chất quan trọng của một xã hội, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật với tốc độ phát triển chóng mặt như ngày nay. Một xã hội biết chăm lo giáo dục, biết vun đúc cho mỗi thành viên cái ý chí học hỏi suốt đời là một xã hội đầy triển vọng, tinh thần đó Khổng Tử đã sớm nêu lên trong mệnh đề nổi tiếng “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học không biết chán, dạy không biết mỏi). Và chính cuộc đời ông là một tấm gương sáng cho tinh thần học tập không biết mệt mỏi đó. Một trong những nguyên nhân thành công của người Nhật Bản là ở tố chất học vấn, học vấn của công nhân Nhật Bản cao hơn nhiều các nước khác kể cả các nước tiên tiến.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước chúng ta trong sự nghiệp đổi mới là công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với mục đích là tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật, về con người phương tiện, phương pháp , những yếu tố vật chất cơ bản của lực lượng sản xuất XHCN và một trong những tiền đề để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là tiềm lực về khoa học và công nghệ. Muốn có tiềm lực về khoa học và công nghệ thì buộc mỗi
chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để tiếp thu những thành tựu mới nhất của nhân loại. Đảng và nhà nước ta đã rất có lý khi cho rằng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tinh thần đó Khổng Tử đã nói hơn 2000 năm về trước.
Không những khuyên con người ta nỗ lực hết mình trong học tập để giành một vị trí xứng đáng trong xã hội mà Khổng Tử trong quan điểm giáo dục của mình còn cho rằng, một ông vua tốt là một ông vua biết sử dụng người hiền tài. Tinh thần “Nhiệm hiền cử năng” (dùng người tài giỏi cất nhắc người có năng lực) về cơ bản phù hợp với yêu cầu khoa học và dân chủ trong thời đại mới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng.
Quý trọng học vấn, đề cao học tập, Nho Gia luôn coi trọng vai trò của người thầy. Tinh thần “tôn sư trọng đạo” là một nét đạo đức tốt đẹp trong xã hội, điều đó được ông cha ta đúc kết trong những câu câu ca dao:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hai chữ thì yêu lấy thầy” Hoặc câu tục ngữ:
“Không thầy đố mầy làm nên”
Y tưỡng đạo đức tốt đẹp đó đáng để chúng ta học tập, điều đó phần nào lý giải tại sao ở trong nhà trường luôn có câu “Tiên học lễ hậu học văn”.
Tất cả những gì Khổng Tử đã làm xứng đáng để ông trở thành nhà giáo dục lớn đương thời và kinh nghiệm giáo hoá dân của ông luôn là bài học để mọi thế hệ quan tâm. Nhưng như ý kiến của ông Trần Quốc Vượng đã nói: hai mặt tích cực và tiêu cực như hai mặt của một bàn tay phục sẵn trong tư duy của Nho Gia và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử không thoát khỏi tình trạng chung đó. Chẳng hạn chế độ thi cử trong giáo dục đã tạo ra tinh thần:
“Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”
Nhưng mặt khác khi “vào đời”, Nho Gia và khoa cử đã tạo ra một lối học vụ kinh sử ngàn xưa, xa rời thực tế, tạo ra thói kiêu căng rởm của những con “mọt sách”:
“Tú tài bất xuất môn Năng tri thiên hạ sử”
(người giỏi không ra cửa, cũng biết mọi sự đời) Để rồi cuối cùng đầu thế kỷ XX là một sự thất vọng cay đắng: “Nào có ra gì cái chữ Nho
ông nghè, ông cống cũng nằm co” Hay ai oán hơn:
“Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp Chỉ tại nhà Nho học chữ Tàu”
(Thám hoa Vu Phạm Hoàn)
Hoặc một thí dụ điển hình khác “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết việc mới, thì có thể làm thầy mọi người). Tôn trọng quá khứ như vậy là rất hay nó sinh ra môn lịch sử và các bài học lịch sử. Những ông tổ Nho Gia lúc nào cũng “Thuất nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” (tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu cái cổ) và tuyên bố “Ngô tòng Chu” (Tôi theo nhà Chu) nó sinh ra tinh thần phục cổ, trì trệ trong tư duy. Và xét cho cùng đó là một tất yếu lịch sử . Ở đây, khi đánh giá công lao của Khổng Tử trong sự nghiệp giáo dục ở thế giới cổ đại, chúng ta nhớ lời căn dặn của V.I LêNin “khi xét công lao của các vĩ nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì cho nhu cầu thời đại chúng ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”.
Nhìn vào cuộc sống văn hoá tinh thần của Trung Hoa cổ đại trước và sau Khổng Tử, chúng ta thấy sự đóng góp của ông quả là lớn lao và nếu chúng
ta biết loại bỏ những hạn chế trong tư tưởng giáo dục của ông chắc chắn chúng ta sẽ tìm được những tinh hoa đáng quý cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.