Vài nét đặc điểm du nhập và phát triển của triết học Nho Gia ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 28 - 30)

NHO GIA TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vài nét đặc điểm du nhập và phát triển của triết học Nho Gia ở Việt Nam. Việt Nam.

Nho Giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ II tcn, và khi đó là Hán Nho. Sau này là Tống Nho, Đường Nho, Minh Nho... chứ không còn là Khổng học sơ kỳ nữa. Tuy vậy, nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã tiếp thu Nho Gia một cách có chọn lọc. Nho Gia chính thức được đề cao ở thời Lý, Trần và phát triển mạnh ở địa vị độc tôn ở thời Tiền Lê. Với Quốc Tử Giám, trường đại học của nhà nước được xây dựng đầu tiên ở Thủ đô Hà Nội (thế kỷ X) và hàng loạt trường tư thục mở hầu hết ở các thôn xã, cùng với chế độ khoa cử ngày càng hoàn thiện, Nho Gia dường như trở thành vốn học mang tính chất nền tảng của xã hội. Tri thức Nho Gia được đặt ở vị trí tôn quý trong triều ngoài nội. Nho Gia đã tồn tại và phát triển kết hợp với truyền thống nhân đạo và yêu nước của Việt Nam, nhờ đó nó tồn tại cùng dân tộc Việt Nam và cùng tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam suốt trên mười thế kỷ. Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (207 tcn - 938 scn) có thể thấy đây là thời kỳ ảnh hưởng ngày

càng rộng, ngày càng sâu của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong đó, từ thế kỷ III đến thế kỷ VI là Hán Nho, thế kỷ VI đến thế kỷ X là Tống Nho với thế Nho - Phật - Lão đồng nguyên, mà chủ yếu là Nho giáo và Phật giáo giữ địa vị tư tưởng độc tôn trong tư tưởng dân tộc Việt. Thời kỳ đấu tranh gin giữ độc lập dân tộc (thế kỷ X - thế kỷ XV), Phật giáo phát triển mạnh trở thành như quốc giáo rồi dần suy yếu, thay thế nó là Nho giáo (Tống Nho) tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên và phát triển mạnh dần thành vị trí độc tôn trong tư tưởng dân tộc Việt Nam. Ở thời kỳ ổn định và thịnh trị của xã hội phong kiến Việt Nam (thế kỷ X - thế kỷ XVII) Nho giáo (Minh Nho) ở vị trí độc tôn trong tư tưởng cùng phát huy những tư tưởng truyền thống dân tộc Việt Nam đã giúp triều đại phong kiến nhà Lê phát triển đến thịnh trị. Ở thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ khủng hoảng của Nho giáo trong đời sống tinh thần thần Việt Nam. Ở thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Nho giáo trở lại vị trí độc tôn trong tư tưởng dân tộc thời kỳ nhà Nguyễn, tuy nhiên nhà Nguyễn vẫn phải dựa vào Phật giáo để thu phục nhân tâm trong công cuộc củng cố vị trí và sức mạnh của vương triều.

Những năm giữa thế kỷ XIX, trước sự thử thách của một cuộc xâm lược của đế quốc phương Tây, Nho Gia bộc lộ đầy đủ các nhược điểm của nó. Uy thế Nho Gia bị sụp đổ từng mảng và đổ sụp hoàn toàn trước sức mạnh của chiến thuyền và đại bác. Choáng váng trước văn minh kỹ thuật châu Âu, bản thân các nho sỹ cũng không giữ được niềm tin đối với các tín điều mà từ xưa họ vẫn tôn thờ là thiên kinh địa nghĩa. Ngay tại quê hương mình Nho Gia cũng bị tấn công quyết liệt và bị đập phá không thương tiếc bởi phong trào văn hoá mới (Tân văn hoá vận động), mà tiêu biểu là các nhà tư tưởng tiên phong như Lỗ Tấn, Hồ Thích, Trần Độc Tú, Tiền Huyền Đồng, Ngô Thu... Tình hình đó được diễn lại đạt đỉnh cao trong đại cách mạng văn hoá vô sản của Trung Quốc.

Ơ Việt Nam, mặc dù Nguyễn Ai Quốc sớm nhận định rằng chủ trương ”thế giới đại đồng” của Khổng Tử có nhiều điểm tiến bộ, có thể thích nghi dễ

dàng với Châu Á. Song có những lúc do những nhận thức ấu trĩ và nhất là chịu ảnh hưởng của tư tưởng ”tả” khuynh Trung Hoa, đây đó phủ nhận gần như sạch trơn Nho Gia.

Từ những năm 80 trở lại đây, cùng với công cuộc ”cải cách khai phóng” ở Trung Quốc và “đổi mới”, ”mở cửa” ở Việt Nam, Nho Gia cũng được xem xét lại. Giờ đây nghiên cứu Nho Gia trong bối cảnh thời đại mới, thực chất là xem xét lại vai trò của nó trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Việc cần coi trọng trong nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc nói riêng, và của Phương Đông nói chung ”mà Nho Gia chiếm một vị trí quan trọng” để phát hiện và kế thừa những tinh hoa trong đó là việc làm rất có ý nghĩa. Nhưng làm được như vậy thật không dễ dàng. Qua sự nghiên cứu kinh điển của Nho Gia, qua những gì chứng kiến vai trò của Nho Gia trong lịch sử dân tộc và biến động của Nho Gia trong mấy thập kỷ gần đây ở một số nước thuộc vùng văn hoá Nho Gia được các học giả tổng kết phần nào, trong phạm vi luận văn của mình, tác giả không có tham vọng nêu lên và phân tích một cách đầy đủ mọi khía cạnh tích cực, tiêu cực của Nho Gia trong xã hội Việt Nam, chỉ nêu ra một số nét khái quát về ảnh hưởng của nó trong bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w