Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đem lại cho bộ mặt kinh tế đất một sắc màu mới ổn định hơn, phát triển hơn, nhưng bản thân nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế đáng phải lưu tâm. Ơ đâu đó thậm chí rất nhiều dấu hiệu suy đồi đạo đức xảy ra trong xã hội. Một số hiện tượng nảy sinh như con cái đối xử với cha mẹ không ra gì, cán bộ lãnh đạo thì tham ô, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân... có những lúc bị đẩy lên một cách cực đoan, làm cho chúng ta không khỏi hoang mang lo lắng, và đau lòng. Và không phải ngẫu nhiên trong những năm gần đây các nước Phương Tây có xu hướng quay trở lại tìm những giá trị truyền thống của các nước Phương Đông trong đó có Nho Gia. Là một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho Gia, thực tế đó bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận đánh giá lại Nho Gia và cùng khẳng định một điều rằng những chuẩn mực đạo đức của Nho Gia hoàn toàn chưa phải là quá lỗi thời. Trong vấn đề kế thừa văn hoá truyền thống (mà cốt lõi là tư tưởng Nho học). Hồ Chí Minh nêu cho chúng ta một tấm gương sáng chói về quan điểm lịch sử về cách đánh giá người xưa. Ơ tuổi 30 (tức là không bao lâu sau bước ngoặt lớn trong lịch sử tư tưởng của Người, khi người thanh niên sục sôi bầu nhiệt huyết yêu nước thương nòi vừa tiếp thu được ánh sáng tư tưởng Lênin và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên) trong bài Đông Dương đăng trên tạp chí cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc đến tư tưởng của Khổng Tử về thế giới đại đồng và gọi nhà tư tưởng ấy là “ông Khổng Tử vĩ đại”. Trong những năm 40 khi được hỏi về những chính kiến của mình Nguyễn Ai Quốc đã đưa ra nhận xét “Khổng Tử, JeSu, Mác, Tôn Giật Tiên chẳng có
những điểm chung đó sao?. Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ tôi tin rằng họ nhất định sống với với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy...”***
Tại hội nghị huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất năm 1950 thái độ kế thừa có chọn lọc đối với Nho Gia một lần nữa lại được Hồ Chí Minh khẳng định “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Và trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của mình, Hồ Chí Minh đã hàng trăm lần vận dụng những mệnh đề tư tưởng của Nho Gia. Đặc biệt trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1952, Người đã dùng ba mệnh đề bất hủ của Nho Gia khi nói về tiêu chuẩn lý tưởng của người quân tử: “Giàu sang không thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay. Uy lực không thể khuất phục.”, để khái quát phẩm chất của người cộng sản Việt Nam mà chính Người là kết tinh đẹp nhất, trong sáng nhất.
Phủ nhận hệ thống nhưng tiếp thu yếu tố và ngay với từng yếu tố cũng phải vừa tiếp thu, vừa cải tạo và nâng cao, khai thác các “hạt nhân” hợp lý trong tư tưởng của người xưa, đó chính là thái độ hoàn toàn Mác-xít, một thái độ lịch sử từng chứng kiến khi C.Mác kế thừa tư tưởng của Heghel về phép biện chứng.
Từ ngày học thuyết của Khổng Tử ra đời, tư tưởng của ông đã trải dài suốt bao thế kỷ, thâm nhập vào các dân tộc khác nhau, các từng lớp khác nhau ở nhiều nước Châu Á. Ông được chế độ phong kiến tôn thờ như một vị chí thánh, đem lại sự ổn định và bền vững của một xã hội kéo dài hàng ngàn năm.
2.3.2. Về đạo đức - chính trị - xã hội:
Ngày nay nhiều nước Châu Á đạt được sự phát triển nhanh chóng, ông và các học trò của ông được coi là những người đã góp phần to lớn trong sự
thay đổi bộ mặt đất nước họ, từ lạc hậu đến tiên tiến. Nếu như Nho Gia giúp được nhiều cho chê độ phong kiến thời xưa, thì liệu Nho Gia giúp được gì cho xã hội hiện nay nói chung, và xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay nói riêng.
Trải qua bao năm tháng gian nan vất vả các nhà triết học thuộc trường phái Nho Gia đã kiên trì một lý tưởng chính trị mà không được chấp nhận cuối cùng đều đi đến thất bại. Giữa một hoàn cảnh xã hội đang đổi thay họ muốn lùi về quá khứ giữa những vua, chúa có thực đang tranh bá đồ vương, họ nêu lên những hình ảnh mờ ảo của những Nghiêu, Thuấn sống cách xa họ hàng ngàn năm. Nho Gia nói về đạo đức , nhân nghĩa khi thiên hạ đang xâu xé nhau đất đai và quyền lợi. Không thấy được hết diễn biến của lịch sử, không thấy được hết tiềm năng của quần chúng, họ duy trì trật tự xã hội trong đó người lao lực phải phục vụ người lao tâm, phấn đấu cho một trật tự nghiêm ngặt đứng đầu là thiên tử nhà Chu rồi đến các vương hầu. Các nhà tư tưởng Nho Gia đâu ngờ rằng trật tự ấy đang tan ra trước mắt họ chính là cái trật tự mà giai cấp phong kiến sau đó là giai cấp tư bản ngày nay khôi phục lại vì quyền lợi ích kỷ của họ.
Chủ nghĩa xã hội đấu tranh cho dân chủ công bằng, cho hạnh phúc và phẩm giá của con người, không thể chấp nhận một trật tự xã hội lấy quyền lợi giai cấp bóc lột làm cứu cánh. Chủ nghĩa xã hội có thể chấp nhận thiện ý của Khổng Tử về một nhân loại “đại đồng” coi “bốn bể đều là anh em” nhưng không chấp nhận trật tự vua, chúa ở trên cao và nhân dân lao động ở vị trí thấp nhất. Nhưng nếu chúng ta lật ngược cái trật tự đó lên thì chúng ta tìm được hạt nhân hợp lý trong học thuyết của Khổng Tử và các đồ đệ của ông.
Trong những thập niên 40 Hồ Chí Minh đã từng nhận xét rằng “học thuyết của Khổng Tử ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Sống trong một thời đảo điên hỗn loạn lý tưởng chính trị, mà Khổng Tử đeo đuổi là đường lối đức trị, nhân trị. Ông cho rằng nguyên nhân của sự mất trật tự trong xã hội là do lễ giáo không nghiêm ngặt, vì thế Khổng Tử đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cá nhân từ bậc thiên tử cho đến người
dân thường. Khổng Tử luôn dạy con người ta rằng nguyên tắc suốt đời của người có nhân phải theo là “thương yêu người khác”, “cái gì mình không muốn thì đừng có làm cho người khác”. Ông vua có thể đứng cao nhất để trị vì thiên ha, nhưng đó phải là ông vua nhân đức nhất trong tất cả những người nhân đức. Ông vẫn thường nói: làm chính trị mà có đức nhân, là đã đứng vào vị trí của sao Bắc Đẩu, vị trí mà tất cả các ngôi sao khác đều phải hướng đến. Hoặc “giảm hình phạt bớt thuế má, khiến cho dân vui vẻ chăm lo cày sâu cuốc bẫm làm vườn tược” (Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thương). Những điều đó há không phải là một điều nhắc nhở nghiêm khắc trong xã hội đang có xu hướng suy thoái về đạo đức, trong đó tình nghĩa không bằng tiền tài, chân thật được thay bằng giả dối, danh dự bị coi thường, phẩm giá bị chà đạp.
Nước ta đang trên đường hiện đại hoá, cùng với yêu cầu “đổi mới” và “mở cửa” để ngăn ngừa xã hội rơi vào khủng hoảng tinh thần phải có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhưng những chuẩn mực đạo đức mà Nho Gia khuyên răn con người đáng để chúng ta học tập. Mục tiêu quan trọng nhất của đổi mới là tăng trưởng kinh tế để làm giàu cho đất nước. Nhưng đảng và nhà nước ta luôn quán triệt mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với công bằng xã hội, không ngừng nâng cao mức sống, nhưng không ngừng nêu cao lối sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các cá nhân gia đình tự do phát triển làm giàu trong các gia đình xung quanh, và cả nước làm giàu. Nhưng phải kết hợp giữa làm giàu với việc giữ gìn đạo đức. Chúng ta xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là để xoá đi lối sống cào bằng, lối sống bình quân chủ nghĩa, lối sống quan liêu bao cấp, mà Nho Gia là một nguyên nhân gây ra lối sống này. Chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là để tạo điều kiện nhanh chóng tăng trưởng về kinh tế, để cho mọi cá nhân, gia đình, đơn vị kinh tế ra sức làm giàu. Nhưng không phải là đèn nhà ai nấy rạng, cá lớn nuốt cá bé, mà làm giàu theo hướng xã hội chủ nghĩa. Khi có thu nhập sẵn lòng hảo tâm góp vào chương trình cứu tế xã hội, đền ơn đáp nghĩa. Điều này Nho Gia cũng đã từng nói “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục
đạt nhi đạt nhân” (mình muốn được lập thì cũng lập cho người khác, mình muốn thành công thì cũng phải giúp người khác thành công). Thực tế trong nền kinh tế thị trường phải sử dụng đến thủ thuật biện pháp để đạt được lợi nhuận, nhưng như vậy không có nghĩa là nhà kinh doanh có thể bất chấp tất cả, làm hàng giả, hàng nhái lừa lọc khách hàng... Một nhà kinh doanh làm việc luôn phải có “lương tâm” đúng chỗ đúng lúc.
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế cho toàn dân, nhưng sự tăng trưởng kinh tế đó phải đi đôi “Nhân”. Vụ án Ta-mếch-cô Minh Phụng ở thành phố Hồ Chí Minh, về những tên sống xa hoa vô độ truỵ lạc tiêu xài hàng trăm tỷ đồng ngân quỹ. Vụ án về những tên chạy theo lợi nhuận, buôn bán thuốc phiện như Vũ Xuân Trường, Trần Đức Lượng, gieo rắc cái chết trắng cho hàng vạn người nhất là tầng lớp thanh niên. Sống sung sướng trên sự nghèo khổ của biết bao dân lành lương thiện. Thực tế đó khiến chúng ta căm phẫn và đau lòng. Việc giáo dục đạo đức trong làm giàu lúc này thực sự có ý nghĩa, điều này khiến chúng ta nhớ đến câu chuyện của Khổng Tử khi đến nước Vệ, khen “dân nước Vệ đông thay”. Học trò Nhiễm Hựu đánh xe theo hầu hỏi thầy “dân đã đông, nhà cầm quyền phải làm gì”. Khổng Tử đáp “phải giúp cho họ giàu có”. Trò lại hỏi “giàu rồi thì phải làm gì” thầy đáp lại “phải giáo hoá cho họ” (Luận Ngữ, Trí Lộ, 9). Như vậy Nho Gia cũng đã nói làm giàu phải đi đôi với nhân.
Văn hoá chính trị nước ta hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa, là mở cửa đẩy mạnh công ngiệp hoá hiện đại hoá đất nước, để nhanh chóng giàu có cho trăm họ. Nhưng trong quá trình ấy lại gia tăng những lối sống chỉ nghĩ theo đồng tiền, chỉ nghĩ đến ích kỷ cá nhân, vô chính phủ.. .là không phù hợp với văn hoá chính trị. Xoá bỏ những lối sống ích kỷ vô đạo đức, là tất yếu phải tiến hành để đạt được sự thống nhất giữa đạo đức và văn hoá chính trị. Về sự thống nhất này Nho Gia cũng đã nêu “Đạo lớn làm ra của cải là số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số người ăn tiêu phung phí ngày càng ít, số người làm ra của cải phải mau mắn siêng năng, số
người tiêu dùng phải thư thả từ từ. Như vậy của cải luôn dư đủ, nhà nhà yên vui” (Đại học). Hoặc “xa xỉ là không khiêm tốn” (Luận Ngữ ,Thuật Nhi 15”. Và theo tư tưởng Nho Gia cái gì tốt cho trăm họ nếu ta làm một lần chưa thành, thì ta gấp lên trăm lần cho thành. Đấu tranh chống tham nhũng, tội phạm, lối sống ích kỷ vô đạo đức nước ta hiện nay cũng theo tư tưởng ấy.
Như vậy trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng những giá trị đạo đức tích cực của Nho Gia, con người sống có luân thường đạo lý hơn, có trách nhiệm với nhau hơn. Không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan làm ra đoạ con người, làm xã hội xuống cấp