Nho Giaó là một vấn đề phức tạp, có chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, luôn được cải biến và bổ sung về nhiều mặt khác nhau qua các thời đại. Cho đến nay có nhiều học giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu Nho Giaó và có nhiều đánh giá khác nhau và thậm chí trái ngược nhau.
Vai trò của Nho Giaó trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam và tàn dư của Nho Giaó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước ta hiện nay. Đây là một thực tế không thể phủ nhận được. Vấn đề bây
giờ là chúng ta trên quan điểm lập trường mới cần gạt bỏ cái gì, tiếp thu cái gì của Nho Giaó nhằm phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới ở đất nước ta.
Trong một xã hội hỗn loạn mục đích của Nho Giáo là lấy đạo đức để bình luận xã hội và vấn đề tu thân được được đặt lên hàng đầu. Từ sau đại hội VI 1986 Đảng và Nhà Nước ta chủ trương chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hơn 10 năm đổi mới đời sống nhân dân và bộ mặt đất nước được nâng lên rỏ rệt, nhưng kéo theo đó là dấu hiệu suy đồi đạo đức nhất là ở tầng lớp thanh niên bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế đối với đất nước ta vấn đề tu dưỡng đạo đức là vấn đề vô cùng quan trọng, tiếp thu giá trị đạo đức tiến bộ của Nho Gia trên tinh thần đạo đức mới đang trở nên rất có ý nghĩa. Chúng ta phải huy động mọi lực lượng gia đình, xã hội, và cá nhân cùng tham gia. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đưa con người vượt ra khỏi tầm gia đình để cùng lo chung cho ccông việc của Tổ Quốc, với tình cảm rộng lớn đối với cả nhân loại bọ áp bức. Qua hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã đặt lợi ích của Tổ Quốc lên trên hết sẵn sàng ky sinh hết tất cả, trong công cuộc xây dựng đổi mớiđất nước phát huy tinh thần đó mổi công dân Việt Nam đều nổ lực hết sức minh. Nhưng conngười vẫn là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động xã hội. Quan hệ giữa con người Việt Nam không chỉ giới hạn trong ngũ luân:mà quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội “mình vì mọi người mọi người vì mình.
Bước vào công cuộc công nghiệp hoa, hiện đại hoá. Tri thức là vấn đề được đặt lên hàng đầu, muốn có tri thức thì phải đầu tư quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Hơn 2000 năm về trước Khổng Tử đã nói rằng ”bước chân vào một quốc gia có thể biết nền giáo dục ở đó như thế nào và nhìn vào nền giáo dục đó có thể biết được quốc gia đó ra sao”(23).
Trên cơ sở tiếp thu cắt lọc tinh hoa, vận dụng, cải biến nhiều tư tưởng giáo dục Nho Giáo, đó là quá trình liên tục và nhất quán. Đến nay trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể,
phát huy được truyền thống hiếu học, sinh viên học sinh Việt Nam đang ngày càng khảng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Mạnh Tử, đã đề xuất một tư tưởng rất hay rằng ”trong một đất nước quý nhất là dân, đến xá tắc và sau cùng là vua”. Y tưởng thật đẹp nhưng do lập trường giai cấp, do hoàn cảnh lịch sử trên thực tế thời đại của ông không được thực hiện. Chúng ta đang thiết kế một nhà nước kiểu mới thực sự của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng của Mạnh Tử đáng được chúng ta trân trọng .
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo ra thế và lực để chuyển sang thời kỳ mới. Bộ máy nhà nước đã được đổi mới cả về Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, có những đổi mới trên cơ sở phân định rỏ chức năng lãnh đạo của Đảng.
Chúng ta chủ trương đổi mới, không có công việc cụ thể nào về đổi mới lại có thể tách rời việc xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về kinh tế xã hội, an ninh đối ngoại, tách rời việc cũng cố hệ thống chính trị và xây dựng Đảng cải tiến phương thức lãnh đạo của Đãng.
Bởi vậy để đảy tới va đảm bảo thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ trong thời gian tới, chúng ta coa thái độ khoa học khi khai thác những nhân tố hợp lý của Nho Giáo, vừa lên án những nét yiêu cực của nó. Đồng thời đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lê Nin, không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực của đảng, tạo sức mạng mới cho sự nghiệp phát triển đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta không phủ nhận những di sản của Nho Giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội của người Việt Nam hôm nay. Mặc dù ít ai nghĩ rằng, ý nghĩa và việc làm của họ có ảnh hưởng của Nho Giáo.
Với cách đặt vấn đề việc giải quyết các mối quan hệ trên, hy vọng sẽ góp phần là tiếng nói và hành động cụ thể nhằm biến nghị quyết của đại hội
đại biểu lần thứ IX của Đảng thành hiện thực, sinh động trong đời sống của nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Doãn Chính, Trương Văn Chung, Vũ Tình, Nguyễn Thế Nghĩa. Đaii cương triết học Trung Quốc. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội-1997.
2. Trần Trọng Kim. Đại Cương Triết Học Trung Quốc-Nho Giáo. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
3. Triết Học-Đề Cương Bài Giảng dành cho học viên sau cao học-Hà Nội.1999.
4. Đại cương lịch sư triết học phương đông. Võ Ngọc Huy, Nguyễn Văn Hoà. Huế - 1994
5. Tư tưởng phương đông gợi những điểm nhìn tham chiếu. Cao Xuân Huy. Nhà xuất bản Văn học.
6. Đoàn Đức Hiếu. Giao trình triết học. Huế -1994.
7. Vũ Khiêu. (CB) Nho Giáo xưa và nay. NXB Khoa Học Xã Hội. Hà Nội- 1990.
8. Nguyển Hà Giang. Nho Giaó và sự ảnh hưởng của Nho Giaó tại Việt Nam . khoá kuận tốt nghiệp.
9. Phan Đại Doãn (CB). Một số vấn đề Nhoa Giáo ở Việt Nam 10. Nguyễn Đăng Duy. NXB. Hà Nội-1998.
11. Mạnh Tử. Linh hồn của nhà Nho. NXB. Đồng Nai. 12. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 4, 6, 8
13. Trung tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn quốc gia, Viên Triết Học. Nho Giaó tại Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội-1994.
14. Bùi Thanh Quất, Vũ Tình. Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Giáo Doanh nghiệp
15. Đảng cộng sản Việt Nam.đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB. Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội- 1996.
16. Tạp chí cộng sản số 9 tháng 8 năm 1995. 17. Tạp chí cộng sản Số 2 tháng 12 năm 1996. 18. Tạp chí triết học Số 2 tháng 12 năm 1997 19. Tạp chí triết học Số 3 tháng 12 năm 1997 20. Tạp chí triết học Số 4 tháng 4 năm 1995 21. Tạp chí triết học Số 3 tháng 8 năm 1998 22. Tạp chí triết học Số 1 tháng 2 năm 1999 23. Tạp chí triết học Số 2 tháng 4 năm 1999 Chú thích.
2. Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gí Hà Nội, tr 47