Mặt tiêu cực của Khổng Tử trong vấn đề gia đình tương ứng với bản chất và thưc tế cuộc sống trong chế độ phong kiến rõ rệt hơn . Và chẳng những nó tỏ ra có sức sống thật bền bỉ trong hình thái kinh tế xã hội phong kiến, mà trong xã hội ngày nay các nước Á Đông trong đó có Việt Nam không phải là khó nhận thấy. Chẳng hạn như chủ nghĩa vị kỷ gia đình. Trong mọi trường hợp đồng thời với việc “thủ thân” con người mang nặng tình nghĩa gia đình luôn tính toán xoay xở cái lợi, cái danh vì những cái lợi, vái danh, vì những quan hệ cha con, anh em, vợ chồng. Hoặc rộng hơn nữa là quan hệ bà con nói chung. Từ “thủ thân” và “sự thân” đi đến “dương danh”và “hiển thân” hay “vinh thân phì da”. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa vị kỷ gia đinh trong Nho Gia dẫn đến một số người trong xã hội ta khi làm việc cơ hội là dùng mọi thủ đoạn mánh khéo, bất chính trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Chính trị xã hội để giành mọi ưu thế cho gia đình. Thói quen cố tình “ưu đãi”, “cất nhắc” người thân của mình bất chấp năng lực của người đó ra sau, hoặc “một người làm quan cả họ được nhờ”. Trong xã hội hiện đại này đang ngày càng có xu hướng nhiều lên. Nhiều sinh viên có trình độ đã phải ngậm ngùi chờ xin việc
hàng năm trời chỉ vì họ không có người thân là ông nọ, bà kia. Nói tóm lại tác hại lớn nhất của chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc là gây trở ngại lớn cho việc thực hiện dân chủ, động viên tài năng. Những mục tiêu mà trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đang vươn tới. Vì thế cần phải quét sạch tàn mà Nho Gia để lại trong quan điểm gia đình để mau chóng giành được thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước.