Về bản chất một xã hội trong đó nhân dân làm chủ mọi tư liệu sản xuất, rồi hưởng thụ theo lao động, phải làm một xã hội dân chủ thực sự, rộng rãi gấp mấy lần nền dân chủ tư sản nhưng trong thực tế của nhiều bộ phận trong xã hội, ở nhiều nơi, nhiều lúc, người cán bộ, người dân đã không sử dụng được đầy đủ như đáng lẽ phải có quyền làm chủ của mình, gánh vác hết trách nhiệm của mình góp trí tuệ của mình vào việc chung.
Trong xã hội có một lớp người, nghỉ theo nếp cũ, tuyệt đối hoá tư tưởng tôn ty đẳng cấp của đạo Nho, cho rằng dạo lý ở đời là không nên, không cần bàn cãi về ý kiến của người trên. Có khi họ chưa đồng ý, nhưng tự an ủi rằng không nên, không thể nói trái lại vì có thể bản thân mình chưa hiểu nổi hay làm như thế trái với quan điểm đạo lý thông thường đã ăn sâu vào họ từ lâu. Họ chưa nhận được rằng những ý kiến lựa chon sau sự sàng lọc qua các tiêu chuẫn chân lý do so đo thẳng thắn, cỡi mở giữa những ý kiến khác nhau, phần lớn vẩn là những ý kiến gần chân lý hơn. Trong thực tế vì trình độ hiểu biêt, vì mức độ từng trãi việc đời, có một số người đạt tới chân lý nhiều hơn, mau hơn một số người khác. Nhưng khả năng dạt tới chân lý không thể chỉ là đặc quyền của một số ít người. Cũng có người nghỉ rằng, cái lại ý của người trên, là một điều thiếu tính tổ chức. Họ chưa nhân rỏ rằng nguyên tắc tập trung của ta là tập trung dân chủ. Lúc chưa có quyết định thì mọi người hoàn toàn tự do giãi bày ý kiến của mình trong khuôn khổ tổ chức, nhưng sau khi đã bàn cải đầy đủ rồi thì ở trong Đảng hay trong tổ chức quần chúng, mọi việc phải được quyết định theo đa số, nến không nhất tri, còn ở cơ quan nhà nước, thì thủ
trưởng quyết định. Người không đồng ý thì cũng phải vui vẻ nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu không có kỷ luật dân chủ này thì không bao giờ có dân chủ thực sự. Tư tưởng tôn ty đẳng cấp của đạo Nho đã làm cho người cấp trên thì độc đoán kiêu căng, người dưới thì sợ sệt khúm núp giết chết cái không khí trao đổi ý kiến thẳng thẳn một cách dân chủ. Sự mất dân chủ hiện nay còn ngự trị trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, thầy trò. Tư tưởng “phu xướng phụ tuỳ” còn bám sát một số không ít kẻ làm chồng. Hiện nay người làm cha làm mẹ nghe theo ý kiến con cái là một vấn đề. Quan hệ thầy trò thế nào cho tốt cũng là một đòi hỏi phải suy nghỉ. Một số thầy không nhỏ cũng còn vướng tư tưởng “quân sư phụ” của đạo Nho, không vhịu nổi sự bàn bạc giữa thầy và trò một cách dân chủ.
Một mặt tiêu cực nữa của tư tưởng tôn ty, đẳng cấp là phải coi trong người có chức vụ mà không chú ý đến người giỏi về chuyên môn, tới sự hăng hái học tập để làm chủ khoa học kỷ thuật . cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với sự hiện đại hoá thiết bị và công cụ sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu không có người thành thạo sử dung tốt thiết bị và công cụ hiện đại.
Tiểu kết: Trên đây là một số nét tiêu cực nổi trội của triết học Nho Gia,
nó gây cản trơ rất lớn trong công cuộc đổi mới của nước ta vì vậy chúng ta phải kiên quyết loại trừ, nhằm đẩy nhanh việc xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay.