Đạo đức Nho Gia trong việc xây dựng phẩm chất người lãnh đạo hiện nay.

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 46 - 49)

đạo hiện nay.

Khổng Tử qua lời nói việc làm nhấn mạnh nhiều nhất đến việc giáo dục và xây dựng những bậc sỹ quân tử, những người có trách nhiệm trong bộ máy cai trị đất nước. Yêu cầu quan trọng nhất đối với người này là giữ gìn phẩm chất cá nhân và thực sự gương mẫu về đạo đức. Một người quân tử đúng nghĩa không được thiên vị, tham nhũng, hư hỏng trong đời tư, “Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà, quân tử hoà nhi bất lưu : quân tử hoà với mọi người mà không về hùa với ai, quân tử chỉ chuộng việc nghĩa, để bụng

vào việc công, cho nên đối với người chỉ theo cái lý công nhiên mà phân biệt những điều trái, điều hay dở để hoà với mọi người, chứ không a dua với ai cả, tiểu nhân chỉ chuộng lợi, để bụng việc tư, nên đối với người chỉ a dua theo bọn này, bọn kia, “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu: quân tử chung khắp mọi người mà không tây vị, tiểu nhân tây vị mà không chung” (Luận Ngữ- Vi Chính II) cái bụng quân tử bao giờ cũng công nhiên cho nên xem thiên hạ như một nhà, xem mọi người như một mình, ai đáng yêu thì yêu, không đợi có theo mình mời yêu, đáng làm ơn cho ai thì làm, không đợi đến cầu mình mới làm, việc gì cũng lấy lòng quảng đại công chính mà không hề có điều thiên thư. Cái bụng của kẻ tiểu nhân chỉ biết tư lợi hễ thấy có thần thế thì phan phụ vào hoặc ở đâu có lợi lộc thì xu hướng về làm điều gian ác bỏ mất công nghĩa, “Quân tử thần nhân chi mĩ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị: quân tử gây thành cái hay cho người ta, không gây thành cái ác cho người ta, tiểu nhân không thể”. Đạo quân tử cao- thâm- thanh- nhã. Như vậy ai muốn theo thì phải lập chí mà học. Khổng Tử nói rằng “quân tử bất trọng, bất uy, học tắc bất cố chủ trung tín vô hữu bất như kỷ giã, quá tắc vật đan cải” (quân tử không hậu trọng thì không uy nghiêm học không kiên cố). Chủ sự trung tín, không bạn với người không làm điều nhân như mình, có điều lỗi thì chớ sợ tìm cách mà sửa đổi”... Nói tóm lại quân tử phải đạt ba tiêu chuẩn: “Giàu sang không thể quyến rũ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Uy lực không thể khuất phục”. Và như chúng ta đã biết mục đích đào tạo của người quân tử của Khổng Tử là để họ làm chính trị phục vụ giai cấp chủ nô.

Như vậy văn hoá Nho Gia yêu cầu cao ở người quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Nó quan niệm rằng đã là người “chăn dắt dân” thì phải chịu trách nhiệm trước hết về mọi điều bất hạnh của các thành viên xã hội (đất nước có giặc dã, có dịch bệnh thiên tai, thì nhà vua phải trai giới, “tư kiểm điểm...”. Không dừng lại đó Nho Gia còn đòi hỏi mọi thành viên phải trung thành với lợi ích quốc gia mà đấng thiên tử là đại diện. Nếu được cải tạo và vận dụng một cách linh hoạt tinh thần ấy không phải là không cần cho mối quamn hệ

mới giữa người lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Với tư cách là “đầy tớ trung thành của nhân dân” người lãnh đạo phải hết mình phục vụ quần chúng nhân dân, không vì tư lợi trước mắt mà đánh mất phẩm chất đạo đức cách mạng của mình nhất là trong nền kinh tế thị trường đầy cạm bẫy như hiện nay. Trong nghị quyết Trung ương 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, về xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình đất công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã đề ra đối với cán bộ “đức là cơ bản, tài là quan trọng”. Đức ở đây bao gồm những nếp sống, hành động gương mẫu, đáng khen trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cùng ý thức giác ngộ chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với nội dung và ý nghĩa về đức trên đây thì quan điểm của Nho Gia “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng” vẫn đóng vai trò quan trọng của nó

Đội ngũ lãnh đạo phải chiếm được lòng tin của quần chúng nhân dân nhưng ngược lại quần chúng nhân dân phải nỗ lực hết mình góp sức mình vào công cuộc đổi mớivà xây dựng đất nước.

Tiểu kết: Nho Gia là trường phái triết học kéo dài hơn 2000 năm, có

những lúc nó được đưa lên tận mây xanh, nhưng có những lúc lại bị chỉ trích rất nặng nề. Không phải ngẫu nhiên mà suốt mấy thập kỷ qua các nước đang phát triển quanh ta đều quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu Nho Gia. Sau 5 năm trời chuẩn bị, ngày mồng 5- 10-1994 tại Bắc Kinh chính thức ra đời một tổ chức quốc tế nghiên cứu Nho Học. Hội liên hiệp Nho học quốc tế đã mời ông Lý Quang Diệu, một người được coi là nhà lãnh đạo hiện đại hoá thành công theo đường lối “phát huy tinh hoa Nho học, hấp thụ có chọn lọc văn hoá Phương Tây” ở Xinh Ga Po làm chủ tịch danh dự. Điều đó nói lên tầm quan trọng thực sự của Nho Gia. Không chỉ học tập Nho Gia ở những điều tác giả đã trình bày trên, mà chúng ta còn có thể khai thác Nho Gia ở rất nhiều yếu tố tích cực nữa như.

Khổng Tử nêu lên một loạt vấn đề giao tiếp xã hội. Ông quan tâm đến sự ăn mặc, cử chỉ, nói năng khi tếp xúc với người gìà với trẻ em tàn tật,

vớingười có tang. Ông nêu lên đạo đức đối với người thầy, với bạn bè, với họ hàng, thôn xóm. Đó là những điều mà trong quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa chúng ta phải quan tâm để xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp trong sinh hoạt hằng ngày.

Dường như được vun đúc bằng giá trị quan Nho Gia thì nhân dân có thêm sức mạnh ngừng tụ quần thể, từ đó có thái độ thiết thực và tích cực trong việc trị nước và giải quyết các vấn đề xã hội mà thiếu nó thì dân tộc khó lòng khắc phục được khó khăn trở ngại trên đường phát triển. Nếu như mục đích của chúng ta không phải phục vụ cho giai cấp bóc lột mà vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân thì những câu cổ vũ lòng người như “Sớm nghe đạo, chiều chết cũng cam”, như “kiến nghĩ bất vi vô dũng dã”,.. như nhiều câu khác nêu lên khí phách của kẻ trượng phu “không sợ khó, sợ khổ, sợ chết” sẽ quý giá biết chừng nào.

Từ những phân tích những mặt tích cực của Nho Gia chúng ta đi đến khẳng định với nhau một điều rằng: chúng ta không phủ nhận hoàn toàn Nho Gia... chúng ta thoát thai từ một xã hội mà Nho Gia chi phối. Chúng ta cần nhận biết và coi trọng nó với tư cách là một học thuyết đã có những đóng góp cho nền văn hoá của chúng ta ở các thế kỷ trước đây. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không nghiên cứu các nhược điểm và những độc hại của nó

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 46 - 49)