Cao tư tưởng “đức trị”, “nhân trị” nhưng dẫn đến coi thường pháp luật.

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 51 - 52)

thường pháp luật.

Việc không tôn trọng pháp luật của một số người trong xã hội ta hiện nay bắt nguồn từ truyền thống coi trọng “đức trị” coi thường pháp trị của Nho Gia. Nho Gia bao đời nay tuyên truyền về “đức trị” đức là cái nền làm ổn định xã hội. Nhưng cái gọi là “đức” đó đã không thể có trong các thời kỳ trước đây, thì trong xã hội hiện đại có những mối quan hệ phức tạp làm sau cái đức đó có thể toả sáng được. Người ta không thể cai trị đất nước bằng những lời kêu gọi, mà phải bằng hệ thống pháp bản luật hoàn chỉnh, pháp luật ấy phải được mọi người tuân theo, kể cả những người ở địa vị cao nhất. Pháp luật ở trên tất cả, phải điều hành xã hội bằng pháp luật, có chăng đạo đức chỉ là phần hỗ trợ thêm mà thôi. Một khi đã có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì mọi người dễ dàng đấu tranh những cái mà hiện nay chúng ta gọi là “hiện tượng tiêu cực”. Đó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi, không thoả hiệp. Tinh thần không hề được cổ vũ bỡi Nho Gia, vì Nho Gia không chủ trương có cuộc đấu tranh dân chủ, mà kêu gọi sự sáng suốt của các “đấng minh quân”, của các “Vua Nghiêu, Vua Thuấn”.

Việc không tôn trọng pháp luật của một số người ở nước ta cũng có nguyên nhân từ chỗ đặt quyền lợi của họ hàng thân thích với mình lên trên quyền lợi của số đông, của quần chúng. Tư tưởng bênh che cho họ hàng thân thích cộng thêm tư tưởng tự tư lợi cho bản thân đã dẫn đến nạn “ô dù” mà chúng ta đang phê phán hàng ngày. Đó chẳng phải là ảnh hưởng của Nho Gia

hay sao, khi Nho Gia cho rằng bố đi ăn trộm bò, mà con tố cáo bố là vi phạm một điểm cơ bản về đạo đức.

Một phần của tài liệu Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của nho gia trong xã hội việt nam ngày nay (Trang 51 - 52)