1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

kỹ năng thuyết trình của sinh viên

20 11,8K 95

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 710,84 KB

Nội dung

kỹ năng thuyết trình của sinh viên

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 2

1.1 Các khái niệm 2

1.1.1 Khái niệm thuyết trình 2

1.1.2 Vai trò của thuyết trình 2

1.1.3 Kỹ năng thuyết trình 2

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình 3

1.2.1 Tác phong khi thuyết trình 3

1.2.2 Nội dung thuyết trình 4

1.2.2.1 Đề tài nghiên cứu 4

1.2.2.2 Bố cục trình bày 4

1.2.2.3 Tính nhất quán 5

1.2.3 Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác 6

1.2.3.1 Công cụ PowerPoint 6

1.2.3.2 Yếu tố không gian, thời gian 6

1.2.3.3 Yếu tố khán thính giả 7

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 8

2.1 Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.HCM 8

2.2 Phân tích thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.HCM 9

2.2.1 Tác phong khi thuyết trình 9

2.2.2 Nội dung thuyết trình 10

2.2.2.1 Đề tài nghiên cứu 10

2.2.2.2 Bố cục trình bày 10

2.2.2.3 Tính nhất quán 11

2.2.3 Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác 11

Trang 2

2.2.3.3 Yếu tố khán thính giả 12

Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 13

3.1 Mục tiêu của giải pháp 13

3.2 Giải pháp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.HCM 14

3.2.1 Cải thiện tác phong khi thuyết trình 14

3.2.2 Cải thiện nội dung thuyết trình 15

3.2.2.1 Đề tài nghiên cứu 15

3.2.2.2 Bố cục trình bày 15

3.2.2.3 Tính nhất quán 15

3.2.3 Cải thiện sử dụng công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác16 3.2.3.1 Công cụ PowerPoint 16

3.2.3.2 Yếu tố không gian, thời gian 16

3.2.3.3 Yếu tố khán thính giả 17

3.3 Kiến nghị 17

KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC: BẢNG KẾT QUẢ VỀ CÁC CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ “KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thời gian gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện khắp các trường đại học trong cả nước Trong đó, phương pháp thuyết trình được

áp dụng ở khá nhiều bộ môn Qua đó, sinh viên phát triển các khả năng tìm tòi sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và khả năng tư duy phản biện

Đa số sinh viên thích học bằng phương pháp thuyết trình Nhưng giữa thích

và làm tốt là một khoảng cách không nhỏ Thuyết trình thực sự là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi người thuyết trình cần được trang bị những kỹ năng nhất định mới có thể thực hiện thành công một bài thuyết trình gồm chọn đề tài, lập đề cương, thu thập tư liệu, biên soạn nội dung, trình bày đề tài từ chủ đề cho đến kết luận, trả lời các câu hỏi Người thuyết trình còn phải vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông thì mới mong có được một buổi thuyết trình rõ ràng, thu hút được người theo dõi

Khảo sát một số lớp tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho thấy hầu hết sinh viên tuy thích nhưng lại sợ thuyết trình không tốt Và số liệu cũng ghi nhận hầu hết sinh viên chưa thực hiện tốt thuyết trình Có thể nói nhu cầu được hiểu biết

và rèn luyện kỹ năng thuyết trình là một đòi hỏi thực tế khách quan đối với sinh viên hiện nay

Trong bối cảnh trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài "Kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM" nhằm ghi nhận thực trạng cũng

như đề ra giải pháp cải thiện nâng cao kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm thuyết trình

Theo Wiktionary thì thuyết trình là "trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người"

Xét đơn giản theo hành động và mục đích thì thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe

1.1.2 Vai trò của thuyết trình

Trong công việc, cho dù một người có những hiểu biết quý giá và ý tưởng độc đáo đến đâu đi chăng nữa, mà đến khi cần thiết lại không thể trình bày cho người khác hiểu thì cũng khó lòng đạt được những thành công nhất định Không ai chấp nhận một người được xem là thành đạt mà đứng trước đám đông lại lúng túng, nói không ra tiếng Đáng tiếc hơn nữa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm làm việc,

ý tưởng độc đáo của người này sẽ không giúp ích gì cho người khác

Trong học tập, thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với người sinh viên trong một số môn học mà giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình; đồng thời, thuyết trình cũng là cơ hội để người sinh viên rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông của mình, chuẩn bị cho hành trang ra trường làm việc thuận lợi sau này

Để trở thành một người thành công, người ta không chỉ cần có trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo, phẩm chất đạo đức cao thượng, mà còn phải có khả năng ăn nói, phong cách đĩnh đạc trước mọi người; đặc biệt là nếu muốn trở thành nhà quản lý hay lãnh đạo

1.1.3 Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm

Trang 5

làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều người nghe hơn

Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc)

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình

1.2.1 Tác phong khi thuyết trình

Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình cần phải chuẩn bị rất nhiều những yếu tố Trong đó, tác phong của người thuyết trình chiếm một vị trí không nhỏ đến hiệu quả của buổi thuyết trình Tác phong ở đây bao gồm: trang phục hay hình dáng bên ngoài; hành vi, điệu bộ và cách ứng xử; phong cách xuất hiện …

Ấn tượng đầu tiên về người thuyết trình chính là hình dáng bên ngoài của

họ ngay khi xuất hiện Vì thế, chúng ta cần tạo được thiện cảm đối với người nghe

ở những giây đầu tiên này Lựa chọn, phối hợp trang phục là một kỹ năng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bài thuyết trình Một sự phối hợp hài hòa giữa trang phục, đầu tóc và những trang sức kèm theo sẽ tạo được ấn tượng tốt với khán thính giả Mặt khác, trang phục gọn gàng, phù hợp sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn khi thuyết trình và sẽ tạo được sự tin cậy nơi người nghe Ngược lại, nếu chọn trang phục không hợp với cơ thể, hoàn cảnh và nội dung bài diễn thuyết

sẽ gây phản cảm cho đối phương Từ đó, bài thuyết trình của bạn sẽ giảm sức thuyết phục

Ví dụ: Bạn đang thuyết trình về đề tài cách ăn mặc nơi công sở, trong khi

đó lại khoác lên người một chiếc quần jean và áo thun với màu sắc sặc sỡ, cùng với mái tóc không được kẹp gọn gàng, hẳn lời thuyết trình của bạn sẽ không còn sức thuyết phục nữa, thậm chí khán thính giả cũng không hứng thú nghe tiếp Hoặc bạn đeo quá nhiều trang sức, chẳng hạn như hai, ba chiếc vòng tay; có thể chúng sẽ tạo ra những tiếng va chạm, tiếng động gây mất tập trung cho người nghe Vì vậy,

Trang 6

những nội dung mà bạn muốn truyền tải đến người nghe sẽ không được trọn vẹn,

và tất nhiên là bài thuyết trình của bạn sẽ không được như ý

Bên cạnh trang phục thuyết trình, thì phong thái, hành vi, cách ứng xử của bạn cũng chiếm một vị trí quan trọng Một giọng nói to, rõ ràng sẽ truyền cảm hứng cho người nghe Cách diễn đạt tự tin, phong thái tự nhiên sẽ làm người nghe cảm thấy thân thiện và tin cậy Từ đó, dễ dàng chinh phục được người nghe Người nghe sẽ rất buồn ngủ, mất tập trung nếu giọng nói của bạn cứ đều đều như trả bài, mắt thì chăm chăm nhìn vào bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn Điều này, là dấu hiệu

để người nghe nhận thấy bạn đang mất tự tin, bối rối về bài thuyết trình của mình Ngoài vấn đề trang phục và thái độ hành vi trong khi thuyết trình, thì phong thái khi xuất hiện cũng khá quan trọng Ấn tượng trong phút đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến thái độ của khán thính giả dành cho bạn Nếu có ấn tượng tốt, họ sẽ dành thiện cảm cho bạn Muốn vậy, bạn hãy xuất hiện với dáng vẻ tự tin, tư thế đi, đứng thẳng, tự nhiên Mở đầu bằng lời chào khán thính giả và tự giới thiệu bản thân Nếu thiếu phần tự giới thiệu thì mọi người sẽ cho rằng bạn hoặc là tự ti, e ngại, hoặc là ra dáng kẻ cả làm như mình nổi tiếng lắm không cần phải giới thiệu; trường hợp nào cũng đều bất lợi cho bạn

1.2.2 Nội dung thuyết trình

1.2.2.1 Đề tài nghiên cứu

Tổng quát thì không có sự hạn chế về đề tài nghiên cứu Đề tài có thể là vấn

đề vĩ mô bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị pháp lý, văn hóa xã hội, khoa học

kỹ thuật, tự nhiên Đề tài có thể là vấn đề vi mô chủ yếu đề cập vấn đề con người bao gồm đối thủ cạnh tranh, đối tác giao dịch, khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp

Tuy nhiên, để có tính hấp dẫn, thu hút thì cho dù chọn lĩnh vực nào, đề tài cũng cần mang tính thời sự, tính thiết thực, tính đặc sắc, tính mới lạ, tính độc đáo

1.2.2.2 Bố cục trình bày

Trang 7

Nội dung trình bày cần được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõ ràng, hợp lý, mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe dễ dàng theo dõi diễn tiến câu chuyện, từ đó hiểu được thông điệp truyền đạt

Mở đầu: Về hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi người

nghe ngay lập tức, có một số cách mở đầu như sau: kể một câu chuyện, dẫn lời một danh nhân, đặt câu hỏi, gợi ý tò mò của khán thính giả, làm điệu bộ khác thường Về nội dung, nêu bật được vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do, nội dung, phạm vi, giá trị của nghiên cứu

Đoạn giữa: Về hình thức, khán thính giả có ít thời gian suy nghĩ vì phải

theo dõi thuyết trình cho nên nếu nội dung không sáng sủa, rõ ràng, ý tứ không liên tục, tự nhiên thì họ sẽ không hiểu được diễn giả muốn nói gì và không muốn nghe nữa Cho nên về mặt nội dung, cần tuân thủ đúng trình tự quy định để bảo đảm tính liền lạc, hợp lý của câu chuyện, bao gồm đi từ cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, đến các vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc, ý tưởng và giải pháp, cung cấp bằng chứng, lợi ích khi áp dụng giải pháp, chương trình hành động, các việc làm

cụ thể

Kết thúc: Nếu đoạn mở tạo ấn tượng ban đầu, đoạn giữa tạo giá trị cung cấp

thông tin, thì đoạn kết có tác dụng khắc sâu vào tâm trí khán thính giả, bởi những lời sau cùng dễ được nhớ nhất Về mặt hình thức, phải làm sao cho khán thính giả biết là đã kết thúc và họ ra về mà vẫn còn tiếc Về mặt nội dung, đoạn kết nêu lên điểm nhấn của bài trình bày, giá trị và hạn chế của nghiên cứu

1.2.2.3 Tính nhất quán

Mỗi bài thuyết trình có sứ mạng hướng đến chỉ một chủ đích nhất định, cho nên tính nhất quán về nội dung phải được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thuyết trình, bao gồm:

Nhất quán giữa đoạn mở đầu và đoạn kết thúc

Trang 8

Nhất quán giữa các nội dung chi tiết trong đoạn giữa Cụ thể là phải có sự tương đồng giữa các nội dung cơ sở lý thuyết, thực trạng và phân tích đánh giá, mục tiêu và giải pháp

1.2.3 Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác

1.2.3.1 Công cụ PowerPoint

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, việc thuyết trình trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ phần mềm PowerPoint: các ý tưởng trình bày được công cụ hỗ trợ để minh họa hoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được tiết kiệm, sức thu hút khán giả được nâng cao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động

Để khai thác PowerPoint hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc chung: làm sao cho các trang chiếu trở nên dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ; các trang chiếu càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, nhưng không được quá nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; thiết kế chữ lớn để bảo đảm khán giả xa nhất cũng thấy; nên sử dụng chữ không chân cho rõ ràng; không quá nhiều dòng trên một trang (6); không quá nhiều chữ trên một dòng (6); phối màu nền và màu chữ cho tương phản, tốt nhất là màu nền tối, màu chữ sáng

1.2.3.2 Yếu tố không gian, thời gian

Không gian thuyết trình: kích thước và hình dạng phòng họp cần phù hợp

với số lượng khán thính giả; màn chiếu và bàn ghế được sắp xếp sao cho hợp lý, bảo đảm diễn giả vừa có thể nhìn trực diện tất cả khán giả vừa có thể tham khảo hình ảnh sơ đồ khi cần thiết; các phương tiện âm thanh, ánh sáng bảo đảm thích hợp, không bị trục trặc bất thường

Thời gian thuyết trình: buổi sáng thường được tiếp thu dễ dàng hơn so với

buổi trưa, chiều hay tối; thời lượng của buổi thuyết trình cũng cần phù hợp, trung bình 30 phút đến một giờ là vừa phải; quá dài sẽ gây cảm giác chán ngán, còn quá ngắn thì không thể tải hết lượng thông tin cần thiết (tất nhiên vấn đề thời lượng chỉ mang tính tương đối tùy theo nội dung chủ đề thuyết trình)

Trang 9

1.2.3.3 Yếu tố khán thính giả

Khán thính giả tích cực: chăm chú lắng nghe, há miệng như muốn "uống"

từng lời của bạn, hăng hái khi bạn lớn tiếng, lo thay khi bạn lỡ quên, muốn nhắc khi bạn ngập ngừng; tóm lại là chung vui và chia lo cùng bạn Chỉ gặp vài tâm hồn cảm thông như vậy cũng đủ mát lòng rồi

Khán thính giả gây phiền: không chú ý lắng nghe mà làm việc khác, cười

nói cùng nhau thật ồn ào, ra vào phòng thuyết trình tùy tiện ảnh hưởng đến mọi người, buồn ngủ thậm chí ngủ trong khi nghe thuyết trình, phản ứng gay gắt khi chưa hiểu Gặp những tình huống như trên thì bạn cần phải bình tĩnh, nhắc nhở gián tiếp bằng cách chuyển hướng thuyết trình, ví dụ như thông qua một câu chuyện cười, một đoạn phim ngắn; nhưng tốt nhất là bạn nên xem lại chính mình,

do thuyết trình thiếu hăng hái, hấp dẫn; do độc thoại chứ không đối thoại; do đọc giọng đều như ru ngủ;

Những câu hỏi và tình huống: dù đã lường trước một số câu hỏi, nhưng vẫn

không tránh khỏi gặp phải những câu hỏi hay tình huống khó Trước hết, bạn hãy bảo đảm hiểu đúng câu hỏi vì khá nhiều người hỏi rất dài dòng nhưng không rõ hỏi

gì Gặp câu hỏi khó, không nên trả lời ngay, hãy suy nghĩ một chút, hoặc hỏi lại cho rõ, mục đích có thêm thời gian chuẩn bị trả lời Đôi khi gặp tình huống khán thính giả muốn tranh luận, thậm chí cố tình khiêu khích, chọc tức, tìm cách bắt bẻ, vặn vẹo Tình huống này, cố gắng hạn chế tranh luận, công việc của bạn là thuyết trình và thuyết phục chứ không phải tranh luận; dù bạn có đúng đến đâu chăng nữa thì chắc gì khán thính giả đồng ý, thừa nhận họ sai

Trang 10

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

2.1 Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.HCM

Số liệu khảo sát được thực hiện ngày 12/01/2011 tại giảng đường đại học kinh tế 10,11,12 cho thấy thực trạng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên:

47,5% sinh viên đánh giá thường xuyên phải làm thuyết trình

78,5% sinh viên đánh giá cao vai trò của kỹ năng thuyết trình

40% sinh viên cảm thấy lo sợ khi thuyết trình

26,5% sinh viên hài lòng với kỹ năng thuyết trình của mình

85% sinh viên cho rằng yếu tố tác phong trong thuyết trình là quan trọng 82,5% sinh viên cho rằng yếu tố nội dung trong thuyết trình là quan trọng 56,5% sinh viên cho rằng yếu tố môi trường là quan trọng

2,5% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng tham gia khóa học thuyết trình 81% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng học hỏi giảng viên và bạn bè 16,5% sinh viên thực hiện thuyết trình bằng bản năng

89% sinh viên muốn trau dồi kỹ năng thuyết trình bằng tham gia khóa học Qua số liệu khảo sát trên cho thấy việc thuyết trình trở nên quen thuộc với các bạn sinh viên, song thực tế nhiều bạn sinh viên thường thuyết trình một cách “ bản năng” hoặc chủ động mô phỏng theo giảng viên chứ chưa được đào tạo dẫn đến thói quen học thuộc lòng – nhớ - đọc lại trở thành phổ biến Đa số các bạn đều cảm thấy sợ khi thuyết trình trước đám đông dẫn đến mất tự tin khi trình bày

Do tâm lý coi buổi thuyết trình trên lớp là không quan trọng, chỉ là thực hiện cho có theo hình thức và cũng dựa vào sự dễ dãi của các giảng viên nên khi thuyết trình các bạn sinh viên chỉ chú trọng vào phần nội dung và sử dụng các công cụ để trình bày mà không chú ý đến yếu tố tác phong đó là trang phục, cử chỉ,

Ngày đăng: 30/03/2014, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w