động lực và mục tiêu thúc đẩy học tập của sinh viên việt nam ngày nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỘNG LỰC VÀ MỤC TIÊU THÚC ĐẨY HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM NGÀY NAY
Trang 2
NỘI DUNG
I Động cơ học tập của sinh viên
II Mục tiêu học tập của sinh viên
III Đông lực học tập của sinh viên
IV Các cách duy trì động lực học tập
V Phương pháp thuc đẩy động lực học tập
Trang 3I.Động cơ hoc tập của sinh viên
động học tập của sinh viên Nó quyết định mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên
Trang 4Nghiên cứu được thực hiện ở 4 thành phố lớn:
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 981
học sinh phổ thông, 322 sinh viên cao đẳng và 697
sinh viên đại học
Khi được hỏi ý kiến về động cơ
thúc đẩy học sinh, sinh viên học
tập, kết quả được xếp theo mức
độ từ cao đến thấp như sau: có
việc làm tốt trong tương lai (95%), có sự hiểu biết rộng (94%),
tự khẳng định mình (81,5%), phục vụ cho đất nước (74,7%), được mọi người kính trọng (71,5%), trở nên giàu có (69,1%), làm vui lòng gia đình (66,8%), không thua kém bạn bè (62,5%), trở thành lãnh đạo (50,2%), thỏa mãn ý thích cá nhân (46,7%),
có thể đi du học (44,7%), trở nên nổi tiếng (23,2%)
Động cơ xứng đáng để phấn đấu: học để làm giàu!
Trang 5II.Mục tiêu học tập của sinh viên
Nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc
học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực
nhọc mà thôi Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên
học tập vì điểm, học tập vì bố mẹ bắt học
Trang 7Tầm quan trọng của mục tiêu
Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi người, do việc đặt ra mục tiêu giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của công việc
mà mình đang và sẽ làm
Trong học tập cũng vậy, xác định mục tiêu học tập là vô cùng cần thiết vì mục tiêu học tập sẽ làm cho việc học của bạn trở nên có ý nghĩa
Mục đích cơ bản của mục tiêu là giữ cho bạn có suy nghĩ và hành động cho học tập nhất quán Điều này có nghĩa là tất cả những suy nghĩ và hành động học tập của bạn đều nhằm đáp ứng mục tiêu học tập mà bạn đã xác định
Trang 8Xác định mục tiêu
người học cần xác định mục tiêu học tập của mình theo 05 yếu tố sau đây:
Trang 91 Cụ thể và rõ ràng
và rõ ràng (càng chi tiết càng tốt)
Trang 102 Đo lường được
được một cách rõ ràng Ví dụ, kinh
nghiệm cho thấy muốn đậu vào ngành sư phạm Toán Trường ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh, thường các học sinh cần phải có
điểm trung bình cuối năm ở các lớp, đặc biệt là lớp 12, các môn Toán, Lý và Hóa từ
7 trở lên
Trang 113 Có thách thức
Mục tiêu phải cho thấy người học cần phải nỗ
lực và có kỷ luật mới có thể đạt được Đối với
một học sinh trung học phổ thông, việc giải một bài toán lớp 8-9 không có tính thách thức vì bài toán này là quá dễ Bạn phải đặt ra mục tiêu là
giải được các bài toán thi vào đại học Tuy nhiên, nếu bạn đặt ra mục tiêu giải các bài toán trình độ đại học thì bài toán này lại là quá khó và như vậy tính thách thức ở đây cũng trở nên vô nghĩa
Trang 124 Thực tế
được, không vượt quá khả năng và
nguồn lực của bạn.Nếu bạn có học lực bình thường mà sau 5 năm muốn trở
thành một nhà toán học giống GS Ngô Bảo Châu thì mục tiêu của bạn là không thực tế
Trang 135 Có thời gian để hoàn thành
Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành cụ thể Nếu
là mục tiêu lâu dài, cần chia mục tiêu thành
nhiều mục tiêu nhỏ và xác định thời hạn hoàn
thành đối với từng mục tiêu
Tóm lại, trong học tập, người học cần xác định mục tiêu của mình để học tập vì khi có mục tiêu, việc học của bạn sẽ trở nên có ý nghĩa và bạn sẽ không lãng phí nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của mình trong học tập
Trang 14III.Động lực học tập của sinh viên
Để đạt được mục tiêu của mình đề ra chúng ta phải làm gì?
Trang 15Các cách duy trì động lực học tập
Làm thế nào để duy trì động
lực học tâp? Trong khi hằng
ngày, có nhiều yếu tố làm
phân tâm, có những lí do để
chần chừ… cùng với rất nhiều những thứ khác làm giảm động lực học tập của bạn Hãy cùng đọc 10 điều sau đây, bạn sẽ
yêu việc học của mình hơn đấy!
Trang 16Các cách duy trì động lực
học tập
1 Xác định một mục đích rõ ràng và thực tế mà bạn có thể làm được, phải chắc rằng đó thực
sự là mục-đích-của-bạn chứ không phải là mục đích của bố mẹ, người xung quanh hay của số đông Có thái độ và suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu mà mình đề ra trong việc học,
cũng như khi thực hiện kế hoạch
Trang 17Các cách duy trì động lực
học tập
2 Lên danh sách những yếu tố thúc đẩy bạn học hành: khách quan (nhận được lời khen của bố mẹ, quà thưởng, học bổng…), chủ
quan (đạt được trình độ cao cấp trong lĩnh vực mình đang học, thoả mãn sự ham mê
tìm hiểu của bản thân …)
Trang 18lên lịch, sau đó đánh dấu ngày bạn sẽ bắt
đầu tiến hành làm bài cũng trên tờ lịch đó
Trang 19Các cách duy trì động lực
học tập
4 Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần Mỗi ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để dồn sang hôm sau
Trang 20IV.Các cách duy trì động lực
học tập
5 Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú
hoặc những đề mục nhỏ trước Việc hoàn
thành một cách nhanh chóng những phần
như thế sẽ khiến bạn tự tin hơn về khả năng của mình
Trang 21Các cách duy trì động lực
học tập
6 Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại hỏi giáo viên hoặc người hướng dẫn Sự giảng giải ngắn gọn của họ sẽ giúp bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó bạn có thể tiếp tục phát triển bài làm nếu đi đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện
Trang 22Các cách duy trì động lực
học tập
7 Tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học/đang làm với những gì bạn sẽ thực hiện trong tương lai
Trang 23Các cách duy trì động lực
học tập
8 Cố gắng giải quyết những vấn đề cá nhân
có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn, nếu không, hãy điều tiết sao cho nó
không can thiệp sâu vào việc học
Trang 24Các cách duy trì động lực
học tập
9 Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ
thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi may mắn mỉm cười, tự ti… khi học Hãy nhìn vào những thành công hoặc kết quả mà bạn đạt được, tuy nhỏ thôi, nhưng nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy
Trang 25Các cách duy trì động lực
học tập
10 Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài
tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình nhé Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa khiến đầu óc bạn
thoải mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn Đừng nghĩ đến những gì chưa
hoàn thành, hãy hài lòng với những gì mình
đã hoàn thành bạn nhé!
Trang 26V.Để thúc đẩy động lực học
Chỉ cần một chút cố gắng và vài mẹo nhỏ là
chúng ta có thể nâng khả năng học tập của mình
Trang 282 Nhớ đến những thành công đạt
được trong quá khứ:
Bạn cần phải hình thành hình ảnh tích cực trong não về việc học Tôi chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng đạt được chút thành quả trong học tập, hãy nhớ đến những thành công đã đạt được và bạn sẽ cảm thấy có
thêm động lực để tiếp tục
Trang 293 Viết ra các mục tiêu của bạn
Đừng chỉ suy nghĩ hay nói về những mục tiêu mà hãy viết chúng ra! Những dòng chữ cũng có sức
mạnh của chúng, đó là lý do tại sao bạn luôn thấy những người bán hàng yêu cầu bạn viết những thứ bạn muốn trước khi bạn thực sự muốn mua Bằng cách viết chúng ra, bạn đã nhận thức được việc cần phải nỗ lực cho việc hoàn thành mục tiê
Trang 304 Luôn nhìn lại các mục tiêu đã viết:
Đừng chỉ viết chúng ra và để đó Hãy dán chúng lên tường, hay đặt ở tất cả mọi nơi Bạn phải tiếp tục tự nhắc bản thân mình về những mục tiêu ẩn sau việc học của bạn và kết quả mà bạn mong muốn đạt được
Trang 31HỌC TẬP LÀ MỤC TIÊU TỰ
THÂN
Học tập là nhiệm vụ của mỗi người để có tri thức phục vụ đất nước, nhân dân Việc cần thiết là phải xác định động cơ học tập đúng đắn Đáng tiếc,
không ít học sinh (HS, SV) không làm được điều này Học tập có khi đối với họ chỉ vì sự thúc ép của gia đình hoặc chỉ đơn thuần là để lấy tấm bằng làm
sĩ diện, gắn với nhu cầu công ăn việc làm mà thiếu hẳn sự say mê vươn tới đỉnh cao tri thức và sáng tạo Các nhà giáo, trước khi dạy tri thức, rèn luyện
kỹ năng, phải dạy cho người học biết rằng: Học tập
là mục tiêu tự thân
Trang 32xin chân thành cảm ơn cô và các bạn
đã theo dõi !!!
X