Vìnước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nôngnghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùamưa nắng quanh
Trang 1Luận văn PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
CHẤN THÀNH
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 2 Cùng với sự chỉ bảonhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành trong thời gian thực tậpvừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là thầy Nguyễn Bảo Lâm Thầy đã tận tình chỉbảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trìnhthực hiện đề tài
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chịtrong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập Đặc biệt là các anh, chị ởPhòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thểhoàn thành bài báo cáo
Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chếnên không thể tránh khỏi những sai sót Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chânthành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục
Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như Bangiám đốc và cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành dồi dào sức khỏe và thành côngtrong công việc cũng như trong cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mởtoàn cầu hóa Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung chonhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, nắm bắt nhanh cơ hội thì sẽ thuđược lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong sốnghèo nhất trên thế giới Những năm gần đây thành tựu mà Việt Nam đạt được về xuấtkhẩu lúa gạo là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng
mở đón chào
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sảnxuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của mình, trong đó mặt hàng gạo chiếmphần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo Vìnước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nôngnghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùamưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiệntốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệttrung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triểncác loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa…
An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sôngTiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triểnkhu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công táckhuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sôngCửu Long nói chung
Công ty TNHH Chấn Thành là một trong những công ty của tỉnh phát huy thếmạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính xuất khẩu gạo, nông sản với lĩnhvực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, kết quả hoạtđộng kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm gần70% tổng doanh thu của công ty Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nângcao kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty TNHH Chấn Thành” để hiểu thêm vềtình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của
em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học
Trang 4CHƯƠNG I PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH
1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Chấn Thành:
Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của cáckhách hàng trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước, công ty đã phải trải qua gần 20năm hoạt động Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn vàthách thức Nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoànkết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua những khó khăn và ngày càng pháttriển hơn Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giaiđoạn như sau:
a Giai đoạn 1992 – 2009:
Tiền thân của công ty TNHH Chấn Thành là “Doanh nghiệp tư nhân NguyễnThành” được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 5301001428 do Sở KếHoạch và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 15/9/1992 Chủ doanh nghiệp là ôngNguyễn Chấn Thành Do tình hình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ranên doanh nghiệp đã thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh của mình Doanh nghiệphoạt động được 17 năm
b Giai đoạn 2009 đến nay
Ngày 02/12/2008 doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành được đăng ký thay đổigiấy phép kinh doanh lần thứ 1 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tưtỉnh An Giang cấp với số đăng ký kinh doanh là 1600589092 và đổi tên thành “Công
ty TNHH Chần Thành”
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Chấn Thành
Tên giao dịch: CHANTHANH CO
Giấy phép thành lập: Quyết định thành lập số 2671/QĐ-UBND, ngày20/11/2008 của UBND tỉnh An Giang
Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số 1600589092 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh An Giang cấp ngày 02/12/2008
Trang 5Với lĩnh vực của công ty là xuất khẩu gạo nên chức năng chính là xay xát vàchế biến lương thực xuất khẩu Nói chung Công ty Chấn Thành có chức năng thu mua,chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực góp phần nâng cao đời sống cho nông dân.
1.2.2 Nhiệm vụ:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
- Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu tráchnhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện
- Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quyđịnh của pháp luật
- Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môitrường, quốc phòng và an ninh quốc gia
Theo cam kết của công ty, công ty sẽ cố gắng thực hiện tốt phương châm:
“CHẤN THÀNH cung cấp những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng” Công
ty luôn đặt uy tín của mình và lợi ích của khách hàng lên trên hết vì thế công ty sẽkhông ngừng cải tiến chất lượng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1.2.3 Mục tiêu:
Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn An Giang, trong vùng vựa lúa lớn nhất
cả nước, giáp ranh nước bạn Campuchia đầy tiềm năng về lúa gạo, công ty ChấnThành xác định: đa dạng hóa thị trường, gia tăng giá trị các mặt hàng có nguồn gốc từlương thực là con đường kinh doanh chính của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động củaChấn Thành phải hướng về khách hàng và cộng đồng để không ngừng gia tăng giá trịcông ty, nâng cao thu nhập cho người lao động, công ty thực hiện kinh doanh đúngpháp luật đã đề ra
1.2.4 Định hướng phát triển của công ty
Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần
tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ ngoài mặt hàng gạo trong cơ cấu doanh thu của công
ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao
Duy trì tốt ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sangthị trường Đông Nam Á, châu Á, tăng sản lượng ở thị trường châu Phi Xuất khẩu gạochất lượng cao sang những thị trường bán lẻ thích hợp, từng bước xây dựng thươnghiệu cho gạo, để được là công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực thực phẩm ở năm2020
Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 – 2000 Nâng cao trình độ, taynghề và thu nhập cho nhân viên, người lao động
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Trang 6Hình 1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Chấn Thành năm 2012
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng Ban giámđốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòngtrưởng bộ phận ở các phòng banchức năng Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổchức của mình
Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh củacông ty Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cườngchuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quảlàm việc Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thườngxuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty Do vậy quyết định cầnphải có thời gian
* Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau:
Giám đốc:
Là người chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp các phòng ban, quyết định cáchoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các mặt công tác khác trong công ty
Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như:
bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật Ngoài
ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chínhnhư: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị…
Phòng kế toán:
- Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất khẩu, và sổ sách kế toán của công ty(thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiệnnhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái…) quyết toán hàng quý,
6 tháng, 1 năm
- Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt độngkinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợvay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tưhoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng
- Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các
GIÁM ĐỐC
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng kếtoán
Phòng kinh doanh
Nhà kho Xưởng sản
xuất
Trang 7hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóaphục vụ cho xuất khẩu
- Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộchứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc xemxét…
Xưởng sản xuất:
- Chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong huyện Chợ Mới
và các huyện lân cận theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biếnthành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu
Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt
và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa cóphòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan trọng có nhiệm vụ nghiêncứu và tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường,tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong tươnglai… Các nhiệm vụ cơ bản của hai phòng ban này, hiện tại, được phòng kinh doanhđảm nhận Do đó, các chức năng của hai phòng này không được chuyên sâu, ngoài racòn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng kinh doanh
1.4 Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của công ty Chấn Thành: 1.4.1 Phân tích môi trường bên ngoài:
1.4.1.1 Môi trường vĩ mô:
1.4.1.1.1 Kinh tế
Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuấtkhẩu của công ty Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh của cuộc suy thoáitoàn cầu Đã gây không ít khó khăn cho công ty Chấn Thành nói riêng và các doanhnghiệp trong nước nói chung Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ suythoái đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán
Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổngquan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy nền kinh tế phục hồi khá nhanh.Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳnăm trước Dù vậy, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn
là tiêu thụ và nhập siêu Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 6,81% so với cùng
kỳ năm trước Đặc biệt là xuất khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn Một khókhăn khác là nguy cơ lạm phát Mặc dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế,mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên vào những tháng cuối nămnay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu tố cùng lúc Mục tiêu của Chínhphủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 9%
Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích cựchơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay Tuy vậy, nền
Trang 8kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hộicần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trongtương lai.
1.4.1.1.2 Chính trị - pháp luật:
Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực.Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổchính quyền, mất ổn định chính trị Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mốiquan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới Đây được xem là một lợi thế của nước
ta trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyếnkhích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàngxuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuphát triển
Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cáchcác thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thếhội nhập hiện nay Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đangngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu Với chủ trương “Việt Nam muốn làbạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trongcộng đồng quốc tế” Đây là mộttrong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xahơn trong thị trường thế giới
1.4.1.1.3 Công nghệ:
Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau:
* Đối với xay xát gạo thì:
- Máy xay xát tự động
- Hệ thống điều hoà không khí
- Máy tách màu gạo
* Đối với thiết bị xấy khô:
- Hệ thống sấy khô gạo
- Hệ thống dự trữ
- Bộ phận kiểm định chất lượng
* Đóng gói:
- Thiết bị đóng gói tự động
- Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo
* Chế biến gạo đặc biệt:
- Máy chế biến bột gạo tự động
- Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động
- Máy sấy chế biến gạo ăn liền
- Máy chế biến bánh snack gạo
* Chế biến sản phẩm phụ:
Trang 91.4.1.1.4 Điều kiện tự nhiên:
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh códiện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL Tổng diện tích đất nông nghiệp là246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82% Đất An Giang hình thành qua quátrình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng Mỗi một vùng trầm tích trongmôi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chấtđất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác Chính vì thế mà An Giang có 2 dạngchính là đồng bằng và đồi núi Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thốngrạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từvài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn Các rạch trong khu vực giữa sôngTiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu Các rạch nằmtrong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùngtrũng Tứ giác Long Xuyên Đất phù sa màu mỡ Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa
và mùa khô, ôn hòa quanh năm Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọnggiúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa vàthủy sản nước ngọt cao nhất nước
Giao thông vận tải thủy tại An Giang đang có hướng phát triển thuận lợi Với
sự hợp sức của Tân Cảng và Cảng Mỹ Thới, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệpgiảm nhẹ chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa Ngoài nông nghiệp vàthủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tưkhi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuấtcông nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có trị giá gia tăng cao
- Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong nhữngnguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng ổn dịnhnhư các vùng khác
- Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tìnhtrạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
1.4.1.1.5 Xã hội:
Trang 10An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu dukhách trong và ngoài nước mỗi năm Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con sốhơn 22 ngàn tỷ đồng Đây là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp lớn
An Giang là vùng một vùng đất có mật độ dân cư cao, lao động đông đúc, cáckhu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp không ngừng được mở rộng và ngày càng thu hútcác nhà đầu tư Các chính sách của tỉnh ngày càng phù hợp tạo sự hấp dẫn cho các nhàđầu tư Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến để sản xuất,xuất khẩu Lượng tàu thủy và xe cơ giới lưu thông ngày càng nhiều thuận lợi cho việcvận chuyển hàng hóa Tóm lại, An Giang là một thị trường tiềm năng cho các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu
1.4.1.2 Môi trường vi mô:
1.4.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước:
- Xác định phạm vi của nghành:
Ngành được xác định bao gồm các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu gạo, có tới 15 nhà xuất khẩu gạo lớn đóng góp 89% khối lượng gạo xuất khẩucủa cả nước.Tình hình cạnh tranh gay gắt đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long làvùng trọng điểm lương thực của cả nước
- Xác định đối thủ cạnh tranh:
Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều công ty xuất khẩu lớn như: TIGIFOOD,AFEX, Công ty du lịch An Giang … đề này chỉ chọn 2 công ty làm đối thủ là Công tyxuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp
và chế biến lương thực Thốt Nốt(Gentraco)
+ Công ty Angimex:
- Điểm mạnh: Có kinh nghiệm quan hệ kinh doanh tốt do công ty hoạt động lâunăm Hợp tác với công ty Nhật thành công ty Angimex- Kitosu cung cấp giống lúaNhật và ký hợp đồng bao tiêu chất lượng cao với nông dân Long Xuyên, các đườngnhư Bình Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thới Vì thế công ty này có thể kiểm soát
về nguồn nguyên liệu về giống lúa, sản lượng, có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệuđáp ứng hoạt động chế biến xuất khẩu gạo
- Điểm yếu: Kho không đủ để chứa nguồn nguyên liệu đầu vào mùa cao điểm,nên phải mua nguồn nguyên liệu từ bên ngoài thêm
+ Công ty Gentraco: Thành lập 1980, được cổ phần hóa 1998 Công ty đạt đượcchứng nhận về ISO 9001:2000 và HACCP vào tháng 11/2006 Công ty tham gia rấtnhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Hoạt động xã hội giúp chohình ảnh công ty dễ đi vào lòng khách hàng
- Điểm mạnh: Thị phần xuất khẩu lớn, có nguồn nguyên liệu đầu vào khá tốt,đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có khả năng chuyên môn cao trong kinh doanh vàquản lý tốt
- Điểm yếu: Sức chứa kho nhỏ, nên phải thuê thêm bên ngoài nên chi phí cao.Công tác dự báo nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức
Trang 111.4.1.2.2 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:
- Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới hiện nay vẫn là Thái Lan, ViệtNam, Ấn Độ, Mỹ , Pakitan…
- Ấn độ: Xuất khẩu chủ yếu là gạo đồ và gạo Basmati Theo như dự báo củachính phụ họ thì gạo Ấn sẽ đạt 129 triệu tấn vào năm 2012, khi đó chỉ cần nâng sảnlượng lên 3.000 kg/hécta so với trung bình 1.930 kg/hécta hiện nay
Chính phủ đặt mục tiêu sản xuất 129 triệu tấn gạo năm 2011 và 2012 Năm2007/2008 nước này tiêu thụ khoảng 88,35 tấn gạo Chính phủ Ấn độ đang thực hiện
dự trữ gạo lại để phục vụ nhu cầu trong nước Nên nước ta cũng có nhiều cơ hội hơntại thị trường Châu Phi
- Thái Lan: Nước này được xem như là nước đứng đầu cả về số lượng lẫn chấtlượng gạo xuất khẩu Gạo Thái Lan cạnh tranh với các nước chủ yếu dựa vào sự đadạng về sản phẩm, chất lượng chế biến, vì công nghệ sản xuất của họ rất hiện đại vàvùng nguyên liệu thì được quy định chặc chẽ Nhưng hiện hay đồng Baht của Thái Lantăng làm lợi nhuận từ xuất khẩu thấp Làm gạo Thái đang giảm sức cạnh tranh so vớigạo Việt Nam Vì giá trị VND/USD vẫn ổn định
- Pakistan: Đây là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu gạo, gạo xuấtkhẩu chủ yếu ở Pakistan là gạo JRRT và Basmati Hiện nay, nước này đang xây dựngchiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc và Indonesia Trong thời gian tới đây sẽ là mộtđối thủ cạnh tranh mạnh của Nước ta, trên thị trường gạo cấp thấp, giá gạo 25% tấmcủa Pakistan năm 2007 và năm 2008 đều thấp hơn giá gạo ở Việt Nam
- Mỹ: Là một nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới Tuy nhiên hiện nay thịtrường gạo Mỹ xuất khẩu đã bớt sôi động, sản phẩm thị trường này xuất chủ yếu sangnhững thị trường khó tính: Nhật Bản, EU, Châu Âu …vì chất lượng gạo họ sản xuất raluôn luôn đạt ở mức cao và đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của khách hàng
1.4.1.2.3 Sản phẩm thay thế:
Hiện nay, gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi Tuynhiên, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng bận rộn với công việc, cộngthêm xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước Châu Á Sự thâm nhập của lốisống phương Tây, đang dần thay thế các bữa ăn trưa với cơm gạo bằng các tiệm ănnhanh ở nhiều nơi trong thành phố các nước, hoặc các sản phẩm ăn liền có nguồn gốc
từ khoai, bắp, lúa mì Ở Châu Phi cũng có nhiều loại lương thực thay thế khác như kê,khoai, sắn Khi giá lúa gạo quá cao, người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại lươngthực có giá rẻ hơn, vì thu nhập của họ tương đối thấp Đây là các nguyên nhân chính,ảnh hưởng đến lượng gạo tiêu thụ trong tương lai mà các nhà xuất khẩu gạo cần xemxét
1.4.2 Phân tích môi trường bên trong:
Trang 12và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp.
1.4.2.1.2 Phân phối :
Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ranước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuấtkhẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu Nhìn chung, công ty chỉ có
hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ Như vậy làcông ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp
1.4.2.1.3 Chiêu thị:
Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thịtrường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt Công tyđang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhậtthông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,
…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại
Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưngchỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty
Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa
có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty,chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao Đây là vấn để cần giải quyết ngaytrong bối cảnh hiện nay
1.4.2.2 Nhân sự:
Công ty rất chú trọng đến yếu tố nhân lực và xem đây là yếu tố quan trọngthành công Trong các năm qua, công ty đã đưa nhiều cán bộ tham gia học tập theochương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài tỉnh, khuyến khích tự học.Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viênđược tốt hơn, động viên được lòng nhiệt tình, sự tân tụy và tinh thần đoàn kết nhânlực, gắn bó với công ty
Bảng 1-TRÌNH ĐỘ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH NĂM 2012
Trang 13CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chấn Thành trong giai đoạn 2009 – 6th/2010
2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2011:
Bảng 2 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Năm 2011
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.393 59.851 10.707
Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.730 12.275 10.284
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.167 37.325 6.797
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Doanh thu:
Nhìn chung, doanh thu của công ty qua ba năm có xu hướng tăng, đạt trên 162
tỷ năm 2009 đã tăng lên 196 tỷ năm 2011
Đặc biệt có sự tăng vọt trong năm 2010, với doanh thu đạt gần 308 tỷ, tăng 90%
so với năm 2009 Tổng doanh thu tăng trước hết là doanh thu của hoạt động kinhdoanh xuất khẩu gạo tăng cao trong thời gian này
Đến năm 2011, doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm mạnh trở lại nên tổngdoanh thu cũng bị ảnh hưởng và giảm 36% so với năm 2010 Song giá cả các mặt hàngkinh doanh của công ty vẫn cao hơn năm 2009, nên doanh thu trong năm này vẫn caohơn 162 tỷ đồng của năm 2009
Trang 14Lợi nhuận trước thuế:
Do ảnh hưởng từ khủng hoảng của kinh tế thế giới mà lợi nhuận công ty thuđược trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng Năm 2009, lợi nhuận trước thuế chỉ đạttrên 5 tỷ đồng
Sang đến năm 2010, tuy tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi nhưng do ảnhhưởng từ sự khan hiếm lương thực toàn cầu, mà giá thu mua lúa gạo trên thế giới tăngcao đột biến so với năm 2009 Đem về lợi nhuận khá cao cho công ty trong năm đạtgần 50 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm trước
Đến năm 2011, tình hình giá cả ổn định trở lại, trong khi tình hình khủng hoảngkinh tế vẫn chưa phục hồi nên lợi nhuận trước thuế thu được vẫn thấp chỉ đạt gần 9 tỷđồng, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012:
Bảng 3 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHẤN THÀNH TRONG 6th/2011 và 6th/2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 th /2011 6 th /2012 Chênh lệch
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 129.267 90.720 (38.546) (30)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.886 9.767 4.881 100
Nguồn: Phòng kế toán, 2012
Trong sáu tháng đầu năm 2012, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty vẫn khôngkhả quan, sản lượng xuất khẩu trong thời gian này giảm mạnh so với cùng kỳ nămtrước Bên cạnh đó, Công ty cũng đang bước vào giai đoạn cuối trong việc cổ phần
Trang 15hóa Nên phần nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2011, lợi nhuận gộp cũnggiảm 8% Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động khác của công ty đều tăng sau đợtkhủng hoảng vừa qua, đã kéo lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 102% so vớicùng kỳ năm trước.
2.2 Phân tích tình hình thu mua
2.2.1 Tình hình thu mua gạo thành phẩm
2.2.1.1 Sản lượng thu mua
a) Biến động sản lượng
Trong giai đoạn 2010 – 6th/2012, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn đặt hàng củaCông ty là các mặt hàng gạo 5% tấm, 15% tấm, và 25% tấm Các mặt hàng còn lại nhưgạo 10%, gạo thơm… chỉ chiếm khoảng 2% tỷ trọng Nên ở đây chỉ xét 3 mặt hàngchính của Công ty, tình hình cụ thể như sau:
Bảng 4 – SẢN LƯỢNG GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶTHÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6th/2012
Đơn vị tính: tấn
Mặt
hàng gạo 2009 2010 2011
6 tháng 2011
6 tháng 2012
Chênh lệch 10/09 11/10 6 th 12/6 th 11
15% tấm 13.061 3.750 1.250 781 - -9.311 -2.500 -781
Tổng: 28.969 7.000 4.650 2.953 500 -21.969 -2.350 -2.453
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Trong năm 2009, do chưa xây dựng xong hai nhà máy chế biến, nên công ty chỉthu mua gạo thành phẩm từ các kênh ngoài Sang năm 2010, hai phân xưởng bắt đầu đivào hoạt động, lượng gạo thành phẩm thu mua giảm dần qua các năm Cụ thể:
Gạo 5% tấm đã giảm từ 6.710 tấn trong năm 2009 chỉ còn 2.750 tấn, ứng vớimức giảm 59%
Gạo 15% tấm giảm 71%, ứng với mức 9.311 tấn, chỉ còn 3.750 trong năm2010
Gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất, giảm 8.698 tấn ứng với 95%
Sang năm 2011, lượng gạo 5% tấm và 25% tấm thu mua tấm có xu hướng tăngnhẹ, do hợp đồng xuất khẩu của hai mặt hàng này tăng mạnh trong năm 2010, có thờiđiểm hai phân xưởng chế biến không đủ cung cấp, nên công ty phải thu mua thêm để
Trang 16giao hàng đúng thời hạn.
Gạo 5% tăng 50 tấn với tỷ lệ 2% so với năm 2010
Gạo 25% tăng cao hơn với mức 100 tấn ứng với 20%
Riêng mặt hàng gạo 15% tấm lại tiếp tục giảm 67% ứng với mức 2500 tấn trongnăm 2011 Vì hợp đồng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này giảm so với năm 2008
Đến 6 tháng đầu năm 2012, các phân xưởng chế biến cung cấp xấp xỉ lượng gạothành phẩm xuất khẩu nên công ty chỉ thu mua thêm 500 tấn của mặt hàng gạo 25%
Do các phân xưởng chế biến không đủ cung cấp sản lượng của mặt hàng này vào thờiđiểm giao hàng
b) Phân tích cơ cấu:
Cơ cấu từng mặt hàng thu mua qua các năm có sự thay đổi tùy theo hợp đồng
ký kết trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 Trong đó:
Mặt hàng gạo 5% tấm tuy có sản lượng thu mua giảm qua các năm nhưng mứcgiảm ít hơn so với 2 mặt hàng còn lại, nên cơ cấu của nó có xu hướng tăng Chiếm23% trong năm 2009 đã tăng lên 39% năm 2010 Và chiếm hơn phân nửa tổng sảnlượng so với các mặt hàng còn lại trong năm 2011, với tỷ lệ 60%
Mặt hàng gạo 15% tấm tăng giảm không đều qua các năm Tuy năm 2010 cósản lượng giảm khá mạnh nhưng có tỷ lệ giảm thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm.Nên về cơ cấu, mặt hàng này đã tăng từ 45% năm 2009 tăng lên 54% năm 2010, chiếmkhoảng một nửa trong tổng số Nhưng đến năm 2011, trong khi các mặt hàng khác cósản lượng thu mua tăng nhẹ, thì mặt hàng này lại giảm 67% về sản lượng, nên cơ cấugiảm xuống chỉ chiếm 27% trong tổng sản lượng
Mặt hàng gạo 25% thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng cơ cấu, do có sảnlượng thu mua thấp nhất trong tổng các mặt hàng Trong giai đoạn này lại tiếp tụcgiảm xuống từ 32% trong năm 2009 chỉ còn 7% năm 2010 do sản lượng chịu sự sụtgiảm đến 95% Đến năm 2011, sản lượng thu mua của nó tăng nhẹ nên cơ cấu cũngtăng 6% so với năm 2010 và đạt 13% năm 2009
Trang 17Hình 2 – Cơ cấu sản lượng gạo thành phẩm thu mua của công ty
Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012Trong 6 tháng đầu năm 2012, do có thể tự cung cấp đủ lượng gạo thành phẩmxuất khẩu của mặt hàng gạo 5% và 15% tấm, nên Công ty chỉ thu mua thêm mặt hànggạo 25% tấm Vì vậy, mặt hàng này chiếm 100% trong tổng sản lượng, tăng 87% sovới cùng kỳ năm 2011 Các mặt hàng còn lại vì không thu mua nên chiếm 0% trong cơcấu 6 tháng đầu năm 2012
2.2.1.2 Chi phí thu mua:
Bảng 5 – CHI PHÍ THU MUA GẠO THÀNH PHẨM THU THEO TỪNGMẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Mặt hàng
6 tháng 2011
6 tháng 2012
Chênh lệch % 10/09 11/10 6 th 12/6 th 11 5% tấm 30.557 24.338 19.981 11.958 - -20 -18
15% tấm 56.606 29.813 8.188 5.160 - -47 -73
Tổng: 126.715 57.725 32.009 19.521 4.050 -54 -45 -79
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Chi phí thu mua gạo thành phẩm qua các năm giảm dần, đặc biệt giảm mạnhtrong năm 2010 với mức 54%, chủ yếu là do sản lượng gạo thu mua giảm dần qua cácnăm Trong đó:
Trang 18- Gạo 5% tấm giảm từ 30.557 triệu đồng năm 2009 còn 24.338 triệu năm 2010, giảm 6.220 triệu, tương ứng với mức 20% Năm 2011 tiếp tục giảm thêm 4.446 triệu đồng chỉ còn 19.891 triệu đồng Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty đã ngừng thu mua mặt hàng này, nên giảm được chi phí thu mua trong kỳ.
- Gạo 15% tấm có chi phí thu mua cao nhất trong năm 2009 với 56.606 triệuđồng đã giảm 47% trong năm 2010 Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh với mức73% chỉ còn 8.188 triệu đồng Sáu tháng đầu năm 2012, Công ty cũng đã ngừng thumua mặt hàng này nên chi phí trong kỳ bằng 0
- Chi phí thu mua gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất so với các mặt hàng cònlại, giảm đến 91% tương ứng 35.976 triệu đồng trong năm 2010, chỉ còn 3.575 triệuđồng Đến năm 2011, mặt hàng này tăng nhẹ với mức 355 triệu là mặt hàng duy nhấtCông ty thu mua trong 6 tháng đầu năm 2012, với chi phí 4.050 triệu đồng tăng 69%
so với cùng kỳ năm 2011
2.2.1.3 Tình hình giá cả thu mua:
Bảng 6 – GIÁ GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG
CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 - 6TH/2012
Đơn vị tính: đồng/kg
Mặt hàng
6 tháng 2011
6 tháng 2012
Chênh lệch % 10/09 11/10 6 th 12/6 th 11
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Giá thu mua bình quân của các mặt hàng gạo đều có xu hướng tăng qua cácnăm Năm 2010, do ảnh hưởng của giá gạo trên thế giới nên giá thu mua ở năm nàycũng tăng mạnh Trong đó:
Giá gạo 5% tấm có mức tăng cao nhất, từ 4.554 đồng/kg đã tăng lên 8850đồng/kg, tăng đến 94%
Kế đến là giá gạo 15% tấm tăng 83% ứng với mức tăng 3616 đồng/kg
Gạo 25% có mức tăng giá thấp nhất 66%, do giá trị gia tăng của mặt hàng nàykhông cao so với các mặt hàng còn lại
Đến năm 2011, giá gạo thế giới tăng do tình hình thiên tai ở các nước, nhưnggiá trong nước giảm do người nông dân trúng mùa Mức giảm trong năm 2011 khôngcao bằng mức tăng trong năm 2010 nên giá gạo thành phẩm thu mua vẫn cao hơn năm
2009 Chịu ảnh hưởng nhiều từ giá gạo thế giới, nên giá gạo 5% tấm biến động nhiềuhơn so với hai mặt hàng gạo còn lại, cụ thể:
Trang 19Giá gạo 5% tấm đã giảm 1.746 đồng/kg ứng với 20% so với giá năm trước.Gạo 15% giảm 1400 đồng/kg ứng với 18% còn 6550 đồng/kg, mức giá nàycũng tương đương với gạo 25% tấm sau khi giảm 8%.
Sở dĩ gạo 25% tấm lại có giá thu mua bằng với gạo 15% tấm trong năm 2011
do đây chỉ là giá gạo trung bình của cả năm Thực tế giá gạo trong nước còn có sự tănggiảm khác nhau qua từng thời điểm trong năm (như trái vụ hay sau thu hoạch) và phụthuộc vào giá của từng nhà cung ứng
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty chỉ thu mua thêm gạo 25% tấm với giá
8100 đồng/kg Tăng 1550 đồng/kg ứng với 24% so với năm 2011
Tuy nhiên, giá gạo thu mua tăng còn do tác động của tình hình lạm phát trongnước, chỉ số giá tiêu dùng của năm sau luôn cao hơn năm trước Do đó nếu giá gạo thịtrường thế giới không biến động thì giá thu mua trong nước vẫn có xu hướng tăng quacác năm
2.2.2 Tình hình thu mua gạo nguyên liệu:
Từ năm 2009 trở về trước, Công ty chưa tham gia vào khâu chế biến gạo nênkhông thu mua gạo nguyên liệu Nên các số liệu phân tích dưới đây chỉ nằm trong giaiđoạn từ năm 2010 – 6th/2012
2.2.2.1 Sản lượng thu mua:
a) Biến động sản lượng:
Do được đầu tư cao hơn nên công suất hoạt động của Xí nghiệp Thới Thạnhđều cao hơn phân xưởng An Bình qua các năm Cụ thể năm 2008, xí nghiệp ThớiThạnh thu mua 18.224 tấn, cao hơn 3,8 lần so với phân xưởng An Bình
Sang năm 2009, khối lượng thu mua ở Thới Thạnh tăng thêm 755 tấn, trong khi
đó An Bình lại giảm 1.548 tấn so với năm 2008 Tổng lượng thu mua ở cả hai phânxưởng đạt 22.179 tấn giảm 793 tấn, so với 22.972 tấn của năm 2008 Vì khối lượnggạo của hợp đồng xuất khẩu trong năm 2009 giảm so với 2008 nên lượng thu muacũng giảm theo
Bảng 7 – SẢN LƯỢNG GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản lượng thu mua giảm 49% so với cùng kỳ
Trang 20năm 2011 Chỉ đạt 6.100 tấn ở An Long giảm 5.930 tấn Đạt 1.000 tấn ở Long Thànhgiảm 1.028 tấn Do lượng hợp đồng trong thời gian này giảm nên Công ty cũng hạnchế thu mua.
b) Phân tích cơ cấu:
Xí nghiệp An Bình có công suất thấp hơn nên chỉ thu mua 20,7% trong tổnglượng gạo thu mua năm 2008, và giảm còn 14,4% trong năm 2009 Trong 6 tháng đầunăm 2010 lại tiếp tục giảm nhẹ còn 14,1%, giảm 0,08% so với 6 tháng đầu năm 2009
2.2.2.2 Chi phí thu mua:
Bảng 8 – CHI PHÍ THU MUA GẠO NGUYÊN LIỆU Ở HAI PHÂN XƯỞNG
CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012
Đơn vị tính: triệu đồngĐịa điểm
thu mua 2010Năm 2011Năm 6th/2011 6th/2012
Chênh lệch 2011/2010 6th2012/6th2011
Trang 21Do có sản lượng thu mua lớn hơn, nên chi phí thu mua ở Phân xưởng An Longcũng cao hơn Phân xưởng Long Thành Tổng chi phí thu mua năm 2011 đạt 128.735triệu, thấp hơn 14% so với năm 2010, do chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá nguyên liệuthu mua giảm trong năm.
Trong đó, chi phí ở phân xưởng An Bình giảm khá lớn với tỷ lệ 41%, từ 30.544triệu trong năm 2010 chỉ còn 18.144 triệu đồng trong năm 2011 Phân xưởng ThớiThạnh giảm ít hơn với mức 7.847 triệu đồng, tỷ lệ 7% trong năm
Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí thu mua lại tiếp tục sụt giảm khá mạnh,trong đó phân xưởng An Long giảm nhiều hơn với tỷ lệ 48%, ứng với mức 32.143triệu đồng so với cùng kỳ năm trước Phân xưởng Long Thành cũng giảm với tỷ lệ xấp
xỉ 43%, đạt 11.257 triệu đồng trong 6 tháng 2011 chỉ còn 6.425 triệu đồng trong thờigian này
Trái ngược với nguyên nhân chi phí giảm do giá giảm trong năm 2011, nguyênnhân sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2012là do sản lượng thu mua gạo nguyên liệu sụtgiảm ở cả hai phân xưởng
2.2.2.3 Giá cả thu mua
Bảng 9 – GIÁ GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA Ở HAI PHÂN XƯỞNG CỦA
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Do chịu ảnh hưởng của đợt sốt giá gạo vào năm 2010, tương tự như giá gạothành phẩm thu mua, giá gạo nguyên liệu trong năm này khá cao Sang năm 2011 giágạo nguyên liệu thu mua bắt đầu giảm nhẹ trở lại
Tại Xí nghiệp An Long giá gạo thu mua giảm 672 đồng/kg ứng với 10% so vớinăm 2010
Ở phân xưởng Long Thành giá gạo giảm cao hơn với mức giảm 762 đồng/kg,còn 5670 đồng/kg
Trái lại năm 2011, trong 6 tháng đầu năm 2012, giá gạo trung bình ở cả haiphân xưởng đều tăng Trong khi giá gạo ở Phân xưởng An Long chỉ tăng 194 đồng/kg,với tỷ lệ 3%, thì ở Phân xưởng Long Thành giá gạo lại tăng đến 877 đồng/kg, với tỷ lệlên đến 16%
Tuy nhiên vẫn chưa thể đánh giá được tình hình trên Do trong thời gian này,
Trang 22lượng gạo thu mua ở Phân xưởng Long Thành thấp, thời điểm thu mua lại vào đợt giácao, trong khi ở Xí nghiệp An Long mua với số lượng nhiều, giá cả tương đối sát vớithị trường.
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
Mỗi năm công ty tiêu thụ từ 30.000 đến 40.000 tấn gạo, nhưng trong giai đoạn
2009 – 6th/2012, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng tiêu thụhằng năm của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này Giảm từ 29.871 tấntrong năm 2009 xuống 28.672 tấn năm 2010 Đến năm 2011, lại tiếp tục giảm mạnhhơn với tỷ lệ 14% chỉ đạt 24.679 tấn Trong 6 tháng đầu năm 2012, đạt 14.109 tấn,nhưng vẫn giảm 3.389 tấn so với cùng kỳ năm 2011, ứng với mức giảm 19%
Tiêu thụ trong nước
Những năm trước đây, Công ty chế biến gạo chủ yếu để xuất khẩu qua các thịtrường nước ngoài và không bán gạo ở thị trường nội địa Chỉ từ năm 2011 đến nay,đơn vị mới bắt đầu bán hàng trong nước Nhưng kênh tiêu thụ chính vẫn là thị trườngnước ngoài
Trong năm 2011, do mới xuất khẩu lần đầu tại thị trường nội địa nên khốilượng còn thấp chỉ đạt 300 tấn trong năm Đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng bán
ra trong nước đã tăng lên 5.009 tấn chiếm tỷ lệ 36% so với tổng lượng tiêu thụ, tăng100% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2011
Xuất khẩu
Xuất khẩu là kênh tiêu thụ sản phẩm chính, là lĩnh vực hoạt động chủ yếu từ khiCông ty mới thành lập cho đến nay Nhìn chung sản lượng của Công ty có xu hướnggiảm dần trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011 Năm 2009 xuất khẩu đạt 28.871 tấn,sang năm 2010 giảm 4% chỉ còn 28.672 tấn Khối lượng xuất khẩu giảm trong năm
2010 là do sự ảnh hưởng của chính sách điều hành xuất khẩu từ chính phủ Năm 2011
Trang 23khối lượng xuất khẩu gạo của công ty chỉ còn 24.379 tấn, giảm 4.293 tấn với tỷ lệ 15%
so với năm 2010
Trong 6 tháng đầu năm 2012, công ty xuất khẩu được 9.100 tấn, giảm 48%tương ứng với mức giảm 8.397 tấn so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, dự báo sangnăm sau tình hình kinh doanh của công ty sẽ hoạt động bình thường trở lại và có bướcphát triển tốt hơn
Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu giảm còn do chính sách nâng giá sàn xuất khẩugạo của Chính phủ trong thời gian gần đây Trong khi chất lượng gạo của Công tychưa thể nâng cao lên cùng lúc, nên việc ký kết hợp đồng với các đối tác gặp không ítkhó khăn
2.3.2 Doanh thu
Tiêu thụ trong nước
Doanh thu từ tiêu thụ gạo trong nước chỉ đạt được từ cuối năm 2011, do nhữngnăm trước đây thị trường này còn bỏ ngõ Năm 2011 doanh thu từ tiêu thụ gạo ở thịtrường nội địa đạt 2.145 triệu đồng, chỉ chiếm 1% trong hoạt động mua bán gạo củaCông ty
Bảng 11 – DOANH THU TỪ TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH
Nguồn: Phòng kinh doanh 2012
Trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng gạo bán ra không chỉ tăng về sản lượng vàgiá trị, mà mặt hàng gạo bán ra cũng đa dạng hơn so với một mặt hàng gạo 5% tấmđược bán trong năm 2011 Doanh thu đem về từ hoạt động này cũng tăng lên 31.958triệu đồng, chiếm 29% trong tổng doanh thu, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2011
Trang 24về lợi nhuận siêu ngạch cho công ty, tuy sản lượng có phần sụt giảm nhẹ.
Năm 2011, do chịu tác động cùng lúc từ giá bán và sản lượng xuất khẩu màdoanh thu trong năm giảm 36% so với năm 2010, chỉ đạt 177.552 triệu đồng Trong 6tháng đầu năm 2012, doanh thu đạt 77.728 triệu đồng, giảm 37% so với 23.133 triệuđồng của cùng kỳ năm 2011, do sản lượng xuất khẩu trong thời gian này sụt giảmmạnh
2.4 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 và
6 tháng đầu năm 2012.
2.4.1 Phân tích theo thị trường
2.4.1.1 Khối lượng xuất khẩu
a) Biến động sản lượng
Thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp, số thị trường xuất khẩu daođộng từ 3 đến 5 thị trường mỗi năm, bao gồm các nước ở khu vực châu Á và châu Phi.Nhìn chung các thị trường biến đổi qua từng năm Trong đó, có một số thị trường ởChâu Phi chỉ nhập khẩu được một hoặc hai năm rồi dừng hẳn Tuy nhiên, thay vào đó
là sự tiếp cận của các khách hàng mới Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu gạo của công ty vẫn được duy trì và phát triển trong các năm qua
Các thị trường đáng chú ý là Malaysia, Philippines, các thị trường này liên tục nhập khẩu gạo từ công ty trong giai đoạn 2009 – 6th/2012
Malaysia
Là một trong các thị trường truyền thống, khách hàng quen thuộc của công ty.Xuất khẩu gạo sang thị trường này thường là với hình thức xuất khẩu trực tiếp Đâyđược xem là thị trường lớn của công ty trong nhiều năm qua, tuy nhiên từ năm 2011trở lại đây, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này có sự sụt giảm đáng kể
Năm 2009 đạt 6.350 tấn sau đó tăng lên mức 7.100 tấn năm 2010, tăng 12% sovới năm 2009 Nhưng đến năm 2011, thị trường này bắt đầu suy giảm, khối lượng xuấtkhẩu chỉ đạt 685 tấn, giảm đến 90% so với năm trước
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm mạnh này là do trong năm 2011, Chínhphủ nước ta đã ban hành chính sách buộc các doanh nghiệp phải giảm lượng gạo xuấtkhẩu sang thị trường này Để tập trung gạo vào hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủthông qua hình thức đấu thầu Mục tiêu là nhằm tăng giá xuất khẩu sang Malaysia,tránh tình trạng một số doanh nghiệp muốn nâng cao khối lượng xuất khẩu mà giảmgiá, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạokhác trong Hiệp hội
Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, lượng gạo được phép xuất khẩu sang thịtrường này tăng lên Tình hình bắt đầu có xu hướng phục hồi trở lại, khối lượng xuấtkhẩu đạt 800 tấn, cao hơn 115 tấn so với cùng kỳ năm 2011, tăng 17%
Bảng 12 – SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU ĐẾN CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
Trang 252011 6th/11 6th/12
Chênh lệch10/09
Chênh lệch11/10
Đây là thị trường có hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong giai đoạnnày Đặc biệt năm 2010, đạt tăng trưởng rất cao với sản lượng 19.322 tấn tăng 107%
so với năm 2009 do nước này đẩy mạnh thu mua gạo để bù đắp tình trạng thiếu lươngthực trầm trọng xảy ra trong năm Sang năm 2011 tình hình ở Philippines ổn định trởlại, sản lượng xuất khẩu trong năm từ đó cũng giảm 63% chỉ còn 7.115 tấn, ứng vớimức giảm 12.207 tấn
Sáu tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4.800 tấn, giảm26% so với 6.490 tấn của cùng kỳ năm 2011
Thị trường Châu Phi
Thị trường Châu Phi bắt đầu nhập khẩu gạo của Công ty từ năm 2009, sang cácnăm sau này càng có nhiều nước Châu Phi ký kết hợp đồng với công ty Tuy nhiên, thịtrường này mới phát triển nên khối lượng hợp đồng ký kết chưa cao, do khách hàngcẩn thận trong việc giao dịch lần đầu với công ty Nhưng đây vẫn được xem là thịtrường tiềm năng
Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng giảm không đều trong giai đoạn
từ năm 2009 – 6th/2012 Trong năm 2009, sản lượng xuất sang thị trường này đạt 6.529tấn, nhưng đến năm 2010 chỉ còn 2000 tấn, giảm 69% so với năm trước
Sang năm 2011, tình hình khả quan hơn với sản lượng xuất sang đạt 4.779 tấn,cao hơn năm 2010 là 2.779 tấn, tăng 139% Cho thấy tiềm năng phát triển của thịtrường này trong tương lai
Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng lại tiếp tục tăng thêm 2.750 tấn, tăng3.7 lần so với cùng kỳ năm 2011, đạt mức 3500 tấn
Các thị trường còn lại:
Thị trường Indonesia có khối lượng nhập khẩu trong năm 2009 khá cao đạt gần
6 ngàn tấn, tuy nhiên đến năm 2010 đã sụt giảm đáng kể, chỉ còn 250 tấn, giảm 96%
Trang 26so với năm trước Đến năm 2011 thị trường này cũng đã ngừng nhập khẩu Do từ năm
2010, chính phủ nước này bắt đầu thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất gạo trongnước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên đã có thể tự cung cấp lương thực cho
cả nước và trở thành nước xuất khẩu gạo, nên không còn nhập khẩu gạo từ công ty
Thị trường Singapore có hợp đồng xuất khẩu không liên tục và bị gián đoạn quatừng năm Trong đó năm 2009, có khối lượng xuất khẩu 1.680 tấn, nhưng đến năm
2010 thì không có hợp đồng xuất khẩu Đến năm 2011, lại đạt khối lượng 11.800 tấn,cao nhất trong năm 2011 Nhưng trong 6 đầu năm 2012, vẫn chưa có hợp đồng xuấtkhẩu với thị trường này Nguyên nhân là do thị trường này có khá nhiều nguồn cungcấp Chỉ tìm đến công ty, khi giá của các đối thủ cạnh tranh quá cao, hoặc không đủnguồn hàng cung cấp
b) Về cơ cấu
Malaysia
Malaysia được xem là một trong những thị trường truyền thống của Công tytrong nhiều năm qua Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Malaysia mỗi năm tươngđối cao so với các thị trường xuất khẩu còn lại, chỉ trừ thị trường Philippines Năm
2007, đạt 21% trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu Đến năm 2008, tăng lên 25% dosản lượng xuất khẩu trong năm tăng Nhưng đến năm 2009, do chính phủ hạn chế cácdoanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này từ đó làm giảm mạnh cơ cấu củaMalaysia, chỉ đạt 3%, giảm đến 22% trong tổng cơ cấu
Hình 4 - Cơ cấu sản lượng theo thị trường của Công ty Chấn Thành từ năm
2009 – 6th/2012
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Đến 6 tháng đầu năm 2012, được sự cho phép gia tăng lượng gạo xuất khẩu
Trang 27sang thị trường này Sản lượng trong giai đoạn này đã tăng nhẹ, chiếm 9% trong tổngsảnh lượng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.
Philippines:
Cơ cấu sản lượng của thị trường Philippines trong giai đoạn này có xu hướngthay đổi qua từng năm Tuy nhiên, thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ cơ cấu cao nhấttrong hầu hết các năm so với những thị trường còn lại Năm 2009, chiếm 31% trongtổng sản lượng xuất khẩu của cả Công ty, đã tăng lên 67% trong năm 2010, do sảnlượng xuất khẩu tăng mạnh trong năm
Đến năm 2011, sản lượng xuất khẩu giảm nên cơ cấu của thị trường này trongnăm cũng giảm theo, chỉ chiếm 29% Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuấtsang thị trường Philippines chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng xuất khẩu đạt53%, tăng 26% so với tỷ lệ 37% trong 6 tháng đầu năm 2011
Thị trường Châu Phi:
Cơ cấu của thị trường Châu Phi trong giai đoạn này có sự tăng giảm qua từngnăm Tuy chỉ mới giao dịch với Công ty trong thời gian gần đây nhưng thị trườngChâu Phi chiếm đến 22% trong tổng sản lượng năm 2009 Sang năm 2010, sản lượngxuất khẩu giảm từ đó làm cơ cấu giảm theo chỉ đạt 7%, giảm 15% so với năm 2009
Đến năm 2011, cơ cấu tăng lên đạt 20%, tăng 13% so với năm 2008 Trong 6tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu sang thị trường tiếp tục tăng trưởng, chiếm38%, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2011
Các thị trường còn lại:
Các thị trường còn lại bao gồm Indonesia và Singapore, có hợp đồng giao dịchvới Công ty gián đoạn qua từng năm Trong năm 2009, cả hai thị trường chiếm 26%trong tổng cơ cấu, trong đó sản lượng xuất sang thị trường Indonesia khá cao chiếmđến 20%, Singapore chiếm 6% Sang năm 2010, thị trường Singapore tạm ngừng giaodịch với Công ty, còn Indonesia cũng chỉ nhập khẩu 250 tấn nên tổng cơ cấu của cảhai thị trường chỉ chiếm 1% trong năm
Đến năm 2011, Indonesia cũng đã ngừng nhập khẩu gạo của Công ty, nhưng doSingapore giao dịch trở lại với Công ty với số lượng lớn, làm tăng cơ cấu lên đến 48%,cao nhất so với các thị trường còn lại Trong 6 tháng đầu năm 2012, cả hai thị trườngtrên đều không có giao dịch với Công ty
2.4.1.2Kim ngạch xuất khẩu
Malaysia
Là một trong các thị trường đem lại doanh thu không nhỏ cho công ty trong cácnăm qua Năm 2009, kim ngạch đạt 1,844 ngàn USD sau đó tăng lên mức 2,884 ngànUSD, tăng 56% trong năm 2010 Nhưng đến năm 2011, khối lượng xuất khẩu giảm sútmạnh từ đó làm kim ngạch giảm theo chỉ đạt 299 ngàn USD giảm 2,654 ngàn USD,với tỷ lệ 92% so với năm 2010
Trang 28Bảng 13 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6TH/2012
Đơn vị tính: ngàn USD
Thị trường Năm
2009
Năm 2010
Trang 29Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu gia tăng trở lại từ
đó kim ngạch mang về cũng tăng theo đạt 305 ngàn USD, cao hơn 33% so với cùng kỳnăm 2011
Philippines:
Đây được xem là thị trường mang lại kim ngạch nhiều nhất cho công ty trongcác năm qua Do không chỉ sản lượng xuất sang thị trường này hằng năm khá cao, màgiá cả ở thị trường này cũng cao hơn so với các thị trường khác Năm 2009, kim ngạchđạt 2.637 ngàn USD đã tăng mạnh trong năm 2010, tăng lên gấp 3.5 lần đạt 11.985ngàn USD Sang năm 2011, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống nênkim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo, chỉ đạt 2.983 ngàn USD, giảm 75% so với năm2010
Sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2.438ngàn USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011
Thị trường Châu Phi
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Phi cũng góp phần làm tăng doanhthu của Công ty trong những năm qua Cao nhất là năm 2009, kim ngạch đạt 1.893ngàn USD Đến năm 2010, do sản lượng sụt giảm mạnh trong năm, làm kim ngạchgiảm theo, chỉ còn 943 ngàn USD, giảm đến 50% so với năm 2009
Năm 2011, kim ngạch tăng trưởng mạnh trở lại đạt 1.887 ngàn USD, tăng 100%
so với năm 2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với kim ngạch năm 2009 Trong 6 thángđầu năm 2012, kim ngạch xuất sang thị trường này khá cao đạt 1.498 ngàn USD, caohơn 1.183 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2011
Đây được xem là một dấu hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sangthị trường này từ năm 2009 trở lại đây
Các thị trường còn lại:
Thị trường Indonesia có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 khá cao đạt1.683 ngàn USD, nhưng đến năm 2010 do sản lượng sụt giảm đang kể, nên kim ngạchthu được cũng giảm theo chỉ còn 123 ngàn USD giảm 93% so với năm 2009 Đến năm
2011 thị trường này cũng đã ngừng nhập khẩu, nên không có doanh thu từ thị trườngnày nữa
Thị trường Singapore giao dịch với Công ty không liên tục trong giai đoạn nàynên kim ngạch thu được cũng bị ảnh hưởng theo Trong đó năm 2009, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 492 ngàn USD Nhưng đến năm 2010 thì không có hợp đồng xuất nhập khẩu,nên kim ngạch trong năm này bằng không Sang năm 2011, thị trường này nhập khẩutrở lại với khối lượng lớn đem về kim ngạch khá cao đạt 4.314 ngàn USD Nhưngtrong 6 đầu năm 2012, vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu với thị trường này
2.4.1.3 Về giá cả xuất khẩu
Nhìn chung giá xuất khẩu ở các thị trường đều có xu hướng tăng mạnh tronggiai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012 Là do hiện tượng El Nino, gây mất mùa, thiếu lươngthực ở nhiều nước, ảnh hưởng đến lượng cung lúa trên toàn cầu, từ đó đẩy giá gạo bán
ra lên cao nhất từ trước đến nay