Hình 6 – Giá trung bình xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010
Nhìn chung, giá xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012, điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước và trên thế giới. Do xu hướng đô thị hóa ở các nước trên thế giới, nên diện tích trồng lúa gạo đã bị thu hẹp ở nhiều nơi. Nguồn cung khan hiếm, nhưng cầu về lúa gạo thì không giảm. Từ đó, đẩy giá xuất khẩu gạo của công ty nói riêng, của thế giới nói chung có xu hướng tăng qua các năm.
Mặt hàng gạo 5% tấm, với mức giá 290 USD/tấn năm 2009 tăng gần 2 lần đạt mức 535 USD/tấn năm 2010, sau đó giảm còn 373 USD/tấn năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2009.
Về mặt hàng gạo 15% tấm, tuy giảm về số lượng và cơ cấu so với các mặt hàng khác, nhưng giá vẫn tăng qua các năm. Năm 2010 đạt mức 406 USD/tấn tăng gần 1,5 lần so với mức 287 USD/tấn năm 2009 và giảm xuống 335 USD/tấn năm 2011.
Mặt hàng gạo 25% tấm là có mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Năm 2010 đạt mốc 641 USD/tấn tăng 2,27 lần so với năm 2009 và giảm xuống 419 USD/tấn năm 2011, tuy nhiên vẫn cao hơn giá năm 2009, 1,48 lần.
Giá của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2010 là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khan hiếm lương thực toàn cầu trong năm này, khiến giá gạo tăng đột biến. Sang năm 2011 tình hình thế giới bắt đầu bình ổn trở lại giá gạo có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2012. Trong thời gian này, gạo 5% tấm đã tăng lên 428 USD/tấn, gạo 15%
tấm đạt 381 USD/tấn, gạo 25% tấm đạt 508 USD/tấn. Mặt hàng gạo 25% tấm vẫn đạt mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại.
Điều đáng lưu ý ở đây là mặt hàng gạo 5% tấm có chất lượng cao hơn gạo 25% tấm nhưng lại có giá xuất khẩu trung bình thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Là do gạo 5% tấm được bán chủ yếu cho các khách hàng là nhà nhập khẩu trung gian. Những khách hàng này có vai trò như một đầu mối thu mua, sau đó phân phối lại cho các doanh nghiệp trong nước, phải trải qua nhiều kênh mới đến tay người tiêu dùng. Cộng thêm hợp đồng trả tiền ngay, vì vậy mà giá bán thường không cao. Trong khi đó gạo 25% tấm được bán qua hình thức đấu thầu tập trung cấp chính phủ. Với hình thức này thì các kênh phân phối trung gian ít hơn, lại hạn chế được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các hợp đồng này thường xuất với đơn giá trả chậm từ 3 đến 4 tháng, rủi ro biến động giá cả cao hơn so với hình thức trả tiền ngay, cộng thêm chi phí lãi vay được tính vào giá bán. Vì vậy mà giá gạo 25% tấm lại cao hơn gạo 5% tấm.
Ngoài ra, mặt hàng gạo 25% phần lớn được xuất qua thị trường Philippines. Giá