Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để nền kinh tế của một nướcphát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu.Bên cạnh nguồn vốn từtrong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn có vai trò vôcùng quan trọng Yếu tố này không những quan trọng đối với các nước đangphát triển mà ngay cả đối với những nước phát triển trên thế giới cũng vẫn rấtquan tâm thu hút nguồn vốn này
Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO thì việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoàiFDI là hết sức cần thiết Tuy nhiên có rất nhiều các yếu tố tác động tới việcthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , nó có cả các yếu tố thuộc về trong vàngoài nước do vậy để thu hút được nguồn vốn này thì chúng ta cần phải cónhững chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và cần phải xét tới nhữngyếu tố đã tác động tới nguồn vốn này Bằng việc sử dụng mô hình kinh tếlượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI và xem xét mối quan hệ giữacác biến số , nắm được xem nhân tố nào là quan trọng nhất trong các nhân tố
có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mô hình Qua đây chúng ta có thể phântích và đánh giá được việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian qua Từ đó
có thể xây dựng mô hình thu hút FDI phù hợp với điều kiện hiện nay của đất
nước Do vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích ảnh hưởng của các
yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam ”.
Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn caoVăn và CN Nguyễn Tiến Hiệp – Ban dự báo- Viện chiến lược phát triển đãtận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành
đề tài này
Trang 2Chương 1 Tổng quan về FDI
I.Khái niệm,Nguồn gốc,bản chất và đặc điểm của FDI
1 Khái niệm về FDI
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tuy nhiên khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm
do quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra.theo định nghĩa đó thì :
FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong mộtdoanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế củanhà đầu tư.Ngoài mục đích lợi nhuận nhà đầu tư còn mong muốn dành đượcchỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường
Định nghĩa này đã tập trung nhấn mạnh vào hai yếu tố là:tính lâu dài củahoạt động đầu tư và đặc biệt là sự tham gia vào hoạt động quản lý đầu tư.Nóicách khác,định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt đầu tư trựctiếp với đầu tư gián tiếp.Trong đó đầu tư gián tiếp có đặc điểm cơ bản lànhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản tài chính từ nướcngoài,các nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp mà
họ chỉ quan tâm đến lợi ích chính trị nhiều hơn
Các quan niệm và định nghĩa về FDI được đưa ra tùy theo góc độ nhìnnhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng.Qua đó ta có thể rút rađịnh nghĩa chung nhất về FDI như sau:
FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn,tự thiết lập
ra các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình,đứng chủ sở hữu quản
Trang 3đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quảnlý,cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro với đối tác nước sở tại
2 Nguồn gốc,bản chất và đặc điểm của FDI
Tuy ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷnhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốctế.Nếu như trước những năm 60 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển hoặc giữa các nước pháttriển với nhau.Nhưng bắt đầu từ những năm 1960 đến 1970 khi xuất hiện cácnước NICs dòng đầu tư lại có thêm luồng vận chuyển mới : di chuyển giữacác nước đang phát triển với nhau
Mục đích cuối cùng của FDI là lợi nhuận,khả năng sinh lời cao hơn khi
sử dụng đồng vốn ở các nước bản địa và bản chất của FDI là mục đích kinh tếđược đặt lên hàng đầu.Tức là FDI là một hiện tượng kinh tế khách quan,vànhu cầu của những nước phát triển với mục tiêu lợi nhuận.Vậy đặc điểm cơbản của FDI là:
- Có thể xác lập quyền sở hữu vốn của công ty một nước ở một nướckhác
- Có thể xác lập quyền quản lý của công ty một nước đối với các nguồnvốn mà công ty đã đầu tư ở một nước khác
- Có quyền theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý chonước đó
- Có liên quan đến quyền mở rộng thị trường của các công ty đa quốc giakhác
- Gắn liền với sự phát triển thị trường tài chính quốc tế và thương mạiquốc tế
Trang 4II.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
Tùy thuộc mức độ sở hữu vốn của nhà đầu tư mà FDI tồn tại dưới nhiềuhình thức khác nhau :
Liên doanh
Đây là hình thức phổ biến nhất ở các nước trong đó các nhà đầu tư nướcngoài góp vốn theo một tỷ lệ nhất định,chia sẻ trách nhiệm quản lý kinhdoanh,lợi nhuận và rủi ro của công việc kinh doanh
Đầu tư 100% vốn nước ngoài
Đây là hình thức đầu tư được nhiều nước cho phép các hãng nước ngoàiđược sở hữu 100% vốn,các nhà đầu tư nước ngoài giữ nguyên quyền kiểmsoát toàn bộ xí nghiệp đặt tại các nước chủ nhà và không chia sẻ quyền quản
lý công ty với các nhà đầu tư trong nước
Hợp đồng Li-xăng (cấp giấy phép sử dụng bản quyền)
Trong thỏa thuận về cấp giấy phép bên nước ngoài chỉ thực hiện một sốnhiệm vụ chủ yếu là đưa công nghệ hay quản lý vào và đôi khi đảm nhậncông tác thị trường cho một sản phẩm ; thay vì chia sẻ lợi nhuận,bên nướcngoài sẽ nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá trị tiềnbán được các dịch vụ đó
Trong hai trường hợp đầu tư 100% vốn và cấp giấy phép sử dụng bảnquyền ,trách nhiệm của các bên chủ chốt là rõ ràng.Trong trường hợp cấp giấyphép ,bên chủ nhà phải nắm công nghệ,học cách bán sản phẩm và không chia
sẻ trách nhiệm với ai.Trong trường hợp 100% vốn nước ngoài,nhà đầu tưnước ngoài đảm nhận mọi trách nhiệm và khi có sự liên quan đến đối tác ,nếubên trong nước thụ động thì nước chủ nhà có thể không có lợi nhuận lâu bền
Trang 5Đây là phương thức được áp dụng trong nhiều điều kiện.Bạn hàng buônbán có thể là một nước kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo và chỉ chấp nhận giaodịch theo kiểu hàng đổi hàng.Bằng việc giao dịch theo cách này với một nướckhác,một mặt hàng lẽ ra bán được với một giá hời ở nơi khác thì bị trao đổilấy một mặt hàng khác với giá quy đổi thấp hơn.Do vậy ,trong các trường hợprất khác nhau nó phụ thuộc vào cơ hội có thể có.
2 Các hình thức FDI của Việt nam
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vốn toàn bộ vào Việt Nam,tự quản lý và tự chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật Việt nam
- Hợp đồng xây dựng,vận hành và chuyển giao (BOT) là dạng văn bản
ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của việt nam và nhà đầu tư nướcngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn
đủ để thu hồi vốn với một lượng lãi nhất định.Hết thời hạn đó,nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước ViệtNam
- Hợp đồng xây dựng ,chuyển giao và vận hành (BTO) là dạng văn bản
ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tưnước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.Sau khi xây dựngxong,nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước ViệtNam.Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý
- Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) là dạng văn bản ký kết giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xâydựng công trình kết cấu hạ tầng.Sau khi xây dựng xong,nhà đầu tư nước ngoài
Trang 6chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam.Chính phủ Việt Nam tạođiều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và thu lợi nhuận hợp lý
Doanh nghiệp liên doanh ( Joint-Venture)
Đây là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tạiViệt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hay hợp đồng được ký kết giữachính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài ,hoặc do doanh nghiệp ViệtNam liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liêndoanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation BBC)
Contract-Đây là loại văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau tiếnhành một hoặc nhiều hoạt động của các bên nhận đầu tư trên cơ sở quy địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lậpmột xí nghiệp liên doanh hay bất cứ một pháp nhân mới nào.Các bên phảithực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và phải tự chịu trách nhiệm về kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và bản hợp đồng đã ký
III.Vai trò của FDI
Để phát triển kinh tế xã hội ,thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nướccho thấy quốc gia nào thực hiện chính sách kinh tế mở cửa với bên ngoài,liênkết và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài,biến nó thành các nhân tốbên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế với mọi quốcgia.Dưới đây là một số vai trò chủ yếu của FDI đối với các nước đầu tư và cácnước nhận đầu tư :
Trang 71.Vai trò của FDI đối với nước đầu tư
1.1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta biết rằng mục tiêu cao nhất của nhà đầu tư là lợi ích kinh tế,lợinhuận.Lợi nhuận đó sẽ được chuyển một phần về chính quốc đóng góp vàomức tăng thu nhập cho nền kinh tế của nước chủ đầu tư.Để thu được lợinhuận thì bằng mọi cách nhà đầu tư sẽ tận dụng để giảm chi phí,nâng cao hiệuquả của đồng vốn bỏ ra.Việc đầu tư ra nước ngoài làm cho nhu cầu tương đối
về lao động trong nước giảm,hay năng suất giảm
1.2.Khai thác lợi thế về vốn.
Trong quá trình phát triển việc tích lũy tư bản đến một mức nhất định thìcác nhà đầu tư sẽ tìm thị trường để mở rộng đầu tư phát triển.đối với các nướcphát triển,để tăng lợi nhuận thông qua các lợi thế như:giá nhân công rẻ,tranhthủ nguồn tài nguyên phong phú…,thì xuất khẩu tư bản là một phương thứctối quan trọng,đối với họ đây là giải pháp làm cho đồng vốn sinh lời hiệu quảnhất
1.3 Kéo dài chu kỳ của công nghệ và sản phẩm
Đặc trưng của sản phẩm nói chung và công nghệ nói riêng là có tính chukỳ.vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngày nay được coi là khâu quan trọng nhất trongquá trình sản xuất.Do vậy nhà tư bản sẽ tìm cách tiêu thụ không những ở thịtrường trong nước mà còn nhằm vào thị trường rộng lớn bên ngoài.Thông quahoạt động FDI các nước đi đầu tư phát huy được công nghệ của mình.Kéo dàituổi thọ của công nghệ và sản phẩm của mình
1.4 FDI giúp cho các nhà đầu tư bành chướng về sức mạnh kinh tế.
Thông qua FDI nhà đầu tư nước ngoài tăng cường vai trò ảnh hưởng củamình trên thị trường quốc tế nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,tránh
Trang 8được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư.Bên cạnh đó họ còngiảm được chi phí vận chuyển,giảm khối lượng vận chuyển do xuất khẩu dâychuyền công nghệ thay bởi xuất khẩu sản phẩm,giảm khoảng cách vậnchuyển khi tái sản xuất sản phẩm sang các nước lân cận nước nhận đầu tư.
1.5.Giải quyết những khó khăn của nhà đầu tư.
Các nước giàu đầu tư sang nhau không chỉ đơn thuần là cạnh tranh,mànhiều trường hợp giữa các nhà đầu tư lớn hợp tác chặt chẽ với nhau thông quaFDI để giải quyết những vấn đề khó khăn về công nghệ,kinh nghiệm quảnlý,tiêu thụ sản phẩm và cả những vấn đề như kinh tế,chính trị trên thếgiới.khủng hoảng kinh tế tài chính nảy sinh ở một nước nào đó
Xét cho cùng thì mục tiêu chủ yếu của nhà đầu tư nước ngoài là sử dụngđồng vốn hiệu quả nhất đo bằng lợi nhuận kinh tế.Điều đó lý giải rằng ngay
cả khi ở các nước đi đầu tư tình trạng thất nghiệp tăng nhanh nhưng họ vẫntìm kiếm lao động ở nước ngoài,vẫn đem vốn đi đầu tư trong khi nước đó lạithu hút đầu tư của nước ngoài
2.Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư.
2.1 FDI tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế
Nguồn lực đầu tư có sản xuất bao gồm: vốn,công nghệ,đất đai và laođộng.Đầu tư FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước nhận đầu tư vốnbằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư,vậy nguồnvốn FDI làm tăng lượng vốn ,công nghệ cho nhà đầu tư sản xuất của nướcnhận đầu tư.Các nước đang phát triển là những nước còn nghèo,thiếu nguồnlực cho phát triển kinh tế xã hội,đặc biệt là nguồn vốn và công nghệ.Vìvậy,với tác động làm tăng cường nguồn vốn vay công nghệ cho đầu tư sảnxuất là một lợi ích quan trọng nhất của FDI
Trang 92.2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các nước đang phát triển trên thế giới hầu hết là những nước nôngnghiệp hoặc đang trong quá trình công nghiệp hóa.FDI chỉ rõ thị trường đangcần cái gì và nước chủ nhà có thể sản xuất cái gì để đáp ứng nhu cầu thịtrường thế giới.Nhờ đó FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế,đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ,nhiều lĩnh vực mới đã được hìnhthành ở nước tiếp nhận đầu tư.Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm pháttriển nhanh trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều thành phần kinh tế,làm tăngnăng suất lao động ở các nghành và tỷ trọng của nó trong nền kinh tế
2.3.Giải quyết công ăn việc làm,nâng cao mức sống của dân cư.
Ở các nước đang phát triển giải quyết vấn đề công ăn việc làm luôn làvấn đề nan giải,vì vậy đây luôn là chỉ tiêu được xét đến khi cấp giấy đầu tưcho các dự án FDI.các dự án FDI với quy mô vốn lớn thường chiếm tỷ trọngcao trong tổng vốn đầu tư và đã có đóng góp không nhỏ giải quyết công ănviệc làm cho người lao động
Như vậy đối với các nước đang phát triển FDI tạo ra một lượng lớn việclàm một cách trực tiếp và gián tiếp đồng thời nâng cao trình độ chuyênmôn,kỹ năng làm việc của lao động.FDI đã giải quyết một phần tình trạngthất nghiệp,tạo thu nhập và nâng cao đời sống xã hội.Ngoài ra FDI còn có tácđộng gián tiếp đối với mức sống thông qua việc tăng cường khả năng trên thịtrường tiêu dùng,đa dạng hóa mặt hàng,giảm giá hàng hóa dịch vụ từ đó tạo ramột cuộc sống dễ chịu hơn cho người dân
2.4 FDI góp phần cải thiện môi trường.
Quan trọng nhất là FDI thúc đẩy phát triển kinh tế,cải thiện điều kiệnsống,do đó dẫn tới khả năng chi ngân sách cho lĩnh vực môi trường được
Trang 10nhiều hơn.Người dân có mức sống cao hơn nên ý thức về môi trường ,đặc biệt
là môi trường sống được quan tâm hơn,điều đó đồng nghĩa với giảm thiểu ônhiễm môi trường do đói nghèo ở các nước đang phát triển
Bên cạnh đó thông qua FDI có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến hơn,nhất
là công nghệ sạch,sẽ tác động tích cực,trực tiếp đến bảo vệ môi trường.lý giảicho vấn đề này là tiêu chuẩn môi trường của công nghệ tiên tiến hơn bao giờcũng cao hơn công nghệ cũ,nó sử dụng ít tài nguyên hơn và mức thải thườngthấp hơn
IV.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận FDI
1.Các yếu tố thuộc về môi trường nước nhận đầu tư
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là mộttrong những yếu tố quan trọng.Một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việcgiao lưu vận chuyển…mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tưthực hiện mục đích của mình.Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánhnhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cũng như vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên của nước nhận đầu tư cũng trởthành một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.Điều kiện tự nhiên
có thể là các điều kiện về khoáng sản,đất,rừng,nước,khí hậu hay không giancủa nước nhận đầu tư.Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tốđầu vào mà còn quyết định tính chất đầu ra
1.2 Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội.
Các nhà đầu tư thường coi yếu tố chính trị là yếu tố hàng đầu để xem xét
có nên đầu tư vào nước nào hay không.Nền chính trị có ổn định thì mới
Trang 11khuyến khích thu hút FDI còn nếu có sự bất ổn nào trong đời sống kinh tế chính trị - xã hội cũng đều gây tác động không nhỏ đến nhà đầu tư.
-Sự ổn định về môi trường chính trị - kinh tế - xã hội như là một điều kiệntất yếu để phát triển kinh tế,từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước lại đểphát triển kinh tế.Do đó nền kinh tế mà càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợicủa đồng vốn đi đầu tư càng được đảm bảo
1.3 Luật pháp và cơ chế chính sách
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật,các quy định,các văn bảnquản lý hoạt động đầu tư…phản ánh một cách rõ ràng môi trường đầu tư củanước sở tại.Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo vềpháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lành mạnhhay không?Các quy định về thuế,các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận nhưthế nào?
Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làm hạnchế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài.Điều này đặt
ra vấn đề là cần có cơ chế pháp lý rõ ràng,mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhàđầu tư mà không mất đi chủ quyền quốc gia
1.4 Thủ tục hành chính
Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết định đầutư.Thủ tục hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai,xét duyệt giấyphép đầu tư,thủ tục thẩm định dự án…Theo thống kê cho thấy,trở ngại lớnnhất đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính.Điều này không chỉ riêng
ở một nước nào nhất định mà diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư
Trang 121.5 Cơ sở hạ tầng
Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyếtđịnh đến hiệu quả sản suất kinh doanh,nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chuchuyển vốn.Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông,hệthống thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng.Trình độ cơ
sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình độ phát triển của mỗi quốc gia,nótạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư.Sự phát triểncân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đề ra như một nhucầu hàng đầu trong việc thu hút FDI
1.6 Nguồn lực về con người
Con người với trình độ lao động bằng tri thức,có kỹ năng hay lao độngchân tayđều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài.Chi phí nhânlực (chi phí dùng cho đào tạo lương,bảo hiểm,phúc lợi) chiếm một bộ phậnlớn trong tổng chi phí lưu động,bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quảnlý,vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư.Ở cácnước đang phát triển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào,thường là lợithế thu hút FDI lúc ban đầu,nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm ởđây.Do đó ở các nước đang phát triển FDI hầu hết tập trung vào nhữngnghành sử dụng nhiều nhân công,không đòi hỏi kỹ thuật cao
2 Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế
2.1 Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực
Thực tế cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới luôn caohơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất thế giới.Nếu như trong nửa đầucủa thế kỷ tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 3% năm,cao hơn 1,5 lần
so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.Trong thập kỷ 70 là 5,8 % năm cũng cao hơn
Trang 13so với tốc độ tăng trưởng kinh tế,Những năm 90 là 7% cao hơn 2,5 lần so vớitốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới được thể hiện một cách mạnh mẽ
về khía cạnh tài chính thế giới.Với sự phát triển thông tin và vô tuyến viễnthông đã làm cho các trao đổi về tài chính và tiền tệ có thể tiến hành liên tụcbất kể thời gian và không gian
Bên cạnh tính quốc tế hóa cao nền kinh tế thế giới là sự hình thành cácthị trường khu vực cũng gia tăng,đây chính là quá trình liên kết khu vực-làmột trong những sản phẩm của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế
2.2 Xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được coi là “thập kỷ quá độ” vì thếgiới đang trong quá trình chuyển từ thời đại mà sự phát triển kinh tế phải dựavào nguồn của cải có hạn trong thiên nhiên sang một thời đại mới là phát triểnkhông có giới hạn với nguồn vô hạn về vật liệu mới do loài người chế tạo ra.Tiềm năng phát triển của nền kinh tế toàn cầu là động lực to lớn thúc đẩyluồng đầu tư quốc tế,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển –là nơi hứahẹn thị trường mới đầy tiềm năng tăng trưởng và những nguồn lực đầu vàovới chi phí rẻ chất lượng ngày một nâng cao
2.3.Cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ
Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ,nhất là giai đoạn sau đã làm cho khoa học trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp,tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của lực lượng sảnxuất,nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội,đồngthời tác động một cách sâu sắc đến mọi mặt của đời sống,khiến cho phân
Trang 14công lao động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc gia và quốc tế,quan hệsản xuất cũng ngày càng tiến bộ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,nhu cầu chuyển côngnghệ sẽ gia tăng đối với các nước phát triển và đang phát triển sang các nướckém phát triển hơn.Luồng FDI toàn cầu sang các nước đang phát triển đượctiếp thêm nguồn lực về chất để ngày càng trở nên mạnh mẽ
2.4 Xu hướng tăng cường vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Các công ty xuyên quốc gia(TNCs) trở thành nòng cốt trong quá trìnhtoàn cầu hóa kinh tế thế giới.Năm 1971 tỷ trọng đóng góp của các nước TNCstrong công nghiệp thế giới là 23%,năm 1980 là 28% và đến những năm 90 đãvượt lên trên 30%.Hoạt động kinh tế quốc tế hiện nay về cơ bản là do cácTNCs tiến hành.Trong đó,thương mại bên trong các công ty TNCs và thươngmại giữa các TNCs với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới Thươngmại lao động trên thế giới gần như hoàn toàn bị các TNCs khống chế với 4/5FDI trên thế giới là do các TNCs tiến hành
Hiện nay phần lớn FDI ở các nước đang phát triển nằm trong mạng lướicủa các TNCs Tận dụng nguồn lực đầu vào phong phú với chi phí thấp,mộtthị trường sẵn có nhiều tiềm năng,các nước đang phát triển đang và xẽ lànhững địa điểm hấp dẫn của các TNCs trong mạng lưới toàn cầu của mình
2.5 Xu hướng lưu chuyển dòng FDI toàn cầu
Xu hướng lưu chuyển dòng FDI toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khối lượngFDI vào các nước.Theo thời báo kinh tế 2000-2001 lưu chuyển các luồng vốnquốc tế trong những năm tới có những đặc điểm sau đây:
Đầu tư quốc tế tập trung vào các nước phát triển.các nước pháttriển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài,vừa là những
Trang 15 Đầu tư tập trung vào các nghành kinh tế mới ,đó là tin học,côngnghệ thông tin và sinh học,dẫn đến tình hình các nghành sản xuất pháttriển mạnh.Các nghành sản xuất truyền thống sẽ bị sát nhập ,hoặc tổchức lại Trong thời gian tới,trong quá trình tổ chức lại FDI trên toànthế giới các nước đang phát triển sẽ nhận phần lớn chuyển giao củanhững nghành kinh tế truyền thống như ô tô,điện tử,hóa chất… từ cácnền kinh tế phát triển.
Xu hướng gia tăng ngày càng rõ nét của dòng FDI toàn cầu,dòngFDI sẽ tăng cường đối với cả các nước đang phát triển và phát triển doquá trình tự do hóa thương mại,tài chính và đầu tư quốc tế
Sát nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu.Làn sóng sát nhậpcông ty sẽ là động lực chủ yếu để gia tăng tốc độ đầu tư trực tiếp nướcngoài
V.Tác động của FDI đối với nền kinh tế
Trang 1623,4% trong giai đoạn 1996-2000 và trong 5 năm 2001-2005 và 2006-2007chiếm khoảng 16%
* Đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,nâng cao nănglực sản xuất công nghiệp :
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệpcủa cả nước.Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào
2 năm 2004 và 2005.Đặc biệt ở một số địa phương tỷ lệ này đạt đến 65-70%giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn
* Đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ
Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiếnvào việt nam,phát triển một số nghành kinh tế quan trọng của đất nước nhưviễn thông,thăm dò và khai thác dầu khí,hóa chất,cơ khí chế tạo điện tử,tinhọc,ô tô,xe máy…Nhất là sau khi tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la mỹ vào việtnam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp,đã gia tăng số lượng các
dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia(canon,Panasonic,Ritect…)
* Tác động lan tỏa của Đầu tư nước ngoài đến các thành phần kinh tếkhác trong nền kinh tế :
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài được nâng caoqua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư,mở rộng quy mô sảnxuất.Đồng thời,hiệu quả trên có tác động lan tỏa đến các thành phần khác củanền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàivới các doanh nghiệp trong nước,công nghệ và năng lực kinh doanh đượcchuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 17* Đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước và cáccân đối vĩ mô:
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitại việt nam,mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vàongân sách càng tăng.Thời kỳ 1996-2000,không kể thu từ dầu thô,các doanhnghiệp đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD,gấp 4,5 làn 5năm trước.Trong 5 năm 2001-2005 thu ngân sách trong khối doanh nghiệpđầu tư nước ngoài đạt hơn 3,6 tỷ USD,tăng bình quân 24% năm
* Đầu tư nước ngoài góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đờisống kinh tế quốc tế:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăngnhanh,cao hơn mức bình quân chung của cả nước ,đóng góp quan trọng vàoviệc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Thời kỳ 1996-2000,xuất khẩucủa khu vực đầu tư nước ngoài đạt 10.6 tỷ USD,tăng hơn 8 lần so với 5 nămtrước,chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước;năm 2000 chiếm 25%,năm
2003 chiếm 31%;tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004
và chiếm trên 55% trong các năm 2005,2006 và 2007
Trang 18* Đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động hộinhập kinh tế với khu vực và thế giới
1.3 Về mặt môi trường
Nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ các tiêuchuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả tốt hơn so với số đông các doanhnghiệp trong nước,vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹnăng quản lý môi trường
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể trở thành những “môhình mẫu” giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại vào ViệtNam cùng tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường,đồng thờitạo áp lực để các doanh nghiệp trong nước cải thiện kết quả môi trường củamình,tạo điều kiện làm cho nguồn lực trong nước như lao động,đất đai,tàinguyên…được khai thác và sử dụngcó hiệu quả hơn
2 Chi phí và tác động tiêu cực của FDI
2.1 Về môi trường pháp lý và đầu tư
Tính ổn định của luật pháp,chính sách chưa cao;một số luật pháp chínhsách liên quan trực tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài thay đổi nhiều;một sốtrường hợp chưa tính đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên đã làm đảolộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ
Chưa có một quy hoạch tổng thể ,toàn diện cho chiến lược phát triểnđồng bộ giữa các địa phương trong cả nước
Do quy hoạch ngành và một số sản phẩm quan trọng chưa có hoặc đượctriển khai chậm,lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác,chưa lường hếtdiễn biến phức tạp của thị trường…nên thời gian qua có tình trạng đã cấp
Trang 19phép đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực và sản phẩm tạm thời vượt quánhu cầu hiện tại
2.2 Về dòng vốn đầu tư nước ngoài
Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2004 trở vềtrước còn thấp,chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và yêu cầu củachiến lược phát triển kinh tế xã hội.Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổngvốn đầu tư toàn xã hội của nước ta giảm từ 30% vào năm 1995 xuống còn17% vào những năm 2000
Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao,công nghệ nguồn tuy đã có xuhướng tăng nhưng chưa đạt như mong muốn.Cơ cấu phân bố và sử dụng vốnđầu tư nước ngoài còn có những bất hợp lý khi thì tập trung quá lớn vàonhững ngành dễ thu lợi nhuận,thu hồi vốn nhanh,khi thì tập trung vào một sốngành sản xuất được bảo hộ như xi măng,ô tô,xe máy
2.3 Về công tác xúc tiến đầu tư
Trong xúc tiến đầu tư chưa có chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tưtoàn quốc,còn tình trạng “mạnh ai nấy làm” thiếu sự phối hợp,liên kết giữacác địa phương trong vùng nên hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng trongthu hút đầu tư nước ngoài giữa vùng đông nam bộ và tây nam bộ,đẫn tới sức
ép lớn về quỹ đất,về đào tạo nguồn nhân lực,quản lý xã hội,đảm bảo điều kiệnsống cho người lao động…Tại một số địa phương tình trạng quá tải giaothông cũng như khan hiếm lao động đã đến mức báo động
2.4 Về nguồn nhân lực
Chưa đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn laođộng có tay nghề lẫn lao động quản lý
Trang 20Về mặt xã hội,trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có sự chênh lệchthu nhập giữa người quản lý và người lao động trực tiếp và cao hơn so với cácdoanh nghiệp trong nước cùng loại,tạo ra sự phân biệt về thu nhập,đời sốnggiữa các tầng lớp lao động trong xã hội.
Tình trạng tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài có xu hướng gia tăng,chưa được giải quyết triệt để,ảnh hưởng tớihiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp,tác động tới tâm lý nhà đầu tư,cũngnhư ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh…
Đời sống vật chất,tinh thần và điều kiện sống của người lao động trongcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều khó khăn.Còn có sựchênh lệch cao về mức lương giữa người lao động với người quản lý trongcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 21Chương II Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam
trong 20 năm qua (1988 – 2007)
I.Bối cảnh trong nước và quốc tế
1.Trong nước
1.1 Cơ hội:
Công cuộc đổi mới đất nước ta diễn ra rất nhanh chóng, nhu cầu vốn đầu
tư, công nghệ kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và thị trường xuấtkhẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi phải thực thichính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Nước ta có nền kinh tế-xã hội- chính trị ổn định,với vị trí địa lý và môitrường đầu tư thuận lợi,lực lượng nhân công trẻ,ham học hỏi, đang chuyển đổi
từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường địnhhướng Xã hội chủ nghĩa
1.2 Khó khăn và thách thức
Khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, Nước ta vẫn chưa thoát khỏikhủng hoảng kinh tế - xã hội.Những năm cuối của thập kỷ 90, nước ta lại chịutác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực, cùng vớithiệt hại do thiên tai xẩy ra trên nhiều vùng của cả nước
Hệ thống pháp luật, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ,nhiều đạo luậtmới ban hành nhưng thường xuyên sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với yêu cầumới của đất nước và cam kết với khu vực, điều này gây khó khăn trong việcvận dụng triển khai vào cuộc sống
Trang 22Nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tếtrình độ thấp và những khó khăn phát sinh mới như dịch cúm gia cầm, bệnhSARS và những phức tạp của thời tiết
Chính phủ Nhật Bản chủ trương ủng hộ và hỗ trợ các nhà doanh nghiệpNhật khi đầu tư vào Việt Nam; Phối hợp và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tạomôi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Hình thành lànsóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam nơi được đánh giá là “ ngôi sao mới nổi “
về thu hút đầu tư nước ngoài
Vài năm gần đây chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các doanh nghiệp nướcnày đầu tư mạnh vào Việt Nam và quyết định tăng ODA cho Việt Nam cảviệc tăng viện trợ không hoàn lại và cho vay tín dụng ưu đãi
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn duới tiền năng của cácnhà đầu tư Mỹ mặc dù nước này đã là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam saukhi có hiệp định thương mại Việt – Mỹ Các nhà đầu tư Mỹ đã chú ý tới ViệtNam như chiếc cầu nối với Trung Quốc và ASEAN qua việc tập đoàn Intel đãđầu tư vào Việt Nam một tỷ đô la,đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của ôngchủ tập đoàn Microsoft – Bill Gates
Trang 23Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng giữa các nướctrong khu vực,nhất là sau khi Trung quốc trở thành thành viên WTO với thịtrường hấp dẫn trên 1,3 tỷ dân.
II Môi trường pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh
1 Về môi trường pháp lý
Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn,công nghệkinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa-hiện đại hóa đã được xác định và cụ thể hóa trong các văn kiện của đảngtrong thời kỳ đổi mới.Việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đãthể chế hóa đường lối của đảng,mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quảnguồn vốn đầu tư nước ngoài,theo phương châm đa dạng hóa,đa phương hóacác quan hệ kinh tế đối ngoại;góp phần thực hiện chủ trương phát huy nộilực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắttrong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực và trên thế giới,Luật đầu
tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hútđầu tư nước ngoài vào việt nam
Trang 242 Về môi trường đầu tư kinh doanh
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và môi trường pháp lýNăm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư,có hiệu lực từ ngày 01/07/2006thay thế luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trong thời gianqua còn góp phần quan trọng vào những thành công của hội nhập kinh tế quốctế,đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của việt nam trên trường quốc
tế với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vàthành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc trong nămqua.Ngoài ra chính phủ còn ban hành một loạt các văn bản pháp luật nhằmtháo gỡ những khó khăn vướng mắc,trở ngại trong hoạt động của doanhnghiệp đầu tư nước ngoài,tạo môi trương hấp dẫn hơn để thu hút các dự ánmới
3 Về phân cấp toàn diện hoạt động đầu tư nước ngoài
Luật đầu tư năm 1996 quy định chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về đầu tư nước ngoài,và bước đầu thủ tướng chính phủ đã quyết định phâncấp giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân 16 tỉnh,thành phố trực thuộc.Sauhơn một năm ngày 01/12/1998 thủ tướng ban hành quyết định phân cấp chotất cả ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đầu tư và điều chỉnh các giấyphép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện phân cấp.Luật đầu tư năm 2005 chủ trương phân cấp mạnh cho ủy ban nhân dâncấp tỉnh và ban quản lý Khu công nghiệp,Khu chế xuất,khu công nghệ cao vàkhu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư vàgiảm bớt những dự án phải trình thủ tướng chính phủ
Chủ trương phân cấp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài đã được thực
Trang 25phương trong thu hút đầu tư nước ngoài,tạo điều kiện cho thành phần kinh tếnày đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
III.Kết quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 20 năm qua.
1 Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký chung từ 1988-2007
1.1 Tình hình cấp giấy phép chung
Tính đến cuối năm 2007,cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoàiđược cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷUSD.Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn,hiện
có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD
Từ năm 1988-1990 chỉ có 218 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng
ký là 1,58 tỷ USD.Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tưnước ngoài tại Việt Nam với 1397 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký
là 16,2 tỷ USD,năm 1996 có 372 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký là8,8 tỷ USD
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7/1997 đã ảnhhưởng làm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút,do chính sáchcủa một số nước trong khu vực (Hàn quốc) tạm thời ngưng đầu tư ra nướcngoài để củng cố nền kinh tế của mình,đồng thời bản thân các nhà đầu tưcũng phải “tự giải quyết khó khăn “ của mình
Vốn đăng ký có xu hướng tăng dần từ năm 2003 đến nay.Điều này chothấy dấu hiệu của “làn sóng đầu tư nước ngoài” thứ hai vào Việt Nam.Năm
2003 vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002,năm 2004 tăng 42,9% so với nămtrước ;năm 2005 tăng 58% so với năm 2004,năm 2006 tăng 75,4 so với năm
2005 và 2007 tăng 69% so với năm 2006
Trang 26Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới đạt 20,8 tỷ USD vượt73% so với mục tiêu đề ra.Vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so vớimục tiêu (11 tỷ USD).Năm 2005 vốn cấp mới đạt 6,84 tỷ đô la.Đặc biệt trong
2 năm 2006-2007,dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng khích
lệ với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn chủ yếu trong lĩnhvực công nghiệp nặng (đồ điện tử,thép…)
Bảng 1 : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài dược cấp phép qua các
năm(chưa kể các dự án của VIETSOVPETRO)
án
Vốn đăng ký(triệu USD)
Quy mô(triệu USD/dự án)
So với năm trước
Số dự án
Vốn đăng ký Quy mô
Nguồn : - Niên giám thống kê 2000.NXB Thống kê,Hà nội-2001
-Thời báo kinh tế việt nam,kinh tế 2001-2002 việt nam thế giới
Trang 271.2 Tình hình tăng vốn đầu tư chung.
Tính đến hết năm 2007 có trên 4.000 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổngvốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD,Bằng 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký cấpmới
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượngdoanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn ít Số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷUSD trong 5 năm 1991-1995 đã tăng lên 4,1 tỷ USD vào giai đoạn 1996-2000,tăng 51% so với 5 năm trước.Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêmđạt 7,08 tỷ USD,tăng 69,6% so với 5 năm trước.Trong đó,bắt đầu từ năm
2002 số lượng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 1 tỷ USD và từ năm 2004 đếnnay ,vốn tăng thêm mỗi năm trên 2 tỷ USD.Riêng trong 2 năm 2006 và 2007vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,9 tỷ USD và 2,46 tỷ USD,trung bình mỗi năm tăng35% so với năm trước
1.3 Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài chung từ 1988 đến 2007.
Theo nghành:
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất chiếm 66,8% về
số lượng dự án , 60,2 % tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.Cơ cấu đầu
tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vựccông nghệ cao và công nghệ thong tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đaquốc gia : Intel,Panasonic,canon…
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,2% về số dự án, 34,4 % số vốn đăng ký và24,5 % vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào lĩnh vực kinhdoanh cảng biển ,bất động sản,xây dựng khu vui chơi,giải trí…
Trang 28Nông,lâm,ngư nghiệp chiếm 10,8 % về số dự án, 5,37% tổng vốn đăng
ký và 6,7% vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào sản xuấtnông,lâm,ngư nghiệp sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghành 1988-2007(tính tới
22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực)
án(%)
Vốn đầu tư(%)
Vốn điều lệ(%)
ĐT thực hiện(%)
Trang 29nước và 24 % tổng vốn thực hiện của cả nước;trong đó Hà Nội chiếm 51 %vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng.Tiếp theo là Hải phòng,Hải dương
và Quảng Ninh
Các tỉnh phía nam từ Ninh Thuận trở vào thu hút được 5.452 dự án vớitổng vốn 46,8 tỷ USD,đã góp vốn thực hiện đạt 15,68 tỷ USD,chiếm 63% về
số dự án ,56 % về vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện của cả nước
Đồng bằng sông cửu long tuy là vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cònrất thấp so với các vùng khác,chiếm 3,6% vè số dự án và 4,4 % về vốn đăng
ký và 3.2% vốn thực hiện của cả nước
Bắc và nam trung bộ;trong đó Quảng Nam và đà nẵng đã có nhiều tiến
bộ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,nhất là đầu tư vào xây dựng các khu
du lịch,trung tâm nghỉ dưỡng,vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế
Theo hình thức đầu tư:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 74,4% tổng số dự án và50,7% tổng vốn đăng ký Doanh nghiệp liên doanh chiếm 22,2% tổng số dự
án và 38% tổng vốn đăng ký Hợp tác kinh doanh chiếm 3,1% tổng số dự án
và 8,3% tổng vốn đăng ký Doanh nghiệp BOT có 6 dự án với tổng vốn đăng
ký là 1,4 tỷ USD Doanh nghiệp cổ phần có 8 dự án với tổng vốn đăng ký là
199 triệu USD Công ty quản lý vốn ( công ty mẹ – con ) có một dự án vớitổng vốn đăng ký 14,4 triệu USD
Trong số các hình thức đầu tư, hình thức liên doanh có vốn thực hiện lớnnhất chiếm 41,3% tổng vốn thực hiện
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 2007(tính tới 22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực)
Trang 301988-Hình thức đầu tư Số dự án
(%)
Vốn đầu tư (%)
Vốn điều lệ (%)
ĐT Thực hiện (%)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo đối tác đầu tư:
Đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong tổng vốnđăng ký trên 80 tỷ USD, các nước Châu Á chiếm 69,1% ; các nước EU chiếm16,2%; các nước Châu Mỹ chiếm 11,8% Riêng Hoa Kỳ chiếm 4% Tuynhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhàđầu tư Mỹ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷUSD và Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ
có đầu tư tại Việt Nam
2 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007.
Năm 2007, năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 2006- 2010 phát triển kinh
tế - xã hội đất nước, đồng thời là năm thứ 20 thi hành chính sách mở cửa thuhút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chính vì vậy, con số thu hút hơn 20
tỷ USD của năm 2007 có một ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc son quantrọng trong hoạt động đầu tư nước ngoài
2.1 Về cấp giấy chứng nhận đầu tư mới.
Trong tháng 12/2007, cả nước có 162 dự án được cấp giấy chứng nhận
Trang 31trong năm 2007 lên 1445 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,85 tỷ USD, tăng73,5% về số dự án và 96,3% về vốn đăng ký so với năm trước.Quy mô vốnđầu tư bình quân một dự án đạt 14 triệu USD.
Về ngành nghề: Trong năm 2007 vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung
trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 9 tỷ USD chiếm 62,9% về số
dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với sốvốn đăng ký 8,5 tỷ USD, chiếm 31,5% về số dự án và 47,7% tổng vốn đầu tưđăng ký Còn lại là đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (1,7%)
Về đối tác đầu tư: Trong năm 2007 có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư tại Việt Nam trong đó Hàn Quốc đứng đầu với số vốn đăng ký trên 4,4 tỷUSD, chiếm 24,9 % tổng vốn đăng ký British Virgin Islands đứng thứ hai với
số vốn đăng ký 4,2 tỷ USD chiếm 23,8% tổng vốn đăng ký Singapore đứngthứ 3, Đài Loan đứng thứ 4 với 1,7 tỷ USD đăng ký chiếm 9,7 % Malaysiađứng thứ 5 với 1,09 triệu USD vốn đăng ký và chiếm 6,1 % tổng vốn đăng
ký
Về cơ cấu vùng: Trong năm 2007, trên địa bàn cả nước có 56 địa phương
thu hút được dự án đầu tư nước ngoài Trong đó thành phố Hồ Chí Minhđứng đầu với số vốn đăng ký 1,73 tỷ USD chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng
ký Hà Nội đứng thứ 2 với 1,9 tỷ USD chiếm 11,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.Đồng Nai đứng thứ 3 với 1786 triệu USD chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng
ký Bình Dương đứng thứ 4 với số vốn 1751 triệu USD chiếm 9,8 % tổngvốn đầu tư đăng ký
2.2 Về tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất:
Trong năm 2007 có 379 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng kýtăng thêm là 2,4 triệu USD, bằng 78% về số dự án và 84,9% về vốn bổ sung
so với năm 2006
Trang 32Về ngành nghề: Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có
vốn bổ sung nhiều nhất, vốn tăng thêm trên 1,95 tỷ USD, chiếm 79,1% tổngvốn bổ sung Số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ (chiếm 14,3%) và nông -lâm –ngư (6,6%)
Về đối tác đầu tư: trong năm 2007 có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự
án tăng vốn, mở rộng sản xuất, trong đó 4 nền kinh tế đứng đầu đã chiếmkhoang 72,1% tổng vốn đấu tư bổ sung Đài Loan có số vốn tăng thêm lớnnhất 688,7 triệu USD chiếm 27,8% tổng vốn bổ sung Hàn Quốc đứng thứ 2với 533,6 triệu USD chiếm 21,6% Nhật Bản đứng thứ 3 với 338,9 triệu USDchiếm 13,7% Hồng Kông đứng thứ 4 với 217,9 triệu USD chiếm 8,9% tổngvốn bổ sung
Về cơ cấu địa bàn: Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu trong 32 địa phương có dự
án bổ sung vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 920 triệu USD, chiếm 37,2%tổng vốn bố sung Bình Dương đứng thứ 2 với số vốn tăng thêm 405,5 triệuUSD chiếm 16,4% Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 210 triệu USDchiếm 8,5 % Hà Nội đứng thứ 4 với 178 triệu USD chiếm 7,2% tổng vốn bổsung
2.3 Về hoạt động sản xuất – kinh doanh
Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếptục góp vốn đầu tư thực hiện ước đạt 500 triệu USD, đua tổng vốn thực hiệnnăm 2007 đạt 4,6 tỷ USD, tăng 12,2 % so với năm trước, vượt 2,2% kế hoạch
đề ra (4,5 tỷ USD)
Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng12/2007 ước đạt 4,65 tỷ USD đưa tổng giá trị doanh thu trong năm 2007 la39,6 tỷ USD tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước
Trang 33Nhập khẩu trong tháng 12/2007 ước đạt 2,1 tỷ USD đưa tổng giá trị nhậpkhẩu trong năm 2007 đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm trước
3 Kết quả triển khai hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Trong số trên 8200 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ
USD đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ
USD chiếm 52,2% tỷ vốn đăng ký
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậmtrong khi vốn đăng ký và số dự án mới biến động Nếu như cả giai đoạn 1991-
1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD thì từ năm 1996 – 2000 đã đạt 13,5 tỷUSD tăng 89% so với 5 năm trước Trong giai đoạn 2001 -2005 vốn thực hiệnđạt 14,3 tỷ USD tăng 6% so với 5 năm 1996 -2000
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài đã gópphần đáng kể trong quá trinh phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo
ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu Trong giaiđoạn 1991 – 1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD thì trong thời kỳ
1996 – 2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD ( trong đó giá trị xuấtkhẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu ) tănggấp 6,5 lần so với 5 năm trước Trong giai đoạn 2001- 2005 tổng giá trị doanhthu đạt 77,4 tỷ USD tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996 -2000 Riêng 2 năm
2006 và 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD ( trong đó giá trị xuất khẩukhông tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu ) Đồng thời
số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đàu tư nước ngoài cũng tăng lênqua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37, 9 vạnngười vào cuối năm 2000 tăng 80% so với 5 năm truớc Đến cuối năm 2005
đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng
Trang 34dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng tính đến cuối 2 năm này đãtăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005.
4 Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong 20 năm qua.
Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệpViệt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một
số doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài.Trong 20 năm qua đã có
249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu
tư đăng ký 1,39 tỷ USD Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệpViệt Nam tập trung phần lớn trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 40,2% về số
dự án và 64,2% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm21,2% số dự án và 20,5% tổng vốn đầu tư, số còn lại là các dự án đầu tưtrong lĩnh vực dịch vụ chiếm 39,6% số dự án và 5,5% tổng vốn đầu tư