V. Đánh giá chung
2. Mô hình và phân tích kết quả
Xuất phát từ mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas và qua thực nghiệm em đưa ra mô hình về sự tác động của một số yếu tố tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Log(FDI)= β0 + β1 Log(GDP) + β3 Log(R) + β4D1
Trong đó : FDI là biến phụ thuộc GDP và R là biến độc lập D1 là biến giả
Do giai đoạn 1998-1999 trên thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện biến động như khủng hoảng tài chính trong khu vực đã xảy ra do vậy nó đã có những ảnh hưởng rất lớn tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta do các nước có chính sách tạm ngưng đầu tư ra nước ngoài.Cho nên trong mô hình này ta lấy năm 1999 là năm gốc thể hiện sự thay đổi của các yếu tố tác động tới FDI.
D1 = 1 Nếu quan sát thuộc thời kỳ trước năm 1999 0 Nếu quan sát thuộc thời kỳ sau năm 1999
β0 là hệ số chặn.
Cơ sở dữ liệu được lấy từ Viện chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và đầu tư giai đoạn 1995 -2007. Số liệu được đưa về giá năm 1994 để loại bỏ yếu tố lạm phát.
Các hệ số β(i) trong mô hình chính là hệ số của các biên độc lập đối với các biến phụ thuộc. Các hệ số này phản ánh sự thay đổi % của các biến phụ thuộc theo sự thay đổi % của biến độc lập.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác động lần lượt của các yếu tố đưa vào trong mô hình tới FDI :
Mô hình 1 : Tác động của GDP tới FDI
Trước tiên ta đi kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình dựa trên lược đồ tương quan ta có kết quả sau :
Dựa vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta thấy rằng tất cả các hệ số tương quan đều bằng không do vậy phần dư của mô hình này là một chuỗi dừng.
Đồ thị phần dư của mô hình có dạng :
Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên sau đây ta đi xem xét tác động của GDP tới FDI dựa trên Eviews ta nhận được kết quả sau :
Từ kết quả ước lượng ở mức ý nghĩa 5% ta có :
Prob của β1 =0.000 < 0.05 nên ta thấy rằng hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê.Hơn nữa R2= 0.998750 khá cao thể hiện rằng biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi các yếu tố khác không thay đổi.
Kiểm định các khuyết tật của mô hình :
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test để kiểm định dạng hàm của mô hình ta nhận được kết quả sau :
H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai
Với kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng giá trị P-value của mô hình là 0.440596 lớn hơn 0.05 cho nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0.Hay nói cách khác là mô hình có Dạng hàm đúng.
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau :
H0 : Phương sai của sai số đồng đều
H1 : Phương sai của sai số không đồng đều
Với giá trị P-value nhận được là 0.696275 lớn hơn 0.05 cho nên trong trường hợp này ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai của sai số đồng đều.
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau :
H0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Dựa vào kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là không có hiện tượng tự tương quan do giá tri P trong kiểm định nhận được là P = 0.837347 > 0.05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Từ các kiểm định khuyết tật của mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là mô hình có dạng hàm đúng,phương sai của sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan nên có thể nói rằng mô hình này là tương đối tốt. Dạng hàm mô tả tác động của GDP tới FDI có dạng sau :
LOG(FDI) = C(1)*LOG(GDP) + C(2) Với kết quả ước lượng từ mô hình thì dạng hàm sẽ có dạng :
LOG(FDI) = 2.21273412*LOG(GDP) - 15.77254785
tăng lên hoặc giảm đi 1 % thì đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng tăng lên hoặc giảm đi một tỷ lệ tương ứng là 2.21 %.
Mô hình 2 : Tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI.
Trước tiên ta đi kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình dựa trên lược đồ tương quan ta có kết quả sau :
Dựa vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta thấy rằng tất cả các hệ số tương quan đều bằng không do vậy phần dư của mô hình này là một chuỗi dừng.
Đồ thị phần dư của mô hình có dạng :
Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên ta đi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI :
Từ kết quả ước lượng ở trên với mức ý nghĩa 5 % ta có :
Prob của β1 =0.0019 < 0.05 nên ta thấy rằng hệ số của mô hình có ý nghĩa thống kê.Hơn nữa R2= 0.636533 khá cao thể hiện rằng biến độc lập giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi các yếu tố khác không thay đổi.
Kiểm định các khuyết tật của mô hình :
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test để kiểm định dạng hàm của mô hình ta nhận được kết quả sau :
H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai
Ta thấy rằng giá trị P- value nhận được từ kết quả ước lượng là 0.981074 lớn hơn 0.05 cho nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Hay dạng của mô hình là đúng.
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau :
H0 : Phương sai của sai số đồng đều
Với giá trị P-value nhận được là 0.348550 lớn hơn 0.05 cho nên trong trường hợp này ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai của sai số đồng đều.
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau :
H0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Dựa vào kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của R tới FDI là không có hiện tượng tự tương quan do giá tri P
trong kiểm định nhận được là P = 0.442431 > 0.05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Từ các kiểm định về các khuyết tật của mô hình ta nhận thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá R tới FDI là một mô hình tốt do tất cả các kiểm định đều cho ta thấy rằng mô hình này có dạng hàm đúng,phương sai đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan.
Với kết quả nhận được từ mô hình ta có dạng hàm mô tả tác động của tỷ giá hối đoái R tới FDI có dạng sau :
LOG(FDI) = C(1)*LOG(R) + C(2
LOG(FDI) = 1.566992722*LOG(R) - 1.70859537
Phương trình này cho ta thấy rõ được tác động của tỷ giá R tới FDI. Trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi nếu tỷ giá hối đoái R mà tăng lên hoặc giảm đi 1 % thì nó cũng làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng lên hoặc giảm đi 1.57 %
Từ việc phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỷ giá hối đoái R tới FDI ta thấy rằng tất cả các yếu tố này đều có tác động tới FDI.Bây giờ ta xẽ đi xem xét tác động đồng thời của các yếu tố này tới FDI :
Mô hình 3 : Phân tích tác động đồng thời của các yếu tố tới FDI.
Xuất phát từ hàm sản xuất Cobb – Douglas ta có dạng hàm mô tả tác động của các yếu tố tới FDI là :
Log (FDI) = β0 + β1 Log(GDP) + β3 Log(R) + β4D1
Nhìn vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta nhận thấy rằng tất cả các hệ số tương quan của mô hình đều bằng không do vậy ta kết luận rằng phần dư của mô hình là chuỗi dừng .
Do phần dư của mô hình là chuỗi dừng nên ta sử dụng phương pháp OLS để xem xét tác động của các yếu tố tới FDI và kết quả tốt nhất có thể nhận được là :
Nhìn vào các kết quả ước lượng từ phương pháp ước lượng OLS mà ta nhân được ta thấy rằng các hệ số của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 nên chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Hơn nữa hệ số R2 trong mô hình là khá cao nên no cũng cho ta thấy được tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc FDI.
Prob (β1) = 0.000 < 0.05 Prob (β2) =0.0392 < 0.05
Để xem mô hình trên có phải là một mô hình tốt hay không ta đi kiểm định các khuyết tật của mô hình :
Kiểm định về dạng hàm của mô hình : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Ramsey Reset test ta nhận được kết quả sau :
H0 : Dạng Hàm Đúng H1 : Dạng Hàm Sai
Ramsey RESET Test:
F-statistic 2.669695 Probability 0.146293
Log likelihood ratio 3.877039 Probability 0.048951
Với giá trị Prob = 0.146293 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 ở trên hay mô hình này có dạng hàm đúng
Kiểm định phương sai : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định White Heteroskedasticity Test để kiểm định về phương sai sai số ngẫu nhiên ta nhận được kết quả từ mô hình như sau :
H0 : Phương sai của sai số đồng đều
Giá trị Prob = 0.834770 > 0.05 nên trong trường hợp này thì chúng ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 . Hay mô hình này có phương sai đồng đều.
Kiểm định về hiện tượng tự tương quan : Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Breusch – Godfrey – Correlation LM test để kiểm định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình ta có kết quả sau :
Với kết quả ước lượng trên ta thấy rằng giá trị Prob nhận được từ mô hình là 0.385324 lớn hơn 0.05 nên chúng ta chấp nhận giả thiết H0 . Tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến : Xem xét giữa biến GDP và R ta thấy :
Fqs = R2(k-2)(n-k+1) / (1-R2)
Fqs = 0.592 (3-2)(12-3+1) / (1-0.592) = 5.34 F0.05(1,10) = 24.2
Do Fqs = 5.34 < F0.05(1,10) = 24.2 nên trong trường hợp này thì ta thấy không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa GDP và R.
Từ các kiểm định về các khuyết tật của mô hình trên ta thấy rằng đây là một mô hình tốt vì tất cả các kiểm định đều cho ta thấy rằng mô hình không hề có khuyết tật. Mô hình có dạng hàm đúng, phương sai đồng đều ,không có hiện tượng tự tương quan,không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình và phần dư của mô hình là một chuỗi dừng.
Từ mô hình ta nhận được dạng hàm mô tả tác động của các yếu tố tới FDI như sau :
LOG(FDI) = 2.324712447*LOG(GDP) - 0.0721374278*LOG(R) + 0.02619384237*D1 - 16.55799952
Từ phương trình trên ta thấy rằng các hệ số của mô hình đều phù hợp với các kỳ vọng đặt ra do vậy về mặt kinh tế thi mô hình này chấp nhận được.
Biến giả D1 trong phương trình cho chúng ta thấy sự khác nhau trong đầu tư nước ngoài vào việt nam thời kỳ trước năm 1999 và thời kỳ sau năm 1999 do giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới.Giai đoạn này Các nước có xu hướng tạm ngưng đầu tư ra nước ngoài để ồn định thị trường trong nước.