Mục tiêu chương trình thu hút đầu tư nước ngoài 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam (Trang 37 - 39)

1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -2010

Các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 -2010 mà chính phủ đặt ra cần đạt được là :Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 24 đến 25 tỷ USD chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đấu tư toàn xã hội, doanh thu đạt khoảng 163,4 tỷ USD; xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD , nhập khẩu đạt 103 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước 8,4 tỷ USD;Vốn FDI thực hiện trong nghành công nghiệp chiếm khoảng 60%,nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%. Chú trong thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao,đảm bảo phát triển bền vững.

2. Định hướng thu hút FDI vào Việt Nam.

2.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành

Ngành công nghiệp xây dựng : khuyến khích đầu tư các ngành công nghệ

thông tin, điện tử, công nghệ sinh học …

Công nghiệp phụ trợ : khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp.

Ngành dịch vụ : từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo cam kết

quốc tế, tạo động lực thúc đảy các ngành kinh tế khác phát triển như ngân hàng, tài chính ,vận tải, bưu chính viễn thông…khuyến khích đầu tư nứoc ngoài tham gia cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phương thức BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường sắt…

Ngành nông , lâm ngư nghiệp: khuyến khích các dự án đầu tư về công

nghệ sinh hoc, công nghệ chế biến thực phẩm. Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông- lâm nghiệp.

2.2. Định hướng vùng

Trong thời gian tới, dự báo vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý- tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm đẻ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại các vùng khó khăn, thu dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi về đàu tư nước ngoài tại các vùng đó phải tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước ở các vùng đó.

2.3. Định hướng đối tác

có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng : thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

Các đối tác chính: Dự báo từ nay đến 2010 Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai

trò quan trọng hàng đàu trong đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ và các nước EU. Đối tác truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapỏe cũng sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ có xu hướng phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w