Phân tích ảnh hưởng của yếu tố quốc tế tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam

MỤC LỤC

Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế

Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được coi là “thập kỷ quá độ” vì thế giới đang trong quá trình chuyển từ thời đại mà sự phát triển kinh tế phải dựa vào nguồn của cải có hạn trong thiên nhiên sang một thời đại mới là phát triển không có giới hạn với nguồn vô hạn về vật liệu mới do loài người chế tạo ra. Các công ty xuyên quốc gia(TNCs) trở thành nòng cốt trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.Năm 1971 tỷ trọng đóng góp của các nước TNCs trong công nghiệp thế giới là 23%,năm 1980 là 28% và đến những năm 90 đã vượt lên trên 30%.Hoạt động kinh tế quốc tế hiện nay về cơ bản là do các TNCs tiến hành.Trong đó,thương mại bên trong các công ty TNCs và thương mại giữa các TNCs với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới.

Tác động của FDI đối với nền kinh tế 1.Những tác động tích cực

Chi phí và tác động tiêu cực của FDI 1. Về môi trường pháp lý và đầu tư

Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao,công nghệ nguồn tuy đã có xu hướng tăng nhưng chưa đạt như mong muốn.Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài còn có những bất hợp lý khi thì tập trung quá lớn vào những ngành dễ thu lợi nhuận,thu hồi vốn nhanh,khi thì tập trung vào một số ngành sản xuất được bảo hộ như xi măng,ô tô,xe máy. Trong xúc tiến đầu tư chưa có chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư toàn quốc,còn tình trạng “mạnh ai nấy làm” thiếu sự phối hợp,liên kết giữa các địa phương trong vùng nên hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa vùng đông nam bộ và tây nam bộ,đẫn tới sức ép lớn về quỹ đất,về đào tạo nguồn nhân lực,quản lý xã hội,đảm bảo điều kiện sống cho người lao động…Tại một số địa phương tình trạng quá tải giao thông cũng như khan hiếm lao động đã đến mức báo động.

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong 20 năm qua (1988 – 2007)

  • Bối cảnh trong nước và quốc tế 1.Trong nước
    • Môi trường pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh 1. Về môi trường pháp lý
      • Kết quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 20 năm qua

        Trên thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là những nước mới nổi có tốc độ phát triển cao,trong đó có Việt Nam.Để san sẻ rủi ro do đầu tư quá lớn vào Trung Quốc, các tập đoàn lớn đã điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, bằng cách phân bổ sang những nước láng giềng mà Việt Nam rất được chú ý. Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn,công nghệ kinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã được xác định và cụ thể hóa trong các văn kiện của đảng trong thời kỳ đổi mới.Việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của đảng,mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài,theo phương châm đa dạng hóa,đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại;góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực và trên thế giới,Luật đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào việt nam. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trong thời gian qua còn góp phần quan trọng vào những thành công của hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của việt nam trên trường quốc tế với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc trong năm qua.Ngoài ra chính phủ còn ban hành một loạt các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc,trở ngại trong hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,tạo môi trương hấp dẫn hơn để thu hút các dự án mới.

        Luật đầu tư năm 1996 quy định chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài,và bước đầu thủ tướng chính phủ đã quyết định phân cấp giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân 16 tỉnh,thành phố trực thuộc.Sau hơn một năm ngày 01/12/1998 thủ tướng ban hành quyết định phân cấp cho tất cả ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đầu tư và điều chỉnh các giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện phân cấp. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất chiếm 66,8% về số lượng dự án , 60,2 % tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thong tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia : Intel,Panasonic,canon…. Trong thời gian tới, dự báo vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý- tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm đẻ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại các vùng khó khăn, thu dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi về đàu tư nước ngoài tại các vùng đó phải tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước ở các vùng đó.

        Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghành 1988-2007(tính tới  22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực)
        Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghành 1988-2007(tính tới 22/12/2007-chỉ các dự án còn hiệu lực)

        Một số mô hình kinh tế lượng đánh giá khả năng thu hút FDI của việt nam

        Các biến số của mô hình

        Biến giả ( Nhận giá trị bằng 1 với quan sát trước năm 1999,quan sát của các năm khác nhận giá trị bằng không).

        Mô hình và phân tích kết quả

        Dựa vào kết quả nhận được từ mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là không có hiện tượng tự tương quan do giá tri P trong kiểm định nhận được là P = 0.837347 > 0.05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Từ các kiểm định khuyết tật của mô hình ta thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của GDP tới FDI là mô hình có dạng hàm đúng,phương sai của sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan nên có thể nói rằng mô hình này là tương đối tốt. Từ các kiểm định về các khuyết tật của mô hình ta nhận thấy rằng mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá R tới FDI là một mô hình tốt do tất cả các kiểm định đều cho ta thấy rằng mô hình này có dạng hàm đúng,phương sai đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan.

        Nhìn vào lược đồ tương quan với khoảng tin cậy 95% ta nhận thấy rằng tất cả các hệ số tương quan của mô hình đều bằng không do vậy ta kết luận rằng phần dư của mô hình là chuỗi dừng. Nhìn vào các kết quả ước lượng từ phương pháp ước lượng OLS mà ta nhân được ta thấy rằng các hệ số của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 nên chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Biến giả D1 trong phương trình cho chúng ta thấy sự khác nhau trong đầu tư nước ngoài vào việt nam thời kỳ trước năm 1999 và thời kỳ sau năm 1999 do giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới.Giai đoạn này Các nước có xu hướng tạm ngưng đầu tư ra nước ngoài để ồn định thị trường trong nước.

        Đồ thị phần dư của mô hình có dạng :
        Đồ thị phần dư của mô hình có dạng :

        Kiến nghị về các giải pháp nâng cao khả năng thu hút và giải ngân FDI

        Tiếp tục đưa ra những chính sách thể chế,tạo điều kiện thuân lợi cho thị trường lao động tồn tại và phát triển,đáp ứng được nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư.chỉ như vậy mới có thể cho phép các nguồn lực được di chuyển tự do,trên cơ sở đó các nguồn lực mới có thể được phân bố có hiệu quả và tối ưu theo quy luật của thị trường. Tiếp tục cải thiện và hoàn thiện môi trường pháp lý đặc biệt là liên tuc bổ sung luật và các văn bản dưới luật liên quan tới hoạt động đầu tư nước ngoài.Việc sửa đổi,bổ sung theo hướng cải thiện,tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi là rất cần thiết,làm cho các văn bản pháp lý luôn đi sát với các yêu cầu thực tiễn về kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì chúng ta cần phải rút ngắn thời gian trong việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài.Đồng thời cần phải tăng cường công tác thẩm định các dự án FDI nhằm lựa chọn các dự án có tính khả thi cao,giảm thiểu những rủi ro tiềm năng trong việc triển khai các dự án FDI.

        Bên cạnh đó chúng ta cần phải xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý,điều chỉnh cơ cấu FDI vào các nghành,vùng.Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các vùng miền cần thu hút đầu tư,phát triển các ngành phụ trợ để nguồn vốn FDI có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.Ngoài ra,chúng ta cần phải tạo thuận lợi về đầu vào và đầu ra để các sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường khác.