1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx

86 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Xét trên nhiều góc độ,khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thểthiếu ở bất cứ một quốc gia nào Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rấtnhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời,trong đó hình thức thanh toán qua Ngân hàng là hình thức phổ biến nhất

Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ramọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách Xét trên nhiều góc độ,khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất

là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ronhư: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chínhphủ cho việc in tiền; Chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thốngngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việcthực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đốitượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanhtoán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụngnhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợicho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cánhân và tình hình an ninh quốc gia

Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải cóthêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn Bên cạnh đó với sự phát triểnvượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã đượcngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thứcthanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt Thanh toán không dùng tiềnmặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Bên cạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì còn có một số hình thứcthanh toán khác như: thanh toán quốc tế, thanh toán vốn giữa các ngân hàng,Vậy thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán như thế nào, trình tự tiến

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng1

Trang 2

hành và phương pháp hạch toán ra sao đó còn là câu hỏi hết sức mới mẻ vớikhá nhiều người Vì vậy, để giúp cho mọi người có thêm những hiểu biết về vấn

đề này nhóm chúng em chọn đề tài “ Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệthực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánhLưu Xá” hy vọng có thể góp một phần kiến thức cho tất cả mọi người đặc biệt

là những người đang có ý định sử dụng hình thức này trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình

Phần I: Khái quát chung về thanh toán qua Ngân hàng

Phần II: Kế toán thanh toán qua Ngân hàng

Phần III: Nhận xét, kết luận và kiến nghị

Với vốn kiến thức có hạn nên bài thảo luận của chúng em chắc chắn khôngthể tránh khỏi những sai sót, yếu kém vì vậy nhóm chúng em rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp từ Cô giáo giảng dạy cũng như toàn thể các bạn trong lớp

để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

1.1 Khái niệm thanh toán qua Ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các vấn đề thanhtoán của nền kinh tế, tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ngân hàng

để tìm kiếm lợi nhuận

Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụthông qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toánkhông dùng tiền mặt

1.2 Vai trò của thanh toán qua Ngân hàng

Thanh toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng để kết thúc chutrình sản xuất kinh doanh Vì vậy có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiệnquan trọng để đảm bảo sự tuần hoàn bình thường của của quá trình chu chuyểnvốn trong từng Doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế hây thậm chí từng cá nhântrong xã hội cũng như tòan bộ nền kinh tế quốc dân

Đối với Doanh nghiệp, việc thanh toán qua Ngân hàng có vai trò:

Giúp Doanh nghiệp rút ngắn thời gian lưu thông do đó rút ngắn thời gianquá trình chu chuyển vốn Thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làmtăng vòng quay vốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xãhội Doanh nghiệp cũng được hưởng lãi từ số dư trên tài khoản tại Ngân hàng

Thanh toán qua Ngân hàng đảm bảo an toàn tài sản cho Doanh nghiệp, tốc

độ thanh toán nhanh và tiết kiệm chi phí lưu thông, thanh toán qua Ngân hànggiúp các Doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch và có phạm vi thanh toánrộng

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng3

Trang 4

Bên cạnh đó, thanh toán qua Ngân hàng giúp Doanh nghiệp đáp ứng kịpthời nhu cầu về vốn kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh đượcliên tục.

Việc thanh toán qua Ngân hàng không chỉ có lợi cho Doanh nghiệp màcòn cho cả Ngân hàng trong việc tập trung nguồn vốn nhàn rỗi để mở rộng chovay và đầu tư

1.3 Các hình thức thanh toán qua Ngân hàng

- Nghiệp vụ ngân quỹ

- Thanh toán không dùng tiền mặt

- Thanh toán quốc tế

- Thanh toán liên hàng nội bộ

- Thanh toán bù trừ

- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

- Thanh toán điện tử liên Ngân hàng

Trang 5

Phần II

KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

A Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

I Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

1.1 Tài khoản, Chứng từ và sổ sách sử dụng

1.1.1 Tài khoản sử dụng

- TK 1011_ Tiền mặt tại đơn vị

- TK 1019_ Tiền mặt đang vận chuyển

- TK 1031_ Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị

- TK 1039_ Ngoại tệ đang vận chuyển

- TK 3614_ Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lí

- TK 461_ Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lí

1.1.2 Chứng từ sử dụng

- Chứng từ thu tiền mặt

+ Giấy nộp tiền ( dùng cho khách hàng nộp tiền vào NH)

+ Phiếu thu ( dùng cho nội bộ NH)

- Chứng từ chi tiền mặt

+ Séc lĩnh tiền mặt ( dùng cho KH lĩnh tiền từ TKTG)

+ Séc lĩnh tiền mặt ( dùng trong trường hợp cho vay)

+ Phiếu chi ( dùng cho nội bộ NH)

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng5

Trang 6

1.2 Kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

1.2.1 Kế toán nghiệp vụ thu tiền mặt

Khách hàng lập giấy nộp tiền và nộp tiền mặt cho thủ quỹ NH để kiểmđếm (trường hợp giao dịch nhiều cửa)hoặc nộp trực tiếp cho nhân viên giaodịch( trường hợp giao dịch một cửa) Quy trình kế toán được thực hiện đúngnguyên tắc: Thu trước- ghi sổ sau

Nợ TK tiền mặt tại quỹ

Có TK thích hợp

Ví dụ 1:

Ngày 12 tháng 3 Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hải Hằng nộpgiấy nộp tiền và 180 triệu tiền mặt vào TK tiền gửi thanh toán tại Ngân hàngTMCP Công thương VN - Chi nhánh Lưu Xá

ĐK:

Nợ TK 1011: 180.000.000 đ

Có TK 4211/CTCPTM&DV Hải Hằng: 180.000.000

Trang 7

1.2.2 Kế toán chi tiền mặt

Khi khách hàng có nhu cầu lĩnh tiền mặt từ TKTG thanh toán thì viết Séclĩnh tiền mặt Trường hợp Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt hay chi tiền mặt

từ TKTG tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt vàphải đảm bảo nguyên tắc “ghi sổ trước, chi sau”

ĐK:

Nợ TK 4211/CTTNHH Anh Nguyên: 50.000.000 đ

Có TK 1011: 50.000.000 đ

1.2.3 Kế toán nghiệp vụ điều chuyển tiền mặt

Điều chuyển vốn tiền mặt giữa các chi nhánh ngân hàng thương mại vớihội sở chính, hoặc giữa các chi nhánh với nhau thuộc nghiệp vụ điều hòa vốnnên chỉ điều chuyển tiền mặt trong phạm vi một hệ thống ngân hàng Đơn vịđiều chuyển tiền được nhận phí và đơn vị nhận tiền mặt phải trả phí Việc điềuchuyển này chỉ được thực hiện khi có lệnh của Ngân hàng cấp chủ quản

Có 2 cách để giao nhận tiền mặt,

* Cách 1:NH nhận vốn tiền mặt cử người và phương tiện đến nhận tiềntrưc tiếp tại NH điều chuyển tiền đi, kế toán hạch toán:

- Tại NH điều chuyển vốn đi

Nợ TK chuyển tiền đi

Có TK 1011

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng7

Trang 9

- Khi NH nhận vốn tiền mặt đã nhận được tiền, NH điều chuyển vốn đi hạch toán:

Nợ TK chuyển tiền đi

Có TK 1019

Ví dụ 4:

Ngày 10 tháng 4, theo lệnh của Ngân hàng công thương Thái Nguyên, Ngân hàng CPTM Công thương VN - chi nhánh Lưu Xá vận chuyển 150 triệu đồng và giao nhận tại Ngân hàng công thương Thái Nguyên

1.2.4 Kế toán nghiệp vụ đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày

- Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến hành khóa sổ quỹ, bộ phận kế toán khóa sổ nhật ký quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư trên sổ kế toán chi tiết TM rồi đối chiếu số liệu với nhau:

- Trình tự đối chiếu: Thủy quỹ sẽ công bố số liệu trước để kiểm soát tiền mặt( thuộc phòng kế toán) đối chiếu theo

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng9

Trang 10

- Với trường hợp thừa quỹ: Tồn quỹ thực tế > tồn quỹ trên sổ sách

• Lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý

• Số tiền thừa chưa xác minh nguồn gốc, căn cứ vào đó kế toán lậpphiếu thu và ghi vào TK “Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý”- 461 để xem xét

Nợ TK 1011

Có TK 461

• Định kỳ, ngân hàng thành lập Hội đồng xử lý thừa thiếu TS, căn

cứ vào đó kế toán lập chứng từ để chuyển số thừa vào quỹ

Ví dụ 5:

Ngày 25 tháng 4, ngân hàng kiểm kê quỹ cuối ngày phát hiện thừa

500.000 chưa phát hiện nguyên nhân

ĐK: kế toán lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý

Số tiền thừa được ghi vào phiếu thu và ĐK:

Nợ TK 1011: 500.000 d

Có TK 461: 500.000 đ

- Với trường hợp thiếu quỹ: tồn quỹ thực tế < tồn quỹ trên sổ sách

• Lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý

• Căn cứ vào biên bản kế toán lập phiếu chi vào TK “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý”- 3614/ tiểu khoản đứng tên người gây ra thiếu quỹ

Nợ TK 3614

Có TK 1011

• Định kỳ, ngân hàng thành lập Hội đồng xử lý để tìm nguyên nhân và quy trách nhiệm

Trang 11

II Kế toán hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1 Khái niệm về TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ, không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách tríchtiền của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách

bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán

2.1.2 Đặc điểm về TTKDTM

Người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển hàng hoá

cho người mua Sự tách rời về mặt thời gian và không gian trong qúa trình thanhtoán đặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống thanh toán không dùngtiền mặt là phải rút ngắn khoản cách giữa tiền và hàng

Vật trung gian trao đổi ( tiền mặt ) không xuất hiện theo kiểu

hàng-tiền-hàng, mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi

chép trên các chứng từ sổ sách

Do đặc điểm trên, mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua)

phải mở tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanh toán như ngânphiếu thanh toán của Việt Nam) Vì một lẽ rất đơn giản , nếu không như vậy thì

việc thanh toán không thể tiến hành

Khác với thanh toán tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và

người bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu tráchnhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất mộtngân hàng Quá trình thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra tại ngânhàng, nên ngân hàng có một vai trò to lớn và không thể "vắng mặt" trong thanhtoán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoảnthanh toán

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng11

Trang 12

2.1.3 Vai trò về TTKDTM

Như đã nêu trên, việc thanh tóan không dùng tiền mặt có vai trò sau:

- Thanh toán qua NH đáp ứng yêu cầu nhanh chóng,gọn nhẹ, an toàn, chính

xác…từ đó thúc đẩy quá trình vận động vật tư hàng hoá trong nền kinh tế.

- Thanh toán qua NH tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tếvào ngân hàng, làm tăng nguồn vốn tiêu dùng, giảm tiền mặt trong lưu thông,quản lý tốt tiền tệ

- Thanh toán qua NH bảo đảm tính pháp lý trong thanh toán, góp phầnngăn ngừa hạn chế và khắc phục các hiện tượng tiêu cực

- Đối với Ngân hàng: Ngân hàng sẽ quản lý nguồn vốn trong tời gian thanhtoán nên thanh toán không dùng tiền mặt phát triển có thể giúp Ngân hàng tăngcường nguồn vốn huy động giá rẻ, ngoài ra Ngân hàng còn có thể theo dõi chitiết từng khách hàng, từ đó có thể kiểm soát được việc sử dụng vốn vay củakhách hàng đối với hoạt động tín dụng

- Đối với khách hàng: Thanh toán qua Ngân hàng mang đến một phươngtiện thanh toán an toàn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đẩy mạnh tốc độ tiêudùng

- Đối với nền kinh tế: tiết kiệm được chi phí phát hành và chi phí lưu thôngtiền mặt, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế

2.1.4 Nguyên tắc TTKDTM

- Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng

- Tài khoản phải có số dư để đảm bảo thanh toán

- Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại Ngân hàng ( giấy tờ thanh toán,phương thức nộp, lĩnh tiền, dấu, chữ ký )

- Chủ tài khoản phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại Ngân hàng

Trang 13

- Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của kháchhàng

2.1.5 Các hình thức TTKDTM

Theo các văn ban quy phạm pháp luật thì hiện nay có 5 hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế,

cá nhân trong nền kinh tế đó là:

- Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi

- Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu

- Séc thanh toán: Séc lĩnh tiền mặt, Séc bảo chi, Séc

- Thẻ ngân hàng: Thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ ghi nợ

- Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu , theo quyđịnh của pháp luật có liên quan

2.1.6 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Lưu Xá

Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ khác, Chi nhánh đã khôngngừng quan tâm tới việc đổi mới công nghệ thanh toán để công tác thanh toánkhông dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và phát triển, thực thi một cáchlinh hoạt đúng đắn các văn bản hướng dẫn ban hành thực thi công tác thanh toánkhông dùng tiền mặt

Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã thực hiện chương trình hiện đại hóa côngnghệ Ngân hàng với việc tiến hành xây dựng các chương trình ứng dụng tin họcvào hệ thống thanh toán Luôn chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thanh toánthành thạo về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc một cách khoahọc giúp công tác thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng và chínhxác Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng13

Trang 14

Chi nhánh, với tổng số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánhnăm 2011 là 5395 khách hàng tăng 947 khách hàng so với năm 2010.

Năm 2011, thanh toán không dùng tiền mặt đạt doanh số60.191.293.000 đồng chiếm 78% trong tổng số khối lượngthanh toán chung, còn thanh toán bằng thương mại chỉ chiếm14% với doanh số đạt 10.803.565.410 đồng Như vậy, năm

2011 công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánhchiếm tỷ trọng rất lớn tròng tổng khối lượng thanh toán chung,các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được kháchhàng sử dụng với khối lượng lớn và dần thay thế được các hìnhthức thanh toán bằng thương mại

2.1.7 Tài khoản và chứng từ sử dụng

2.1.7.1 Tài khoản sử dụng

- TK 3614: tham ô, thiếu mất tièn, tài sản thừa chờ xử lý

- TK 461: thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý

- TK 466: nhận ký quỹ bằng VND

- TK 464: chuyển tiền phải trả bằng VND

- TK 467: nhận ký quỹ bằng ngoại tệ

- TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ

- TK 4212: Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ

- TK 427 :Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam

Trong đó có các TK:

+ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc - 4271/ 4281

+ TK tiền gửi để mở thư tín dụng - 4272/ 4282

+ TK tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ 4273/ 4283

Trang 15

- TK 428: Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ

- TK 5012: Kế toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Bên Có ghi: +Các khoản phải trả cho NH khác

+Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ

Bên Nợ ghi: +Các khoản phải thu khác

+Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ

Số dư Nợ: Số tiền phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán

Số dư Có: Số tiền phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán

- TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay

Bên Nợ ghi: +Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển nợ

Bên Có ghi: + Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển Có

+ Số tiền chuyển theo lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đã chuyển

Số dư Nợ: Số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Nợ lớn hơn số

tiền chuyển đi theo các lênh chuyển Có và lệnh huỷ lệnh chuyểnNợ

Số dư Có: Số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ

lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Nợ

- TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay

Bên Nợ ghi: + Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có

+ Số tiền chuyển đến theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ

Bên Có ghi: Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ

Số dư Nợ: Số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Có và lệnh

huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các lệnhchuyển Nợ

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng15

Trang 16

Số dư Có: Số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn

số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyến Có và Lệnh huỷ lệnhchuyển Nợ

- TK 5211: Liên hàng đi năm nay

Bên Nợ ghi: Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy

báo Nợ liên hàng gửi đi

Bên Có ghi: Các khoản chi hộn đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy

báo Có liên hàng gửi đi

Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ

Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ

- TK 5212: Liên hàng đến năm nay

Bên Nợ ghi: + Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống ngân hàng thu hộ theo

giấy báo Có liên hàng nhận được

+ Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu

Bên Có ghi: + Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống chi hộ theo giấy báo Nợ

liên hàng nhận được+ Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu

Số dư Có: Phản ánh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu

- TK 1113: TG thanh toán tại NHNN

Bên Nợ ghi: Số tiền gửi vào NHNN

Bên có ghi: Số tiền TCTD rút ra

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang gửi không kỳ hạn tại NHNN

- TK 5191: Điều chuyển vốn

Trang 17

- Ngoài ra còn có các sổ theo dõi như:

+ Sổ giao nhận séc

+ STD UNT gửi đi

+ STD UNT gửi đến chưa thanh toán

+ STD thư tín dụng đến

2.1.7.2 Chứng từ sử dụng

Các chứng từ thường được sử dụng trong thanh toán khôngdùng tiền mặt gồm: các loại séc thanh toán: séc tiền mặt, sécchuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền, giấy uỷ nhiệm thu,UNC, giấy mở thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ tíndụng, giấy báo và các bảng kê Để phù hợp với đặc điểm hoạtđộng cùa từng hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cónhững quy định cho những mẫu chứng từ thanh toán cụ thể

Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt cóđặc điểm vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ, các chứng

từ này do chính khách hàng lập ra mà Ngân hàng không được tự

ý sửa chữa, bổ sung Nhưng để đảm bảo tính hợp lệ, hợp phápcủa các chứng từ, Ngân hàng luôn phải kiểm tra kỹ lưỡng trướckhi hoạch toán

Việc thực hiện kế kế toán thủ công thì chứng từ phải lập đủ

số liên ghi vào tài khoản có cùng các giấy báo nợ, giấy báo cógửi cho khách hàng tham gia thanh toán nhưng ngày nay, việcthực hện kế toán trên máy tính toàn bộ nên số lượng các liêncủa mỗi bọ chứng từ giảm bớt nhưng vẫn đủ số lượng đáp ứngchu cầu hạch toán và việc thực hiện kế toán trên máy vi tính,truyền nhận thông tin bằng hệ thống tự động đã làm tăng độ

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng17

Trang 18

chính xác, nhanh chóng trong hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt.

2.1.8 Kế toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.81 Kế toán hình thức thanh toán bằng lệnh chi hay ủy nhiệm chi

a Khái quát chung về lệnh chi hay ủy nhiệm chi

- Khái niệm: Lệnh chi hay UNC là lệnh của chủ tài khoản ủy nhiệm chi tổ chức

cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình, trích một số tiền nhất định từ tàikhoản tiền gửi của mình để chuyển cho người được hưởng có tài khoản ở cùng

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc

chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng

- Hạn chế: Rủi ro hoàn toàn thuộc về một bên ( bên người mua nếu việc thanh

toán được thực hiện trước khi người bán chuyển giao hàng hóa, bên người bánnếu thanh toán chỉ được thực hiện sau khi đã nhận được hàng hóa)

b Tình hình thanh toán bằng lệnh chi hay ủy nhiệm chi tại Chi nhánh Lưu Xá

Tại Chi nhánh Lưu Xá thì tình hình thanh toán bằng lênh chi hay ủynhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng sửdụng nhiều nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2011 số món nợ thanh toán bằng lệnh chi hay UNC phát sinh là732.712 món với doanh số thanh toán đạt được là 18.057.387.900 đồng chiếm30% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt

Hình thức thanh toán này không ngừng tăng lên so với các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt khác Sở dĩ hình thức này được khách hàng sử

Trang 19

dụng phổ biến vì nó là hình thức thanh toán có quy trình thanh toánđơn giản dễ sử dụng trong quá trình thanh toán hơn nữa nó cònđược áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ thanh toán: thanhtoán nội bộ, bù trừ, liên hàng và phạm vi thanh toán của nó rấtrộng trong cả nước: thanh toán cùng hệ thống, khác hệ thống,các tỉnh, ngoài tỉnh Khi người sử dụng hình thức thanh toán nàythì họ luôn được đảm bảo quyền lợi , đặc biệt là đối với ngườimua vì người mua có quyền kiểm soát hàng hoá cả về số lượng

và chất lượng trước khi trả tiền cho người bán Thủ tục thanhtoán của hình thức thanh toán này rất đơn giản vì khi người muanhận được hàng hoá thì chỉ cần đến Ngân hàng phục vụ mìnhtập UNC theo mẫu in sẵn để trích tài khoản tiền gửi tài khoảntiền gửi của mình để trả cho người mua chỉ trong vòng 1 ngàylàm việc Ngân hàng phải hoàn tất lệnh cho đó và khi Ngân hàngphục vụ bán Như vậy thủ tục thanh toán đơn giản, tôc độ thanhtoán nhanh và phạm vi thanh toán rộng đó là nhưỡng ưu việtcủa hình thức UNC so với các hình thức thanh toán không dùngtiền mặt khác

c Quy trình hạch toán thanh toán lệnh chi hay UNC

Cùng ngân hàng:

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng19

Người chi trả

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Người thụ hưởng

(2)

UNC

(4)Báo có

(1) giao hàng hóa dịch vụ

(3)Báo nợ

Trang 20

Hạch toán: Nợ TK 4211/Người chi trả: số tiền trên UNC

Có TK 4211/người thụ hưởng: số tiền trên UNC

mở tại Chi nhánh Lưu Xá ( cùng NH)

Định khoản: Nợ TK 4211: Cty TNHH Lan Anh: 150.000.000 đ

NH phục vụ người chi trả

Người thụ hưởngNgười chi trả (1) Giao hàng hóa, DV

(4)Báo có

(3)Báo nợ

(2)

UNC

(4) Lập và gửi lệnh chuyển có

Trang 21

(3) NH sau khi kiểm tra tính hợp lệ của UNC và số dư tài khoản đơn vị mua,ghi giảm tài khoản đơn vị mua và báo cho người mua biết.

(4) Lập và gửi lệnh chuyển Có đến TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng,hạch toán:

Nợ TK 4211/Người chi trả: Số tiền trên UNC

Có TK thanh toán vốn giữa các NH (5191)(5) TCCUDV phục vụ người thụ hưởng nhận được lệnh, ghi tăng TK, hạchtoán báo Có cho người thụ hưởng:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH(5191)

Có TK 4211/Người thụ hưởng: Số tiền trên UNC

Trang 22

- Tại Chi nhánh Đống Đa, khi nhận được Lệnh, ghi tăng TK, hạch toán báo Cócho người thụ hưởng:

Nợ TK 5191: 60.000.000 đ

Có TK 4211: Công ty TNHH Thành Vinh: 60.000.000 đ

2.1.8.2 Kế toán thanh toán bằng nhờ thu hay ủy nhiệm thu

a Tổng quan về thanh toán bằng nhờ thu hay ủy nhiệm thu

- Khái niệm: Uỷ nhiệm thu là một thể thức thanh toán trong đó người bán sẽ lập

giấy uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn chứng từ gửi tới ngân hàng của mình nhờthu hộ tiền ở người mua.Việc nhờ thu diễn ra sau khi giao hàng

Uỷ nhiệm thu là một văn thư do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thumột khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản

ở hai ngân hàng khác nhau

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử

dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ một chi nhánh ngân hànghoặc giữa các ngân hàng, trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về điều kiệnthu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng

- Ưu điểm: Chi phí thấp hơn và tốc độ thanh toán bằng phương thức này nhanh

hơn so với một số phương thức khác

- Hạn chế: Việc tự động lập nhờ thu hay UNT có thể dẫn tới người bán lập nhờ

thu hay UNT để thu khống, thu thừa tiền của người mua, do đó nhờ thu hayUNT chỉ được sử dụng để thanh toán những hàng hoá, dịch vụ có dụng cụ ghi

đo chính xác như điện thoại, điện nước

b Tình hình thanh toán bằng nhờ thu hay ủy nhiệm thu

Thực tế tại Chi nhánh cho thấy hình thức thanh toán UNTđược khách hàng sử dụng rất ít, tỷ trọng của nó chỉ chiếm 1phần không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không

Trang 23

dùng tiền mặt Mặc dù phạm vi thanh toán của hình thức nàyrất rộng thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản cùngChi nhánh, khác Chi nhánh, trong cùng hệ thống , khác hệthống, trong tỉnh, ngoài tỉnh nhưng thực tế nó chỉ được dùng đểthanh toán liên hàng trong hệ thống.

Năm 2010 hình thức thanh toán UNT có số món phát sinhchỉ có 53 món và doanh số thanh toán đạt 321.683.145 đồngchỉ chiếm 0,4% trong tổng doanh số thanh toán không dùngtiền mặt Năm 2011 hình thức thanh toán này có chút ít biến đổi

có tăng lên nhưng không đáng kể với số món là 79 món, doanh

số thanh toán đạt 361.147.758 đồng chiếm 0,6% tổng doanh

số thanh toán không dùng tiền mặt Tăng thêm 39.464.613đồng so với năm 2010

Như vậy, hình thức thanh toán UNT chiếm 1 tỷ trọng rấtnhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, điều đó chứng

tỏ khách hàng đã sử dụng rất hạn chế hình thức này Để lý giảiđiều đó chúng ta có thể đưa ra 1 số nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng đó.:

- Hình thức UNT chỉ được áp dụng khi các chủ thể thanhtoán đã thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán UNTvới những điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tếhay đơn đặt hàng

- Thủ tục thanh toán của hình thức này rát phức tạp, trảiqua nhiều khâu: khách hàng nộp UNT vào Ngân hàng phục vụmình nhờ thu hộ, Ngân hàng gửi cho Ngân hàng phục vụ ngườitrả tiền , Ngân hàng người trả tiền kiểm tra UNT, số dư tàikhoản cuả người trả tiền rồi trích tiền chuyển về Ngân hàngphục vụ người thụ hưởng lúc này Ngân hàng phục vụ người thụ

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng23

Trang 24

hưởng mới hạch toán điều đó làm giảm tốc độ thanh toán kéodài thời gian, người thụ hưởng nhận tiền chậm ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của họ Do những hạn chế trên mà kháchhàng của chi nhánh sử dụng hình thức này rất ít chủ yếu thanhtoán cho những món có giá trị nhỏ có tính chất thường xuyênnhư: tiền điện , tiền nước, điện thoại

c Quy trình kế toán thanh toán nhờ thu hay UNT

Người thụ

hưởng

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Người chi trả

(2)

UNC

(4)Báo có

(1) giao hàng hóa dịch vụ

(3)Báo nợ

Trang 25

Nợ TK 4211/ Người chi trả: số tiền trên UNC

Có TK 4211/ Người thụ hưởng: số tiền trên UNC (4) Báo Có cho người thụ hưởng

Chú ý:

Nếu TK của người chi trả không đủ tiền để thanh toán, kế toán báo chongười chi trả biết, đồng thời ghi nhập sổ theo dõi “UNT quá hạn” Khi TKthanh toán của người chi trả có đủ tiền để thanh toán UNT kế toán ghi xuất sổ

“UNT quá hạn” để thanh toán và tính phạt chậm trả, người chi trả để chuyển chongười thụ hưởng cùng số tiền của nhờ thu:

Số tiền phạt chậm

Số tiền nhờthu

(1)

x

Thời gianchậm trả(2)

x

Lãi xuấtphạt

(3)

Trong đó:

(1) – Số tiền ghi trên giấy nhờ thu

(2) – Tính theo ngày kể từ ngày ghi nhập sổ theo dõi “ UNT quá hạn” đếnngày xuất sổ để thanh toán

(3) - Theo lãi suất nợ quá hạn cho vay ngắn hạn tính theo ngày

Khác ngân hàng

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng25

NH phục vụ người thụ hưởng

(6) Ghi có và báo nợ

(2) Nộp

UNT

(5) Thông báo chấp nhận lệnh chi(3) Gửi lệnh chuyển Nợ

Trang 26

(1) Đơn vị bán giao hàng cho người mua.

(2) Đơn vị bán lập UNT kèm theo các hoá đơn chứng từ gởi đến TCCUDVTTnhờ thu hộ

(3) TCCUDVTT phục vụ người bán theo uỷ quyền chuyển Nợ, lập lệnh chuyển

Nợ sang TCCUDVTT phục vụ người mua, hạch toán:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên UNT

Có TK 4599: Các khoản chờ TT khác: Số tiền trên UNT ( hoặc

TK 4211- Phong toả TK )(4) TCCUDVTT phục vụ người mua nhận được lệnh chuyển Nợ, kiểm tra vàđối chiếu với thông báo bằng văn bản do đơn vị mua gửi trước đây, nếu UNThợp lệ sẽ trích TK của người chi trả, Báo nợ, đồng thời

(5) Gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ sang TCCUDVTT phục vụngười thụ hưởng, hạch toán:

Nợ TK 4211/Người chi trả: Số tiền trên UNT

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên UNT(6) TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng nhận được thông báo, hạch toán,báo có cho người thụ hưởng:

Nợ TK 4599_ các khoản chờ thanh toán khác: Số tiền trên UNT

Có TK 4211/ Người thụ hưởng: Số tiền trên UNT

2.1.8.3 Kế toán Nghiệp vụ thanh toán bằng Séc

Trang 27

a Những vấn đề cơ bản về Séc thanh toán

- Khái niệm: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký

phát là ngân hàng hoặc TCCUDVTT được phép của Ngân hàng nhà nước ViệtNam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho ngườithụ hưởng

- Các chủ thể tham gia thanh toán Séc

+ Người ký phát: Là người lập và ký phát hành séc

+ Người bị ký phát: Là ngân hàng hay TCCUDVTT có trách nhiệm thanh toán

số tiền ghi trên Séc

+ Người thụ hưởng: Là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người đượctrả tiền là chính mình

+ Người thu hộ: Là Ngân hàng, TCCUDVTT khác được phép của ngân hàngNhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ công cụ chuyển nhượng

+ Trung tâm thanh toán bù trừ Séc: Là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổchức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép

- Phân loại Sec

+ Căn cứ vào tính chất lưu chuyển có các loại Séc:

Séc định danh (không theo lệnh) là Séc được trả cho một người nhất định

có ghi tên trên tờ sec, chỉ được chuyển nhượng theo thủ tục dân sự: phải lậpchứng thơ chuyển nhượng và nhờ chấp hành viên toà án tống đạt cho ngân hànghoặc là ngân hàng chấp thuận chứng thơ ấy bằng một công chứng thơ

Trên tờ sec này thường ghi câu "không thể bối thự"

Séc vô danh: Là Sec khi "trả theo lệnh người cầm phiếu", tức là không ghi

tên người thụ hưởng, được chuyển nhượng bằng cách trao tay từ người này sangngười khác như tờ giấy bạc Ai cầm tờ sec này cũng được ngân hàng trả tiền Trên tờ sec này thường ghi "Xin trả theo lệnh người cầm"

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng27

Trang 28

Séc theo lệnh: Là Sec được phát hành với sự ghi tên rõ ràng người thụ

hưởng và có ghi hoặc không ghi điều khoản chiếu lệnh Sec này khác với secđịnh danh là có thể chuyển nhượng cho người khác bằng phương cách bối thự Trên tờ sec thường ghi "Xin trả theo lệnh ông…"

Séc gạch chéo ( còn gọi là sec hoành tuyến): sec do người phát hành hay

người người thụ hưởng phải nhờ ngân hàng của mình thâu ngân qua thủ tục giaohoán, chớ không tự mình lãnh tiền được

Hoành tuyến thông thường, khi sec chỉ có hai gạch chéo song song, người thụhưởng sec có thể nhờ bất cứ ngân hàng nào làm thủ tục thu ngân cũng được Hoành tuyến đặc biệt, khi sec có hai gạch song song có ghi tên một ngânhàng giữa hai gạch, chỉ ngân hàng được đề tên mới thâu ngân được

Người thụ hưởng có thể thay đổi hoành tuyến thông thường ra hoành tuyếnđặc biệt nhưng không thể đổi hoành tuyến đặc biệt ra hoành tuyến thông thườngđược

Loại sec có gạch là một phương thức hữu hiệu để tăng cường sự an toàn củaviệc di chuyển sec và nhất là tránh việc gian lận , biển thủ tài sản , vì chỉ có ngânhàng mới được luật pháp cho phép thâu ngân sec có gạch

+ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng

Séc tiền mặt: đây là loại sec mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt

tại đơn vị thanh toán

Séc chuyển khoản: Là giấy uỷ nhiệm lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của

Ngân hàng, do chủ tài khoản phát hành, giao trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, đểthanh toán tiền hàng, dịch vụ ngay sau khi nhận được hàng hoá hoặc dịch vụcung ứng Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữacác khách hàng có tài khoản ở cùng một Ngân hàng, hoặc khác Ngân hàngnhưng các Ngân hàng đó có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau

Trang 29

Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được Ngân hàngphục vụ đơn vị phát hành séc bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghitrên tờ séc từ tài khoản tiền gửi (hoặc cho vay) của bên trả tiền đưa vào một tàikhoản riêng (tiền gửi séc bảo chi và sổ séc định mức), được Ngân hàng làm thủtục bảo chi và đóng dấu "bảo chi" trên tờ séc trước khi giao cho khách hàng Séc bảo chi được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng mở tàikhoản tại một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừtrực tiếp với nhau; trường hợp thanh toán khác Ngân hàng không tham gia thanhtoán bù trừ trực tiếp (ngoài tỉnh) chỉ áp dụng trong cùng một hệ thống Ngânhàng.

Séc ngân hàng: Sec do một ngân hàng phát hành để khách hàng trả tiền

cho người thứ ba tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng liên lạc của ngânhàng, tức là ngân hàng vừa là người thừa phó vừa là người phát hành Do đó loạisec này không thể phát hành trả theo lệnh người cẫm sec mà phải là sec ký danh Loại séc này rất tiện lợi cho những người nào muốn chi trả bằng sec màkhông có tài khoản tại ngân hàng

Sec ngân hàng cũng tiện lợi cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khitrả tiền cho người thứ ba mà không muốn có tên và chữ ký của mình trên sec

Séc du lịch (hay Sec lữ hành): Loại sec này cấp phát riêng cho khách du

lịch đi nước ngoài Sec được ghi số tiền bằng ngoại tệ và được lãnh tiền tại ngânhàng liên lạc ở nước ngoài , tức là ngân hàng mà danh hiệu được in trên tờ sec

đó Sec du lịch được phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc),khó giả mạo và bôi sửa Khi ngân hàng trao sec, du khách phải ký tên trên tất cảsec vào chỗ quy định và ký trước mặt nhân viên ngân hàng Khi đến nước ngoàimuốn được lãnh tiền lúc trình lãnh, du khách phải ký tên lần thứ hai, trước mặtnhân viên của khách hàng liên lạc để họ làm thủ tục.\

b Tình hình thanh toán bằng séc tại Chi nhánh Lưu Xá

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng29

Trang 30

Hình thức thanh toán này cũng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số thanh toánkhông dùng tiền mặt Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Món Doanh số

(tr đ)

Tỷ trọng( % )Séc chuyển

Năm 2011 thanh toán băng séc chuyển khoản có giảm sút

so với năm 2010 mặc dù có tăng về số khối lượng giao dịchnhưng lại giảm về doanh số

Tuy nhiên hình hức thanh toán này vẫn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số doanh số thanh toán bằng séc chiếm 78 % nhưvậy trong trong hình thức thanh toán băng séc chuyển khoảm

có giảm đi so với năm 2010 là do tổng số thanh toán bằng sécchung giảm đi chứ không phải là do hình thức này Như vậy qua

2 năm ta thấy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản làhình thức thanh toán séc chủ yếu tại Chi nhánh

Trang 31

Mặc dù về doanh số có giảm đi nhưng tỷ trọng của nó thìngày càng càng tăng cao chiếm ưu thế tuyệt đối trong thanhtoán bằng séc điều này chứng tỏ thanh toán bằng séc chuyểnkhoản đã phát huy được những ưu điểm của nó trong công tácthanh toán séc Đó là do thủ tục trong phát hành và sử dụngséc chuyển khoản từ thủ tục bán séc, pháthành séc, chuyểnnhượng séc, nộp séc, thanh toán đều rất đơn giản, hơn nữakhách hàng tham gia không phải nộp tiền ký gửi đảm bảo thanhtoán làm giảm bớt thủ tục có lợi cho khách hàng sử dụng.

Tuy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tỷtrọng lớn trong công tác thanh toán băng séc nhưng trong côngtác thanh toán không dùng tiền mặt chung thì nó lại chiếm tỷtrọng rất nhỏ: Năm 2010 chiếm 19,3%, năm 2011 chiếm 11,2 %trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt điều này nói lênrằng trong công tác thanh toán hình thức thanh toán này vẫncòn bộc lộ nhiều hạn chế

Cũng theo số liệu ở bảng trên, hình thức thanh toán bằngséc bảo chi rất ít được khách hàng sử dụng và có xu hườngngày càng giảm dần trong hình thức thanh toán bằng séc,nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là:

- Séc bảo chi thường được áp dụng thanh toán giữa cácchủ thể không tín nhiệm lân nhau về khả năng chi trả hoặcngười trả tiền đã có quyết định xử phạt của Ngân hàng về việcphát hành séc thanh toán chuyển khoản quá số dư

- Thủ tục phát hành séc bảo chi còn nhiều phức tạpphiền

hà vì trước khi phát hành khách hàng phải đến Ngân hàng nơimình mở tài khoản để yêu câu xin làm thủ tục bảo chi séc vàthủ tục này cũng phức tạp, đấy là việc phát hành séc bảo chi

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng31

Trang 32

trong phạm vi cùng tỉnh , còn khác hệ thống thì người mua phảiviết UNC xin cấp séc bảo chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình.

- Khi tiến hành bảo chi séc, người phát hành séc phải lưu

ký quĩ một khoản tiền bằng số tiền ghi trên séc Do đó ngây ratình trạng ứ đọng vốn của người phát hành trong khi số tiền nảykhông dươc phép sử dụng và cũng không đươc hưởng lãi, làmcản trở nhiều trong quá trình quay vòng vốn va kinh doanh củahọ

c Kế toán phát hành và thanh toán Séc

Thanh toán Séc cùng tổ chức thanh toán dịch vụ cung ứng

- Quy trình hạch toán

Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua

Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDVTT trongthời gian hiệu lực

Bước 4 : TCCUDVTT kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát,chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán báo Nợ cho người chi trả:

Nợ TK 4211/ Người ký phát: Số tiền trên Séc

Có TK 411/ Người thụ hưởng: Số tiền trên SécBước 5: Báo Có cho người thụ hưởng

Thanh toán Séc giữ 2 tổ chức cung ứng dịch vụ và thanh toán

- Tường hợp Séc không có uỷ quyền chuyển nợ

+ Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua

+ Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

Trang 33

+ Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDCTT phục

vụ mình trong thời gian hiệu lực của Séc

+ Bước 4: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng chuyển Séc và bảng kê nộpSéc sang TCCUDTT phục vụ người ký phát để ghi nợ trước

+ Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người chi trả kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích

TK của người ký phát, báo Nợ, đồng thời:

+ Bước 6: Lập lệnh chuyển Có sang TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng,hạch toán:

Nợ TK 4211/ Người ký phát; Số tiền trên Séc

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc+ Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng nhận được lệnh, ghi tăng TK,hạch toán, báo Có cho người thụ hưởng, ghi:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

Có TK 4211/ người thụ hưởng: Số tiền trên Séc

- Trường hợp Séc có uỷ quyền chuyển nợ

+ Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua

+ Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

+ Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDCTT phục

vụ mình trong thời gian hiệu lực của Séc

+ Bước 4: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng theo uỷ quyền chuyển nợ, lậplệnh chuyển nợ sang TCCUDVTT phục vụ người ký phát, hạch toán:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

Có TK 4599: Số tiền trên Séc

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng33

Trang 34

+ Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người ký phát kiểm tra lệnh, nếu hợp lệ sẽ trích

TK của người ký phát, báo Nợ, đồng thời:

+ Bước 6: Gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ sang TCCUDVTT phục vụngười thụ hưởng, hạch toán:

Nợ TK 4211/ Người ký phát; Số tiền trên Séc

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc+ Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng nhận được thông báo, hạchtoán, báo Có cho người thụ hưởng:

Nợ TK 1599: Số tiền ghi trên Séc

Có TK 4211: Người thụ hưởng: Số tiền ghi trên Séc

d Kế toán thanh toán phát hành Séc bảo chi ( SBC)

- Khái niệm: SBC là Séc đã được TCCUDVTT xác nhận khả năng thanh toán

trước khi ký phát trao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ

 Kế toán giai đoạn bảo chi Séc

- TCCUDV TT phải kiểm soát các yếu tố cần thiết trên giấy yêu cầu bảo chi Sécvào tờ Séc mà người ký phát nộp, kiểm tra số dư TK tiền gửi thanh toán củangười ký phát, nếu đủ điều kiện thì đóng dấu “ Bảo chi”, tính và ghi ký hiệu mậttrên tờ Séc Trường hợp lưu ký tiền, kế toán hạch toán:

Nợ TK tiền gửi thanh toán/ Người phát hành Séc

Có TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc/ SBC/ Người phát hành Séc

Thanh toán SBC cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Bước 1: Người ký phát( theo yêu cầu của người thụ hưởng) đề nghịTCCUDVTT làm thủ tục bảo chi tờ Séc

- Bước 2: Người bán ( Người thụ hưởng) giao hàng hoá cho người mua

Trang 35

- Bước 3: Người mua( người ký phát) giao lại SBC cho người bán

- Bước 4: Người thụ hưởng nộp SBC và bảng kê nộp Séc đên TCCUDVTTtrong thời gian có hiệu lực

- Bước 5: TCCUDVTT kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát,chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán, báo Nợ cho người ký phát:

Nợ TK 4271/ Người ký phát: Số tiền trên Séc ( Hoặc Nợ TK 4211/ người

ký phát)

Có TK 4211/ người thụ hưởng: Số tiền trên Séc

- Bước 6: Báo Có cho người thụ hưởng

Thanh toán SBC giữa 2 ngân hàng cùng hệ thống

- Bước 1: Người ký phát hành ( theo yêu cầu của người thụ hưởng) đề nghịTCCUDVTT làm thủ tục bảo chi tờ Séc

- Bước 2: Người bàn( người thụ hưởng) giao hàng hoá cho người mua

- Bước 3: Người mua ( người chi trả) giao lại SBC cho người bán

- Bước 4: Người thụ hưởng nộp SBC cộng bảng kê nộp Séc đên TCCUDVTTphục vụ mình trong thời gian hiệu lực

- Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ Séc, đọc ký hiệumật, nếu tờ Séc là hợp lệ sẽ hạch toán, lập Lệnh chuyển Nợ sang TCCUDVTTphục vụ người ký phát:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

Có TK 4211/ Người thụ hưởng

- Bước 6: Báo Có cho người thụ hưởng

- Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người ký phát nhận được Lệnh, kiểm tra, hạchtoán trừ tiền của người ký phát:

Nợ TK 4271/ Người ký phát: Số tiền trên Séc( Hoặc TK 4211/ người ký phát)

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng35

Trang 36

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

Báo Nợ cho người ký phát

Ví dụ 8:

Séc số BA0048 số tiền 120.000.000 đồng do Công ty TNHH Hòa An, cótài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá,phát hành ngày 04/05/2011 cho Công ty Cổ phần Hồng Sơn, ngày06/05/2011Công ty CP Hồng Sơn chuyển nhượng cho Công ty TNHH Hòa An

tờ séc có xác nhận của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhLưu Xá

Có TK 4211/Cty TNHH Hòa An: 120.000.000 đ

2.1.8.4 Kế toán hình thức thanh toán bằng thư tín dụng

a Khái niệm

Thư tín dụng là một chứng thư do ngân hàng phát hành yêu cầu một chinhánh của mình hay một "ngân hàng giao dịch" xuất trả một số tiền hay chấpthuận một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên ghi trong thư tín dụng Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu chonhững người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trải các chiphí du lịch và mua sắm ở nước ngoài

b Qui trình nghiệp vụ thư tín dụng thương mại

Trang 37

(1) Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gửi vào NH bên mua.

(2) NH bên mua gửi giấy mở thư tín dụng cho NH bên bán

(3) NH bên bán gởi thư tín dụng cho bên bán biết

(4) Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua.(5) NH bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tíndụng sẽ ghi tăng tài khoản người bán và báo Có cho người bán biết

(6) NH bên bán Nợ NH bên mua

(7) NH bên mua tất toán thư tín dụng và báo bên mua biết

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bánđòi hỏi phải bảo đảm có đủ vốn để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng

đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký

Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàngphục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiềnbằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng (tiền gửi mởthư tín dụng) Ngân hàng bên mua phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàngbên bán để báo cho bên bán biết Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 05triệu đồng Tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi

Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một đơn vị bán

Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày Ngân hàngbên mua nhận mở thư tín dụng

Thư tín dụng chỉ được áp dụng thanh toán khác địa phương nhưng trongcùng một hệ thống Ngân hàng và có tính ký hiệu mật Trường hợp thanh toánkhác hệ thống Ngân hàng thì phải thông qua Ngân hàng Nhà nước

Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấybáo đã mở thư tín dụng

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng37

Trang 38

Ngân hàng phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán căn cứ vào hoá đơn, vậnđơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại diện bên mua kèm theogiấy uỷ nhiệm của bên mua, do bên bán xuất trình với Ngân hàng, phù hợp vớicác điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tíndụng

Thư tín dụng chỉ trả tiền bằng chuyển khoản, ghi vào tài khoản của bênbán

Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao, và tiền hàng đã trả (nếucó) do 2 bên mua và bán giải quyết

Khi nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng bên bán về việc trả tiền chobên bán, Ngân hàng bên mua tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng của bênmua

c Mục đích chính của thư tín dụng

Thông thường thư tín dụng do khách hàng nhờ ngân hàng của mình cấpcho một người thứ ba để cho người này cấp cho khách hàng một dịch vụ haymột thương vụ Đây là một phương thức thường được dùng trong tín dụng nhậpkhẩu

Thư tín dụng cũng có thể được cấp cho một khách hàng để giúp người nàynhận tiền hay được hưởng một khoản tín dụng ở một nơi khác mà ngân hàng cómột chi nhánh hay một "ngân hàng giao dịch" Đây là hình thức thư tín dụng màkhách hàng sẽ dùng để mua hàng hoá ở nước ngoài hay cho một khách du lịchđược sử dụng trong cuộc hành trình Nhưng thông thường thì người thụ hưởngmuốn lãnh tiền tại nhiều nơi do đó mà người ta thấy cần phải có một loại " thưchung" Loại thư chung này có dạng như một thư tín dụng thông tri bão lãnh chongười cầm thư đối với các ngân hàng giao dịch và các chi nhánh trong các quốcgia mà khách hàng sẽ đi qua Hệ thống này giúp cho người thụ hưởng nhiều

Trang 39

thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro cho chính người thụ hưởng cũngnhư cho ngân hàng trong trường hợp thư tín dụng lọt vào tay những người xấu.

Vì lý do đó mà trong trường hợp khách hàng có thể xác định trước các nơi

mà mình sẽ cần dùng tiền, ngân hàng sẽ thích cấp cho người thụ hưởng một thưtín dụng có xác nhận hoặc báo trước

Tín dụng thư thương mại: là lịnh của ngân hàng, theo yêu cầu của ngườimua,cho ngân hàng bên bán về việc trả tiền theo các chứng từ mà người báncung cấp về hàng hoá đã chuyển giao theo đúng các điều kiện cho bên mua đãghi trong thư tín dụng

2.1.8.5Kế toán thanh toán thẻ thanh toán nội địa

a Khái niệm

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt màngười chủ thẻ có thể dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rúttiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ

Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồmcác nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán trong nước và ngoài nước

b Phân loại thẻ

- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất,

theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trảlãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân

Nhóm 6 Môn: Kế toán Ngân hàng39

Trang 40

bay chấp nhận loại thẻ này Thẻ tín dụng có đặc điểm là chủ thẻ được ứngtrước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán saumột kỳ hạn nhất định Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng làthẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.

- Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền

với tài khoản tiền gửi Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch

vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủthẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn đồng thờichuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn Thẻ ghi nợcòn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động Thẻ ghi nợ không

có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủthẻ Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

+ Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ ngay lậptức vào tài khoản chủ thẻ

+ Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ vào tàikhoản chủ thẻ sau đó vài ngày

- Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút

tiền tự động hoặc ở ngân hàng Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền,yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoảnngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được Thẻ rúttiền mặt có hai loại:

Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành

Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành màcòn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toánvới Ngân hàng phát hành thẻ

c Chủ thể tham gia hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

- NH phát hành

Ngày đăng: 29/03/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức Năm 2010 Năm 2011 - Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx
Hình th ức Năm 2010 Năm 2011 (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w