Khái niệm: SBC là Séc đã được TCCUDVTT xác nhận khả năng thanh toán trước khi ký phát trao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx (Trang 33 - 38)

trước khi ký phát trao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.

♦ Kế toán giai đoạn bảo chi Séc.

- TCCUDV TT phải kiểm soát các yếu tố cần thiết trên giấy yêu cầu bảo chi Séc vào tờ Séc mà người ký phát nộp, kiểm tra số dư TK tiền gửi thanh toán của người ký phát, nếu đủ điều kiện thì đóng dấu “ Bảo chi”, tính và ghi ký hiệu mật trên tờ Séc. Trường hợp lưu ký tiền, kế toán hạch toán:

Nợ TK tiền gửi thanh toán/ Người phát hành Séc

Có TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc/ SBC/ Người phát hành Séc

Thanh toán SBC cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Bước 1: Người ký phát( theo yêu cầu của người thụ hưởng) đề nghị TCCUDVTT làm thủ tục bảo chi tờ Séc

- Bước 3: Người mua( người ký phát) giao lại SBC cho người bán

- Bước 4: Người thụ hưởng nộp SBC và bảng kê nộp Séc đên TCCUDVTT trong thời gian có hiệu lực

- Bước 5: TCCUDVTT kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát, chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán, báo Nợ cho người ký phát:

Nợ TK 4271/ Người ký phát: Số tiền trên Séc ( Hoặc Nợ TK 4211/ người ký phát)

Có TK 4211/ người thụ hưởng: Số tiền trên Séc - Bước 6: Báo Có cho người thụ hưởng

Thanh toán SBC giữa 2 ngân hàng cùng hệ thống

- Bước 1: Người ký phát hành ( theo yêu cầu của người thụ hưởng) đề nghị TCCUDVTT làm thủ tục bảo chi tờ Séc

- Bước 2: Người bàn( người thụ hưởng) giao hàng hoá cho người mua - Bước 3: Người mua ( người chi trả) giao lại SBC cho người bán

- Bước 4: Người thụ hưởng nộp SBC cộng bảng kê nộp Séc đên TCCUDVTT phục vụ mình trong thời gian hiệu lực

- Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ Séc, đọc ký hiệu mật, nếu tờ Séc là hợp lệ sẽ hạch toán, lập Lệnh chuyển Nợ sang TCCUDVTT phục vụ người ký phát:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc Có TK 4211/ Người thụ hưởng

- Bước 6: Báo Có cho người thụ hưởng

- Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người ký phát nhận được Lệnh, kiểm tra, hạch toán trừ tiền của người ký phát:

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc Báo Nợ cho người ký phát.

Ví dụ 8:

Séc số BA0048 số tiền 120.000.000 đồng do Công ty TNHH Hòa An, có tài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá, phát hành ngày 04/05/2011 cho Công ty Cổ phần Hồng Sơn, ngày 06/05/2011Công ty CP Hồng Sơn chuyển nhượng cho Công ty TNHH Hòa An tờ séc có xác nhận của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá.

Trả lời:

Séc BA0048 là một loại séc chuyển khoản có xác nhận của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu xá – tỉnh Thái Nguyên, séc có đủ điều kiện để Ngân hàng ghi Có ngay cho người thụ hưởng và lập lệnh chuyển khoản nợ thanh toán bù trừ chuyển cho Ngân hàng TMCP Công thương, nghiệp vụ được định khoản như sau:

Nợ TK Thanh toán bù trừ (TK 5012): 120.000.000 đ Có TK 4211/Cty TNHH Hòa An: 120.000.000 đ

2.1.8.4. Kế toán hình thức thanh toán bằng thư tín dụng

a. Khái niệm

Thư tín dụng là một chứng thư do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh của mình hay một "ngân hàng giao dịch" xuất trả một số tiền hay chấp thuận một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên ghi trong thư tín dụng. Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trải các chi phí du lịch và mua sắm ở nước ngoài.

(1) Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gửi vào NH bên mua. (2) NH bên mua gửi giấy mở thư tín dụng cho NH bên bán. (3) NH bên bán gởi thư tín dụng cho bên bán biết.

(4) Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua. (5) NH bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tín dụng sẽ ghi tăng tài khoản người bán và báo Có cho người bán biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6) NH bên bán Nợ NH bên mua.

(7) NH bên mua tất toán thư tín dụng và báo bên mua biết.

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi phải bảo đảm có đủ vốn để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng (tiền gửi mở thư tín dụng). Ngân hàng bên mua phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng bên bán để báo cho bên bán biết. Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 05 triệu đồng. Tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi

Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một đơn vị bán

Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng

Thư tín dụng chỉ được áp dụng thanh toán khác địa phương nhưng trong cùng một hệ thống Ngân hàng và có tính ký hiệu mật. Trường hợp thanh toán khác hệ thống Ngân hàng thì phải thông qua Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán căn cứ vào hoá đơn, vận đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại diện bên mua kèm theo giấy uỷ nhiệm của bên mua, do bên bán xuất trình với Ngân hàng, phù hợp với các điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng

Thư tín dụng chỉ trả tiền bằng chuyển khoản, ghi vào tài khoản của bên bán.

Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao, và tiền hàng đã trả (nếu có) do 2 bên mua và bán giải quyết

Khi nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng bên bán về việc trả tiền cho bên bán, Ngân hàng bên mua tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng của bên mua

c. Mục đích chính của thư tín dụng

Thông thường thư tín dụng do khách hàng nhờ ngân hàng của mình cấp cho một người thứ ba để cho người này cấp cho khách hàng một dịch vụ hay một thương vụ. Đây là một phương thức thường được dùng trong tín dụng nhập khẩu.

Thư tín dụng cũng có thể được cấp cho một khách hàng để giúp người này nhận tiền hay được hưởng một khoản tín dụng ở một nơi khác mà ngân hàng có một chi nhánh hay một "ngân hàng giao dịch". Đây là hình thức thư tín dụng mà khách hàng sẽ dùng để mua hàng hoá ở nước ngoài hay cho một khách du lịch được sử dụng trong cuộc hành trình. Nhưng thông thường thì người thụ hưởng muốn lãnh tiền tại nhiều nơi do đó mà người ta thấy cần phải có một loại " thư chung". Loại thư chung này có dạng như một thư tín dụng thông tri bão lãnh cho người cầm thư đối với các ngân hàng giao dịch và các chi nhánh trong các quốc gia mà khách hàng sẽ đi qua. Hệ thống này giúp cho người thụ hưởng nhiều

thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro cho chính người thụ hưởng cũng như cho ngân hàng trong trường hợp thư tín dụng lọt vào tay những người xấu.

Vì lý do đó mà trong trường hợp khách hàng có thể xác định trước các nơi mà mình sẽ cần dùng tiền, ngân hàng sẽ thích cấp cho người thụ hưởng một thư tín dụng có xác nhận hoặc báo trước .

d. Các hình thức thư tín dụng

Tín dụng thư du khách: thường được ngân hàng cấp cho khách hàng khi đến một địa phương khác hoặc đi ra nước ngoài. Khách hàng thay vì mang tiền đi thì yêu cầu ngân hàng phát hành cho mình một thư tín dụng (trích tài khoản hoặc nộp tiền vào ngân hàng) và sẽ mang theo người để có thể nhận tiền tại ngân hàng nơi đến.

Tín dụng thư thương mại: là lịnh của ngân hàng, theo yêu cầu của người mua,cho ngân hàng bên bán về việc trả tiền theo các chứng từ mà người bán cung cấp về hàng hoá đã chuyển giao theo đúng các điều kiện cho bên mua đã ghi trong thư tín dụng.

2.1.8.5Kế toán thanh toán thẻ thanh toán nội địa

a. Khái niệm

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ.

Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán trong nước và ngoài nước.

b. Phân loại thẻ

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx (Trang 33 - 38)