Khái niệm: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc TCCUDVTT được phép của Ngân hàng nhà nước Việt

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx (Trang 26 - 33)

phát là ngân hàng hoặc TCCUDVTT được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

- Các chủ thể tham gia thanh toán Séc

+ Người ký phát: Là người lập và ký phát hành séc

+ Người bị ký phát: Là ngân hàng hay TCCUDVTT có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên Séc

+ Người thụ hưởng: Là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình

+ Người thu hộ: Là Ngân hàng, TCCUDVTT khác được phép của ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ công cụ chuyển nhượng.

+ Trung tâm thanh toán bù trừ Séc: Là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép.

- Phân loại Sec

Séc định danh (không theo lệnh) là Séc được trả cho một người nhất định

có ghi tên trên tờ sec, chỉ được chuyển nhượng theo thủ tục dân sự: phải lập chứng thơ chuyển nhượng và nhờ chấp hành viên toà án tống đạt cho ngân hàng hoặc là ngân hàng chấp thuận chứng thơ ấy bằng một công chứng thơ

Trên tờ sec này thường ghi câu "không thể bối thự"

Séc vô danh: Là Sec khi "trả theo lệnh người cầm phiếu", tức là không ghi

tên người thụ hưởng, được chuyển nhượng bằng cách trao tay từ người này sang người khác như tờ giấy bạc. Ai cầm tờ sec này cũng được ngân hàng trả tiền. Trên tờ sec này thường ghi "Xin trả theo lệnh người cầm"

Séc theo lệnh: Là Sec được phát hành với sự ghi tên rõ ràng người thụ

hưởng và có ghi hoặc không ghi điều khoản chiếu lệnh. Sec này khác với sec định danh là có thể chuyển nhượng cho người khác bằng phương cách bối thự. Trên tờ sec thường ghi "Xin trả theo lệnh ông…"

Séc gạch chéo ( còn gọi là sec hoành tuyến): sec do người phát hành hay

người người thụ hưởng phải nhờ ngân hàng của mình thâu ngân qua thủ tục giao hoán, chớ không tự mình lãnh tiền được.

Hoành tuyến thông thường, khi sec chỉ có hai gạch chéo song song, người thụ hưởng sec có thể nhờ bất cứ ngân hàng nào làm thủ tục thu ngân cũng được. Hoành tuyến đặc biệt, khi sec có hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng giữa hai gạch, chỉ ngân hàng được đề tên mới thâu ngân được.

Người thụ hưởng có thể thay đổi hoành tuyến thông thường ra hoành tuyến đặc biệt nhưng không thể đổi hoành tuyến đặc biệt ra hoành tuyến thông thường được.

Loại sec có gạch là một phương thức hữu hiệu để tăng cường sự an toàn của việc di chuyển sec và nhất là tránh việc gian lận , biển thủ tài sản , vì chỉ có ngân hàng mới được luật pháp cho phép thâu ngân sec có gạch.

+ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng

Séc tiền mặt: đây là loại sec mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt

tại đơn vị thanh toán.

Séc chuyển khoản: Là giấy uỷ nhiệm lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của

Ngân hàng, do chủ tài khoản phát hành, giao trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, để thanh toán tiền hàng, dịch vụ ngay sau khi nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ cung ứng. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một Ngân hàng, hoặc khác Ngân hàng nhưng các Ngân hàng đó có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau.

Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi (hoặc cho vay) của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tiền gửi séc bảo chi và sổ séc định mức), được Ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đóng dấu "bảo chi" trên tờ séc trước khi giao cho khách hàng. Séc bảo chi được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau; trường hợp thanh toán khác Ngân hàng không tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp (ngoài tỉnh) chỉ áp dụng trong cùng một hệ thống Ngân hàng.

Séc ngân hàng: Sec do một ngân hàng phát hành để khách hàng trả tiền

cho người thứ ba tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng liên lạc của ngân hàng, tức là ngân hàng vừa là người thừa phó vừa là người phát hành. Do đó loại sec này không thể phát hành trả theo lệnh người cẫm sec mà phải là sec ký danh. Loại séc này rất tiện lợi cho những người nào muốn chi trả bằng sec mà không có tài khoản tại ngân hàng

Séc du lịch (hay Sec lữ hành): Loại sec này cấp phát riêng cho khách du

lịch đi nước ngoài. Sec được ghi số tiền bằng ngoại tệ và được lãnh tiền tại ngân hàng liên lạc ở nước ngoài , tức là ngân hàng mà danh hiệu được in trên tờ sec đó. Sec du lịch được phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc), khó giả mạo và bôi sửa. Khi ngân hàng trao sec, du khách phải ký tên trên tất cả sec vào chỗ quy định và ký trước mặt nhân viên ngân hàng. Khi đến nước ngoài muốn được lãnh tiền lúc trình lãnh, du khách phải ký tên lần thứ hai, trước mặt nhân viên của khách hàng liên lạc để họ làm thủ tục.\

b. Tình hình thanh toán bằng séc tại Chi nhánh Lưu Xá

Hình thức thanh toán này cũng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Hình thức Năm 2010 Năm 2011 Món Doanh số ( tr đ) Tỷ trọng ( % ) Món Doanh số (tr đ) Tỷ trọng ( % ) Séc chuyển khoản 182 4.692,81 57 215 5.164,38 78 Séc bảo chi 143 3.540,19 43 45 1.456,62 22 Tổng số 249 8.233 100 1.472 6.621 100

Với số liệu thể hiện ở bảng trên ta thấy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tủ trọng cao nhất trong tổng số thanh toán bằng không dùng tiền mặt tại Chi nhánh. Năm 2010 thanh toán băng séc chuyển khoản đạt 182 món với doanh số là 4.692,81 triệu đồng chiếm 57% trong tổng số thanh toán séc.

Năm 2011 thanh toán băng séc chuyển khoản có giảm sút so với năm 2010 mặc dù có tăng về số khối lượng giao dịch nhưng lại giảm về doanh số.

Tuy nhiên hình hức thanh toán này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh số thanh toán bằng séc chiếm 78 % . như vậy trong trong hình thức thanh toán băng séc chuyển khoảm có giảm đi so với năm 2010 là do tổng số thanh toán bằng séc chung giảm đi chứ không phải là do hình thức này. Như vậy qua 2 năm ta thấy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản là hình thức thanh toán séc chủ yếu tại Chi nhánh.

Mặc dù về doanh số có giảm đi nhưng tỷ trọng của nó thì ngày càng càng tăng cao chiếm ưu thế tuyệt đối trong thanh toán bằng séc điều này chứng tỏ thanh toán bằng séc chuyển khoản đã phát huy được những ưu điểm của nó trong công tác thanh toán séc. Đó là do thủ tục trong phát hành và sử dụng séc chuyển khoản từ thủ tục bán séc, pháthành séc, chuyển nhượng séc, nộp séc, thanh toán đều rất đơn giản, hơn nữa khách hàng tham gia không phải nộp tiền ký gửi đảm bảo thanh toán làm giảm bớt thủ tục có lợi cho khách hàng sử dụng.

Tuy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tỷ trọng lớn trong công tác thanh toán băng séc nhưng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt chung thì nó lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ: Năm 2010 chiếm 19,3%, năm 2011 chiếm 11,2 % trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. điều này nói lên rằng trong công tác thanh toán hình thức thanh toán này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Cũng theo số liệu ở bảng trên, hình thức thanh toán bằng séc bảo chi rất ít được khách hàng sử dụng và có xu hường ngày càng giảm dần trong hình thức thanh toán bằng séc, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là:

- Séc bảo chi thường được áp dụng thanh toán giữa các chủ thể không tín nhiệm lân nhau về khả năng chi trả hoặc người trả tiền đã có quyết định xử phạt của Ngân hàng về việc phát hành séc thanh toán chuyển khoản quá số dư.

séc bảo chi trong phạm vi cùng tỉnh , còn khác hệ thống thì người mua phải viết UNC xin cấp séc bảo chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình.

- Khi tiến hành bảo chi séc, người phát hành séc phải lưu ký quĩ một khoản tiền bằng số tiền ghi trên séc. Do đó ngây ra tình trạng ứ đọng vốn của người phát hành trong khi số tiền nảy không dươc phép sử dụng và cũng không đươc hưởng lãi, làm cản trở nhiều trong quá trình quay vòng vốn va kinh doanh của họ.

c. Kế toán phát hành và thanh toán Séc

Thanh toán Séc cùng tổ chức thanh toán dịch vụ cung ứng

- Quy trình hạch toán

Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDVTT trong thời gian hiệu lực

Bước 4 : TCCUDVTT kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát, chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán báo Nợ cho người chi trả:

Nợ TK 4211/ Người ký phát: Số tiền trên Séc

Có TK 411/ Người thụ hưởng: Số tiền trên Séc Bước 5: Báo Có cho người thụ hưởng

Thanh toán Séc giữ 2 tổ chức cung ứng dịch vụ và thanh toán - Tường hợp Séc không có uỷ quyền chuyển nợ

+ Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua + Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

+ Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDCTT phục vụ mình trong thời gian hiệu lực của Séc.

+ Bước 4: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng chuyển Séc và bảng kê nộp Séc sang TCCUDTT phục vụ người ký phát để ghi nợ trước.

+ Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người chi trả kiểm tra Séc, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát, báo Nợ, đồng thời:

+ Bước 6: Lập lệnh chuyển Có sang TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng, hạch toán:

Nợ TK 4211/ Người ký phát; Số tiền trên Séc

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

+ Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng nhận được lệnh, ghi tăng TK, hạch toán, báo Có cho người thụ hưởng, ghi:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc Có TK 4211/ người thụ hưởng: Số tiền trên Séc

- Trường hợp Séc có uỷ quyền chuyển nợ

+ Bước 1: Người bán ( người thụ hưởng) giao hàng cho người mua + Bước 2: Người mua ( người ký phát) Giao lại Séc cho người bán

+ Bước 3: Người thụ hưởng nộp Séc và bảng kê nộp Séc đến TCCUDCTT phục vụ mình trong thời gian hiệu lực của Séc.

+ Bước 4: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng theo uỷ quyền chuyển nợ, lập lệnh chuyển nợ sang TCCUDVTT phục vụ người ký phát, hạch toán:

Nợ TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc Có TK 4599: Số tiền trên Séc

+ Bước 5: TCCUDVTT phục vụ người ký phát kiểm tra lệnh, nếu hợp lệ sẽ trích TK của người ký phát, báo Nợ, đồng thời:

+ Bước 6: Gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ sang TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng, hạch toán:

Nợ TK 4211/ Người ký phát; Số tiền trên Séc

Có TK thanh toán vốn giữa các NH: Số tiền trên Séc

+ Bước 7: TCCUDVTT phục vụ người thụ hưởng nhận được thông báo, hạch toán, báo Có cho người thụ hưởng:

Nợ TK 1599: Số tiền ghi trên Séc

Có TK 4211: Người thụ hưởng: Số tiền ghi trên Séc

d. Kế toán thanh toán phát hành Séc bảo chi ( SBC)

Một phần của tài liệu Đề tài: Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá docx (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w