1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài

24 754 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Các biện pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Đứng trước xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang

diễn ra mạnh mẽ ở mọi nơi, trong đó có Việt Nam Để phát triển kinh tế, xâydựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihóa đất nước chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực đặc biệt là nguồnlực về tài chính, kĩ thuật, công nghệ Nguồn vốn từ nội lực bao giờ cũngđược đánh giá là nguồn lực có tính chất quyết định đến thành công của sựnghiệp xây dựng đất nước nhưng cũng cần coi trọng đúng mức vai trò quantrọng của nguồn vốn từ bên ngoài nhất là trong điều kiện chúng ta đi lên từmột nước với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Thu hútvốn đầu tư nước ngoài đã trở thành tất yếu khách quan không chỉ của ViệtNam nói riêng mà còn là của các nước đang trong quá trình tiến hành côngnghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nói chung Chỉ có thu hút vốn đầu tưnước ngoài chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ

sở, tiếp thu công nghệ, tranh thủ nguồn vốn để phát triển sản xuất, đổi mớinền kinh tế theo hướng hiện đại Nhưng tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nướcngoài chúng ta không chỉ tiếp nhận những thời cơ, vận hội mới cho đất nước

mà còn là những thách thức không nhỏ Nhận thức được tính cấp thiết của đề

tài vì vậy em quyết định nghiên cứu vấn đề “Các biện pháp thu hút và sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài” cho bài tiểu luận của

mình làm vấn đề nghiên cứu trước xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế ởnước ta hiện nay Để có được những kiến thức, những hiểu biết cho bài tiểuluận này thì không thể không kể đến công lao của các thầy các cô trong bộmôn Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Mai Hương –người đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em làm tiểu luận môn học này

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

I Lý luận chung về vốn đầu tư nước ngoài

1.1 Những khái niệm chung

Trong thực tế có rất nhiều khái niệm về vốn đầu tư nước ngoài tuỳ theogóc độ và phạm vi nghiên cứu, một trong số đó được quy định trong các vănbản pháp luật Ở Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài, theo qui định của LuậtĐầu tư nước ngoài năm 1987, là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vàoViệt Nam vốn bằng tiền hoặc bẩt cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Namchấp thuận để hợp tác kinh doanh hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh 100%vốn nước ngoài theo quy định của Luật này

Trong đó vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hai hình thức chủyếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

+ Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment – FDI): là hình thức xuấtkhẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệpđang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty

mẹ ở chính quốc Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗnhợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộvốn của nước ngoài

Đây là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu và quyền quản lý vốn củangười đầu tư thống nhất với nhau Đây là hình thức chủ yếu của các nướcphát triển và có xu hướng ngày càng tăng trên khắp thế giới

+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vaythu lãi Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay

Đây là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốnđầu tư Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, một bộ phận quan trọng chiếm

tỷ trọng lớn là viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một sốnước phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển

Trang 3

Như vậy khái niệm đầu tư nước ngoài nếu xem xét dưới góc độ di

chuyển vốn quốc tế (có thể là di chuyển vốn chính thức của chính phủ hoặcphi chính thức của tư nhân) giữa các quốc gia nhằm mục đích thu lợi nhuậnhoặc lợi ích chính trị bao gồm di chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài vàviệc di chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước Ở đây chúng ta chỉ xem xétkhái niệm đầu tư nước ngoài theo phương diện dòng vốn từ nước ngoài vàoViệt Nam đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp – FDI theo quy định củaLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.2 Tính tất yếu khách quan của vốn đầu tư nước ngoài

Xét trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài là một hoạtđộng tất yếu phải xảy ra trong điều kiện hiện nay: do những nguyên nhân sau:

Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩymạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và cách mạngthông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nướctạo nên sự dịch chuyển nguồn vốn giữa các quốc gia

Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạonên “lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để công nghiệp hoá của các nước đangphát triển rất lớn, tạo nên “sức hút” mạnh mẽ đối với nguồn vốn đầu tư nướcngoài

Như vậy, đầu tư quốc tế là sự kết hợp lợi ích từ cả hai phía Tuy nhiêntrong điều kiện cung cầu vốn trên thế giới căng thẳng, sự cạnh tranh giữa cácnước ngày càng ác liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, cónhững chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài nhằm thu hút tối đanguồn vốn từ bên ngoài đang là xu hướng phổ biến trên toàn cầu

Với riêng Việt Nam - nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, trong

Trang 4

điều kiện xuất phát điểm thấp, nền sản xuẩt lạc hậu, công nghệ cũ kĩ Cáchduy nhẩt là phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội.

Để thực hiện tăng trưởng cao và bền vững, cần phải có một khối lượng vốnlớn cho đầu tư phát triển

1.3 Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài

*Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Với bất cứ quốc gia nào, các nước phát triển hay đang phát triển thìnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều rất quan trọng, nhất là các nướcđang và chậm phát triển đối với sự tăng trưởng kinh tế: FDI bổ sung vốn chonền kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển dài hạn; FDI tạo thêm việc làm và gópphần nâng cao trình độ chuyên môn và quản lí cho người lao động; FDI gópphần nâng cao năng lực công nghệ cho các nước tiếp nhận vốn thông qua việctiếp cận những công nghệ kĩ thuật tiên tiến; FDI thúc đẩy hoạt động thươngmại tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và tiếp cận nhanh nhất với thịtrường thế giới; FDI góp phần tái cấu trúc nền kinh tế Nhưng với Việt Nam -một nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì đầu tư nước ngoàilại có những ý nghĩa và vai trò riêng Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lànguồn vốn quan trọng và là một trong những điều kiện tiên quyết để ViệtNam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng dài hạn:

- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những nănglực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phươngthức sản xuất kinh doanh mới, làm cho cơ cấu của nền kinh tế nước ta từngbước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá thị trườnghiện đại

- Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một sốlượng lớn việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao và góp phần nâng

Trang 5

cao trình độ chuyên môn và quản lý cho người lao động.

- Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phầncải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia

- Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy quá trình mởcửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, qua hoạt động xuẩtkhẩu đưa hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cáchnhanh nhất và có lợi nhất

*Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp:

Ở Việt Nam thị trường chứng khoán đang phát triển, do vậy trong cácnguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) chiếm tỷ trọng lớn Nếu so với nguồn vốn FDI thì ODA chiếm tỷ

lệ khá nhỏ nhưng đây là một nguồn vốn quý Đây là một nguồn vốn quý bởi

vì nó là kết quả của chính sách mở cửa hội nhập, với thời gian vay thường kéodài hơn 40 năm, thời gian ấn hạn lên tới 10 năm mới phải trả lãi, lãi suấtthường thấp hơn nhiều so với vay thương mại (chỉ khoảng 1.5% một năm ) vàtrong đó thường có 10% là vốn không hoàn lại Trong khi nguồn FDI thườngđược các nhà đầu tư ưu ái cho những ngành, vùng thuận lợi thì chính ODA lànguồn vốn mà chính phủ ưu tiên cho các chương trình dự án hỗ trợ chuyểnđổi cơ cấu sản xuấtt nông nghiệp phát triền ngành nghề xây dựng cơ sở hạtầng nông thôn đặc biệt chú trọng phát triển vùng sâu vùng xa, vùng đồng bàodân tộc hay những chương trình bảo vệ môi trường, phòng chống thiêntai những chương trình đầu tư vào y tế giáo dục, hay các chương trình về vănhoá xã hội, an sinh cộng đồng

1.4 Các biện pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

1.4.1 Các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Có thể nói rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là mục tiêu của bất kìquốc gia nào, nước phát triển hay đang phát triển Tùy điều kiện của mỗi

Trang 6

nước mà có những chính sách, biện pháp thu hút vốn khác nhau, nhưng về cơbản có thể thấy rằng các phương pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài đềunhằm tạo ra một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư

a Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn

Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội cóliên quan, tác động đến hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi củavốn đầu tư nước ngoài

Một môi trường đầu tư gọi là hấp dẫn khi môi trường đó hứa hẹn thuđược lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư Điều này được các nước đang pháttriển phát huy rất tích cực khi giá cả nhân công thấp, nguồn nhân lực dồi dào,chi phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển thấp hơn rất nhiều so với cácnước công nghiệp phát triển Một khi chính phủ các nước này có những chínhsách khuyến khích đầu tư nước ngoài, có những kế hoạch phát triển kinh tểđúng đắn và lâu dài thì lại càng tạo ra sức hấp dẫn cho các chủ đầu tư

b Tạo môi trường đầu tư đảm bảo

Môi trường đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao thôi chưa đủ Môi trường đóphải đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và hoạt động đầu tư Đây là một trongnhững điều quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Một đất nước có tình hìnhchính trị- xã hội ổn định, an ninh quốc phòng giữ vững sẽ khiến các nhà đầu

tư an tâm đầu tư và đầu tư lâu dài tại đất nước đó, nhất là trong hoàn cảnhhiện nay, khi tình hình thế giới luôn có những biến động : khủng bố, chiếntranh, đảo chính, tranh chấp, mâu thuẫn …

c Tạo môi trường đầu tư thuận lợi

Đây là một việc rất cần thiết Nó bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng

kĩ thuật cho nền kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện,xây dựng hành lang hành lang pháp lí, thủ tục hành chính thông thoáng thuậntiện, công bằng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể

Trang 7

kinh tế Đồng thời với đó là một chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, hệ thống

kế hoạch chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nềnkinh tế

Song song với việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn thì việc xúctiến ngoại giao, mở rộng quan hệ, quảng bá hình ảnh của mình trên thế giớicũng đóng vai trò vô cùng quan trọng

1.4.2 Biện pháp sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

Thu hút vốn và sử dụng vốn có hiệu quả luôn là hai mặt của một vấn

đề Khi việc thu hút vốn đầu tư không thành công thì quá trình sử dụng vốncũng không thể đạt được hiệu quả như mong muốn Và ngược lại, nếu như thuhút vốn tốt mà sử dụng vốn không có hiệu quả thì việc thu hút vốn lại trở nên

vô ích Để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cần có chiếnlược ,quy hoạch, xác định ngành, khu vực kinh tế đầu tư trọng điểm, lấy đó là

cơ sở để phát triển các ngành, khu vực kinh tế khác Tuyệt đối tránh hiệntượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả Mặt khác cần phải có những biện phápquản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động đầu tư từ khâu lập dự án, thực hiện dự

án, hoàn thành và nghiệm thu dự án đến khi giải ngân được đồng vốn đầu tư.Thực hiện tốt được các biện pháp trên đòi hỏi trình độ quản lý của người cán

bộ quản lý, trình độ chuyên môn của người thực hiện, sự phối hợp đồng bộgiữa các cấp ,ngành, cá nhân có liên quan…

II Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua

2.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tính đến ngày 23/3/2005, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho6.058 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 59.21 tỷ USD, trong

Trang 8

đó có 5.130 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư là 45.91 tỷ USD, vốn pháp

định 19,5 tỷ USD; trong đó 45,4% vốn đầu tư cấp mới theo hình thức 100%vốn nước ngoài và 42,5% theo hình thức liên doanh; số vốn còn lại đầu tưtheo hình thức BOT (với 6 dự án) Việt Nam đứng hàng thứ 3 trong khu vựcASEAN, sau Singapore, Malaixia và tương đương với Thái Lan, đứng thứ 11

ở châu Á và thứ 34 ở thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài

Năm 2004 cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới,tăng 37,8% so với năm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt trên 2,2 tỷ USD vàvốn bổ sung đạt gần 2 tỷ USD Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủnghoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997 Trong năm 2004 trên địa bàn

cả nước có 743 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với vốn đầu tư đăng kýđạt trên 2,2 tỷ USD, bằng 96,2% về số dự án và tăng 16% về vốn đầu tư sovới năm trước Ngoài việc cấp phép cho các dự án mới, trong năm 2004 đã có

497 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2 tỷ USD,tăng 19,5% về số dự án và 76,2% về tổng vốn tăng thêm so với năm 2003

*Xét theo cơ cấu ngành kinh tế

Trang 9

Tuy cơ cấu của vốn FDI vẫn đang quá chênh lệch giữa các ngành, phầnvốn chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng với 57,8% tổng vốn đầu

tư Lĩnh vực này cũng thu hút tới trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trịxuất khẩu của khu vực FDI Lĩnh vực dịch vụ chiếm 34,9% và lĩnh vực nông -lâm - ngư - nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư

Năm 2004, vốn thực hiện của khu vực ĐTNN đạt 2,85 tỷ USD, tăng7,5% so với năm 2003 và vượt so với dự kiến ban đầu (mục tiêu năm 2004 là2,75 tỷ USD) Trong đó, vốn thực hiện thuộc ngành công nghiệp (kể cả dầukhí) và xây dựng chiếm 68,6%, trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm6,4% và vào dịch vụ chiếm 25% Phần lớn các dự án đầu tư mới tập trung vàolĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 68,5% về số dự án và 60,8% vốnđầu tư đăng ký Các dự án tăng vốn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực côngnghiệp và xây dựng Riêng lĩnh vực này chiếm tới 79,3% tổng vốn tăng thêm.Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,5% số dự án và 16,2% vốn đầu tưđăng ký; lĩnh vực dịch vụ chiếm 18% số dự án và 23% vốn đầu tư đăng kýcấp mới

*Xét theo địa bàn được đầu tư:

Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nên Chính phủ đã có những chính sáchkhuyến khích , ưu đãi đối với những dự án vào “những vùng có điều kiệnkinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu ,vùng xa” Cho đến nay ở hầu khắp 64 tỉnhthành phố trong cả nước đều có dự án nước ngoài đầu tư nhưng về chủ yếuvốn vẫn tập trung ở một số địa bàn thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trườngkinh tế xã hội

* Về đối tác đầu tư :

Trong số 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp tại Việt Nam,các nước châu Á chiếm trên 76% số dự án và trên 70% vốn đăng ký; Các

Trang 10

nước châu Âu chiếm gần 16% số dự án và gần 24% vốn đăng ký; Hoa Kỳchiếm 4,2% số dự án và 2,8% vốn đang ký; Còn lại là các nước ở khu vựckhác Năm nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về đầu tư ở nước ta là: Sinhgapo,Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Công đã chiếm 63,4% về số dự án

và 62,2% tổng vốn đăng ký Trong năm qua đã có 41 quốc gia và vùng lãnhthổ có dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng các đối tác chính vẫn là các nhà đầu

tư Châu á, trong đó Đài Loan dẫn đầu với 159 dự án có tổng vốn đăng ký460,7 triệu; Hàn Quốc đứng thứ hai với 166 dự án, tổng vốn đăng ký 365 triệuUSD; Nhật Bản đứng thứ ba với 64 dự án có tổng vốn đăng ký 254,37 triệuUSD

2.1.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

- Công tác chuẩn bị đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư đều phù hợp với

quy hoạch ngành ,quy hoạch địa phương và là những dự án cần thiết.Có rất ítcác dự án sai phạm về thủ tục đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ( chưađến 1% các dự án có quyết định đầu tư) Tuy nhiên chất lượng của nhiều dự

án chưa tốt ,dự án trinh duyệt phải bổ sung,sửa đổi nội dung khá nhiều (chiếm17.5% số dự án)

- Công tác thực hiện đầu tư: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Bộ,

ngành , địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong tổng số các

dự án thực hiện đầu tư có 1.7% dự án thuộc nhóm A, 21.5% là dự án thuộcnhóm B và 74.8% là dự án nhóm C Các dự án nhóm A chủ yếu thuộc quản

lý của các Bộ,ngành ,và các Tổng công ty 91 (100/160 dự án)còn lại thuộcquản lý các địa phương (60/160 dự án)

Quá trình thực hiện dự án các dự án đầu tư có trên 5% tổng số dự ánthực hiện có sai phạm các thủ tục đầu tư,trong đó chủ yếu là chậm thủ tục vềtiến độ phê duyệt Một tỷ lệ đáng kể các dự án phải điều chỉnh lại trong quá

Trang 11

trình đầu tư (17% tổng số dự án thực hiện ) Trong đó 3.6 % điều chỉnh vềnội dung đầu tư,4.2 % điều chỉnh về tiến độ,12.2 % điều chỉnh về vốn.Chođến nay theo Báo cáo của các Bộ ,Ngành đã có 67 dự án (chiếm 1.6 % số dự

án thực hiện ) phải ngừng thi công vì các lý do khác nhau, trong đó ở các tỉnhthành phố là 31 dự án ,các tổng công ty 91 là 22 dự án và các cơ quan trựcthuộc chính phủ là 13 dự án Hiện tượng chậm tiến độ vẫn khá phổ biến(14.7% năm 2001 và 10.1% năm 2004) là nguyên nhân làm tăng chi phí vàlàm giảm hiệu quả đầu tư Đáng chú ý vẫn còn tồn tại một tỷ lệ đáng kể các

dự án có chất lượng công trình chưa đảm bảo (0.4%) do năng lực chủ đầu tưyếu ,hợp đồng giám sát thi công không chặt chẽ, công tác kiểm tra, kiểm sátchưa đạt yêu cầu, tư vấn chưa làm tròn trách nhiệm…

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài thường gồm nhiều hình thức như đầu tưvào thị trường chứng khoán, các khoản cho vay ,viện trợ tài chính của các tổchức chính phủ nước ngoài Ở Việt Nam ,nguồn vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài chủ yếu là nguồn viện trợ phát triển chính thức của các nước phát triển(ODA).Trong bài viết này chỉ tập trung vào nguồn vốn này

* Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Từ năm 1993 khi Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ vớicác tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế cho đến nay các nguồn tài trợ cho ViệtNam không ngừng tăng lên Hiện có 30 nhà tài trợ song phương ,19 tổ chứctài trợ đa phương và hơn 300 tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động tạiViệt Nam Đứng đầu trong các tổ chức trên là Nhật Bản,Ngân hàng thế giới(WB),ngân hàng phát châu Á (ADB) chiếm trên 60% tổng số vốn ODA đãcam kết

Qua 12 hội nghị các nhà đầu tư tinh từ 1993 đến nay số vốn cam kết đãlên tới 28640 triệu USD, nếu cộng với số tiền hỗ trợ cải cách 1998 là 500

Trang 12

triệu USD và của năm 1999 là 700 triệu USD thì tổng nguồn vốn thuộc nguồnvốn ODA lên tới 29840 triệu USD Số vốn giải ngân trong thời gian tính đếnhết năm 2004 đạt khoảng trên 14 tỷ USD, giải ngân vốn cam kết đạt khoảng53% tổng số vốn cam kểt

2.2 Đánh giá chung về thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

2.2.1 Thành tựu

* Những thành tựu đạt được:

Năm 2004 hoạt động ĐTNN tại Việt Nam đã tiếp tục có bước phục hồi

rõ rệt nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực thể hiện qua các mặt chủyếu sau đây:

Vốn đăng ký mới và vốn đầu tư thực hiện đều tăng cao so với nămtrướcvà đạt mức cao nhất kể từ năm 1998 đến nay Cơ cấu vốn đầu tư nướcngoài đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệptiếp tục gia tăng, nhất là đã có một số dự án mới, sử dụng công nghệ cao như

dự án của công ty Hoya Glass Disk, dự án mở rộng của Canon Nhật Bản…

Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tiếptục tăng trưởng cao hơn các thành phần kinh tế khác đã góp phần nâng cao tốc

độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Tỷ trọng của khu vực có vốn ĐTNN kể

cả xuất khẩu dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 55% làmức cao nhất từ trước đến nay Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNNvào tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng ước tính năm 2004 khu vực ĐTNN đónggóp khoảng 14,5% tổng GDP của cả nước, cao hơn mức 13,9% của năm 2002

và 14,3% của năm 2003

Đóng góp cho ngân sách của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng nhanh (tăng27% so với năm 2003) ĐTNN cũng đã góp phần quan trọng trong trong việctạo thêm việc làm (74 nghìn người)

Ngày đăng: 17/12/2012, 13:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w