Vì thế, việc duy trì sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà máy trước thị trường cạnh tranh với những thương hiệu máy tính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
ỨNG DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY FPT ELEAD
GVHD: TS Tạ Thị Kiều An Nhóm:
Phan Thị Ngọc Minh Nguyễn Đức Nam Nguyễn Trường Xuân Nam Phạm Võ Thành Nhân
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tp.HCM, 12/2012
Trang 2Nhà máy sản xuất máy tính FPT ELEAD là một đơn vị chuyên sản xuất máy tính, hiện đang là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam Vì thế, việc duy trì sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà máy trước thị trường cạnh tranh với những thương hiệu máy tính nước ngoài như HP, IBM, Acer…
“Ứng dụng FMEA tại nhà máy FPT ELEAD“ đã góp phần làm giảm thiểu những
nguy cơ tiềm ẩn và thường xảy ra ở các công đoạn trong quy trình lắp ráp máy tính Bài tiểu luận này, nhóm giới thiệu và phân tích về tình hình sản xuất tại nhà máy, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tình hình chất lượng qua biểu
đồ xương cá, Pareto, động não nhóm…
Nhóm đã đánh giá mức độ nguy hiểm, rủi ro đối với các dạng lỗi thường xảy ra trong quy trình thông qua bảng đánh giá FMEA lần 1 và thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa theo thứ tự ưu tiên mức độ rủi ro RPN rồi sau đó đánh giá FMEA lần 2
Các chỉ số RPN của những lỗi thường xảy ra như Ram chạy không theo đúng cấu hình, gắn mainboard không đúng vị trí và ốc main khác loại… đã giảm đáng kể nhờ vào các biện pháp phòng ngừa, khắc phục của nhóm FMEA
Các chỉ số RPN qua 2 lần đánh giá FMEA đã giảm xuống chứng tỏ nhà máy có xu hướng nâng cao về mặt chất lượng theo quy trình PDCA cải tiến liên tục
Trang 3TÓM TẮT NỘI DUNG TIỂU LUẬN i
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU v
DANH SÁCH HÌNH VẼ vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ vii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO ÁP DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY 1
1.2 MỤC TIÊU 2
1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG SAI LỖI & TÁC ĐỘNG FMEA 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Lợi ích của phương pháp FMEA 3
2.1.3 Những loại phương pháp FMEA 4
2.1.4 Những biến thể của FMEA 4
2.1.5 Các thành phần cơ bản của FMEA 5
2.1.6 Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA 9
2.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 12
2.2.1 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng 12
2.2.2 Biểu đồ Pareto 13
2.2.3 Biểu đồ nhân quả 14
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY FPT ELEAD 16
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY 16
3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TY 18
Trang 43.4 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 23
3.4.1 Kiểm tra bán thành phẩm 23
3.4.2 Kiểm tra chất lượng thành phẩm 24
3.5 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .26
CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG CÔNG CỤ FMEA TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP MÁY TÍNH FPT ELEAD 37
4.1 THÀNH LẬP NHÓM FMEA 37
4.2 LIỆT KÊ CÁC DẠNG LỖI 39
4.3 BẢNG XẾP HẠNG 40
4.3.1 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ nghiêm trọng (S) 40
4.3.2 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ xuất hiện (O) 40
4.3.3 Bảng xếp hạng đánh giá mức độ phát hiện (D) 41
4.3.4 Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa 41
4.4 ĐÁNH GIÁ FMEA LẦN THỨ NHẤT 42
4.4.1 Nhận diện tác động của các dạng lỗi 42
4.4.2 Nhận diện các nguyên nhân của các dạng lỗi 44
4.4.3 Xem xét hoạt động kiểm soát hiện tại 46
4.4.4 Thực hiện FMEA lần thứ nhất 48
4.5 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA 58
4.5.1 Dạng lỗi Ram chạy không theo đúng cấu hình (ký hiệu 5.1) 58
4.5.2 Dạng lỗi gắn mainboard không đúng vị trí (ký hiệu 4.3) 60
4.5.3 Dạng lỗi ốc main khác loại (ký hiệu 4.4) 61
4.6 ĐÁNH GIÁ FMEA LẦN THỨ HAI 65
4.7 SO SÁNH KỀT QUẢ RPN SAU 2 LẦN ĐÁNH GIÁ FMEA 69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 73
5.1 KẾT LUẬN 73
Trang 55.1.2 Hạn chế 73
5.2 KIẾN NGHỊ 74
Trang 6Tên bảng Trang
Bảng 4.1 Danh sách nhóm thực hiện FMEA 37
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các dạng lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra 39
Bảng 4.3 Bảng xem xét hành động khắc phục, phòng ngừa 41
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp các tác động của dạng lỗi 43
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp các nguyên nhân của dạng lỗi 44
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp hoạt động kiểm soát hiện tại 46
Bảng 4.7 Thực hiện FMEA lần 1 49
Bảng 4.8 Bảng tóm tắt chỉ số rủi ro RPN1 56
Bảng 4.9 Các dạng lỗi ưu tiên khắc phục 57
Bảng 4.10 Bảng hành động khắc phục lỗi Ram không chạy theo đúng cấu hình 59
Bảng 4.11 Bảng hành động khắc phục lỗi gắn mainboard không đúng vị trí 60
Bảng 4.12 Biện pháp khắc phục lỗi ốc main khác loại 62
Bảng 4.13 Bảng hành động phòng ngừa đối với các dạng còn lại 63
Trang 7Tên hình Trang
Hình 2.1 Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA 10
Hình 2.2 Biểu đồ Pareto minh họa 14
Hình 3.1 Một số sản phẩm điển hình tại nhà máy FPT ELEAD 17
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy FPT ELEAD 18
Hình 3.3 Sơ đồ lắp ráp qua các tổ sản xuất trong nhà máy ELEAD 20
Hình 3.5 Quy trình lắp ráp máy PC 21
Hình 3.6 Quy trình kiểm tra chất lượng thành phẩm 25
Hình 3.7 Biểu đồ số lượng sản xuất năm 2010 & 2011 26
Hình 3.8 Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2010 27
Hình 3.9 Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2011 27
Hình 3.10 Biểu đồ xương cá lỗi thiết bị 28
Hình 3.12 Biểu đồ lỗi tay nghề năm 20010 29
Hình 3.13 Biểu đồ xương cá lỗi tay nghề 30
Hình 4.1 Biểu đồ xương cá lỗi Ram không chạy đúng cấu hình 58
Hình 4.2 Biểu đồ xương cá lỗi mainboard không gắn đúng vị trí 60
Hình 4.3 Biểu đồ xương cá lỗi ốc main khác loại 62
Hình 4.4 So sánh chỉ số RPN của các dạng lỗi trong công đoạn lắp ráp 71
Trang 8BP Bộ phận
Công ty Công ty cổ phần ELEAD
KCS Bộ Phận Đảm Bảo Chất Lượng
D (Detection ) Khả phát hiện lỗi trên chuyền
FMEA (Failure Mode And Effect Analysis) Phân tích những sai hỏng và tác động
của chúng lên sản phẩm hoặc công đoạn quá trình sản xuất
KPH Sự không phù hợp
NM Nhà máy FPT ELEAD
O (Occurrence) Tần suất xuất hiện lỗi
5M + 1E Con người, Nguyên vật liệu, Máy móc,
Phương thức, Cách thức đo lường, Môi trường
PDCA Lên kế hoạch (plan) – Thực hiện (do) – Kiểm
tra (check) – khắc phục (act)
QA (Quality Assurance) Nhân viên đảm bảo chất lượng
R & D (research anh development) Nghiên cứu và phát triển
RPN (Risk Priority Number) Chỉ số độ nguy kịch
S (Severity ) Mức độ nghiêm trọng dưới sự tác động của
lỗi
SL Số lượng
Trang 9CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO ÁP DỤNG FMEA TẠI NHÀ MÁY
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập, tham gia tổ chức quốc tế như: APEC, AFTA, WTO, các hiệp định thương mại song phương Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối đầu với nhiều thử thách to lớn, môi trường kinh doanh biến động liên tục, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu khách hàng ngày càng cao Trong xu thế đó, chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện… sẽ là những yếu tố quyết định sự
thành bại của công ty
Thực tiễn cho thấy rằng: để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, một trong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chất lượng
Nhiều biện pháp, quy trình đã được các công ty triển khai và áp dụng như tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14000…Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này vẫn chưa đủ mạnh trong việc giúp các doanh nghiệp khắc phục phòng ngừa các dạng sai lỗi nhằm đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của mình
Hiện nay, trên thế giới phương pháp sản xuất tinh gọn – Lean production, phương pháp 6 sigma đã được nhiều công ty áp dụng, mang lại được nhiều kết quả khả quan Bên cạnh đó, FMEA là cũng là một công cụ để giúp các công ty duy trì và cải tiến trình độ năng lực sản xuất
Để đánh giá lại tình trạng năng lực cũng như kiểm soát được các lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra trong quy trình sản xuất thì FMEA là một công cụ trực quan, hữu hiệu cho các phòng ban quản lý chất lượng của doanh nghiệp nhờ xác định được tần suất xuất hiện, mức độ nguy hiểm và khả năng phát hiện các lỗi tiềm ẩn hay thường xảy ra trong quy trình sản xuất Từ đó, giúp các nhà quản lý có thể dự báo, phòng ngừa được các rủi ro
có thể xảy ra trong quy trong quy trình
Nhà máy sản xuất máy tính ELEAD FPT đang trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính và phân phối hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua
Trang 10theo ghi nhận của bộ phận KCS từ tháng 5 tới tháng 10 năm 2012 thì tỷ lệ lỗi tay nghề và lỗi linh kiện vượt mức cho phép (lớn hơn 1.85% và 1.55%), cụ thể như sau: Lỗi Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Lỗi tay nghề 1.87 1.85 1.89 1.92 1.88 1.9
Lỗi linh kiện 1.52 1.47 1.57 1.6 1.57 1.63
Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành khắc phục – phòng ngừa nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm Chính vì lý do đó, nhà máy tiến hành thực hiện dự án “ Ứng
dụng công cụ FMEA”
1.2 MỤC TIÊU
Phân tích vấn đề chất lượng tại nhà máy ELEAD FPT
Thực hiện FMEA để phân tích, xác định các nguyên nhân gây ra sai hỏng và tác động của sai hỏng đối với quy trình sản xuất sản phẩm máy tính
Đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro và thực hiện đánh giá
1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN
Không gian: phân xưởng lắp ráp máy tính PC hiệu ELEAD
Thời gian: từ tháng 04/ 2012 đến 06/2012
Trang 11CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 PHÂN TÍCH CÁC DẠNG SAI LỖI & TÁC ĐỘNG FMEA
2.1.1 Khái niệm
“Phân Tích Cách Thức Sinh Ra Sai Sót, Hậu Quả và Độ Nguy Kịch” là một cụm từ tác giả dịch từ Anh ngữ "Failure Mode, Effects and Criticity Analysis" (FMECA) và từ Pháp ngữ “Analyse des Modes de Défaillances, de leurs Effets et de leur Criticité” (AMDEC)
FMEA là một công cụ quản lý chất lượng suy diễn toàn diện dùng để tìm kiếm những nguyên nhân dẫn đến sai sót tiềm tàng, những cách bố trí hiện hành để thăm dò nguyên nhân một sai sót trước khi nó sinh ra và những tác động khử nó hay ít nhất giảm hậu quả của nó
FMEA có thể áp dụng cho một sản phẩm, một bộ phận của sản phẩm, một hệ thống
mẹ, một hệ thống con, một dịch vụ, một công đoạn phục dịch, một quy trình sản xuất hay một công đoạn sản xuất “Hệ thống” để chỉ chung những hạng mục nghiên cứu đó
2.1.2 Lợi ích của phương pháp FMEA
FMEA là một công cụ giúp những kỹ sư thiết kế một hệ thống đáng tin cậy, an toàn và được người sử dụng ưa chuộng bằng cách:
Quy định những đặc tính kỹ thuật cho sản phẩm để giảm thiểu những sai sót tiềm tàng và độ nguy kịch của những sai sót tiềm tàng còn lại
Định giá những đòi hỏi của người sử dụng và tất cả những người tham gia dự
án để biết chắc rằng những đòi hỏi đó sẽ không sinh thêm sai sót tiềm tàng khác
Nhận định những đặc tính kỹ thuật có thể sinh ra sai sót tiềm tàng để loại trừ chúng hay, ít ra, để giảm thiểu hậu quả của chúng
Khai triển những phương pháp và trình tự thử nghiệm sản phẩm để biết chắc những sai sót tiềm tàng đã được loại trừ đi
Theo dõi và giải quyết những sai sót tiềm tàng ở khâu thiết kế
Biết chắc rằng những sai sót có thể phát sinh sẽ không có hậu quả nghiêm trọng quá đáng
Trang 12Phương pháp FMEA được áp dụng có hiệu quả trong những ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp và chế biến thuộc những loại công nghệ khác nhau (như là điện cơ, cơ khí, thủy cơ) và những hệ thống liên kết nhiều loại công nghệ khác nhau Đặc biệt, phương pháp FMEA rất hữu hiệu khi nghiên cứu những sai sót tiềm tàng về vật liệu và thiết bị Phương pháp này cũng có thể được dùng để nghiên cứu rủi ro những hệ thống nhu liệu
và những hệ thống có tác động của con người
2.1.3 Những loại phương pháp FMEA
2.1.3.2 FMEA - Quy trình
Mặc dù cũng chú trọng đến độ khả tín của sản phẩm, FMEA-Quy trình (Process FMEA, P-FMEA hay là FMEA-P) chủ yếu chú trọng đến việc cải thiện năng suất, đặc biệt đến những phương tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản xuất,…) và các chuỗi cách thức, truy cập thông tin, tiếp đón khách hàng,… làm bằng tay hay tự động Vì thế, người ta cũng hay gọi phương pháp này là FMEA-Thiết bị (Machine FMEA) hay là FMEA -tổ chức (Organization FMEA) Đặc biệt, ở những xí nghiệp đơn thuần dịch vụ, người ta cũng gọi FMEA này là FMEA - Dịch vụ (Service FMEA) Khi tiến hành một công trình FMEA - Quy trình cho một dịch vụ thì người ta phân biệt những hoạt động hậu trường (back office), được thực hiện ngoài sự có mặt của khách hàng và những hoạt động tiền trường (front office) được thực hiện với sự chứng kiến hay sự tham gia của khách hàng
2.1.4 Những biến thể của FMEA
Năm 1997, Codex Alimentarius, một ủy ban chung của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations, Tổ Chức của Liên Hiệp Quốc về Thực Phẩm và Canh Nông) và WHO (World Health Organization, Tổ Chức Thế Giới về Sức Khỏe),
Trang 13phát hành tài liệu hướng dẫn nhan đề "General Principles of Food Hygiene" (Những Nguyên tắc Chung về Vệ sinh Thực phẩm) có một phụ lục tả quy trình HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point, Phân Tích Trắc Trở Ở Trạm Kiểm Tra Nguy Kịch), một biến thể của phương pháp FMEA
Năm 2006, IEC (International Electrotechnical Commission, Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế) công bố tiêu chuẩn IEC 60812, phiên bản 2, hướng dẫn cách áp dụng những phương pháp phân tích tùy theo mục đích theo đuổi, trình bày những nguyên tắc cơ bản và dẫn chứng một số thí dụ Tập hợp những phương pháp này cũng là những biến thể của phương pháp FMEA
2.1.5 Các thành phần cơ bản của FMEA
2.1.5.1 S (Severity): Mức độ nghiêm trọng do các sai hỏng tác động gây lỗi sản
phẩm, liên quan đến các yêu cầu từ khách hàng Chỉ số S được tính theo thang điểm từ
1 đến 10 tương ứng với từ không nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng
Gây gián đoạn quy trình sản xuất
Gây tai nạn trong vận hành sản xuất
Dạng sai hỏng dẫn đến phế phẩm
Tính nghiêm trọng rất cao khi một cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng làm mất
an toàn mà người sử dụng hay công nhân vận hành không được báo trước
Tính nghiêm trọng rất cao khi một
cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng
gây gián đoạn trong quá trình sản
8
Cao Hệ thống dùng được nhưng hiệu suất Người sử dụng rất bất 7
Trang 14Hậu quả Tác động đến quy trình, sản phẩm Tác động đến
giảm Đối với sản phẩm thì làm cho
sản phẩm không đạt đủ độ xử lý dữ
liệu Còn trong quá trình sản xuất thì
sai sót ở công đoạn trước ảnh hưởng
đến công đoạn sau
bình
Mất an toàn cho người sử dụng
chức năng về tiện nghi Các sản
phẩm có thể sử dụng tốt
Các sản phẩm sai hỏng có thể đem
tái chế, khắc phục để sử dụng lại
Khách hàng không hài lòng hay người vận hành công đoạn sau không hài lòng người vận hành công đoạn trước
An toàn cho người sử dụng
An toàn cho người sử dụng
Có thể đem tái chế các sai hỏng
Xác suất trên 75% người nhận cảm thấy sai sót
Những lỗi này là những lỗi nhỏ, dễ phát hiện bởi khách hàng
3
yếu
Hệ thống có hạng mục không thích
ứng Tuy nhiên, không ảnh hưởng
nhiều đến quá trình sản xuất
Xác suất trên 25% bị ngưới sử dụng nhận thấy sai sót
Trang 152.1.5.2 O (Occurrence): Tần suất xảy ra của các nguyên nhân gây ra các dạng sai
hỏng, được cho điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức không xảy ra đến khả năng xảy
ra cao
Bảng 2.2.: Bảng xếp hạng đánh giá mức độ xuất hiện (O)
Rất cao: hầu hết sai lỗi là chắc chắn xảy ra
> = 5% 10 3% - <5% 9
Cao: lỗi rất thường xảy ra
2% - =<3% 8 1% - =<2% 7
Vừa phải: lỗi thỉnh thoảng xảy ra
0.5% - =<1% 6 0.1% - =<0.5% 5 0.05% - =<0.1% 4 Thấp: lỗi ít xảy ra 0.01% - =<0.05% 3 Rất thấp: lỗi rất ít khi xảy ra 0.005% -=<0.01% 2
Hầu như không xảy ra: sai lỗi hầu như không xảy ra <0.005% 1
2.1.5.3 D (Detection): Năng lực của hệ thống kiểm soát hiện tại trong việc phát hiện
và ngăn ngừa các nguyên nhân tạo ra dạng sai hỏng tiềm ẩn Chỉ số D được cho điểm
từ 1 đến 10 tương ứng với hoàn toàn phát hiện được đến không thể phát hiện
Không kiểm tra
10
Trang 16Có tiến hành kiểm tra
Phương tiện và phương pháp kiểm tra gần như không thể phát hiện được nguyên nhân tiềm tàng / cơ cấu sinh ra các dạng sai hỏng
Không kiểm tra bằng mắt
Rất thấp Phương tiện và phương pháp kiểm tra có rất ít khả năng phát
hiện ra được nguyên nhân tiềm tàng hay cơ cấu sinh ra các dạng sai hỏng
Không kiểm tra bằng mắt
7
Thấp Phương tiện và phương pháp kiểm tra có ít khả năng phát
hiện được nguyên nhân tiềm tàng, cơ cấu sinh ra dạng sai hỏng Những sai hỏng phát hiện được chỉ là sai hỏng ngẫu nhiên, dễ dàng nhận thấy
Không kiểm tra bằng mắt
6
Vừa Phương tiện và phương pháp kiểm tra có khả năng phát hiện
được nguyên nhân tiềm tàng hay cơ cấu sinh ra sai sót
Múc độ phát hiện: 50 % tỷ lệ hỏng
5
Khá cao Phương tiện và phương pháp kiểm tra có tương đối nhiều
khả năng phát hiện được nguyên nhân tiềm tàng hay cơ cấu sinh ra sai hỏng
Mức độ phát hiện 50% - 70% tỷ lệ sai hỏng
4
Cao Phương tiện và phương pháp kiểm tra có tương đối nhiều
khả năng phát hiện được nguyên nhân tiềm tàng hay cơ cấu sinh ra sai hỏng
Mức độ phát hiện 70% - 90% dạng sai hỏng
3
Trang 17Rất cao Phương tiện và phương pháp kiểm tra có tương đối nhiều
khả năng phát hiện được nguyên nhân tiềm tàng hay cơ cấu sinh ra sai hỏng
Mức độ phát hiện trên 90% dạng sai hỏng
Kiểm tra bằng mắt
1
2.1.5.4 Chỉ số sắp hạng mức độ ưu tiên hành động (Risk Priority Number – RPN)
Chỉ số RPN là chỉ số xếp hạng mức độ ưu tiên cần giải quyết đối với các yếu tố được phân tích trong bảng FMEA Giá trị này được tính dựa trên các thông tin liên quan đến các thành phần trong FMEA: Dạng sai hỏng tiềm ẩn, tác động và khả năng kiểm soát của hệ thống hiện tại đối với việc sai hỏng trước khi lỗi đến khách hàng
RPN là tích của 3 giá trị S, O, D
2.1.6 Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA
Trình tự tiến hành một công trình FMEA gồm bởi năm việc:
Trang 18Hình 2.1: Quy trình lập công cụ quản lý chất lượng FMEA
2.1.6.1 Xác định mục đích và lãnh vực của công trình FMEA
Mục đích và lĩnh vực của một công trình FMEA tùy ở bối cảnh của yêu cầu
Ở khâu khai triển dự án hay ở khâu thiết kế, tổ FMEA nhận định những sai sót thực sự tiềm tàng và giới hạn nghiên cứu vào những điểm trọng tâm để dự kiến :
Những thiết bị không cần thiết
Những giải pháp khử hay giảm thiểu những nguyên nhân và những hậu quả của sai sót hay hỏng hóc tiềm tàng
Những giải pháp đối phó khi sai sót hay hỏng hóc phát sinh
Một chương trình kiểm tra và theo dõi với những điểm kiểm soát bắt buộc
Một chương trình bảo trì
Những phương cách sử dụng hay vận hành thích ứng
Khi đã đưa vào sản xuất rồi, nhu cầu thành lập nhóm FMEA thường do bộ phận kiểm tra chất lượng đề ra Tổ FMEA nhận định những việc phải làm để trong tương lai sẽ không còn sai sót tiềm tàng nữa hay sẽ có ít sai sót hơn
Khi một hệ thống đã được sản xuất và đã ra thị trường hay đã được đưa vào áp dụng rồi thì yêu cầu chỉ là một yêu cầu cá biệt nhằm cải thiện hệ thống do bộ phận tiếp thị
đề ra Tổ FMEA tìm cách khử hay giảm bớt một sai sót tiềm tàng, một vấn đề kinh niên, một sai phạm, một nguồn vật liệu phải phế thải,…
Thành lập tổ FMEA
Cải thiện hệ thống
Xác định lĩnh vực FMEA
Phân tích những chức năng của hệ thống
Nghiên cứu những sai sót đã có và tiềm tàng
Trang 19Thời hạn để hoàn thành một công trình FMEA tùy ở thời hạn dành cho nghiên cứu những rủi ro Thời hạn để hoàn tất một công trình FMEA tối đa là ba tháng Nếu một công trình FMEA kéo dài lâu hơn, động viên nhiều người trong một thời gian lâu quá thì các thành viên tổ FMEA sẽ chán nản không muốn tiếp tục nghiên cứu nữa vì không thấy kết quả cụ thể và tự hỏi khi nào công trình mới xong
2.1.6.2 Thành lập tổ FMEA
Phương pháp FMEA cũng là một phương pháp tập thể của nhiều bộ môn Một tổ FMEA bắt buộc phải gồm bởi đại diện của mỗi bộ phận liên hệ đến dự án: sản xuất, thiết kế, đặt mua hàng, nghiên cứu, phát triển, bảo trì, chất lượng, tiếp thị, Tổ trưởng
có thể mời đại diện khách hàng và đại diện bên cung cấp tham gia một số buổi làm việc của tổ Tuy nhiên, để có thể làm việc một cách năng động, mỗi buổi họp không nên đông lắm Bốn đến sáu thành viên là một con số phải chăng Một thành viên chỉ cần tham dự khi tổ FMEA cần đến chuyên môn của mình chứ không bắt buộc phải tham dự tất cả những buổi họp của tổ Nhưng tất cả những thành viên của tổ FMEA đều nhận được biên bản của tất các buổi họp
Tổ trưởng FMEA phải là một người đã được đào tạo và có kinh nghiệm về phương pháp FMEA và có năng khiếu lãnh đạo Những thành viên khác biết sử dụng những phương pháp FMEA là một điều tốt nhưng nếu không biết thì cũng không sao Trừ dự
án trưởng, những thành viên một tổ FMEA, kể cả tổ trưởng, chỉ cần mang ý kiến kỹ thuật của bộ phận hay tổ chức mình đại diện chứ không nhất thiết phải là chuyên gia
về hệ thống đang được nghiên cứu Ngoài ra, nếu không phải là chuyên gia thì sẽ có cách nhìn mới để giúp giải quyết những vấn đề một cách độc đáo Vì thế và để bảo đảm tính khách quan của công trình FMEA, tổ trưởng không nên là người trong cuộc của dự án
2.1.6.3 Nghiên cứu những sai sót tiềm tàng
Theo phương pháp FMEA, chúng ta chấm điểm "tính nghiêm trọng của hậu quả của sai sót tiềm tàng", "tính thường xuyên sinh ra sai sót tiềm tàng" và "khả năng sai sót tiềm tàng không bị phát hiện" để tính độ nguy kịch
Điểm "tính thường xuyên sinh ra sai sót tiềm tàng" dựa trên xác suất sinh ra sai sót Để một sai sót phát sinh thì phải hội hai điều kiện: nguyên nhân sai sót phải xuất hiện và
Trang 20khi nguyên nhân đó xuất hiện thì phải gây ra cách thức sinh ra sai sót Mỗi điều kiện
có một xác suất Xác suất một sai sót tiềm tàng là tích số của hai xác suất đó Điểm
"khả năng sai sót tiềm tàng không bị phát hiện" cũng dựa trên một xác suất : xác suất phương tiện dò ra sót nếu sai sót đó đã sinh ra
Những thang định giá và những định nghĩa của mỗi bậc thang phải được quy định trước một cách độc lập so với công trình FMEA đang tiến hành để các thành viên tổ FMEA sớm nhất trí khi chấm điểm Nếu, sau khi nghiên cứu kỹ mà vẫn chưa thống nhất được trên một điểm thì tổ FMEA sẽ chọn điểm cao nhất mà một thành viên đã đề
ra
Khi tất cả những tác động cải thiện đã được hoàn thành chúng ta làm lại một FMEA hệ thống đã được cải thiện, chấm điểm lại "tính nghiêm trọng của hậu quả của sai sót tiềm tàng", "tính thường xuyên sinh ra sai sót tiềm tàng" và "khả năng sai sót tiềm tàng không bị phát hiện" và tính lại độ nguy kịch của những sai sót tiềm tàng thặng dự
2.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
2.2.1 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, doanh nghiệp nào kiểm soát tốt vấn đề chất lượng thì doanh nghiệp đó
sẽ giành được ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Việc giải quyết các vấn đề chất lượng mang lại lợi ích sau:
Giảm chi phí do các sản phẩm hư hỏng gây ra
Tăng năng suất lao động
Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Ngày nay, danh mục các công cụ sử dụng trong lĩnh vực chất lượng rất đa dạng bởi vì các chuyên gia chất lượng có xu hướng áp dụng kỹ thuật từ các ngành khác Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ chất lượng rất phong phú còn do nhu cầu áp dụng vào các tình huống khác nhau, ở các cấp vi mô và vĩ mô khác nhau của tổ chức Mỗi công cụ
có mục đích sử dụng riêng nên cần phải xem xét tình huống khác nhau khi quyết định lựa chọn các công cụ
Đánh giá trên phương diện hiệu quả, FMEA được so sánh với các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến quy trình khác (trong hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến quy trình nào đã cho hiệu quả to lớn nhất) trong bảng sau:
Trang 21Bảng 2.4: So sánh hiệu quả của các công cụ chất lượng
Các công cụ cơ bản: những công cụ này được sử dụng để xác định và phân tích các quá trình riêng biệt thường đưa ra dữ liệu số
Biểu đồ Pareto
Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ nhân quả
2.2.2 Biểu đồ Pareto
2.2.2.1 Khái niệm
Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp Mỗi cột đại diện cho một cá thể (một dạng trục trặc hay một nguyên nhân nào đó gây ra lỗi), chiều cao của mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào kết quả chung Mức đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liên quan đến mỗi cá thể hoặc các phép đo khác về kết quả Đường tần số tích luỹ được sử dụng để biểu thị
sự đóng góp tích luỹ của các cá thể
2.2.2.2 Tác dụng
Là cơ sở ban đầu để thực hiện cải tiến
Cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể đến hiệu quả chung theo thứ tự quan trọng, giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất
Xác định thứ tự ưu tiên cho việc cải tiến
1 Six sigma 53.6
2 Sơ đồ quy trình 35.3
3 Phân tích nguyên nhân gốc rễ 33.5
4 Phân tích nguyên nhân và kết quả 31.3
5 Tư duy sản xuất theo Lean 26.3
Trang 22Hình 2.2 : Biểu đồ Pareto minh họa 2.2.3 Biểu đồ nhân quả
2.2.3.1 Khái niệm
Biểu đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả (ví dụ sự biến động của một đặc trưng chất lượng ) với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá.Vì vậy, công cụ này còn được gọi là biểu đồ xương cá
2.2.3.2 Tác dụng
Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp Định rõ nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định cho quy trình cải tiến
Trong quá trình phác thảo ra biểu đồ nhân quả, hãy thảo luận với các bộ phận / người
có liên quan và thể hiện ý kiến của họ trên sơ đồ nhân quả để xác định các yếu tố mang tính quyết định
Nếu có các bất đồng trong lúc thảo luận, hãy lấy ý kiến thống nhất qua biểu quyết để quyết định điều tra yếu tố nào trước tiên
Trang 23
Hình 2.3: Biểu đồ nhân quả minh họa
Trang 24CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ELEAD VÀ
13/05/2002 Thành lập trung tâm máy tính thương hiệu Việt Nam FPT
Elead
09/2002 Là thành viên của CCAP Intel
11/2002 Trở thành đối tác của Seagate
12/2002 Là thành viên của Intel GID
01/2003 Đạt giấy chứng nhận HTQLCL ISO 9001:2000 do BVQI, UK
cấp
02/2003 Mở chi nhánh tại Hà Nội
05/2003 Động thổ xây dựng nhà máy tại TP.HCM
Thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng tại Hà nội, TP.HCM, TP Đà Nằng
10/09/2003 Khánh thành nhà máy
11/2003 Local OEM đầu tiên của nhà máy
12/2003 Trở thành đối tác của Maxtor Chanel
Trang 25Thời gian Sự kiện
01/2004 Đạt giấy chứng nhận HTQL Môi trường iso 14001:1996 do
BVQI, UK cấp
07/2004 Local OEM của Seagate
Local Diamond OEM của Microsoft
10/2005 Đạt giấy chứng nhận ISO/ IEC 17025:1999 phòng thí nghiệm
do VILAS – VN cấp
01/01/2006 Sáp nhập vào công ty TNHH phân phối FPT
2008 Đổi tên” Trung tâm máy tính thương hiệu Việt Nam FPT
Elead” thành “Trung tâm máy tính FPT Elead”
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và lắp ráp máy tính thương hiệu Elead
- Kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin
Hình 3.1: Một số sản phẩm điển hình tại nhà máy FPT ELEAD
3.1.4 Các thành tựu đạt được
Với những nổ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, FPT Elead đã và đang là một trong những thương hiệu máy tính hàng đầu Việt Nam Ngày 2/9/2006, FPT Elead là một trong những đơn vị tiêu biểu đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt về Thương hiệu và sản phẩm FPT Elead liên tiếp 3 lần
được bạn đọc tạp chí Thế giới vi tính – PC World bình chọn “ Sản phẩm CNTT ưa
chuộng nhất” Trước sự vươn lên mạnh mẽ của các thương hiệu máy tính nước ngoài
như HP, IBM, Acer…, FPT Elead là thương hiệu máy tính Việt Nam duy nhất không ngừng dẫn đầu trong bảng xếp hạng sản phẩm và dịch vụ CNTT 2006 Doanh thu năm
2007 của máy tính thương hiệu Việt Nam FPT Elead đạt 30 triệu USD
Trang 263.1.5 Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nổ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần
3.2 TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy FPT ELEAD 3.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
Kinh doanh máy tính lắp ráp thương hiệu Elead: đây là hoạt động kinh doanh đem lại
doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho FPC trong năm 2010, 2011 (51%) Sang năm
2012, lĩnh vực kinh doanh này chiếm 46% tổng doanh thu tính đến hết tháng 10 Trong
đó, PC vẫn là sản phẩm chủ đạo; doanh số bán, lợi nhuận từ Notebook chiếm tỷ trọng nhỏ và đang dần tốt lên
Kinh doanh linh kiện: là mảng kinh doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của FPC Lĩnh vực kinh doanh này yêu cầu vốn cao nhưng tỷ lệ lãi gộp thấp Năm 2010, mảng kinh doanh này lỗ khoảng 3,07% Năm 2011, mảng kinh doanh này chiếm 56% tổng doanh thu và tỷ lệ lãi gộp khoảng 4,5%
Ta thấy được rằng máy tính PC là sản phẩm chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn của nhà máy nên cần phải chú ý đảm bảo chất lượng để thỏa mãn khách hàng Do đó, máy tính
PC là đối tượng để thực hiện dự án FMEA
Trang 273.2.3 Các thuận lợi và khó khăn hiện tại
Thuận lợi
FPC là trung tâm trực thuộc Công ty TNHH Phân phối FDC, một đơn vị của Tập đoàn FPT Thế mạnh về công nghệ và thương hiệu trong và ngoài nước của tập đoàn đã tạo điều kiện cho FPC hợp tác được các đối tác cung cấp và tiêu thụ trong và ngoài nước Năng lực sản xuất cao: FPC hiện đang sở hữu một nhà máy hiện đại có công suất lớn (243.000 máy/năm), tất cả các máy đều được lắp trên hệ thống dây chuyền bán tự động nhằm nâng cao năng suất lao động và ổn định chất lượng sản phẩm Nhà máy đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9001:2000 và chứng chỉ môi trường ISO 14001
- Tổ chuẩn bị: chuẩn bị linh kiện, phụ kiện, phiếu hành, …
- Tổ lắp ráp: lắp ráp các linh kiện vào thùng case
- Tổ Test: gồm Test 1 và Test 2 có nhiệm vụ kiểm tra vỏ case, logo CPU
- Tổ Packing: đóng thùng sản phẩm, bỏ phụ kiện vào thùng
Trang 28Hình 3.3: Sơ đồ lắp ráp qua các tổ sản xuất trong nhà máy ELEAD
Hình 3.4: Phòng burn-in & dây chuyền lắp ráp tự động tại nhà máy
Tổ chuẩn bị
Tổ lắp ráp
Tổ test
Tổ đóng gói thành phẩm
Trang 29Quy trình lắp ráp máy PC hiệu ELEAD:
Hình 3.5: Quy trình lắp ráp máy PC
Trang 30Thuyết minh quy trình:
thực hiện
1 Kiểm tra điều kiện sản xuất Các điều kiện (nhân công, vật
tư, thiết bị) được kiểm tra
Nhân viên triển khai
2 Đề nghị thay đổi yêu cầu triển
khai nếu điều kiện sản xuất
không đảm bảo
Phòng kế họach kinh doanh được đề nghị sửa phiếu yêu cầu triển khai
Nhân viên triển khai
3 Xác nhận thời gian hoàn tất đơn
hàng lên phiếu yêu cầu triển khai
nếu đầy đủ điều kiện sản xuất
Phiếu yêu cầu triển khai được nhà máy xác nhận chuyển về cho phòng kế hoạch kinh doanh
Nhân viên triển khai
4 Chuẩn bị sản xuất Linh kiện đã được chuẩn bị
Bảng phân công công việc
Dây chuyền, thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt
Nhân viên sản xuất
5 Lắp ráp Bộ linh kiện được lắp ráp vào
khung máy
Nhân viên sản xuất
6 Kiểm tổng quát 1 Máy được kiểm tổng quát 1
Phiếu theo dõi sản xuất
Nhân viên sản xuất
7 Sửa chữa
(Khi có sản phẩm không đạt yêu
cầu, được phát hiện trên dây
chuyền hoặc loại ra ở các khâu
kiểm tra)
Máy đã được sửa chữa
Phiếu theo dõi sản xuất
Phiếu kiểm tra sản xuất
Nhân viên sản xuất
8 Test 1 Máy được test 1
Phiếu theo dõi sản xuất
Phiếu kiểm tra sản xuất
Nhân viên sản xuất
9 Burn-in
4-8 giờ trong điều kiện 40-450C
hoặc theo chỉ đạo từ ban giám
đốc
Máy đã qua khâu burn-in
Phiếu theo dõi sản xuất
Phiếu kiểm tra sản xuất
Nhân viên sản xuất
10 Test 2 Máy đã được test 2
Phiếu theo dõi sản xuất
Phiếu kiểm tra Test 2
Nhân viên sản xuất
Trang 31Sau khi việc đóng thùng được
thực hiện xong, KCS sẽ lấy mẫu
để kiểm tra lần 2 trước khi xuất
xưởng
Mẫu trong lô hàng được kiểm tra
Nhân viên KCS
12
Kiểm tổng quát 2 và lắp vỏ máy Kiểm tra tổng quát bên trong,
ngoài vỏ máy và phụ kiện kèm theo
Phiếu theo dõi sản xuất
Máy được lắp các nắp hông và nắp trên
Nhân viên sản xuất
13 Đóng gói Phiếu theo dõi đóng thùng
thành phẩm
Nhân viên sản xuất
14 Nhập kho thành phẩm sản phẩm
đạt yêu cầu
Giấy đề nghị nhập hàng Nhân viên
sản xuất
3.4 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy gồm hai thành phần chính là kiểm tra bán
thành phẩm, kiểm tra thành phẩm
3.4.1 Kiểm tra bán thành phẩm
Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm là việc được giao cho tất cả các nhân viên ở các công đoạn Người phụ trách công việc ở công đoạn sau phải giám sát về chất lượng bán thành phẩm của những công đoạn trước về các yếu tố có thể quan sát được như số lượng ốc, dây cáp có cắm chặt hay không… Có hai cách xử lý nếu bán thành phẩm không đạt chất lượng:
Nếu phát hiện bán thành phẩm có sai sót nhưng vẫn còn trong phạm vi của tổ thì trả về cho công nhân thao tác công đoạn đó và không ghi nhận lỗi
Nếu lỗi được phát hiện thuộc về trách nhiệm của những tổ trước sẽ được ghi nhận lại để báo cáo cho QA
Trang 323.4.2 Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là công đoạn cuối cùng trên dây chuyền sản xuất trước khi đưa sản phẩm vào kho thành phẩm Tại vị trí này có 1 công nhân kiểm tra về cấu hình máy bên trong là QC1 và 1 công nhân kiểm tra bên ngoài (thùng carton, phiếu bảo hành, nhãn cấu hình, phụ kiện) là QC2
Nội dung chi tiết của kiểm tra chất lượng thành phẩm gồm các mục:
- Phương pháp kiểm tra: kiểm tra mẫu ngẫu nhiên và áp dụng duy nhất một cách
lấy mẫu cho tất cả các trường hợp với cỡ lô khác nhau
- Thiết bị: nhân viên tổ KCS nhận phiếu yêu cầu triển khai từ bộ phận triển khai sản xuất và chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cần thiết như vòng khử tĩnh điện, tua vít tháo lắp máy, biên bản kiểm tra KCS, các phần mềm kiểm tra…
- Về cỡ mẫu: cỡ mẫu bằng 10% số lượng sản phẩm trong lô
- Về phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy ngẫu nhiên rời rạc sao cho phân phối đều khắp lô hàng Tuy nhiên, chưa có quy định bằng văn bản cụ thể rõ ràng, QA nhà máy có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra nhân viên KCS cách lấy mẫu
- Loại đo đạc: việc kiểm tra là loại đo đạc định tính, xác định xem sản phẩm có phù hợp hay không và mức độ nghiêm trọng của sản phẩm không phù hợp
- Tiêu chuẩn về sự phù hợp của mỗi sản phẩm: sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng
là các sản phẩm đạt các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn hình thức (tham khảo phụ lục)
- Tiêu chuẩn về sự phù hợp của lô:
Nhân viên QC tiến hành lấy mẫu lần thứ nhất kiểm tra Nếu lấy mẫu lần thứ nhất và kiểm tra hoàn toàn không lỗi thì chấp nhận đơn hàng và cho xuất
xưởng
Nếu lấy mẫu lần thứ nhất phát hiện sản phẩm không phù hợp hơn mức cho phép
là 40% thì nhân viên QC trả lại nguyên lô cho sản xuất xử lý Nếu lấy mẫu lần thứ nhất phát hiện sản phẩm không phù hợp < 40%, thì nhân viên QC yêu cầu
bộ phận sản xuất kiểm tra, sửa chữa lại sản phẩm đó Sau đó, nhân viên QC căn
cứ vào bảng mã lỗi để tiếp tục lấy mẫu lần thứ hai Những trường hợp bị lỗi Function (F) thì lấy mẫu lần 2, những trường hợp lỗi NonFunction(N) thì không
lấy mẫu 2
Trang 33Hình 3.6: Quy trình kiểm tra chất lượng thành phẩm
Trang 34 Nếu lấy mẫu lần thứ hai tiếp tục phát hiện sản phẩm không phù hợp thì bác bỏ
cả lô hàng, chuyển lại cho sản xuất xử lý Nếu lấy mẫu lần thứ hai không lỗi và kiểm tra lại những sản phẩm đã sửa chữa cũng không lỗi thì chấp nhận lô hàng
và cho phép xuất xưởng Nếu kiểm tra sản phẩm sửa chữa lại không phù hợp thì bác bỏ cả lô hàng, chuyển lại cho sản xuất xử lý
3.5 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY FPT ELEAD
Như đã giới thiệu ở phần 3.4, việc kiểm tra chất lượng gồm hai thành phần chính là kiểm tra bán thành phẩm, kiểm tra thành phẩm
Việc kiểm tra bán thành phẩm được thực hiện ở các công đoạn như chuẩn bị sản xuất, lắp ráp, kiểm tra tổng quát 1, sửa chữa, test 1, burn-in, test 2 Kiểm tra thành phẩm được thực hiện ở khâu kiểm tra KCS theo yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra tổng quát 2, đóng gói
Phần lớn các lỗi xảy ra trong quy trình lắp ráp chủ yếu ở dạng linh kiện và tay nghề công
nhân và kiểm định của nhân viên QC ghi nhận lại sản phẩm có đạt hay không Nhóm
phân tích các lỗi trên qua số liệu thống kê sau:
Theo ý kiến của quản đốc phân xưởng lắp ráp máy tính thì việc lắp ráp được thực hiện theo các đơn hàng có khối lượng lớn từ tháng 5 tới tháng 11 nên nhóm ghi nhận và phân tích số lượng trong các tháng này, các tháng còn lại thì sản phẩm lắp ráp tương đối ít nên nhóm không đề cập
Hình 3.7: Biểu đồ số lượng sản xuất năm 2010 & 2011
Nguồn: BP Sản Xuất – NM FPT ELEAD 2012
Trang 35Hình 3.8: Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2010
Nguồn: BP Sản Xuất – NM FPT ELEAD 2012
Kế hoạch sản xuất tăng giảm do phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng, việc này dẫn đến tỷ lệ lỗi linh kiện nhập chuẩn bị sản xuất không được kiểm soát và gây trở ngại cho công nhân lắp ráp Nhóm đã ghi nhận lại tỷ lệ lỗi linh kiện hư và không phù hợp so với chỉ tiêu như sau:
Hình 3.9: Biểu đồ lỗi linh kiện năm 2011
Nguồn: BP Sản Xuất – NM FPT ELEAD 2012
Phân tích biểu đồ xương cá lỗi thiết bị, nhóm đánh giá được tác động của lỗi này nhờ phỏng vấn một số nhân viên trực tiếp lắp ráp:
Trang 36Hình 3.10 : Biểu đồ xương cá lỗi thiết bị
Tỷ lệ lỗi linh kiện thay đổi theo từng tháng vào năm 2010 và 2011 là do sản lượng lắp máy theo yêu cầu kỹ thuật từng tháng khác nhau ứng với từng khách hàng khác nhau Qua đó, ta có thể thấy nhà máy chưa có công cụ quản lý linh kiện hiệu quả và cách chọn nhà cung cấp linh kiện chưa đạt chất lượng Nhóm thống kê lại các linh kiện thường bị lỗi và cho ra được biểu đồ Pareto lỗi linh kiện 6 tháng cuối năm 2011 như sau:
Hình 3.11: Biểu đồ Pareto lỗi linh kiện 6 tháng cuối năm 2011
Nguồn: Phòng QA – NM FPT ELEAD 2012
Trang 37
Đối với sản phẩm máy tính PC hiệu Elead thì máy thường bị phàn nàn về các lỗi như RAM (bộ nhớ ngoài của máy tính), mắt đọc đầu DVD hay CD, lỗi quạt thổi làm mát CPU (bộ xử lý trung tâm của máy tính)…Trong đó, thanh nhớ RAM thường bị lỗi không báo đúng dung lượng, không ổn định theo thời gian vận hành của máy, đầu đọc đĩa DVD hay CD thường kén dĩa, quạt làm nguội thường bị đứt nguồn khi máy hoạt động quá công suất Ngoài ra, còn có các lỗi khác như lỗi dây cáp, nguồn AC không
ổn định…
Bên cạnh lỗi linh kiện được nhóm đề cập ở trên, lỗi tay nghề cũng là một lý do ảnh hưởng đến sản lượng xuất xưởng của nhà máy Tình hình nhân sự công ty không có công nhân kỹ thuật chuyên ngành lắp ráp máy tính cũng như không am hiểu về ngành nghề công nghệ thông tin đã gây trở ngại cho việc lắp ráp máy tính cũng như khó khăn cho nhân viên QC kiểm soát Tỷ lệ lỗi tay nghề tăng theo sản lượng lắp ráp và tỷ lệ đa dạng mẫu máy, cấu hình theo từng khách hàng khác nhau Theo thống kê, các tháng đầu năm 2010, tỷ lệ lỗi do tay nghề công nhân thấp là do đơn đặt hàng vào các tháng này thấp, mẫu mã cấu hình chưa nhiều nhưng ngược lại vào tháng 9 năm 2010 là tháng
có tỷ lệ vượt hơn định mức và cao nhất vì đây là tháng của mùa đặt hàng cao điểm của khách hàng, công nhân có tay nghề cũng như chưa được đào tạo huấn luyện chuyên môn đáp ứng với nhu cầu khách hàng
Hình 3.12: Biểu đồ lỗi tay nghề năm 20010
Nguồn: Phòng QA – NM FPT ELEAD 20012
Trang 38Sau khi dùng phương pháp não công phỏng vấn trực tiếp các nhân viên lắp ráp, nhóm ghi nhận lại nguyên nhân của lỗi tay nghề như sau:
Hình 3.13: Biểu đồ xương cá lỗi tay nghề
Các lỗi thường gặp về tay nghề của công nhân chiếm đa số là lỗi gắn mainboard không đúng yêu cầu kỹ thuật, tiếp theo là lỗi ốc main khác loại, thiếu phụ kiện Lỗi gắn mainboard sai là do công nhân không đọc kỹ sơ đồ lắp ráp, các ký hiệu bản vẽ chưa được giải thích kỹ cho công nhân khi thao tác Lỗi ốc main khác loại là do bộ phận kế hoạch sản xuất không điều độ đúng đơn hàng, quy trình lắp ráp không được trực quan cũng như tính kỷ luật khi kiểm tra trong công đoạn sản xuất Lỗi thiếu phụ kiện là do công nhân không kiểm tra kỹ công đoạn mình làm, bỏ sót công đoạn trước và không tuân thủ theo quy định làm đúng ngay từ đầu theo chủ trương của ban giám đốc nhà máy Qua số liệu ghi nhận lại của bộ phận QA, thống kê lại số lượng từng loại lỗi và cho ra được biểu đồ Pareto lỗi tay nghề 6 tháng cuối năm 2010 như sau: